Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Cung điện hoan lạc xa hoa của Mao Trạch Đông tại Thượng Hải

Cung điện hoan lạc xa hoa của Mao Trạch Đông tại Thượng Hải

Mao Trạch Đông (Ảnh: Internet)
Mao Trạch Đông (Ảnh: Internet)


Có thể xếp ông Mao Trạch Đông trong danh sách những kẻ tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại. Trong hai mươi tám năm ông ta thống trị Trung Quốc đã có tám mươi triệu người mất mạng oan vì hệ thống chính trị do Mao dựng lên, sức sống của đất nước rơi vào thảm cảnh hoàn toàn kiệt quệ. 
Trong lịch sử Trung Quốc ghi dấu ấn nhiều bạo quân, tiêu biểu là Ân Trụ Vương (1105 – 1046 TrCN), nhưng người này cũng không thể so sánh được với ông Mao Trạch Đông. Điều kinh khủng là độ tàn bạo của Mao không thể hiện ra ngoài, trong khi đa số bạo quân dùng dao giết người thì Mao chỉ cần dùng miệng. Khi nói Mao thường cười tủm, phong thái ung dung và giọng điệu êm ái nhưng toàn ngôn từ chính trị vô cùng độc địa, bất cứ ai cũng có thể bị chụp mũ biến thành phần tử đối lập hoặc phạm phải tội lỗi tày trời, bất ngờ bị biến thành đối tượng toàn dân phải giết.
Nhiều người dù chết vẫn tiếp tục còn là kẻ thù của nhân dân, nếu chết không hết tội thì còn bị roi vọt thi thể, liên lụy đến cả dòng họ. Mao chỉ thích làm cho nhân dân tàn sát lẫn nhau để mình ung dung ngồi thưởng thức màn kịch giết người. Có thể nói, vô số sinh mạng bị vùi dập trong những màn kịch dã man do Mao dựng lên.
Độ dã man của Mao không biết phải dùng từ gì để diễn tả được, những thảm cảnh mà Mao gây ra cho người dân vô tội không thể kể xiết, thế nhưng Mao lại được cỗ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xem là “Mặt Trời phương Đông”, “vị cứu tinh của nhân dân”... Nhiều người ngây thơ đã xem Mao như thần thánh, tung hô “vạn tuế”. Loại tuyên truyền lừa dối này đã làm ảnh hưởng đến bao nhiêu thế hệ, đầu độc cho đến tận ngày nay. Cho dù sau này vị trí thần thánh của Mao không còn, nhưng ĐCSTQ vẫn luôn xem Mao như vị tổ sư của mình và tìm mọi cách che giấu những tội lỗi tày trời của ông ta.
Nhưng có một người từng âm thầm ở bên cạnh làm bạn với Mao suốt 22 năm cho đến tận khi Mao đi xuống nấm mồ đã kể lại toàn bộ sự thật về Mao. Người đó chính là ông Lý Chí Tuy (李志绥) với cuốn «Hồi ức bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông» được viết sau khi ông thoát khỏi cái lồng xã hội u tối dưới sự cai trị của ĐCSTQ.
Cuốn sách này là một bằng chứng quan trọng của lịch sử, bác sĩ Lý Chí Tuy đã ghi lại tất cả những gì ông trông thấy, vẽ thành bức tranh sinh động về Mao Trạch Đông trưng bày trước thế nhân. Chiếc mặt nạ của Mao đã bị lột ra, vầng hào quang giả tạo chiếu quanh Mao đã tắt lịm, hình tượng của Mao hiện nguyên hình là một bạo chúa lưu manh cực độ. Trong cái cung sâu thăm thẳm và bị bao phủ quầng sáng làm chói mắt, mọi người khó mà hình dung được cuộc sống thực sự của ông ta.
Cho dù hình ảnh về Mao như bạo quân một thời đại đã đóng đinh trên cây cột ô nhục của dòng lịch sử, nhưng với những ai chưa tìm hiểu về đời sống sinh động thực sự của Mao thì tất cả vẫn chỉ hiện ra như một khái niệm mơ hồ. Bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông là ông Lý Chí Tuy đã lấp vào khoảng trống này. Có lẽ trời xanh đã an bài cho ông Lý Chí Tuy hoàn thành sứ mệnh lịch sử để xóa tan sự hoang tưởng của nhiều người do bị ĐCSTQ tuyên truyền dối trá.
Nghe nói nhiều quan chức cao cấp của ĐCSTQ sau khi đọc cuốn sách này đã lảo đảo đấm ngực dậm chân như có tang cha mẹ chết, như mộ tổ bị người ta đào lên. Họ hiểu cuốn sách cũng chính là bản án kết liễu hình ảnh của ĐCSTQ, vì thế họ hận ông Lý Chí Tuy thấu xương, chửi ông là tên phản bội. Họ tập hợp những người làm việc thân cận với Mao để cùng viết phản bác lại, tố cáo ông Lý Chí Tuy bịa đặt vu khống, sau đó còn tụ tập đám văn nô chuyên viết ca công lập đức cho Mao Trạch Đông ra trận, tô vẽ thêm những tác phẩm ngợi ca để tẩy trắng cho Mao, tiêu biểu như «Hồng tường nội ngoại», «Mao Trạch Đông trong cuộc sống»…
Kỳ thực mọi việc làm của họ đều trở nên tầm thường vô ích. Chính vì thế cuối cùng ĐCSTQ đã phải dùng thủ đoạn lưu manh là cử đặc vụ ám sát ông Lý Chí Tuy để nhằm diệt khẩu. Qua vô số hành vi quá khích của họ đã minh chứng ĐCSTQ hận và sợ hãi ông Lý Chí Tuy đến nhường nào. Tác phẩm của ông Lý Chí Tuy là đòn hiểm đánh trúng vào chỗ đau của ĐCSTQ. 
Trong sách, ông Lý Chí Tuy cũng nhắc đến một số địa điểm hưởng lạc của ông Mao Trạch Đông, như Lưu Trang ở Tây Hồ, Trích Thủy Động ở Thiệu Sơn, nhà khách Đông Hồ ở Vũ Hán, nhà khách Tây Giao ở Thượng Hải… Theo sách thì Mao Trạch Đông có mười lăm điểm hành lạc. Ở đây chỉ giới thiệu qua về nhà khách Tây Giao ở Thượng Hải.

Nhà khách Tây Giao ở Thượng Hải

Nhà khách Tây Giao nằm trong khu rừng cây kín đáo phía tây Thượng Hải, được xây dựng khoảng cuối thập niên 50, đầu 60. Diện tích khu rừng rậm này khá lớn, có đến hàng chục ngàn mẫu, là khu vực hiếm có ở vùng bình nguyên Giang Nam, được mệnh danh là lá phổi của Thượng Hải vì giúp điều hòa khí hậu và làm sạch không khí cho Thượng Hải. Trước đây mỗi lần Mao đến Thượng Hải đều trú tại nhà khách Cáp Đồng (哈同). Vì nơi này ở khu vực ồn ào, hơn nữa đội ngũ nhân viên lại phức tạp nên Mao thấy bất tiện, những thông tin Mao tiếp đãi bạn gái dễ dàng bị truyền ra ngoài làm Mao cảm thấy không vui. Thế rồi đến một lần Mao quyết định ở lại trên xe riêng chứ không chịu xuống làm cho vị Bí thư Thượng Hải là ông Kha Khánh Thi (Ke Qingshi – 柯庆施) cảm thấy bất an.
Kha vốn là tâm phúc của Mao, là người rất có vị thế trong Đảng. Ông Kha quyết định xây dựng riêng cho Mao một hành cung riêng. Kha nói: “Mao Chủ tịch là vị thủ lĩnh vĩ đại của chúng ta. Ông hay đến Thượng Hải thị sát công việc là thể hiện sự quan tâm với chúng ta, trân trọng chúng ta, cũng là niềm kiêu hãnh của toàn dân Thượng Hải. Thế nhưng chúng ta lại chưa có chỗ nghỉ ngơi hợp lý cho ông. Sự tắc trách này là lỗi của chúng ta, có lỗi với ông là chúng ta có lỗi với nhân dân cả nước, vì thế chúng ta phải mau giải quyết vấn đề này.
Đề nghị của Kha lập tức được Mao đồng ý và được Trung ương phê chuẩn, vậy là hành cung xây dựng cho Mao trở thành công trình trọng điểm của Thượng Hải, vì là nhiệm vụ chính trị tối mật nên cũng nhanh chóng hoàn thành sau quá trình ngày đêm thi công. Khi đó Trung Quốc đang ở thời kỳ nạn đói bao vây khắp nơi, cuộc sống nhân dân vô cùng thê thảm…
Hành cung của Mao ở bên ngoài không thể nhìn thấy được, vì toàn nhà trệt và ẩn trong khu rừng cây dày đặc. Toàn khu nhà được bố trí khoa học, không gian khoáng đãng, phong thái trang trọng, vật liệu chủ yếu do Hồng Kông cung cấp. Toàn bộ tường của khu nhà là tường cách âm; cửa kính dùng kính chống đạn; chỉ có bên trong nhìn ra được bên ngoài.
Trong nhà có hồ bơi, phòng mát xa và chiếu phim riêng cho Mao Trạch Đông. Khu ngoài là thảm cỏ lớn và hồ nước, vì Mao không thích lâm viên kiểu Trung Quốc nên ngoại cảnh trang trí theo kiểu cách Tây phương, phối toàn cảnh là sự kết hợp kiểu cách cả Đông lẫn Tây. Hành cung được bảo vệ nghiêm mật, là khu vực cấm, người ngoài không được đi vào. Vòng canh gác ngoài cùng nằm ở ngoài khu rừng cây, các giao lộ trong khu vực đều có trạm gác có kéo dây thép gai, cứ cách một đoạn đường là có một trạm gác; những trạm gác phía trong rừng cây có hàng rào điện; hành cung của Mao ở trung tâm, xung quanh được canh phòng nghiêm mật.
Thông vào trong hành cung chỉ có con đường độc nhất và được làm quanh co xuyên dần vào trong, giữa đường có nhiều trạm kiểm soát. Tính tổng số cảnh vệ của toàn khu vực có khoảng từ sáu đến bảy trăm người. Sau khi hành cung xây dựng xong không lâu thì Mao Trạch Đông đến Thượng Hải, vào khoảng năm 1961. Bí thư Kha Khánh Thi thận trọng hầu Mao đi tham quan khu hành cung, hy vọng được Mao khen tặng. Nhưng không ngờ Mao chỉ lạnh lùng nói: “Trồng cỏ thế này để làm gì?….”
Câu nói của Mao làm Kha vô cùng căng thẳng. Ông ta lập tức cho gọi chuyên gia phụ trách quy hoạch khu lâm viên để bàn bạc tìm cách làm yên lòng Mao. Ban đầu họ tính trồng cây lương thực, nhưng nghĩ lại thấy mất nhiều thời gian, vì phải gieo hạt, hiệu quả quá chậm, thế rồi họ quyết định trồng rau thay chỗ cho bãi cỏ. Tuy nhiên để không làm phiền đến Mao, mọi người không được làm ban ngày mà phải làm ban đêm. Điều lệ quy định không được ai làm ồn ào để ảnh hưởng đến giấc ngủ của Mao, ai vi phạm sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.
Vậy là ban đêm ông Bí thư đích thân canh chừng công việc, mọi người thấy biểu hiện căng thẳng như vậy thì không ai dám chểnh mảng. Sau cả đêm bận rộn, cuối cùng cũng hoàn thành xong cái vườn rau thay cho bãi cỏ, ông Bí thư làm xong việc thì mệt mỏi rã rời. Khi Mặt Trời lên cao tới đỉnh đầu Mao mới tỉnh dậy. Vừa nhìn ra ngoài, Mao giật mình khi thấy thảm cỏ bị biến đâu mất, thay vào là một vườn rau. Mao chợt hiểu liền nhìn Kha tươi cười rồi gật đầu khen ngợi.
Câu chuyện này phản ánh sâu sắc sự hống hách bá đạo của Mao và tính tôn ti trong nội bộ ĐCSTQ. Kha là Ủy viên Bộ Chính trị, vừa là nguyên lão trong Đảng, cũng là chư hầu một phương, oai phong khắp một vùng trời, ấy vậy mà trước mặt Mao lại biến thành tên nô tài hèn mọn kính cẩn như thế!
Hành cung này là nơi Mao thường đến ở, Giang Thanh cũng từng đến ở. Nơi đây thậm chí ngay cả ông Chu Ân Lai cũng không được phép đến. Cứ cách vài năm thì Mao đến ở một lần, mỗi lần như vậy khoảng hai tháng, vậy mà phải mất hàng trăm người canh phòng quanh năm, có thể thấy kinh phí cho nó tốn kém lãng phí như thế nào. Sau khi Mao chết, nơi này dường như bị bỏ không, chỉ có ông Trần Vân và ông Lý Tiên Niệm từng đến ở vài ngày. Vào thập niên 80 thế kỷ XX, một lần ông Đặng Tiểu Bình đến Thượng Hải đã ghé thăm nhà khách Tây Giao. Sau khi biết tình hình, ông Đặng Tiểu Bình cảm thấy quá lãng phí, liền ra lệnh cho phép nơi này được đón khách quý bên ngoài, bấy giờ nhà khách này mới được sử dụng trở lại. Sau đó nhà khách được xây dựng mở rộng thêm, tiếng tăm ngày càng lan xa.

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

Chấn hưng đạo đức xã hội: Bắt đầu từ con người hay thể chế?

Chấn hưng đạo đức xã hội: Bắt đầu từ con người hay thể chế?

29/01/2017 - 07:13 AM
Cuộc tọa đàm Mùa Xuân do Tạp chí Người Đô Thị tổ chức năm nay có sự góp mặt của TS. Vũ Ngọc Hoàng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Ban tuyên giáo Trung ương; ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; nhà báo Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam; nguyên Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ; nhà giáo - TS. Bùi Trân Phượng - Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen; ông Lương Văn Lý - chuyên gia công pháp quốc tế, Công ty Luật Phước và các cộng sự; ông Võ Trí Hảo - tiến sĩ luật học, PGS. Khoa Luật Đại học Kinh tế TP.HCM; NSƯT Thành Hội - Giám đốc Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh.
Khách mời đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau nên quan điểm đa chiều, có khi đối nghịch nhưng về tổng thể, mọi người đều thừa nhận đạo đức xã hội lâm nguy.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan là khách mời đến sớm nhất dù ở xa nhất. Mượn lời một biên tập viên trên sóng truyền hình quốc gia, ông cho rằng tử tế không phải là câu chuyện của riêng ai. Quan chức bớt tham nhũng, xã hội có thêm nhiều trường học, bệnh viện. Doanh nhân bớt hàng gian hàng giả, cạnh tranh sòng phẳng để đôi bên cùng thắng. Nông dân không sản xuất nông sản bẩn, chôn đồng loại và chôn chính mình. Người lãnh đạo cao nhất Đồng Tháp chia sẻ mong muốn thúc đẩy hệ thống công chức dưới quyền hành xử tử tế, dù thừa nhận mục tiêu này không dễ thực hiện. Nguyên nhân “có lẽ bắt nguồn từ sai lầm nào đó, sai sót nào đó trong hệ thống”. Thêm nữa, đánh giá, xếp loại công chức chủ yếu dựa trên thang đo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, trong khi tử tế khó thể lượng hóa. Nhắc lại câu nói của nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, luật sư Martin Luther King rằng “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”, ông Hoan nhận xét sự tử tế đang đơn độc.
Khi tử tế cô đơn
Những hành vi tử tế ít có không gian sinh tồn là một thực tế. Thời mới về nước làm việc trong hệ thống công quyền, ông Lương Văn Lý (nguyên Phó giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM), từng chủ động khước từ danh hiệu Lao động tiên tiến trong một đợt bình bầu cuối năm do tự nhận thức chưa xứng đáng. Thay vì được khen trung thực, ông bị tổ chức phê bình làm ảnh hưởng đến danh hiệu thi đua của tập thể. Nghệ sĩ Thành Hội, Giám đốc Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh thuật lại tình huống một người đàn ông rớt bọc tiền trên đường. Có người nhào lại lấy chân chặn lên mớ tiền xổ tung tóe, can ngăn đám đông xúm vào hôi của. Kết cục, nạn nhân vẫn mất tiền, còn người nghĩa hiệp xém bị đập hội đồng. Bản thân ông Hội cũng từng gặp rắc rối vì hành vi tử tế. Chứng kiến một vụ tai nạn giao thông trong lần lái xe từ Sài Gòn ra Nha Trang, ông xốc nạn nhân lên xe, chạy thẳng đến bệnh viện. Ông cùng chiếc xe vung vãi máu me bị công an giữ lại thẩm vấn! Những mẩu chuyện thực tế cho thấy hai khía cạnh. Một là người tử tế trong xã hội vẫn còn. Và hai là môi trường không thuận lợi để hành vi tử tế bộc lộ.
Đụng đến luật pháp, TS. Võ Trí Hảo nhập cuộc với góc nhìn bao quát. Ngược về thời bao cấp, ông Hảo bình luận luật pháp lúc đó khá sơ sài; tuy nhiên, xã hội trật tự vì có những sợi dây như hội đoàn giằng
 
Lê Minh Hoan:“Người ta nói bao cấp kinh tế xóa được nhưng bao cấp trong tư duy chưa xóa được. Hãy để xã hội vận động và tự họ điều chỉnh, nếu xâm phạm đến lợi ích của cộng đồng và xã hội, đã có pháp luật” 
giữ thiết chế xã hội. Mở cửa, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là một loại dung môi khiến những sợi dây này bị hòa tan. Thiết chế cũ đổ vỡ, thiết chế mới chưa kịp hình thành là nguyên nhân chủ yếu khiến đạo đức xã hội đảo lộn. Theo ông Hảo, pháp luật Việt Nam không hỗ trợ tốt kinh tế thị trường, tác động tiêu cực đến không gian sinh tồn của sự tử tế. Cụ thể, pháp luật thời gian dài dè dặt thừa nhận nguồn luật gồm tập quán pháp và án lệ. Nguyên nhân từ đâu? Lịch sử để lại vai trò độc tôn của các văn bản quy phạm pháp luật trong suốt đêm trường trước Đổi mới. Lùi xa hơn nữa là cơn ác mộng cải cách ruộng đất. Cái gọi là “đấu tranh giai cấp” khuyến khích công chúng ác cảm với tập quán, kể cả tập quán tốt đẹp, chúng mặc nhiên bị xem như di sản của chế độ phong kiến và thuộc địa, cần phải dọn sạch. Năm 2014, Việt Nam bắt đầu thừa nhận án mẫu nhưng quá trình hình thành án lệ vẫn còn rất dài. Pháp luật Việt Nam cũng chưa hỗ trợ tốt cho niềm tin, mà biểu hiện rõ nhất là cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng trong tố tụng dân sự. Pháp luật tố tụng dân sự trong một thời gian rất dài từng yêu cầu hòa giải bắt buộc, dẫn đến bị bên gian manh lạm dụng tìm cách kéo dài thời gian tố tụng - vô hình trung khuyến khích rủi ro đạo đức (moral hazard). Biết chắc sẽ thua kiện vì chây ỳ trả nợ nhưng những người không tử tế sẵn sàng vi phạm hợp đồng bởi khả năng bị trừng phạt không tương xứng với lợi ích từ việc chiếm dụng trái phép tài sản của đối tác. Ngay khi thắng kiện, người ngay vẫn tiếp tục mệt mỏi vì quá trình thi hành án. Kết quả khảo sát của VCCI và Bộ Tư pháp phối hợp thực hiện cung cấp những con số thống kê dễ làm thui chột niềm tin vào công lý. Nếu giải quyết tranh chấp tại tòa Việt Nam thành công khoảng 60% thì phương án thuê xã hội đen có xác suất thành công lên đến 80%! Thời gian qua tòa tốn hai năm, còn xã hội đen chỉ cần ba tháng. Tỷ lệ thi hành án qua tòa ước tính đạt 50% vì bị tẩu tán tài sản, trong khi thuê xã hội đen lên đến 90%. Vai trò hệ thống tòa trong việc bảo vệ người ngay thiếu hiệu quả, không hỗ trợ cơ chế hợp đồng, khiến cho tình trạng chụp giựt có đất sống. Luật pháp đi sau cuộc sống. Ở nhiều nước, tòa được quyền giải thích văn bản quy phạm pháp luật; trường hợp luật chưa quy định, các thẩm phán bằng lương tri sẽ đưa ra những giải pháp công lý bù đắp. “Ở ta, trước 2016, nếu chưa có luật thành văn tương ứng, tòa hoặc xử thua, hoặc khước từ thụ lý” - ông Hảo ví dụ về sự thiếu hụt công lý.
Những tiếng kêu thảng thốt
Là một chuyên gia luật, ông Hảo còn là giảng viên đại học. Khép lại “góc nhìn rất nhỏ về vai trò bảo vệ sự tử tế của luật pháp và tòa án”, ông Hảo chuyển sang giáo dục với hai trục trặc là mục tiêu giáo dục và triết lý giáo dục: “Một thời gian rất dài người ta nhấn mạnh thống trị giai cấp trên ba phương diện chính trị, kinh tế và tư tưởng”. Không loại trừ tình trạng tử tế trở thành ưu tiên thứ hai ở các cơ sở giáo dục
 
 Võ Trí Hảo: “Thể chế gồm hai vòng tròn: thể chế phi chính thức (gia đình, tộc họ, hội quán, tôn giáo...) và chính thức là nhà nước và pháp luật. Hai vòng tròn này tương tác, kết hợp, chuyển hóa qua lại, quyết định một xã hội trật tự hay không”
từ cấp mầm non đến bậc đại học. Nhìn ra thế giới, trường đại học được thiết kế theo chiều kim đồng hồ. Nhận tín hiệu từ thị trường lao động, phụ huynh gõ cửa trường đại học đặt hàng. Nếu chưa có chương trình đào tạo, nhà trường linh hoạt như nhà hàng, thiết kế ngay “thực đơn” mới. Lúc này mới cần đến vai trò giám sát của Nhà nước, kiểm tra “thực đơn” có vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật hay không. Ta thì sao? Nhận chỉ thị giáo dục Việt Nam cần đào tạo 20 ngàn tiến sĩ, Bộ Giáo dục - Đào tạo triệu các hiệu trưởng lại quán triệt tinh thần. Trên cơ sở đó, các trường lên chương trình rồi tuyển sinh. Đào tạo theo ý chí của Nhà nước thay vì thị trường khiến sinh viên Việt Nam tốt nghiệp nhiều và thất nghiệp nhiều. Bộ trưởng Giáo dục vô can. Không kiếm được việc làm sau khi ra trường, sinh viên và gia đình gánh chịu. Thế nhưng, phụ huynh và sinh viên lại không có tiếng nói quyết định về chương trình đào tạo. Khi dạy theo mệnh lệnh từ cấp trên, không xuất phát từ nhu cầu thị trường, người thầy khó có thể đòi hỏi sự tôn trọng từ sinh viên. Ngày xưa, thấy ai hay chữ trong vùng, bố mẹ làm mâm xôi con gà, cho con xin đến làm lễ bái sư. Nên tôn sư trọng đạo là tự nguyện. “Tôi cho rằng xã hội Việt Nam vẫn tôn sư trọng đạo, có điều là sư nào: sư thật hay sư giả? Vô trường học, hiệu trưởng ấn ông thầy vào lớp, bảo học trò rằng đấy là sư, phải gọi là sư. Chắc gì học trò đã bái”, ông Hảo chua chát.
Khi hiện tại tầm thường, tương lai mù mịt, người ta dễ có xu hướng ngoái lại vàng son quá vãng là nhận định của NSND Doãn Hoàng Giang. Không thể phủ nhận tinh thần tự trị xuyên suốt giáo dục miền Nam trước 1975. Từng có nhiều năm hoạt động chính trị trong lòng Sài Gòn nhưng ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ, nguyên Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ rành mạch về quan điểm với góc nhìn không định kiến. Triết lý giáo dục thời đó rõ ràng, tóm gọn trong ba từ. Hướng tới nhân bản nên giáo dục công dân để học trò tốt lên thực sự. Dân tộc nên môn lịch sử được đề cao, bài học không đi vào chi tiết thương vong, số lượng khí giới khí tài mà khắc họa những nhân vật anh hùng, hun đúc lòng yêu nước. Sau cùng là khai phóng, tự do học thuật, tự do tiếp thu tinh hoa nhân loại. 
Đụng đến giáo dục, chủ tọa hướng về TS. Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen. Ngôi trường đại học này hằng năm đều có thói quen đặt chủ đề cho năm sau vào cuối khóa. “Sống tử tế - học đàng hoàng” ra đời cách nay sáu năm, từ sự tổng kết những mong muốn bình thường của các thầy cô vào một thời điểm chuẩn bị bắt đầu năm học mới, Ban giám hiệu chỉ thêm “kết nối năm châu” vì đó là chủ trương xuyên suốt của trường. “Nói kiểu Nam bộ là cái đáng lẽ ra phải vậy mà không làm như vậy thì gọi là không tử tế chớ gì” - bà Phượng mở lời. Bà đồng tình với quan điểm của ông Lê Minh Hoan, tử tế là trách nhiệm của mọi người. Bà cũng đồng tình với ông Lê Hoàng rằng cần tiếp cận đa chiều. Bên cạnh việc thấy cho hết những thách thức từ thiết chế xã hội, thể chế chính trị để giữ được sự tử tế, bà cho rằng xã hội hiện đại phức hợp hơn, nhiều yếu tố đan xen hơn cách nay mấy trăm năm. Xã hội xưa không phức hợp như bây giờ nên người ta đặt ra chuẩn mực, và làm không trúng thì thường coi là lệch chuẩn. Thời nay còn nói về sự lệch chuẩn là tư duy cũ, ràng buộc bởi những chuẩn mực cứng kiểu sống như thế nào mới được gọi là quân tử và hành xử phi quân tử ắt là tiểu nhân. Xác quyết niềm tin sâu sắc vào con người cá nhân tự do, bà cho rằng cần gia tăng quyền tự do của con người, đề cao trình độ hiểu biết, suy nghĩ độc lập, tư duy phản biện của mỗi cá nhân. Khi nào từng cá thể hiểu rằng quyền và trách nhiệm của mình là suy nghĩ trước những bất cập trong cuộc sống, lấy một chọn lựa nào đó hoặc nhiều chọn lựa nào đó và luôn chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình, lúc đó may ra sự tử tế mới khá lên được.
 
Thành Hội: “Tôi nghĩ sống tử tế không khó. Cái gì không muốn người khác làm cho mình thì đừng làm cho người khác” 
Tinh thần tự do được bà Phượng theo đuổi trong môi trường giáo dục hướng đến việc tạo lập cho người học cảm nhận họ là cá thể tự do, được quyền phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm. Theo bà, cái rất thiếu ở xã hội chúng ta là nhận thức rằng xã hội chỉ tử tế hơn khi có nhiều con người tử tế. Con người chỉ tử tế được khi họ tự do và chịu trách nhiệm về bản thân. Không chịu trách nhiệm về bản thân thì làm sao có trách nhiệm với xã hội? Tử tế gắn với nhiều giá trị khác, chẳng hạn công bằng, trung thực, tôn trọng người khác… Đó là những giá trị phổ quát của bất kỳ xã hội nào. Nhưng chọn lựa và thực hiện giá trị, phải là chủ thể cá nhân tự giác.
Ngồi kế bà Phượng là nghệ sĩ Thành Hội, Giám đốc Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh. Ông cũng có 10 năm dạy học, đảm nhiệm vị trí Trưởng khoa Sân khấu Cao đẳng Nghệ thuật TP.HCM. Giọng biểu cảm, ông Hội phản biện bà Phượng bằng trải nghiệm cá nhân. Theo ông, không thể có học trò tự do khi các đề văn đều có đáp án. Việc kiên trì đề nghị bỏ đáp án kỳ thi đầu vào khiến ông trở thành cái gai trong hội đồng chấm thi. Sinh viên đi học nói theo người ta. Làm việc thì đón ý thủ trưởng. Rành rọt kể lại những câu chuyện trong môn công dân giáo dục gieo vào lòng mình sự tử tế hơn 40 năm trước, ông Hội tỏ ra bất bình về việc người ta đưa nghị quyết vào chương trình giáo dục công dân. Ông than phiền về sự xuống cấp của môi trường giáo dục. Người thầy không còn là thành phần ưu tú của xã hội. Có thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”.
“Nhìn lui” miền Nam thời kỳ trước, ông Lý nhận thấy báo chí đầu thập niên 1970 thường sử dụng từ “băng hoại” khi đề cập đến vấn đề đạo đức. Miền Bắc sau 1975, thang giá tr
 
 Lê Hoàng: “Chúng ta lo lắng vì cái ác, cái không tử tế nổi cộm, không đơn lẻ mà có tính xu thế. Tuy nhiên, hiện thực xã hội cần được tiếp cận đa chiều. Câu chuyện bốn cô giáo mầm non ngâm mình trong nước lạnh, xả thân cứu 13 học trò trong lũ dữ tại Phú Yên làm rung động trái tim cộng đồng. Sự tử tế vẫn hiện hữu ngay cả trong lằn ranh sinh tử. Những hành vi tử tế nên được cổ vũ kịp thời và xác đáng”
ị đạo đức vẫn tồn tại, trong đó có quan hệ thầy - trò. Tiếc rằng thể chế chính trị không chú trọng gìn giữ, phát triển. Dường như người ta còn muốn phá nó, thay thế giáo dục đạo đức bằng giáo dục ý thức hệ. Ưu tiên giáo dục chính trị khiến nhiều giá trị bị xóa sổ. Khi đất nước mở cửa, kinh tế thị trường được thiết lập trên khoảng trống hoàn toàn về đạo đức. Đồng tiền thể hiện sức mạnh với xã hội, cộng sinh cùng quyền lực. Nhìn tới, ông Lý cho rằng gia đình không còn là nơi gieo mầm tử tế. Phần lớn ông cha bà mẹ đã bị băng hoại đạo đức thấm sâu. Chấn hưng đạo đức phải bắt đầu từ lối thoát duy nhất là giáo dục. Trách nhiệm của nhà trường nặng nề hơn, giáo dục tử tế từ bậc mầm non. Nhớ lại thời gian công tác tại Sở Ngoại vụ TP.HCM, ông Lý kể về một số đồng nghiệp quay lại nhiệm sở sau khi hết thời hạn công tác tại đại sứ quán. Con cái họ rất ngoan, ăn xong trái chuối, tự giác đi kiếm sọt rác bỏ vỏ. “Một thời gian sau, vẫn là những đứa trẻ đó, cũng ăn trái chuối nhưng phần vỏ quăng ra sân” - ông Lý ngao ngán.
Không đồng tình với quan điểm phó thác sứ mạng giáo dục đạo đức cho nhà trường, theo ông Lê Hoàng, người thầy chịu trách nhiệm trước lớp mấy chục học sinh không có mối quan hệ ruột thịt nhưng ông bố bà mẹ, ông bà nội ngoại ràng buộc bởi quan hệ huyết thống. Thêm nữa, quá trình phát triển nhân cách hình thành từ tuổi thơ. Dùng hình ảnh hình chóp nón, ông Hoàng so sánh. Ở những quốc gia văn minh, trẻ em thả ra ngoài xã hội cũng không hư nhờ thiết chế xã hội hoàn chỉnh. Còn ở ta là cái chóp nón ngược. Buông ra là hư liền. Bên cạnh nếp nhà, hành vi con người còn bị chi phối bởi nếp tộc. Văn hóa dòng họ là một hình thái của thể chế phi chính thức.
Trả lại Caesar những gì của Caesar
Thành tựu 30 năm Đổi mới là hành trình gập ghềnh phá vỡ tư duy kinh tế bao cấp. Tuy nhiên, nhiều mặt của đời sống vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng bao cấp. Bằng chứng là rất nhiều hội hoạt động không hiệu quả. Điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh chung là Hiệp hội In Việt Nam. Hội viên bầu chủ tịch hội là ông Nguyễn Văn Dòng, nguyên Giám đốc Nhà in Trần Phú. Vận hành vì quyền lực thiết thực của thành viên, hội góp phần phát triển nghề nghiệp, năng lực ngành in, đồng thời giám sát, tham gia tích cực giải quyết xung đột của hội viên. Từ trường hợp cụ thể này, ông Hoàng cho rằng Nhà nước không nên ôm đồm, trả lại không gian cho những tổ chức xã hội nghề nghiệp quyền tự quyết.
Giáo dục phải hướng đến việc tạo lập cho người học cảm nhận họ là cá thể tự do, được quyền phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm. Con người chỉ tử tế được khi tự do và chịu trách nhiệm về bản thân. Ảnh: Hà Thành
Buông chiếc ipad, ông Lê Minh Hoan giãi bày rằng vừa tranh thủ trả lời email mấy bác nông dân dưới Đồng Tháp về việc khai trương hội quán thứ 9. Ý tưởng hình thành hội quán nảy sinh trong dịp tiếp xúc cử tri. Bác nông dân xin... bản kế hoạch phát triển xóm ổng bởi xã làm trật lất. Nguyện vọng nghe có vẻ khôi hài khiến mệnh quan đầu tỉnh suy nghĩ. Đúng là chuyện xóm làng là chuyện của dân. Đâu ai hiểu dân bằng dân. “Đáng ra phải ủng hộ chứ tại sao lại để dân phải xin mình”, ông Hoan nhắm một số người dân, khuyến khích rủ thêm người sinh hoạt, từ chuyện tình làng nghĩa xóm, học hành, trật tự trị an, cho đến sản xuất đàng hoàng, không lạm dụng thuốc trừ sâu, hóa chất Trung Quốc... Phía chính quyền ủng hộ mặt bằng, máy tính, máy chiếu… Việc một ông bí thư tỉnh ủy tài trợ nông dân lập hội quán ban đầu cũng không tránh khỏi ý kiến này nọ. Nói vô rằng chữ “hội quán” không thuần Việt. Nói ra rằng đã có những tổ chức chính trị xã hội như nông dân, phụ nữ, đoàn thành niên... Xác nhận cũng phải mời người này người kia đích thân xuống hội quán nghe dân sinh hoạt, ông Hoan khẳng định những dè chừng ở đâu đó chủ yếu do vấn đề tâm lý. Về phương diện lý luận, ông Hoan mượn lời phát biểu của cố Tổng bí thư Trường Chinh tại Hội nghị Mặt trận Tổ quốc. Ông Trường Chinh nói rằng người dân làm chủ nhưng thực chất không đúng như vậy. Người dân có quyền và năng lực tham gia những hoạt động chính sách ở cấp vĩ mô chứ không phải tất cả chính sách đều do một người hay một nhóm người thực hiện.
Chờ đợi Nhà nước hay nhu cầu tự thân?
Đạo đức xã hội đã lâm nguy chưa? Hỏi cũng là tự trả lời. Tuy nhiên, mỗi khách mời có lựa chọn khác nhau. Tỏ ra không trông chờ vào sự chuyển động từ Nhà nước, ông Hội đề nghị tự cứu mình trước. Bắt đầu từ giềng mối gia đình đến quan hệ chòm xóm. Ông Thành Hội đề nghị truyền thông cùng lên tiếng, thức tỉnh cộng đồng về sự tuột dốc của đạo đức, cùng chung tay xây dựng lại xã hội.
Đồng tình với ông Hội nhưng theo ông Lương Văn Lý, vẫn cần sự tham gia chủ động từ Nhà nước. Bảo lưu quan điểm về vai trò giáo dục đạo đức của nhà trường, ông Lý lập luận chính sách do Nhà nước xây dựng và thực hiện. Soi rọi hệ thống công chức qua lăng kính pháp luật, ông Lý cho rằng luật cần minh bạch cụ thể, ngăn ngừa công chức lợi dụng việc giải thích luật, nhũng nhiễu dân. Cùng một bộ luật nhưng có khi sở ban ngành diễn giải khác nhau, lãng phí nguồn lực xã hội.
Chưa hoàn toàn được thuyết phục bởi giải pháp của ông Lý, bà Bùi Trân Phượng xác quyết cần ưu tiên đặt niềm tin vào con người cá nhân. Bà Phượng cho biết bắt đầu có những gia đình trẻ khước từ hệ t
 
 Bùi Trân Phượng: “Con người không phải cục đất sét nên ở bất kỳ tuổi nào, xuất thân từ môi trường nào, gia đình lương thiện hay bất lương thì khi được thức tỉnh bởi những giá trị, con người vẫn có thể thay đổi theo hướng tốt đẹp. Cái xấu lan ra được thì cái tốt cũng lan tỏa được”
hống trường công lẫn tư, tự tập hợp nhau lại rồi giáo dục con cái. Giáo dục nhà trường cũng không phải là phương thức duy nhất quyết định hành vi tử tế của con người. Con người có thể có đạo đức từ môi trường gia đình, làng xã, tộc họ... Trong hệ thống Nhà nước, nếu có những người tử tế thì chúng ta trân trọng họ, ủng hộ họ, chung sức góp phần làm tiếng nói của họ vang xa để làm giảm bớt mất lòng tin vào Nhà nước. Bởi lẽ, mất lòng tin khiến người ta không nuôi dưỡng điều tốt đẹp trong cá nhân mình. Ai đó nói tử tế là nhu cầu tự thân. Bà Phượng cho rằng con người phải tin rằng họ có thể sống tử tế ngay cả khi môi trường không tử tế. Xoay chiếc ly sứ, bà nói con người không phải là cục đất sét, vào tay người thợ lành nghề trở thành cái ly tốt, còn trúng thợ vụng thành ra vô dụng. Nhắc lại câu chuyện để sinh viên trường Hoa Sen làm diễn giả tranh luận câu hỏi “Nếu từ nhỏ không thấy rằng trung thực là điều bắt buộc phải làm ở trên đời thì đến năm 18-20 tuổi tôi còn suy nghĩ lại và thay đổi được không?”, bà Phượng cho biết có nhiều câu trả lời khác nhau.Có người nói được. Người nói khó. Người nói không. Thu hoạch thực nghiệm là các bạn sinh viên bắt đầu suy nghĩ, tự vấn và không mất lòng tin vào con người. Vì không phải cục đất sét nên theo bà Phượng, ở bất kỳ tuổi nào, xuất thân từ môi trường nào, gia đình lương thiện hay bất lương thì khi được thức tỉnh bởi những giá trị, con người vẫn có thể thay đổi theo hướng tốt đẹp. Cái xấu lan ra được thì cái tốt cũng lan tỏa được.
 
Lương Văn Lý: “Gia đình không còn là nơi gieo mầm tử tế. Phần lớn ông cha bà mẹ đã bị băng hoại đạo đức thấm sâu. Chấn hưng đạo đức phải bắt đầu từ lối thoát duy nhất là giáo dục. Trách nhiệm của nhà trường nặng nề hơn, giáo dục tử tế từ bậc mầm non” 
Cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ. Chủ tọa xin phép đọc một phần trong bài phát biểu của TS. Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương (xem trang kế) để các khách mời có thể tranh luận, phản biện. Ông Hoàng là khách mời đầu tiên sốt sắng nhận lời tham dự tọa đàm của Người Đô Thị. Tuy nhiên, chuyến công tác đột xuất về miền Trung trong thảm họa thiên tai và nhân tai, làm hàng chục người chết khiến ông lỗi hẹn. Chủ tọa dứt lời, TS. Võ Trí Hảo lên tiếng. Theo ông Hảo, cần phân biệt rạch ròi ba nhân tố: con người tử tế, hành vi tử tế và thể chế tử tế. Con người tốt cũng có lúc sai lầm, cần bị phê phán; kẻ cướp cũng có lúc làm điều thiện và cũng cần được biểu dương hành vi tốt. Xác nhận quan điểm của các khách mời đều đúng, ông Hảo phân tích một xã hội có trật tự tốt là do thể chế tốt gồm hai thành tố tổ chức và quy tắc. Tổ chức thiết lập và thực thi quy tắc. Thể chế tập hợp hai nhóm phi chính thức (gia đình, tộc họ, hội quán, tôn giáo…) và chính thức là Nhà nước và pháp luật. Hai vòng tròn này tương tác, kết hợp, chuyển hóa qua lại, quyết định xã hội trật tự hay không. Thế nên chỉ xoáy vào một vòng tròn là hỏng. Những quy tắc đạo đức tốt được pháp luật ghi nhận trở thành thể chế chính thức. Ngược lại, pháp luật không tốt, xã hội không chấp nhận, thì cũng chết yểu. Bằng chứng Bộ luật Hình sự sửa đổi đã không áp dụng quy định phạt tù hành vi không tố giác tội phạm giữa những người có quan hệ thân thuộc. Trước đó, dù Bộ luật Hình sự 1985 tuy có quy định nhưng người ta không thể tố cáo người ruột thịt của mình. Nghĩa là thể chế phi chính thức tốt đã vô hiệu hóa, giảm bớt tác hại của thể chế chính thức bất hợp lý. Giữa hai loại thể chế này, ông Hảo nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của thể chế chính thức, vì ông Hảo lập luận: “Tất cả thể chế phi chính thức không bỏ tù được người phạm tội”. Về hiệu lực, thể chế chính thức vô cùng mạnh. Nói về tương tác, không phải lúc nào thể chế chính thức và phi chính thức cũng tương tác nghịch chiều. Chẳng hạn, tỷ lệ ly hôn trong cộng đồng Thiên Chúa giáo thấp vì lời thề chung thủy trước Chúa tác động thuận chiều với luật Hôn nhân gia đình. Hiểu được mối quan hệ tương tác là cơ sở để tác động vào hệ thống tổng thể các thể chế trong một quốc gia, cộng đồng; phải tác động đa điểm đồng thời nhưng cần lưu ý rằng nguồn lực hữu hạn, nên lựa chọn điểm tác động phù hợp với vị trí, năng lực của mình và hiệu quả chỉ đạt được khi tương tác thuận chiều với Nhà nước. “Không nên quá trông đợi Nhà nước mà chúng ta phải gây áp lực với Nhà nước”, ông Hảo khuyến nghị. Lý do là chúng ta lấy lại quyền lực vốn của chúng ta đã trót trao quá nhiều cho Nhà nước. Dẫn lời J. Madison: nếu mọi công dân đều là thiên thần thì không cần đến vai trò của Nhà nước. Ngược lại, nếu công chức là thiên thần, chúng ta không cần giám sát họ. Tiếc thay, xã hội chúng ta quản lý con người bởi con người. Mà con người là sai lầm. Vậy xây dựng con người hay xây dựng thể chế?
Mỗi người, hãy tự tìm câu trả lời.

Thượng Tùng - Ảnh Quý Hòa

Tỷ phú VN chỉ khôn vặt, không đóng góp cho nhân loại như Bill Gates, Elon Musk

Tỷ phú VN chỉ khôn vặt, không đóng góp cho nhân loại như Bill Gates, Elon Musk

Từ bên trái là Phạm Nhật Vượng, Trịnh Văn Quyết, và Bùi Thanh Nhơn (VOA/ CafeF.vn)
Năm 2016 vừa qua là năm nhiều tỷ phú xuất đầu lộ diện ở Việt Nam.
Truyền thông trong nước tường thuật rằng Việt Nam đã có nhiều nhân vật có tài sản với trị giá ít nhất $1 tỷ Mỹ kim.
Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua, những người giàu nhất Việt Nam chủ yếu là những đại gia của sàn chứng khoán. Theo công bố của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) trong năm qua, Việt Nam đã lọt vào Top 5 thị trường chứng khoán Đông Nam Á tăng trưởng cao nhất. VNMedia trích lời chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng cho biết mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đạt tới $7.7 tỷ Mỹ kim trong năm 2016, tương đương với 42% GDP.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến sàn chứng khoán Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn trong năm 2016, và vì sao có những đại gia mới được ghi vào danh sách tỷ phú đô la.
Theo đánh giá của kinh tế gia Lê Đăng Doanh, “số tỷ phú Việt Nam gần đây đã xuất hiện đông đảo hơn và tất cả họ đều liên quan đến bất động sản.”
Ông Doanh nguyên là viện trưởng viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương. Ông cho rằng trong số các tỷ phú mới, nhiều người giàu lên nhanh nhờ vào chứng khoán bằng những cách thức rất “khôn ngoan.”
Ông nói với đài VOA tại Hoa Kỳ, “Cách của họ là họ lập ra nhiều công ty sân sau của chứng khoán – nhiều công ty con. Các công ty đó lại phát hành chứng khoán rồi họ mua bán lẫn nhau – tức là công ty mẹ mua ở công ty con, công ty con mua ở công ty mẹ. Vì vậy số tài sản, số cổ phiếu mà họ sở hữu đã tăng lên một cách rất nhanh chóng và đó cũng là một mẹo để họ làm giàu nhanh."
Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016, theo đánh giá của báo Pháp Luật, có bốn đại gia lần đầu tiên lọt vào nhóm tỷ phú. Một nửa trong số những người này là những doanh nhân kinh doanh bất động sản và số còn lại trong ngành thép, bán lẻ, thủy sản, xe hơi.
Nổi bật trong năm qua là sự thăng tiến của chủ tịch Hội Đồng Quản Trị tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết lên chiếm ngôi vị cao nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, đánh bật chủ tịch tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng ra khỏi vị trí này.
Tổng tài sản thính theo trị giá cổ phiếu của ông Quyết, theo truyền thông trong nước, ước tính lên tới $1.48 tỷ Mỹ kim. Với hàng loạt dự án bất động sản, tập đoàn FLC được xem là một trong số ít công ty kinh doanh địa ốc đình đám nhất trên thị trường này tại Việt Nam.
Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam được tạp chí Forbes đưa vào danh sách những người giàu nhất thế giới khi có tổng tài sản trị giá $1.5 tỷ vào năm 2013.
Tiến sĩ Doanh nhận định rằng “những tỷ phú Việt Nam là những người khôn ngoan trong việc vun đắp các mối quan hệ với giới quyền lực để chia sẻ "địa tô", tức chênh lệch giá đất, khai thác khoáng sản, đốn gỗ phá rừng.”
Ông Doanh nói, "Họ làm giàu bằng bất động sản, tức là họ ăn chênh lệnh giá đất. Rồi họ được thuê với giá đất tương đối thuận tiện. Rồi họ đầu tư bất động sản và họ ăn lãi. Điều đó có liên quan đến việc đất đai là sở hữu toàn dân mà toàn dân không phải là pháp nhân. Và nhà nước thực hiện quyền người sử dụng và vì vậy cho nên bộ máy nhà nước có thể thu hồi đất của nông dân với một giá rất thấp rồi dùng quyền của mình biến đất đó trở thành đất xây dựng và trao lại cho người là nhà đầu tư và nhà đầu tư đó chắc sẽ phải có một động thái gì đó (hối lộ chẳng hạn) để làm vừa lòng phía chính quyền."
Một người kinh doanh bất động sản đã có “bước nhảy ngoạn mục” trong năm qua để lọt vào Top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu Tư Dịch Vụ Tài Chính Hoàng Huy, ông Đỗ Hữu Hạ. Theo báo Pháp Luật, tổng tài sản chứng khoán của ông Hạ lên tới $1.05 tỷ.
Mặc dù một số tỷ phú mới nổi của Việt Nam được đánh giá là có góp phần đẩy mức tăng trường của thị trường chứng khoán và bất động sản ở Việt Nam, nhưng theo kinh tế gia Lê Đăng Doanh, “những tỷ phú mới giàu lên rất nhanh nhưng không có đóng góp gì vào công nghệ, họ không có bằng sáng chế, phát minh”, và năng lực cạnh tranh quốc tế của họ “rất hạn chế.”
Ông Doanh cho rằng “họ là sản phẩm của thể chế hiện hành, của chủ nghia tư bản hoang dã, khác hẳn với Bill Gates hay Elon Musk.
"So họ với Bill Gates, so họ với Elon Musk, thì rõ ràng Bill Gates là người có bản quyền có sáng chế và phần mềm Microsoft là một đóng góp rất quan trọng cho tiến bộ của xã hội. Còn Elon Musk, với xe Tesla và với nhiều dự án khác như SolarCity của ông ta thì cũng có những đóng góp rất là quan trọng. Đấy là hai loại hình (giữa tỷ phú thế giới và tỷ phú Việt Nam) rất xa nhau và rất khác nhau."
Sau hơn 30 năm đổi mới và sau 10 năm có thị trường chứng khoán, Việt Nam đã có được những nhà tỷ phú đầu tiên được thế giới công nhận. Theo đánh giá của tạp chí Forbes, Việt Nam quyết tâm trở thành một “con hổ kinh tế” mới của châu Á và theo Ngân Hàng Thế Giới, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình với mức thu nhập bình quân đầu người ít nhất là $1,200 Mỹ Kim.
Nhưng Tiến sĩ Lê Đăng Doanh lưu ý về mức chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam hiện rất cao và sẽ ngày càng tăng nếu không có những thay đổi liên quan tới “bất động sản và quyền sở hữu đất đai” và không kiểm soát được “chế độ tư bản thân hữu.” Khoảng chênh lệch giàu nghèo quá lớn, theo ông Doanh, “sẽ dẫn đến những diễn biến rất phức tạp.”

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Đại chúng hay tinh hoa?

Đại chúng hay tinh hoa? 
Thứ Năm,  26/1/2017, 12:51 (GMT+7)

Nguyên Ngọc
Một trong những khó khăn có thật và lớn khiến những người đang chịu trách nhiệm về giáo dục rất đau đầu là phải giải quyết thế nào cho đúng mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng. Ảnh: Hải Nguyễn
(TBKTSG Xuân) - Mấy năm gần đây tôi thường theo dõi các cuộc thi tú tài ở Pháp, vì thích thú, và cũng có phần muốn từ đó thử nghĩ lại thêm về giáo dục ở ta. Hình như vừa qua ta chú ý nói nhiều đến đại học, hẳn vì ở đây dễ thấy rõ sự quá lạc hậu so với thế giới, cũng lại là nơi liên quan trực tiếp đến việc đào tạo nhân lực cho xã hội. Song cũng có thể vấn đề chính của giáo dục còn ở chỗ khác, ở phổ thông, nơi ít được dư luận quan tâm hơn. Có vấn đề ở phổ thông rồi, tất đại học không thể không có vấn đề.
Theo dõi qua báo chí trên mạng, lại chỉ qua các kỳ thi, nên hẳn không thể biết hết mọi sự của người ta. Nhưng dù sao thấy người ta thi như thế nào, chắc cũng có thể đoán biết đôi chút họ dạy và học ra sao. Cũng để mà nghĩ lại mình.
Kỳ thi tú tài ở Pháp diễn ra một tuần vào đầu tháng 6, và có điều rất thú vị: ngày đầu tiên là thi triết học cho tất cả các ban khoa học, kinh tế và xã hội, công nghệ và văn học. Có vẻ như dư luận xã hội đặc biệt chú ý ngày thi này của các cậu tú cô tú (dự bị). Ngày hôm sau, các báo đưa lại các đề thi, và nhiều lần tạo nên những cuộc thảo luận rộng rãi rất lý thú. Thí sinh phải trả lời một trong hai câu hỏi bằng một bài luận ngắn, và viết một bài bình về đoạn trích một tác phẩm kinh điển được cho. Xin thử kể một số câu hỏi đã được nêu trong các kỳ thi hai năm vừa rồi (xem bảng).
Đọc qua mấy đề thi của người ta như vậy rồi, không biết các bạn có thấy thèm một cuộc thi như thế, hay đúng hơn thèm một nền giáo dục có thể ra những đề thi như thế cho những cô cậu đi thi tú tài, tức tương đương thi tốt nghiệp phổ thông trung học ở ta không? Tôi, thì thèm và buồn.
Nhìn qua, chắc có thể có ngay vài nhận xét:
Một là, đây đúng là kiểu đề thi mở. Người chấm không thể coi trả lời thế này là đúng, trả lời ngược lại là sai. Tỉ như hỏi: “Có cần chứng minh để biết?”, có thể trả lời: “Có chứ, có chứng minh thì mới biết được chứ!”. Mà cũng có thể trả lời: “Không nhất thiết đâu, có những điều ta biết chắc chắn mà chẳng tự chứng minh được chút nào cho chính mình nữa là. Chẳng hạn hỏi tôi có biết vì sao tôi yêu cô A mà không yêu cô B, có trời chứng minh! Tôi yêu, thế thôi, sét đánh mà!”.
Năm 2015, sau ngày thi triết, báo Le Figaro đã làm một việc thật hay: họ đem đề triết của ban khoa học “Chính trị có được thoát ra khỏi sự bắt buộc của sự thật?” đề nghị các nhà chính trị Pháp, gồm một số bộ trưởng và nghị sĩ thi lại thử coi. Nhiều người đã hăng hái hưởng ứng. Và họ gây nên một cuộc thảo luận sôi nổi, thậm chí căng thẳng. Aurélie Filipetti, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa (đảng Xã hội), nói: “Tôi thấy đây là một đề hay. Là thời sự vĩnh cửu của chính trị. Đây là mối quan hệ giữa hành động và đạo đức. Đề tài đầy tính thời sự”. Jean Pierre Chevènement, nguyên Bộ trưởng, nghị sĩ, từng là ứng viên tổng thống, trịnh trọng: “Không, chính trị không được thoát khỏi sự bắt buộc của sự thật. Hãy nhớ lại cuốn sách của Pierre Mendès France, Sự thật dẫn đường cho những bước đi lớn của họ. Đấy là lịch sử của những nhà cộng hòa lớn đã làm nên nước Pháp hiện đại. Họ dựa trên một nền giáo dục tập thể chân chính và nhận được một sự ủng hộ vững chắc của nhân dân.
Không có xã hội nào toàn tinh hoa. Có tinh hoa, và có số đông. Đều cần. Văn hóa là vậy. Giáo dục cũng hẳn là vậy. Có cái đại chúng được học rộng rãi làm lực lượng. Và có bộ phận nhỏ tinh hoa dắt dẫn sự phát triển, và từng bước nâng cái số đông rộng rãi kia lên. Các nền văn minh, từ rất xa xưa, đều đã tiến hóa như vậy.
Sự thật, đấy là chọn lựa tốt, và không phải ai cũng ngang tầm được với nó”. Nhà báo Philippe de Villiers chặt chẽ: “Nếu chính trị thoát khỏi sự bắt buộc của sự thật, thì nó sẽ chết vì điều đó, và đấy đúng là trường hợp hiện nay. Chính trị, chính trị thật sự, phải được thiết lập trên sự tôn trọng đặc quyền đối với lợi ích chung.
Trong các thời kỳ suy thoái, mọi thứ đều trở thành nói dối. Hãy nhớ hô ngữ nổi tiếng của nhà văn Nga Soljénitsyne: “Thôi, đừng nói dối nữa!”. “...Cũng có người hơi nước đôi. Trên Twitter, Fançois Fillon (người vừa dẫn đầu vòng 1 trong cuộc bầu cử ứng viên tổng thống của phái trung hữu chuẩn bị cho cuộc bầu cử lớn năm 2017) dè dặt: “...Tuy nhiên họ (các nhà chính trị) biết rõ về điều này: giữa sự thật và chính trị, các quan hệ thường rất căng thẳng...”. Benoît Hamon, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục (thuộc đảng Xã hội cánh tả), tránh trớ, ông chỉ tỏ ý đối lập những người coi hành động chính trị phải “hướng đến cái lý tưởng, và do vậy dấn mình vào một cuộc tìm kiếm sự thật” và những người “nhân danh chủ nghĩa thực dụng, căn cứ vào thực tế” để bằng lòng (với một kiểu hành động) “thích hợp”. Tuy nhiên, cũng có người ít thận trọng hơn. Eric Woerth (đảng “Những người Cộng hòa”) cho rằng sự minh bạch (transparence) là không thể tuyệt đối: “Không phải mọi sự đều phải nói ra hết”. Duy bà Rama Yade, thuộc Liên minh Dân chủ và Độc lập, thì một mực dứt khoát: “Vâng, chính trị vượt ra ngoài sự bắt buộc của sự thật. Thậm chí tôi sẽ nói rằng nó từ chối điều đó (sự thật). Vả chăng đấy là điều tác động đến tôi nhiều nhất qua kinh nghiệm của tôi. Tôi công nhận và lấy làm tiếc về điều đó, ba lần than ôi!”. Bà còn hăng hái bộc lộ với phóng viên Le Figaro dàn ý bài bà sẽ làm nếu bà đi thi hôm nay. Trong phần thứ nhất bà sẽ đặc biệt nêu lên rằng: “Chính trị xử lý một đòi hỏi cao hơn đòi hỏi của sự thật; chẳng hạn ý tưởng về sự cân bằng xã hội”. Sau đó bà sẽ triển khai ý tưởng rằng: “Điều quan trọng không phải sự thật nói cho đến cùng, mà là sự thật của nó (của xã hội)”. Cuối cùng, trong phần thứ ba, bà sẽ bàn về những hệ quả của thực trạng ấy... Người chấm sẽ không coi nói thế này mới đúng, ngược lại là sai, mà chú trọng xem thí sinh biện luận như thế nào cho chủ kiến của mình. Tức cô hay cậu ta tư duy ra sao. Học phổ thông mười hai năm là để có cái tư duy đó. Độc lập, sáng suốt, sâu sắc.
Nhận xét thứ hai: Ta nhớ, đây là đề thi tú tài, cũng như ở ta thi tốt nghiệp, kết thúc bậc học phổ thông. Vậy ở Pháp người ta quan niệm thế nào là người “có trình độ giáo dục phổ thông”? Nhiệm vụ của bậc học phổ thông là gì? Tất nhiên, đây chỉ mới là một môn thi thôi. Song chắc cũng đã cho phép ta hình dung cách họ nghĩ về những điều đó. Theo họ, “phổ thông” nghĩa là như vậy đấy, là biết suy nghĩ và có cách trả lời của mình trước những câu hỏi như vậy đó. Nhiệm vụ của bậc giáo dục phổ thông là giúp cho con người có được trình độ đó. Đại học sẽ lo chuyện khác.
Thứ ba: Tôi có chú ý điều này: câu hỏi “Có phải một tác phẩm nghệ thuật lúc nào cũng có một ý nghĩa?” là cho thí sinh ban khoa học, câu “Nghệ sĩ đưa ra một điều gì để hiểu chăng?” là cho thí sinh ban kinh tế - xã hội, chứ không phải ban văn học... Thì ra, thế mới gọi là “phổ thông”, dù anh sẽ đeo đuổi khoa học chính xác hay làm nhà kinh tế. Là có trăn trở về ý nghĩa có nhất thiết có hay không của một tác phẩm nghệ thuật, về chuyện ông nhạc sĩ Beethoven với bản Giao hưởng số 5 của ông có định “đưa ra một điều gì để (cho ta) hiểu chăng?”...
Thứ tư: Mười hai năm phổ thông, người ta học không biết bao nhiêu là thứ, nào toán với đại số và hình học, hình học phẳng rồi hình học không gian, Euclide rồi phi-Euclide, học lý từ ông Newton đến ông Einstein, học hóa từ ông Lavoisier đến ông Mendéléev, học sử từ bà Jeanne d’Arc qua Napoléon đến tướng De Gaulle, Thế chiến I rồi Thế chiến II, học địa lý nước Pháp, rồi châu Âu, châu Phi, châu Á, châu Mỹ... bao nhiêu bao nhiêu là kiến thức rồi sẽ có thể có cái sử dụng trong đời, nhưng học bao nhiêu bao nhiêu thứ đó, còn quan trọng hơn, lại để mà biết rằng “có phải tôi là con người mà quá khứ của tôi đã làm ra tôi?” và “có phải ham muốn (của con người, cũng là của tôi) về bản chất là vô hạn?”, còn “các xác tín đạo đức của (tôi) có phải căn cứ trên kinh nghiệm?”... Không nghĩ và có trả lời của riêng mình về những điều đó thì chưa thể coi là một con người theo nghĩa “phổ thông” của một con người. Vậy các cô các cậu tú của ta ra sao đây? Mười hai năm phổ thông của ta chuẩn bị được gì cho họ thành người “phổ thông”?
Năm 2015
Cho ban khoa học:
1. Chính trị có được thoát ra khỏi sự bắt buộc của sự thật?
2. Có phải một tác phẩm nghệ thuật lúc nào cũng có một ý nghĩa?
Cho ban kinh tế - xã hội:
1. Nghệ sĩ đưa ra một điều gì để hiểu chăng?
2. Phải chăng ý thức của cá nhân chỉ là phản ảnh của xã hội trong đó cá nhân ấy sống?
Cho ban văn học:
1. Có phải tôi là con người mà quá khứ của tôi đã làm ra tôi?
2. Tôn trọng mọi sinh vật có phải là một bổn phận đạo đức?
Năm 2016
Cho ban khoa học:
1. Làm việc ít đi, thì sống tốt hơn chăng?
2. Có cần chứng minh để biết?
Cho ban kinh tế - xã hội:
1. Có phải bao giờ ta cũng biết được ta ham muốn gì?
2. Học lịch sử thì có lợi ích gì?
Cho ban văn học:
1. Các xác tín đạo đức của chúng ta có phải căn cứ trên kinh nghiệm?
2. Có phải ham muốn về bản chất là vô hạn?
Tôi nhớ thầy Hoàng Tụy có lần kể cho tôi suốt thời phổ thông trong nền giáo dục Pháp thuộc thầy cũng phải học đủ thứ như thế, để rồi khi đi thi tú tài toán ở trường Khải Định (nay là trường Quốc học) Huế, thì người ta lại “cắc cớ” ra cho thầy cái đề này, bắt thầy phải làm cả một bài luận dài viết suốt ba tiếng đồng hồ: “Thế nào là một con người có văn hóa?”. Ngày xưa, ở ta, dưới thời Pháp thuộc (và hình như ở Sài Gòn trước năm 1975) từng có một nền giáo dục như thế.
Tôi nghe có một trường đại học đã tuyên bố với học trò của mình: “Sinh viên là công dân đi học”. Nếu trẻ em bắt đầu đến trường vào 5 hay 6 tuổi, thì sau mười hai năm phổ thông, thi tú tài rồi, là họ chính thức trở thành công dân của đất nước. Vậy nói theo cách nào đó, nhiệm vụ của bậc phổ thông là chuẩn bị cho con người chính thức trở thành người lớn, trở thành công dân của xã hội, tức sẽ tự mình đối mặt với những câu hỏi hiện sinh và những câu hỏi xã hội, tỷ như một số câu hỏi vừa kể trên. Và cho phép tôi đưa ra định nghĩa của tôi về con người tự do, mục đích tối cao của giáo dục: con người tự do là con người biết tự đặt ra cho mình những câu hỏi như thế đó, và trăn trở trả lời chúng. Trở lại với ý đã nói ở đầu bài viết này: xem các đề thi của người ta, để có thể ra những đề thi như vậy, và biết rằng học trò có thể trả lời, chắc cũng đoán biết người ta đã dạy như thế nào và học như thế nào. Suốt mười hai năm, người ta đã dạy mọi thứ và bằng mọi cách để tạo ra con người độc lập và tự do, vì chỉ có những con người như vậy thì mới đối mặt được với thế giới thật luôn tiềm ẩn những câu hỏi đó. Theo chỗ tôi được biết, trong xã hội Pháp, tú tài là một danh hiệu thật sự được trọng vọng. Có được tấm bằng đó, thì chính thức được coi là một người có học (un homme cultivé, cũng có thể dịch là một người có văn hóa).
Chắc cũng không hề ngẫu nhiên đâu khi kỳ thi tú tài hàng năm ở Pháp đã có cái truyền thống tốt đẹp và đầy ý nghĩa: bắt đầu bằng môn triết. Tôi có lần nói với một người có trách nhiệm trong ngành giáo dục ở ta: Giá như ta có thể dạy môn triết cho học sinh phổ thông cấp ba, cứ đúng y như môn này đã được dạy ở cấp tú tài Sài Gòn trước 1975... Chắc khó lắm. Nhưng giải quyết được, thì có khi từ đấy có thể làm lay chuyển được nền giáo dục đang bí đường bây giờ...”. Có dám không, tôi xin chính thức hỏi.
Ít ra, thôi thì đầu năm, xin cứ thử đưa ra một gợi ý, nhân nhìn thiên hạ mà nghĩ lại mình. Hay cứ bình chân ta là Việt Nam, ta quyết một mực khác với toàn thế giới?...
* * *
Tôi thuộc thế hệ cuối cùng có trải qua một ít nền giáo dục của Pháp ở Việt Nam, cụ thể là của thực dân Pháp khi nước ta còn là thuộc địa của họ. Tôi hiểu nền giáo dục ấy nhằm đào tạo những người làm việc cho chế độ đô hộ của Pháp ở nước ta. Nhưng tôi cũng nghĩ và qua chính mình tôi được biết nền văn hóa Pháp mạnh hơn rất nhiều ý đồ xâm lược và đô hộ của những người đi truyền đạt nó. Nó vượt qua họ. Tôi biết ơn nền giáo dục đã đưa nền văn hóa ấy đến cho tôi, bất chấp cả ý đồ của những người truyền đạt nó. Vì hoàn cảnh riêng, tôi cũng chỉ tiếp nhận được nó dở dang thôi, vậy mà nó vẫn kịp tạo cho tôi một cái nền và cái đà để rồi tiếp tục tự học suốt đời.
Một hôm tôi có tâm sự chút ít điều đó với một anh bạn trẻ hiện đang làm chủ nhiệm khoa ở một trường đại học cỡ quốc gia ở ta bây giờ. Anh ấy có vẻ không đồng tình lắm, anh chỉ ngay ra cho tôi rằng cái thứ giáo dục tôi có ý “tâng bốc” ấy chỉ dành cho một số rất ít người, còn thì vẫn để lại tuyệt đại đa số nhân dân trong vòng tăm tối, điều mà nền giáo dục mới của chúng ta đã khắc phục một cách anh hùng và tuyệt giỏi sau khi đã đuổi hết bọn cướp nước đi rồi. Tôi đồng ý với anh ấy quá. Tôi biết đó là một thành tích vĩ đại của giáo dục Việt Nam, giải phóng hơn 90% dân số ra khỏi nạn mù chữ nhục nhã, và ngày nay đang hàng ngày đưa nhiều chục triệu người đến trường ở tất cả các cấp học. Chắc chắn trong lịch sử lâu dài của dân tộc này, chưa bao giờ có nhiều người đi học đến thế. Có thể nói không quá lời, toàn dân đi học. Và do đó, một trong những khó khăn có thật và lớn khiến những người đang chịu trách nhiệm về giáo dục rất đau đầu là phải giải quyết thế nào cho đúng mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng. Ngày xưa, chỉ có một nhúm đi học, chỉ phải dạy có một nhúm, cho nên mới có thể chăm chút, tạo nên một nhúm tinh hoa như thế. So làm sao được với yêu cầu giải quyết giáo dục cho quảng đại quần chúng mênh mông bây giờ! Vâng, tôi cũng đồng ý... Nhưng đến chỗ này, thì tôi bắt đầu thấy hình như có điều gì đó phải nghĩ lại thêm đôi chút. Một là hầu hết các nước trên thế giới ngày nay, ít ra là ở các nước văn minh - mà ta thì cũng muốn được coi là một nước văn minh chứ sao - họ cũng phải giải quyết giáo dục cho toàn dân, chứ có phải chỉ “cho một nhúm” đâu. Vậy lấy cái lý đó để thanh minh cho chất lượng của mình nghe có vẻ không ổn rồi. Nếu chất lượng của ta có vấn đề (hẳn điều này chắc không cần dông dài để chứng minh) thì phải đi tìm nguyên nhân ở chỗ khác kia. Sở dĩ tôi đã chú ý đến các kỳ thi tú tài triết bên Tây và kể lể lại cả một số các đề thi của họ trong cái môn thi được bố trí vào ngay ngày đầu tiên cho cả kỳ thi nghiêm trang, thì phải nói thật là tôi có ý đấy. Rõ ràng họ muốn làm giáo dục cho một cái gì, vì một cái gì đó khác, rất khác ta. Thầy Hoàng Tụy đã nói tôi nhớ không chỉ một lần: “Không phải giáo dục ta lạc hậu đâu, lạc hậu thì ráng đuổi theo may còn kịp. Nó lạc hướng”. Người ta đi đường này, muốn đi đến chỗ này, ta thì cứ thản nhiên nhất quyết đi đường khác, muốn mưu tính chuyện khác. Người ta định làm ra những con người tự do, biết suy nghĩ độc lập và khác nhau (đã độc lập thì hẳn phải khác nhau, mỗi người tự đi tìm lẽ phải cho chính mình và chịu trách nhiệm về lựa chọn riêng đó). Còn ta thì ra sức tạo nên những con người đồng phục, rất kiêng kỵ sự khác biệt, không đồng nhất, chỉ tổ rắc rối ra. Vậy thì học và thi triết làm quái gì! Cứ thuộc lòng đúng những chân lý tuyệt đối đã có người chọn cho mình là xong. Bày vẽ lắm chuyện!...
Cho nên hẳn là có vấn đề khó khăn khi phải giải quyết cho số đông, nhưng cũng không hẳn đấy là nguyên nhân của tình trạng giáo dục ở ta bây giờ.
Tạo ra và gìn giữ những trí thức tinh hoa cho dân tộc, coi đó là mục tiêu lớn trong khi chăm lo cho số đông, để phục vụ cuộc phục hưng dân tộc sau chiến tranh và đổ nát, là nhiệm vụ của giáo dục.
Vả chăng về chuyện số đông hay số ít, còn có thể có một điều khác nữa. Cứ nhìn quanh ra xa một chút mà xem, ngay cả ở những nước giàu có nhất và tiên tiến nhất thì giáo dục của người ta cũng không cứ một mực quyết đào tạo ra toàn những con người tinh hoa cho xã hội đâu. Không có xã hội nào toàn tinh hoa. Có tinh hoa, và có số đông. Đều cần. Văn hóa là vậy. Giáo dục cũng hẳn là vậy. Có cái đại chúng được học rộng rãi làm lực lượng. Và có bộ phận nhỏ tinh hoa dắt dẫn sự phát triển, và từng bước nâng cái số đông rộng rãi kia lên. Các nền văn minh, từ rất xa xưa, đều đã tiến hóa như vậy.
Có lẽ giáo dục ở ta chưa rõ được điều này. Ta chưa giải quyết đúng bài toán có thật về mối quan hệ giữa yêu cầu số lượng và yêu cầu chất lượng theo hướng này. Chắc đó cũng là nguyên nhân khiến ta lúng túng, loay hoay, như đang thấy.
Do số phận, tôi thường gắn bó với Tây Nguyên, mà ở Tây Nguyên thì quan trọng nhất là rừng. Bây giờ thì ai cũng biết rồi: rừng Tây Nguyên đã bị tàn phá đến kiệt quệ. Có một câu hỏi: Đã kiệt quệ đến mức ấy, rừng Tây Nguyên còn có cơ tái sinh được không? Có người bảo nước mình nhiệt đới gió mùa khí hậu ẩm, miễn đừng tiếp tục phá nữa, triệt để đóng cửa rừng lại như Thủ tướng vừa ra lệnh, sẽ tái sinh được thôi. Tôi có đi hỏi ý kiến một chuyên gia lâm nghiệp hàng đầu, anh ấy hiểu rừng và cây cũng như ta hiểu xã hội và con người. Anh bảo tôi: “Anh ạ, trong rừng không phải cây nào cũng như cây nào đâu, có những cây bình thường, và có những cây nòng cốt. Trong nghề chúng tôi gọi như vậy, tức là tinh hoa của rừng. Nếu ta diệt hết những cây nòng cốt đi rồi, mất hết gen của cây nòng cốt rồi, thì rừng sẽ không tái sinh”. Ở Tây Nguyên lâu, tôi được biết những con người sống gần, đắm đuối với tự nhiên, thường được tự nhiên dạy cho đức minh triết im lặng mà sâu xa. Anh chuyên gia rừng bạn tôi im lặng hồi lâu, rồi chậm rãi, rất chậm rãi, anh nói tiếp, rất nhỏ, như thì thầm: “...Mà anh nghĩ xem, xã hội cũng thế thôi... Có khác đâu...”.
Trong tự nhiên cũng như trong xã hội, có một quy luật về mối quan hệ giữa tinh hoa và đại chúng, như vậy đấy.
Tôi có quen với một người làm lý luận văn học đang ở nước ngoài, cách đây mấy năm anh viết một bài có cái tên rất khiêu khích: Tính đại chúng: kẻ thù của văn học. Trong văn chương, có cái lối được gọi là “thậm xưng”, nghĩa nói quá lên đôi chút để nhấn mạnh hơn một ý đúng. Tên bài viết của anh bạn tôi vừa kể có phần thậm xưng, nhưng nó đã khiến ta giật mình về một điều sai mà vì ngại ngùng này khác bao nhiêu năm ta cứ nghiễm nhiên chấp nhận và để cho nó gây hại. Tôi đồng ý với anh ấy rằng đặt vế “Đại chúng” trong phương châm “Dân tộc, Khoa học, Đại chúng” cho văn hóa là không đúng. Nó đã khiến cho, trong suốt gần thế kỷ, về văn hóa, thay vì phải gắng nâng dần cái đại chúng lên hướng tinh hoa, ta lại ra sức kéo cái tinh hoa xuống tầm đại chúng. Một nền văn hóa, một xã hội không chăm lo xây dựng lớp tinh hoa cho mình, sẽ chìm dần xuống tầm thường và tàn lụi.
Có lẽ trong việc đặt thi môn triết vào đầu kỳ thi tú tài và ra những câu hỏi cật vấn đến cái cao cả trong con người cho những người sắp chính thức bước ra xã hội như những công dân độc lập và tự do như ta đã thấy ở Pháp, là họ tỏ rõ ý hướng đến cái tinh hoa tốt đẹp đó.
Tạo ra và gìn giữ những trí thức tinh hoa cho dân tộc, coi đó là mục tiêu lớn trong khi chăm lo cho số đông, để phục vụ cuộc phục hưng dân tộc sau chiến tranh và đổ nát, là nhiệm vụ của giáo dục.
Đừng quên.

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Dòng chảy nào? (Mênh mông thế sự 54)

Dòng chảy nào? (Mênh mông thế sự 54)

bauxitevnMon 9:37 AM

Tương Lai
Câu nói hồn nhiên, tự tin và đầy thách thức của chú bé vá xe bên đường “Nếu bác tin, tôi sẽ làm cho bác xem, nếu không tin thì là quyền của bác vậy” trong “Về một chuyện vá xe”(*) của Hạ Đình Nguyên vừa gửi qua email gợi lên trong tôi ý nghĩ: một ý tưởng có chiều sâu triết lý đang nằm ngay trên vỉa hè của cuộc đời lam lũ, nhẫn nại kia, chẳng phải đi tìm đâu xa. Vấn đề nằm ở đôi mắt, ở cách nhìn sự việc và dám động não! Đương nhiên, không là cái não trạng đã đóng băng vì những lợi ích nhầy nhụa, nhớp nhúa được khoác bộ áo cách mạng sặc sỡ, hay đã nhão nhoét bởi những giáo điều cũ nát lèn chặt không còn chỗ để tiếp nhận sinh khí của cuộc sống đang bộn bề, bươn chải. 
Từ câu chuyện tình cờ trên đường phố, cây bút Hạ Đình Nguyên đã hạ một lời bình thâm thúy: “Tôi thấy ở câu nói này là cả một xã hội dân sự, bình đẳng, không có áp chế hay độc tài từ cả hai phía”. Không chút màu mè hắn viết mộc mạc, thẳng băng: “Cỡi xe về trên đường mưa lất phất nhẹ, nghĩ đến câu nói của thằng bé thấy vui vui. Nếu tin thì làm được. Nếu mỗi người và cả dân tộc tự tin, không khoán trắng vào giới cầm quyền. Nếu giới cầm quyền tin vào dân tộc, thì độc lập tự do, văn minh bình đẳng ắt sẽ có. Còn như có tư tưởng vay mượn, ỷ lại đâu đó; lại có thói lười nhác, hồ đồ và áp chế thì mọi việc sẽ chẳng tới đâu, kể cả việc vá xe”!

Đọc kỹ, thấy ra được ngòi bút dung dị của Hạ Đình Nguyên thấp thoáng cái vị triết lý vừa nói: “Một ngày qua, tôi đã chạm một chút linh hồn dân tộc qua cuộc đời nhà bác học Trương Vĩnh Ký, qua tấm gương lao động cần mẫn và đứng đắn của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, và qua tính cách một cậu bé vá xe bên đường, quả là một ngày thú vị. Một dòng chảy của lao động chân chính, và một dòng chảy của lao động trá ngụy đang ồn ã đổ xuống như một cơn mưa rào. Từ nay tôi củng cố thêm cho mình niềm tin vào việc mình đang làm.
Đúng thế, chưa lúc nào “mỗi người và cả dân tộc tự tin, không khoán trắng vào giới cầm quyền” lại trở nên bức bách như hiện nay, khi mà những nghịch lý “cầm quyền” với những hành xử đang đặt ra quá nhiều vấn đề, trong đó nổi lên câu hỏi về “dòng chảy”. Đâu là “dòng chảy chân chính và đầu là dòng chảy trá ngụy”? Gợi lên chuyện này vì thật ngẫu nhiên, hình ảnh mà Hạ Đình Nguyên nêu lên lại đụng phải câu nói chát chúa của một bộ hạ của ông Trọng nói về mối quan hệ Việt-Trung qua chuyến đi của ông Tổng Bí thư sang Tàu vừa rồi: “hữu nghị và hợp tác vẫn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước”! Có đúng thế không? 
Thử đưa ra đây vài sự kiện để phân tích xem cái “dòng chảy chính” nói trên là “chân chính” hay “trá ngụy”: 
Ngày 12.1.2017 ngài Tổng Bí thư cưỡi chuyên cơ sang Tàu thì trước đó một ngày, 11.1.2017 trong cuộc họp báo thường kỳ, theo AFP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược nói rằng Bắc Kinh không cần phải thông báo với Việt Nam về những chuyến bay phi pháp vừa bị Việt Nam cảnh cáo vì đó là những hoạt động hàng không quốc gia”, “Các chuyến bay đó không bị ràng buộc bởi Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế và các quy định có liên quan của ICAO, thay vào đó nó nằm trong phạm vi chủ quyền quốc gia”. Có nghĩa là chúng bay trên lãnh thổ chúng ăn cướp được rồi xem đó là vùng “chủ quyền quốc gia” của chúng. Chúng ngang ngược và trịch thượng tuyên bố như vậy khi hai tuần qua, máy bay Trung Quốc đã thực hiện những chuyến bay bất hợp pháp đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Bắc Kinh vừa hoàn tất xây dựng đường băng phi pháp. 
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lớn tiếng cảnh cáo: “Một lần nữa Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc. Đây là hành động xâm phạm một cách nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực; đe dọa an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông… Còn rạch ròi chỉ raHành động của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa; đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002; ảnh hưởng hòa bình, ổn định ở Biển Đông; giảm sự tin cậy chính trị giữa hai nước; tác động tiêu cực đến quan hệ láng giềng và tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc”.
Nhưng đâu chỉ có chuyện máy bay xâm phạm không phận, tàu chiến xâm phạm hải phận chủ quyền của Việt Nam! Trung Quốc đang quyết liệt quân sự hóa Biển Đông. Điều mà Rex Tillerson, tân ngoại trưởng Mỹ ngày 11.1.2017 cảnh báo rằng các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là vô cùng đáng quan ngại” và Bắc Kinh có thể là mối đe dọa cho “nền kinh tế toàn cầu” nếu có quyền áp đặt lối vào vùng biển này. 
Trung Quốc huy động đủ loại đơn vị để nạo vét và cải tạo xây đắp các căn cứ quân sự tại các đảo nhân tạo trên Biển Đông, làm thay đổi nguyên trạng về quân sự và chiến lược tại vùng biển quan trọng này theo cách lấn dần từng bước để tránh nguy cơ đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ. Rồi diễu võ giương oai, cho chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất lượn lờ cùng các máy bay ném bom bay trên các eo biển trong khu vực, vòng quanh Đài Loan rồi hùng hổ tiến về Biển Đông. Theo cách phân tích của các chuyên gia Pháp mà RFI đưa, những chuyện này là nhằm bảo vệ căn cứ tàu ngầm Tam Á (Sanya) trên đảo Hải Nam, bảo đảm cho các tàu ngầm nguyên tử phóng hỏa tiễn có thể được triển khai ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mà không bị phát hiện. Cùng trong toan tính đó, các đảo ở Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc tấn công ăn cướp năm 1974 rồi hợp pháp hóa với việc xây dựng và đặt tên là thành phố Tam Sa. 
Vậy là Trung Quốc đã bằng vũ lực cướp lấy rồi chiếm đóng Hoàng Sa của Việt Nam đã 43 năm. Để biến hành động ăn cướp thành một chuyện đã rồi, Wang Hanling (Vương Hàn Lĩnh), một “học giả Trung Quốc” trắng trợn tuyên bố “Không có gì để đàm phán cả… Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc chưa bao giờ là đề tài tranh chấp và Việt Nam đã thừa nhận điều này trong quá khứ. Thảo luận về nỗ lực hợp tác bảo vệ tài nguyên, tìm kiếm cứu nạn và các việc khác là một chuyện, chủ quyền của Trung Quốc là một chuyện khác”. Vậy thì, hãy “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở Trường Sa, ở khu vực biển đảo của Việt Nam, đó là bài bản của kẻ cướp được phơi ra. Tuyên bố này được đưa ra trước khi bộ sậu của Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc. 
Phản bác lại luận điểu nguy hiểm của bọn xâm lược, tướng Lê Mã Lương đưa ra lời cảnh báo quyết liệt: “Nếu không kiểm soát được vấn đề uy hiếp an ninh lãnh thổ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh dân tộc trong thời gian không xa…Trung Quốc sẽ lấn lướt bằng những hành động nguy hiểm hơn, tần suất nhiều hơn. Sắp tới có thể họ sẽ mở rộng phạm vi xâm phạm vào không phận Việt Nam. Khi đó hậu quả sẽ vô cùng nguy hiểm”. Nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam chỉ ra rất rành mạch: “Sau những phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam, sau những cái bắt tay thân thiết giữa lãnh đạo cấp cao hai nước nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, Trung Quốc vẫn tiếp tục ngang nhiên xâm phạm “chà đạp” lên những cam kết trước đó. Tôi cho rằng, nếu chúng ta thể hiện quan điểm rõ ràng, cứng rắn hơn nữa thì Trung Quốc không dám ngang ngược làm những chuyện “không giống ai” như vậy”. Nếu Lê Mã Lương kịp đọc thông cáo chung Việt-Trung về chuyến sang Tàu lần này của ông Trọng chắc sẽ có thêm dữ liệu để hiểu tại sao Trung Quốc “dám ngang ngược làm những chuyện “không giống ai” mà ông vừa nói. 
Mặc cho những hành động và những tuyên bố ngang ngược “không giống ai” nói trên, “Thông cáo” vẫn thản nhiên viết: “Hai bên khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”“. Vậy là mặc nhiên ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu của ông đã công khai lờ đi việc Trung Quốc dùng vũ lực cướp đoạt và ngang nhiên chiếm đóng Hoàng Sa, hợp pháp hóa một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, để từ nay phần lãnh thổ thiêng liêng mà cha ông ta xây đắp, gìn giữ và để lại cho chúng ta vĩnh viễn thuộc chủ quyền của Trung Quốc chăng? 
Đừng quên rằng, theo luật quốc tế, nếu một nước nào chiếm đóng một đảo mà không quốc gia nào khác lên tiếng thì sau 50 năm Liên Hiệp Quốc sẽ thừa nhận đảo đó thuộc sở hữu của nước đã chiếm đóng. Cũng có nghĩa là nếu Việt Nam không quyết liệt đấu tranh, không kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế thì số phận vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc đang nằm tay bọn xâm lược Trung Quốc sẽ thế nào đây khi mà cái thời hạn 50 năm nói trên chỉ còn có 7 năm nữa? 
Vậy thì, chiểu theo di huấn của tiền nhân, vâng theo chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông thì kẻ nào cần phải bị tru di đây? Đại Việt sử ký toàn thư rành rọt chép lời Vua Thánh Tông nói với quan Thái bảo Lê Cảnh Hưng, người được cử đi đàm phán bang giao và biên giới với nhà Minh vào tháng Tư năm Quý Tị, 1473: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại nên vứt bỏ. Ngươi phải tranh biện, chớ cho họ lấn dần… Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”. 
Nhưng rồi 21 phát đại bác nổ vang chào đón “nguyên thủ quốc gia” khiến ông Trọng ngây ngất phiêu diêu trong cảm hứng tự sướng như dạo nào nay đang lặp lại “mình phải thế nào người ta mới mời chứ” khiến ông bỏ ngoài tai những lời cảnh cáo nói trên. Cũng có thể ù tai vì tiếng súng đại bác chào mừng khiến ông không còn nghe được những lời phẫn nộ lên án kẻ xâm lược cũng như không còn, hay không dám, nghe được lời của tổ tiên răn dạy! 
Nói cho công bằng thì lần này không có những câu mùi mẫn kiểu “Quan hệ Việt-Trung chưa bao giờ tốt đẹp như bây giờ” như năm 2005 ông Trọng, lúc là Chủ tịch Quốc hội, đã từng tuyên bố cho dù lúc ấy 28 ngư dân Việt Nam đang bị tàu chiến giả dạng tàu cá Trung Quốc bắn giết ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam trên Vịnh Bắc Bộ. Hôm nay, những lời mùi mẫn ấy ông dành cho bộ hạ của ông tung hô bằng những lời không thể mùi mẫn hơn về thành công của chuyến đi, nhấn mạnh sự “trọng thị” và “nghi lễ đặc biệt chưa có tiền lệ về tiệc trà Tập mời Trọng” từ miệng Hoàng Bình Quân để khẳng định rằng “hữu nghị và hợp tác vẫn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước” như vừa dẫn. 
Ông và cả bộ sậu của ông quên mất rằng, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, năm 2015 Trung Quốc đã bồi đắp hơn 1.170 ha đất ở khu vực quàn đảo Trường Sa tính đến tháng 6 năm 2015, nhiều hơn 17 lần trong vòng 20 tháng so với tổng cộng đất đai được bồi đắp bởi các quốc gia có tranh chấp trong khu vực trong suốt 40 năm qua. Việt Nam đã để cho Trung Quốc lấn chiếm tại 21 vị trí, trung bình từ 3 đến 27 hải lý (mỗi hải lý dài 1,825 mét). 
Và rồi, mặc dù cuộc đàm phán phân định vào chi tiết vẫn chưa hòan tất, nhưng phía Trung Hoa đã tự đào kiếm dầu và khí đốt trong khu vực và thực hiện nhiều điều phi pháp khác, thế mà “Thông cáo chung” vẫn viết “Hai bên nhất trí làm tốt các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển nàytiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thoả thuận.
Như thế cũng có nghĩa là, phía Việt Nam buộc phải hợp tác, buộc phải bằng lòng để cho Trung Quốc nuôi trồng hải sản bên trong Vịnh Bắc Bộ. Không chỉ thế, còn phải đồng ý phân định vùng biển bên ngoài Vịnh Bắc Bộ để “hợp tác cùng phát triển”. Những cái đó, dưới con mắt ông Trọng và bộ sậu của ông là thể hiện sâu sắc của mối quan hệ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Và đấy cũng chính là cái “dòng chảy chính” trong mối quan hệ Việt-Trung in đậm dấu ấn Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu của ông.
Phải chăng nội dung “16 chữ và 4 tinh thần” được đóng khung ngạo nghễ trong “Thông cáo chung” vừa dẫn ra chính là cái thòng lọng Tập Cận Bình trao cho ông Nguyễn Phú Trọng, “người đồng chí thân thiết cùng chung ý thức hệ với họ Tập” để ông Trọng thực hiện cái sứ mệnh vẻ vang là tròng vào cổ của dân tộc mình. Những “nghi thức trọng thị, những cử chỉ thân tình” mà Tập dành cho Trọng có chăng chỉ đánh lừa những ai mà đầu óc đã mụ mẫm hoặc lú lẫn để không thấy ra chiêu trò mẹ mìn quá lộ liễu khi mà họ Tập quyết trói chặt những thế lực đang thao túng bộ máy quyền lực ở Việt Nam trong vòng tay của Trung Quốc, kìm một dân tộc vốn chưa hề biết khuất phục kẻ thù phương Bắc trong vòng lạc hậu, trì trệ, chia rẽ, phân tán để không còn đủ sức chống trả những toan tính bẩn thỉu và thâm hiểm, mà chỉ có thể cam phận chư hầu. Môt chư hầu kiểu mới, vì như Thông cáo chung gợi ra “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung”! 
Đây là nhắc lại và phát triển thêm lời của Tập Cận Bình nói trong dịp Đinh Thế Huynh sang thăm Trung Quốc tháng 10. 2016 “hai nước là một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai”. Mùi mẫn và khăng khít quá. Khi đã là cùng trong “một cộng đồng”, có cùng một “vận mệnh chung” và “cùng chia sẻ tương lai” thì Việt Nam đã là một ngôi sao vừa mới bổ sung vào 4 ngôi sao nhỏ thành 5 ngôi sao đang quây quần quanh một ngôi sao lớn Đại Hán! 
clip_image002clip_image004
Xin đừng quên rằng, ai đó đã nhiều lần dụng ý trương lá cờ 6 ngôi sao, 1 sao lớn và 5 sao nhỏ này lên rất nhiều nơi, trong nhiều dịp long trọng khác nhau, thậm chí lá cờ 6 sao này đã có lần được đóng khung trên tấm phông làm nền dựng phía sau người phát thanh viên đang truyền tin, đập thẳng vào mắt triệu triệu khán, thính giả bản tin VTV1của Đài Truyền hình Việt Nam, trao vào tay các cháu bé Việt Nam những lá cờ nhục nhã đó để các cháu hồn nhiên vẫy chào kẻ đến cướp nước mình như những tấm hình trên đây! 
Thế là thông cáo chung 2017 lần này, sau 17 năm đã có một “bước tiến mới” với “nội dung mới” so với “nguyên tắc độc lập tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” trong Tuyên bố chung Việt Nam và Trung Quốc năm 2000! 
Chẳng thế mà, để khăng khít và đồng hóa vào trong “một cộng đồng”, cùng một “tương lai”, cùng chung “vận mệnh” nên xin bãi bỏ nghi lễ ngoại giao tối thiểu: Trong các buổi quan chức Trung Quốc tiếp phái đoàn Việt Nam thì trước mặt những quan khách Việt Nam, từ Tổng Bí thư cho đến tất tần tật, những tấm biển ghi “quý tính đại danh” đều viết toàn chữ Tàu chẳng cần ghi chữ Việt. Hảo, hảo, hiểu nhau quá mà, cho nên không có một quan chức Việt Nam nào từ Tổng Bí thư trở xuống có chút phản ứng nào tỏ ra biết gìn giữ thể diện quốc gia! Phải nói thêm cho rõ rằng, trước đây, hiện tượng này đã diễn ra. Người viết chỉ nhớ rõ trường hợp Trung Quốc tiếp Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh với cái biển ghi chữ Tàu trước mặt. Chuyện này đã nhận được phản ứng dữ dội của báo mạng trước đây chứ không phải chỉ mới diễn ra sau 21 phát đại bác chào mừng “nguyên thủ quốc gia” sang diện kiến lần này! 
clip_image006clip_image008
Thôi thì cứ cho là các quan chức nhà ta vô tư hồn nhiên, lại chỉ dồn sức nghĩ việc lớn, không thèm để ý đến chuyện vặt, lại cũng không đọc được tiếng Tàu, dù có thế, thì giờ đây cũng phải thấy cho ra chiêu võ Tàu “truyền thống” thâm hiểm và tráo trở này. 
Không nghi ngờ gì nữa, những gì đang diễn ra đúng là một dòng chảy chính, “dòng chảy trá ngụy đang ồn ã đổ xuống như một cơn mưa rào” mà ngòi bút kia miêu tả. Chao ôi, làm sao để “mỗi người và cả dân tộc tự tin, không khoán trắng vào giới cầm quyền” như cây bút Hạ Đình Nguyên mong mỏi đây? 
Không có cách nào khác, hãy khơi dậy truyền thống quật cường bất khuất của dân tộc, khơi dậy ý chí đánh giặc cứu nước, ghi vào cánh tay hai chữ “Sát Thát’ như quân dân dời Trần đã làm, không biến Hội trường mang tên Diên Hồng thành nơi lĩnh chiếu chỉ của thiên triều và cúi mọp đầu vâng chịu nhục nhã ngước nhìn đại diện thiên triều đến “dự khán” nơi các đại biểu của dân bàn việc nước tại “Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”! 
Bỗng nhớ đến câu nói của Các Mác: “Hãy làm cho sự nhục nhã càng thêm nhục nhã bằng cách công bố nó lên”! Đó là lý do tôi viết vội bài này kịp đưa lên mạng trước khi đến chùa để thắp nén hương tưởng nhớ nhân ngày Giỗ Lê Hiếu Đằng, người chiến sĩ yêu nước với ý chí quật cường, bất khuất vô cùng quý mến của chúng tôi. 
clip_image010clip_image012clip_image014
22.1.2017
T. L.
__________ 
* Bài “Về một chuyện vá xe” được BVN đăng tảidựa theo bài trên FB Quang Nguyen từ ngày 18/1/2017 (BVN chú thích). 
Tác giả gửi BVN.