Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Người tị nạn Đông Nam Á đã giúp hình thành hệ thống tái định cư của Mỹ như thế nào

Người tị nạn Đông Nam Á đã giúp hình thành hệ thống tái định cư của Mỹ như thế nào

Tác giả: Agnes Constante
Dịch giả: Trúc Lam
20-4-2020
Người tị nạn Campuchia tại một trong trại ở vùng biên giới được thành lập năm 1979 tại biên giới Thái Lan – Campuchia. Nguồn: Berta Romero-Fonte
Năm 2020, kỷ niệm 45 năm người tị nạn Đông Nam Á đến Hoa Kỳ, hiện vẫn là nhóm lớn nhất được tái định cư kể từ đó.
Hai ngày trước khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, ông Lê Xuân Khoa lên máy bay cùng gia đình để bắt đầu cuộc sống mới ở Hoa Kỳ.
Ông đã có một cuộc sống thoải mái ở miền Nam Việt Nam. Ông là Phó Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn và từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục của đất nước. Nhưng khi Bắc Việt đến gần hơn để tuyên bố chiến thắng, ông biết mình phải ra đi.
Với chức vụ cao cấp của mình, ông chắc chắn rằng nếu ở lại, ông sẽ bị gửi đến một trại cải tạo, nơi ông sẽ phải làm việc nhiều giờ lao động mệt mỏi, chăm sóc sức khỏe kém và không đủ thức ăn. Nhiều người đã chết trong các trại này, gồm một số đồng nghiệp cũ của ông, ông nói.
Ông Khoa 47 tuổi khi đặt chân đến Washington, D.C., nơi ông định cư cùng vợ và bốn người con.
Ông tìm được công việc đầu tiên ở Mỹ, là nhân viên thu ngân tại tiệm 7-Eleven, khác xa với các chức vụ của ông trước đây ở Việt Nam.
Trước khi đến Mỹ, tôi đã từng nói với các con tôi: Đừng ngạc nhiên nếu bố phải bắt đầu với những công việc thấp kém ở phương Tây vì chúng ta cần điều chỉnh cuộc sống mới ở Mỹ và chúng ta phải bắt đầu rất thấp để có thể vươn lên sau đó’,” ông nói với đài NBC, chương trình người Mỹ gốc Á.
Ông Khoa là một trong 123.000 người tị nạn Việt Nam đến Mỹ sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975. Năm đánh dấu sự khởi đầu của cuộc di cư hàng loạt của người tị nạn Đông Nam Á sau khi kết thúc các trận xung đột mà Hoa Kỳ đã tham gia vào Việt Nam, Lào và Campuchia.
Cộng đồng tị nạn người Mỹ gốc Đông Nam Á năm nay thực hiện lễ kỷ niệm 45 năm của mình ở Mỹ, nơi họ vẫn là nhóm lớn nhất mà đất nước đã tái định cư kể từ đó.
Những người tị nạn không được chào đón
Khi những người Đông Nam Á bắt đầu đến Mỹ, họ đã gặp phải sự thù địch và phân biệt chủng tộc.
Sam Vong, người phụ trách Lịch sử Mỹ  – châu Á – Thái Bình Dương tại Viện Smithsonian và là cựu trợ lý giáo sư về lịch sử người Mỹ gốc Á, tại trường Đại học Texas, Austin, nói: “Quan điểm chung của người Mỹ là họ không muốn người tị nạn Việt Nam vào Mỹ vì cuộc chiến rất dài và không phổ biến này”.
Theo Trung tâm Tác vụ Đông Nam Á (SEARAC), một nhóm dân quyền, những người tị nạn được xem là những người di cư tự nguyện, và được kỳ vọng sẽ nhanh chóng tự chủ về kinh tế và độc lập. Nhiều người đã được tái định cư trong các khu dân cư nghèo khó và bị bao vây bởi bạo lực, băng đảng, căng thẳng chủng tộc và các trường học nghèo.
Kinh nghiệm này phổ biến đối với nhiều người tị nạn, nhưng đó không phải là trường hợp của tất cả mọi người, ông Vong nói.
Ông Khoa mô tả việc điều chỉnh cuộc sống mới của mình mà không hề than phiền gì. Ông và gia đình ông đã được một nhà tài trợ cho họ một nơi để sống trong một năm, và thời gian ông làm ở tiệm 7-Eleven chỉ kéo dài trong vài tháng.
Cuối cùng, ông bắt đầu làm việc tại SEARAC vào năm 1979 – được gọi là Trung tâm Tác vụ Tị nạn Đông Dương vào thời điểm đó – với tư cách là một nhà tư vấn trước khi trở thành giám đốc Đông Nam Á đầu tiên.
Tổ chức này, được thành lập bởi các chuyên gia Mỹ, nhằm giúp chính phủ Hoa Kỳ thiết kế các chương trình và chính sách tị nạn vì kinh nghiệm của họ bị hạn chế trong việc tái định cư người Đông Nam Á, theo SEARAC.
Tạo một chương trình tái định cư thống nhất cho người tị nạn 
Khi những người tị nạn Đông Nam Á bắt đầu đến Mỹ vào năm 1975, quá trình tái định cư của Mỹ được Bộ Ngoại giao và các tổ chức tình nguyện tiến hành.
Và không có sự hiểu biết về các vấn đề và nhu cầu của họ, nhiều người bị coi là gánh nặng cho xã hội Mỹ, ông Khoa nói.
Vì vậy, ông tập trung vào việc chuyển câu chuyện về người Đông Nam Á từ sự thù địch sang hỗ trợ, bằng cách xác định lại cộng đồng là những người tị nạn chính trị thay vì di cư kinh tế. Ông đã làm việc với Quốc hội và giới truyền thông để giáo dục công chúng về lý do tại sao họ trốn khỏi đất nước mình và tại sao Hoa Kỳ nên tiếp nhận họ, theo SEARAC.
Eric Tang, tác giả cuốn sách: “Bất ổn: Người tị nạn Campuchia ở khu ổ chuột của TP New York“, lưu ý rằng, những người tị nạn bị chấn thương do chiến tranh và từ kinh nghiệm sống trong các trại tị nạn.
Người tị nạn Campuchia phần lớn là những người bắt đầu đến Mỹ vào đầu thập niên 1980, đã thoát khỏi một vụ diệt chủng, giết chết khoảng 2 triệu nạn nhân, Vong nói. Ông nói thêm rằng, nhiều người tị nạn Campuchia và Lào cũng đã phải thay đổi chỗ ở nhiều lần trên đất nước họ.
Vong nói: “Bạn không thể mong đợi rằng những người tị nạn chỉ cần đón nhận cuộc sống của họ và bắt đầu xây dựng lại cộng đồng của họ ngay sau ba tháng. Cần chút thời gian để tìm một công việc, để được điều chỉnh theo môi trường mới, để di chuyển các thành viên trong gia đình. Và điều đó đòi hỏi cả hỗ trợ xã hội, hỗ trợ tài chính và bất kỳ loại tài nguyên cộng đồng nào khác để giúp mọi người lấy lại tinh thần”.
Một thời điểm lịch sử đã đến vào năm 1980 với việc thông qua Đạo luật về Người tị nạn, một dự luật lưỡng đảng mà ông Khoa đã giúp bản dự thảo chính thức hóa các thủ tục tái định cư của đất nước. Nó đã thiết lập một mục tiêu giúp người tị nạn đạt được sự tự túc về kinh tế trong vòng ba năm, ông Vong nói. Đạo luật này cũng tăng trần cho việc nhận người tị nạn hàng năm từ 17.400 người trong năm 1980, đến 50.000 người trong năm 1982.
Hồi tháng Ba, SEARAC đã kỷ niệm 40 năm Đạo luật về Người tị nạn và được ghi công vào việc tái định cư của hơn 1,1 triệu người Mỹ gốc Đông Nam Á tại Hoa Kỳ.
Di sản của Lê Xuân Khoa
Bà Quyên Đinh, giám đốc điều hành của SEARAC và là con gái của một người tị nạn Việt Nam đến Mỹ năm 1980, đã ghi nhận công lao ông Khoa với nước Mỹ, bà và hơn 1 triệu người tị nạn Đông Nam Á khác đã trải qua, nơi những người tị nạn thấy gia đình của họ phát triển bằng cách có con cái và bảo trợ cho các thành viên khác trong gia đình, thông qua đoàn tụ gia đình.
Chính sự lãnh đạo của ông đã dẫn đến việc thành lập Văn phòng Tái định cư Người tị nạn, hợp thức hóa việc tái định cư của không chỉ người Đông Nam Á, mà là tất cả những người tị nạn kể từ thập niên 1980”, bà viết trong một email. Ông Khoa đã nghỉ hưu với tư cách là Chủ tịch của SEARAC vào năm 1996, nhưng vẫn là cố vấn cho tổ chức này.
Hàng thập niên sau đó, di sản của ông vẫn sống trong sứ mệnh của tổ chức chúng tôixây dựng và huy động điều này, và công việctiếp theo là các thế hệ lên tiếng ủng hộ để những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự bất bình đẳng trong cộng đồng của chúng talà những người kêu gọi thay đổi”, bà Đinh nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.