Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

Tổng thư ký LHQ: HÀNG TRIỆU NGƯỜI SẼ CHẾT, NẾU

Tổng thư ký LHQ: HÀNG TRIỆU NGƯỜI SẼ CHẾT, NẾU ....

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: AFP
 
Tổng thư ký LHQ: Nếu để COVID-19 lây lan giống 'cháy rừng', hàng triệu người sẽ chết 
 
Tuổi trẻ
20/03/2020 06:01 GMT+7 

TTO - Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cảnh báo hàng triệu người có thể thiệt mạng do virus corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) nếu con virus này được phép lây lan không kiểm soát.

"Thế giới chúng ta hiện đối mặt với một kẻ thù chung. Chúng ta đang có chiến tranh với một con virus" - Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres phát biểu rạng sáng 20-3 (giờ VN).

Ông cảnh báo: "Nếu chúng ta để con virus này lây lan giống cháy rừng, đặc biệt ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, nó sẽ giết hàng triệu người".

Do đó, Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh cần phải có phản ứng phối hợp trên toàn cầu để kiềm chế "thảm họa y tế" này. "Sự đoàn kết toàn cầu không chỉ là một điều cần có về mặt đạo đức, mà còn nằm trong lợi ích của mọi người" - ông giải thích.

Đến nay, COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 9.000 người và có khoảng 219.000 ca nhiễm trên thế giới, theo Hãng tin Reuters.

Ông Guterres kêu gọi: "Chúng ta cần chuyển ngay từ một tình huống nơi mỗi quốc gia thực hiện các chiến lược y tế của riêng mình sang một tình huống - nơi có sự minh bạch đầy đủ - có phản ứng phối hợp toàn cầu, gồm việc giúp các nước vốn chưa đủ sẵn sàng để giải quyết cuộc khủng hoảng".

Tổng thư ký LHQ thúc giục chính phủ các nước cho đi "sự ủng hộ mạnh mẽ nhất với nỗ lực đa phương để chống COVID-19, với sự dẫn dắt của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)".

Xét về nền kinh tế toàn cầu, ông Guterres nói rằng cần tập trung hỗ trợ những thành phần dễ bị ảnh hưởng nhất, gồm các lao động có thu nhập thấp cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ. "Điều đó đồng nghĩa cần có sự hỗ trợ về tiền lương, bảo hiểm và ngăn chặn phá sản cũng như ngăn mất việc" - ông nói.

Tổng thư ký LHQ còn cảnh báo một cuộc suy thoái toàn cầu là "điều gần chắc chắn" và đánh giá phản ứng của riêng mỗi nước hiện nay với đại dịch COVID-19 "sẽ không (đủ) giải quyết được quy mô toàn cầu và sự phức tạp của cuộc khủng hoảng này".
 
BÌNH AN 

2 nhận xét :

  1. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cuối cùng đã tuyên bố dịch viêm phổi Vũ Hán là đại dịch. Tại sao WHO phải mất quá nhiều thời gian mới nhận ra điều mà nhiều quan chức y tế và chính phủ các nước đã sớm nhận ra. Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phải chịu trách nhiệm về đại dịch chết người này. Ông Tedros rõ ràng đã nhắm mắt làm ngơ trước những gì đã xảy ra ở Vũ Hán và các thành phố khác của Trung Quốc và, sau cuộc gặp với Tập Cận Bình vào tháng 1/2020, đã giúp Trung Quốc giảm bớt mức độ nghiêm trọng, mức độ lây lan và phạm vi của dịch viêm phổi Vũ Hán, trong con mắt nhìn của thế giới.
    Khi Tổng thống Trump ban hành lệnh từ chối nhập cảnh cho người nước ngoài đến từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn virus Corona lây lan vào ngày 31/1, Tedros nói rằng các lệnh cấm và hạn chế du lịch rộng rãi là không cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh và có thể có tác dụng làm tăng sự sợ hãi và kỳ thị, với rất ít lợi ích sức khỏe cộng đồng. Ông ta cảnh báo rằng việc can thiệp vào giao thông vận tải và thương mại có thể gây tổn hại cho các nỗ lực giải quyết khủng hoảng và khuyên các nước khác không nên đi theo sự dẫn dắt của Mỹ.
    Đáng lẽ cần phải tập trung vào các nỗ lực chống đại dịch toàn cầu, thì Tedros lại đã chính trị hóa cuộc khủng hoảng và giúp Tập Cận Bình trốn tránh trách nhiệm đối với một loạt các hành động sai trái trong việc giải quyết ổ dịch. Tedros đã sử dụng nền tảng của WHO để bảo vệ Chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Trung Quốc đã thông tin sai lệch và đánh lừa thế giới, và Tedros đã tham gia nỗ lực này bằng cách công khai ca ngợi sự minh bạch của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của căn bệnh này.
    Có nhiều mối liên hệ giữa Trung Quốc với quê hương của Tedros, Ethiopia, bây giờ được gọi là “Trung Quốc nhỏ” của Đông Phi vì nó đã trở thành đầu cầu của Trung Quốc để gây ảnh hưởng tới châu Phi và là chìa khóa cho sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc ở đây.
    Trả lời
  2. Qua trận dịch COVID Vũ Hán này mới thấy những tổ chức như WHO là vô dụng, mặc dù nó tiêu tốn rất nhiều ngân quỹ của thế giới nhưng chẳng giúp được gì cho nhân dân thế giới mà còn làm hại nữa:
    WHO bị chỉ trích vì 'cả tin' Trung Quốc
    WHO bị chế nhạo trên Twitter vì từng chia sẻ một nghiên cứu của Trung Quốc rằng nCoV không thể lây từ người sang người.
    Covid-19 bùng phát từ tháng 12/2019 tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Tới giữa tháng 1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đăng trên Twitter một nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc, trong đó khẳng định rằng nCoV không thể truyền từ người sang người.
    "Các cuộc điều tra sơ bộ của giới chức Trung Quốc không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự việc lây truyền từ người sang người của nCoV", WHO hôm 14/1 đăng trên tài khoản Twitter chính thức.
    xem: https://vnexpress.net/the-gioi/who-bi-chi-trich-vi-ca-tin-trung-quoc-4072156.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.