Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Trịnh Xuân Thanh bị bắt tại Ba Lan


Trịnh Xuân Thanh bị bắt tại Ba Lan

Nhân chứng người Việt có mặt tại sở Ngoại Kiều nói, ông Thanh vào phòng lấy thẻ chừng 10 phút thì cảnh sát ập tới

0
479

    

TXT trên đường phố Warsaw
Tối qua 31/03/2017, kênh truyền hình TVN24 của Ba Lan đã đưa tin về việc bắt giữ một người đàn ông 51 tuổi mang quốc tịch Việt Nam. Mặc dù mặt của người đàn ông này đã được làm nhòe, nhưng nếu quan sát kỹ, vẫn có thể nhận ra những nét nhất định.
Nguồn tin riêng của Đàn Chim Việt cho hay, người bị bắt chính là Trịnh Xuân Thanh.
Cách đây 2 tháng ông Thanh đã nộp giấy tờ xin thẻ cư trú ở Ba Lan. Tất cả những người làm thủ tục này đều phải chụp ảnh và lấy dấu vân tay.
Ông Thanh bị bắt chiều qua khi tới sở Ngoại Kiều Warsaw nhận thẻ cư trú.
Nhân chứng người Việt có mặt tại sở Ngoại Kiều nói, ông Thanh vào phòng lấy thẻ chừng 10 phút, thì cảnh sát ập tới. Hiện chưa rõ việc bắt giữ này có liên quan tới lệnh truy nã mà cơ quan điều tra Việt Nam phát đi hay không.
Trịnh Xuân Thanh từng được cho là đã có mặt ở chùa Nhân Hòa (Ba Lan) cách đây vài tháng. Một bạn đọc của Đàn Chim Việt cũng gửi tới bức ảnh Thanh đang đi trên đường phố ở trung tâm Warsaw.

Phát ngôn viên cảnh sát Mariusz Ciarka

Phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát, ông Mariusz Ciarka cho biết, cơ quan điều tra Ba Lan sẽ liên hệ với Việt Nam để chính thức đưa ra thông báo vào đầu tuần tới. Tuy nhiên ông cũng bật mí, người bị bắt là 1 nhân vật ‘rất quan trọng’.
Trong 2 năm trở lại đây, Ba Lan là nơi dễ hợp thức hóa cư trú nhất trong Liên minh châu Âu (EU). Chính vì vậy, quốc gia này trở thành điểm đến cho những công dân Việt Nam đi du lịch, thăm thân hay công tác. Chỉ cần một vài thủ tục nhất định và một khoảng thời gian chờ đợi là có thể nhận được thẻ 3 năm, có giá trị đi lại và cư trú trong toàn EU.
Lợi dụng điều này, nhiều quan chức và giới showbiz đã tranh thủ làm thẻ tại Ba Lan khi qua công tác châu Âu.
Trịnh Xuân Thanh được cho là đã trốn khỏi Việt Nam vào mùa hè năm ngóai. Tháng 9/2016 Việt Nam chính thức phát lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh về tội ‘làm thất thoát 3000 tỉ’ thời kỳ ông là lãnh đạo Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC).
Liên quan tới vụ việc, tháng 2 vừa qua, cơ quan điều tra Việt Nam đã khởi tố thêm 5 người nữa và kỷ luật 2 thứ trưởng.
Hiện chưa rõ Thanh có bị dẫn độ hay không. Giữa Ba Lan và Việt Nam có những khác biệt về luật pháp, Ba Lan không có án tử hình và luôn phản đối những bản án như vậy. Nên, nếu các luật sư chứng minh sự nguy hiểm tới tính mạng của đương sự khi về Việt Nam, thì việc dẫn độ sẽ không thể xảy ra.
Thông tin sẽ tiếp tục được cập nhật.

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Nghịch lý Quan hệ Việt-Mỹ: Di sản Chiến tranh hay Hậu Lịch sử

Nghịch lý Quan hệ Việt-Mỹ: Di sản Chiến tranh hay Hậu Lịch sử

bauxitevnThu 8:14 AM

Nguyễn Quang Dy
“Chúng ta phải tìm cách làm thay đổi các định kiến, làm cho những gì quen thuộc trở thành xa lạ… làm cho giới trẻ lạc hướng và giúp họ tìm cách định hướng lại mình…” (Drew Gilpin Faust, Chủ tịch Harvard, Diễn văn Khai giảng năm 2009). 
Khi Drew Gilpin Faust lên thay Larry Summers làm chủ tịch Harvard (năm 2007) vì phát ngôn của ông ấy bị coi là xúc phạm phụ nữ, nhiều người cho rằng sự thay đổi đó là vì lý do chính trị. Nhưng khi đọc bài diễn văn của bà Faust (năm 2009) tôi rất ấn tượng bởi kiến giải của bà ấy, phản ánh sự thay đổi mạnh trong tư duy giáo dục Mỹ.  
Nay đọc xong bài diễn văn mới của Drew Gilpin Faust (Hệ quả: Chiến tranh, Ký ức và Lịch sử, Saigon, 23/3/2017), tôi cảm thấy băn khoăn, không phải vì Stephen Bannon là sản phẩm của trường Kinh doanh Harvard. Lẽ ra tôi phải cảm thấy phấn khởi vì bà Faust là chủ tịch Harvard đầu tiên đến thăm Việt Nam nơi có trường Đại học Fulbright (FUV) cũng như FETP. Tuy đã có ba Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam từ sau chiến tranh (Bill Clinton năm 2000, George Bush năm 2006, Barrack Obama tháng 5/2016), nhưng chưa có chủ tịch Harvard nào đến đây, tuy giáo dục là chìa khóa cho tương lai quan hệ Việt-Mỹ.  

Năm ngoái, khi tổng thống Obama đến thăm Việt Nam và chính thức khai trương trường Đại học Fulbright, có Ngoại trưởng John Kerry tháp tùng, mà không có chủ tịch Harvard, tuy FUV cũng như FETP là dự án được đồng bảo trợ và quản trị bởi trường JFK của Harvard hơn hai chục năm qua. Dù sao thì muộn còn hơn không! Tuy bài diễn văn của chủ tịch Harvard đề cập đến mối liên quan giữa Việt Nam và Mỹ (vì di sản chiến tranh), chuyến thăm Việt Nam của bà là một phần của chuyến thăm khu vực, bao gồm tham dự sự kiện gây quỹ Harvard tại Singapore trước đó và chương trình thăm Hong Kong sau đó.    
Câu chuyện hợp tác đào tạo Việt-Mỹ bắt đầu cách đây gần ba thập kỷ khi Tom Vallely sáng lập Vietnam Program (tại Harvard, 1989) và lập ra trường FETP (tại Saigon, 1994) như một chương trình hợp tác giữa trường JFK của Harvard và trường Đại học Kinh tế Saigon. Nay, trường Đại học Fulbright Vietnam (FUV) sắp trở thành “trường Đại học tư thục phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam” dựa trên các nguyên tắc “chịu trách nhiệm giải trình, dựa trên năng lực, minh bạch, tự quản, tôn trọng lẫn nhau và cởi mở về nghiên cứu”, được tài trợ bởi quỹ ủy thác “Trust for University Innovation Vietnam” (tại Massachusetts). 
Nếu giáo dục thực sự là chìa khóa cho tương lai, thì FETP chính là tiền đề cho ý tưởng lập ra trường Đại học Fulbright Vietnam, với sự ủng hộ cao của ngoại trưởng John Kerry và tổng thống Barrack Obama.Tuy nhiên, những người ủng hộ FETP (và FUV) hiểu rõ khó khăn thế nào để duy trì hoạt động của dự án FETP trước những ý định muốn loại bỏ nó (vì lo ngại “âm mưu diễn biến hòa bình”). Trong khi Vietnam Program và FETP cuối cùng đạt được mục tiêu, thì VEF không thành công (phải chuyển quỹ cho FUV). Mục tiêu của VEF là bảo trợ cho một trung tâm khoa học hàng đầu tại Việt Nam (chứ không chỉ cấp học bổng). Dù sao, ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam sang Mỹ du học. Nhưng tại sao nhiều người sau đó không muốn quay về Việt Nam, dẫn đến chảy máu chất xám ngày một nhiều?     
Chỉ từ tháng 7 đến tháng 11/2015, số sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã tăng lên 18,9%, chỉ sau India (20,7%) và China (19,4%), làm tổng số sinh viên Việt Nam tại Mỹ tăng lên 28.883 người (năm 2016). Việt Nam đứng thứ 6 trong số các nước có sinh viên đông nhất tại Mỹ, và Mỹ đã vượt qua Australia (có 28.524 sinh viên Việt). Tuy sinh viên Việt đã có tại 50 bang của Mỹ, nhưng 10 bang có số sinh viên Việt đông nhất là California, Texas, Washington, Massachusetts, New York, Pennsylvania, Florida, Virginia, Illinois and Georgia. Số sinh viên Việt tại 10 bang này là 20.797, chiếm 72% tổng số sinh viên Việt tại Mỹ.  
Là một nhà sử học, bà chủ tịch Harvard đã dành nhiều thời gian nói về Nội chiến Mỹ trong mối liên quan đến Việt Nam và những bài học lịch sử. Bà đã đúng khi đề cập đến Việt Nam như “Một đất nước, chứ không phải một cuộc chiến ” với “tất cả sự phức hợp, vẻ đẹp, lịch sử, sống động và đầy triển vọng”, trong khi thừa nhận Việt Nam đã ấn định thảm kịch của thời đại đó, khi 3 triệu tấn bom đạn và 11 triệu thùng chất độc diệt cỏ đã được ném xuống đó, nơi 58.220 lính Mỹ, và 3 triệu người Việt, cả quân sự và dân sự, đã chết.   
Đến tận bây giờ, bóng ma Việt Nam vẫn còn sống, đang ám ảnh cả người Mỹ và người Việt. Hơn bốn thập kỷ sau cuộc chiến tranh, di sản Việt Nam vẫn hủy hoại sự nghiệp chính trị của những người như Bob Kerrey (là chủ tịch FUV), và làm cho hòa giải giữa người Việt với nhau còn khó hơn nhiều so với giữa Việt Nam và Mỹ. Bà chủ tịch Harvard nói lịch sử “giúp chúng ta đối mặt với những bóng ma và quỷ sứ mà thảm kịch của quá khứ đã để lại di sản cho chúng ta đến tận bây giờ. Nó soi sáng sự mù quáng và tàn bạo đã tạo ra chiến tranh, và giúp chúng ta nỗ lực vì hòa bình”.  Trong cùng bài diễn văn đó, bà Faust nhận xét, “Cuối cùng, chúng ta quay lại với từ “Veritas” – là cam kết của Harvard sẽ sử dụng tri thức và nghiên cứu để nhìn thấu những ảo tưởng, sự lừa dối, định kiến, và lòng vị kỷ. Sự thật sẽ đến cùng với những khám khá khoa học không bị trói buộc bởi ý thức hệ và chính trị…” 
Tôi tin sẽ có ý nghĩa hơn nếu bà chủ tịch Harvard dành nhiều thời gian hơn để nói về tương lai quan hệ giữa hai nước, nay đang đứng trước những thách thức không phải chỉ từ di sản của chiến tranh trong quá khứ (mà người ta đã quen) mà còn từ nghịch lý của “hậu Lịch sử” và Trumpism (mà nhiều người còn bị bất ngờ). Không ai biết rõ điều gì đang diễn ra trong Nhà Trắng lúc này, và những hệ quả không lường trước.  
Tuy hai quốc gia cựu thù đã bình thường hóa quan hệ từ năm 1995, nhưng họ mới hoàn tất  quá trình đó năm ngoái khi tổng thống Obama bỏ cấm vận vũ khí và chính thức khai trương Đại học Fulbright. Đó là động tác tượng trưng ủng hộ Việt Nam đang bị đè bởi cái bóng đen hiếu chiến của con rồng Trung Quốc, đang quyết thống trị Biển Đông. Nay không ai biết rõ làm thế nào để ngăn cản Trung Quốc biến vùng biển này thành cái ao của họ, trước định hướng chính sách khó lường của chính quyền Trump về Trung quốc và Đông Á. 
Lịch sử đang lặp lại và thế giới “hậu Lịch sử” đang đổ vỡ, làm xổng những bóng ma của quá khứ từ các hầm mộ. Trong khi quan hệ chính trị giữa hai chính phủ có thể biến động khó lường, quan hệ văn hóa giáo dục giữa hai quốc gia thường bền vững sống lâu hơn các chính phủ đang cầm quyền, vượt qua ý thức hệ và trò chơi chính trị. Nhưng quy luật “hệ quả không định trước” sẽ phát huy tác dụng chỉ khi nào hai cựu thù của cuộc chiến sai lầm biết cách biến gánh nặng quá khứ thành lợi thế tương lai, cho một thế giới tốt đẹp hơn. 
28/3/2017
N.Q.D. 

Nghịch lý Quan hệ Việt-Mỹ: Di sản Chiến tranh hay Hậu Lịch sử

bauxitevnThu 8:14 AM

Nguyễn Quang Dy
“Chúng ta phải tìm cách làm thay đổi các định kiến, làm cho những gì quen thuộc trở thành xa lạ… làm cho giới trẻ lạc hướng và giúp họ tìm cách định hướng lại mình…” (Drew Gilpin Faust, Chủ tịch Harvard, Diễn văn Khai giảng năm 2009). 
Khi Drew Gilpin Faust lên thay Larry Summers làm chủ tịch Harvard (năm 2007) vì phát ngôn của ông ấy bị coi là xúc phạm phụ nữ, nhiều người cho rằng sự thay đổi đó là vì lý do chính trị. Nhưng khi đọc bài diễn văn của bà Faust (năm 2009) tôi rất ấn tượng bởi kiến giải của bà ấy, phản ánh sự thay đổi mạnh trong tư duy giáo dục Mỹ.  
Nay đọc xong bài diễn văn mới của Drew Gilpin Faust (Hệ quả: Chiến tranh, Ký ức và Lịch sử, Saigon, 23/3/2017), tôi cảm thấy băn khoăn, không phải vì Stephen Bannon là sản phẩm của trường Kinh doanh Harvard. Lẽ ra tôi phải cảm thấy phấn khởi vì bà Faust là chủ tịch Harvard đầu tiên đến thăm Việt Nam nơi có trường Đại học Fulbright (FUV) cũng như FETP. Tuy đã có ba Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam từ sau chiến tranh (Bill Clinton năm 2000, George Bush năm 2006, Barrack Obama tháng 5/2016), nhưng chưa có chủ tịch Harvard nào đến đây, tuy giáo dục là chìa khóa cho tương lai quan hệ Việt-Mỹ.  
Năm ngoái, khi tổng thống Obama đến thăm Việt Nam và chính thức khai trương trường Đại học Fulbright, có Ngoại trưởng John Kerry tháp tùng, mà không có chủ tịch Harvard, tuy FUV cũng như FETP là dự án được đồng bảo trợ và quản trị bởi trường JFK của Harvard hơn hai chục năm qua. Dù sao thì muộn còn hơn không! Tuy bài diễn văn của chủ tịch Harvard đề cập đến mối liên quan giữa Việt Nam và Mỹ (vì di sản chiến tranh), chuyến thăm Việt Nam của bà là một phần của chuyến thăm khu vực, bao gồm tham dự sự kiện gây quỹ Harvard tại Singapore trước đó và chương trình thăm Hong Kong sau đó.    
Câu chuyện hợp tác đào tạo Việt-Mỹ bắt đầu cách đây gần ba thập kỷ khi Tom Vallely sáng lập Vietnam Program (tại Harvard, 1989) và lập ra trường FETP (tại Saigon, 1994) như một chương trình hợp tác giữa trường JFK của Harvard và trường Đại học Kinh tế Saigon. Nay, trường Đại học Fulbright Vietnam (FUV) sắp trở thành “trường Đại học tư thục phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam” dựa trên các nguyên tắc “chịu trách nhiệm giải trình, dựa trên năng lực, minh bạch, tự quản, tôn trọng lẫn nhau và cởi mở về nghiên cứu”, được tài trợ bởi quỹ ủy thác “Trust for University Innovation Vietnam” (tại Massachusetts). 
Nếu giáo dục thực sự là chìa khóa cho tương lai, thì FETP chính là tiền đề cho ý tưởng lập ra trường Đại học Fulbright Vietnam, với sự ủng hộ cao của ngoại trưởng John Kerry và tổng thống Barrack Obama.Tuy nhiên, những người ủng hộ FETP (và FUV) hiểu rõ khó khăn thế nào để duy trì hoạt động của dự án FETP trước những ý định muốn loại bỏ nó (vì lo ngại “âm mưu diễn biến hòa bình”). Trong khi Vietnam Program và FETP cuối cùng đạt được mục tiêu, thì VEF không thành công (phải chuyển quỹ cho FUV). Mục tiêu của VEF là bảo trợ cho một trung tâm khoa học hàng đầu tại Việt Nam (chứ không chỉ cấp học bổng). Dù sao, ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam sang Mỹ du học. Nhưng tại sao nhiều người sau đó không muốn quay về Việt Nam, dẫn đến chảy máu chất xám ngày một nhiều?     
Chỉ từ tháng 7 đến tháng 11/2015, số sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã tăng lên 18,9%, chỉ sau India (20,7%) và China (19,4%), làm tổng số sinh viên Việt Nam tại Mỹ tăng lên 28.883 người (năm 2016). Việt Nam đứng thứ 6 trong số các nước có sinh viên đông nhất tại Mỹ, và Mỹ đã vượt qua Australia (có 28.524 sinh viên Việt). Tuy sinh viên Việt đã có tại 50 bang của Mỹ, nhưng 10 bang có số sinh viên Việt đông nhất là California, Texas, Washington, Massachusetts, New York, Pennsylvania, Florida, Virginia, Illinois and Georgia. Số sinh viên Việt tại 10 bang này là 20.797, chiếm 72% tổng số sinh viên Việt tại Mỹ.  
Là một nhà sử học, bà chủ tịch Harvard đã dành nhiều thời gian nói về Nội chiến Mỹ trong mối liên quan đến Việt Nam và những bài học lịch sử. Bà đã đúng khi đề cập đến Việt Nam như “Một đất nước, chứ không phải một cuộc chiến ” với “tất cả sự phức hợp, vẻ đẹp, lịch sử, sống động và đầy triển vọng”, trong khi thừa nhận Việt Nam đã ấn định thảm kịch của thời đại đó, khi 3 triệu tấn bom đạn và 11 triệu thùng chất độc diệt cỏ đã được ném xuống đó, nơi 58.220 lính Mỹ, và 3 triệu người Việt, cả quân sự và dân sự, đã chết.   
Đến tận bây giờ, bóng ma Việt Nam vẫn còn sống, đang ám ảnh cả người Mỹ và người Việt. Hơn bốn thập kỷ sau cuộc chiến tranh, di sản Việt Nam vẫn hủy hoại sự nghiệp chính trị của những người như Bob Kerrey (là chủ tịch FUV), và làm cho hòa giải giữa người Việt với nhau còn khó hơn nhiều so với giữa Việt Nam và Mỹ. Bà chủ tịch Harvard nói lịch sử “giúp chúng ta đối mặt với những bóng ma và quỷ sứ mà thảm kịch của quá khứ đã để lại di sản cho chúng ta đến tận bây giờ. Nó soi sáng sự mù quáng và tàn bạo đã tạo ra chiến tranh, và giúp chúng ta nỗ lực vì hòa bình”.  Trong cùng bài diễn văn đó, bà Faust nhận xét, “Cuối cùng, chúng ta quay lại với từ “Veritas” – là cam kết của Harvard sẽ sử dụng tri thức và nghiên cứu để nhìn thấu những ảo tưởng, sự lừa dối, định kiến, và lòng vị kỷ. Sự thật sẽ đến cùng với những khám khá khoa học không bị trói buộc bởi ý thức hệ và chính trị…” 
Tôi tin sẽ có ý nghĩa hơn nếu bà chủ tịch Harvard dành nhiều thời gian hơn để nói về tương lai quan hệ giữa hai nước, nay đang đứng trước những thách thức không phải chỉ từ di sản của chiến tranh trong quá khứ (mà người ta đã quen) mà còn từ nghịch lý của “hậu Lịch sử” và Trumpism (mà nhiều người còn bị bất ngờ). Không ai biết rõ điều gì đang diễn ra trong Nhà Trắng lúc này, và những hệ quả không lường trước.  
Tuy hai quốc gia cựu thù đã bình thường hóa quan hệ từ năm 1995, nhưng họ mới hoàn tất  quá trình đó năm ngoái khi tổng thống Obama bỏ cấm vận vũ khí và chính thức khai trương Đại học Fulbright. Đó là động tác tượng trưng ủng hộ Việt Nam đang bị đè bởi cái bóng đen hiếu chiến của con rồng Trung Quốc, đang quyết thống trị Biển Đông. Nay không ai biết rõ làm thế nào để ngăn cản Trung Quốc biến vùng biển này thành cái ao của họ, trước định hướng chính sách khó lường của chính quyền Trump về Trung quốc và Đông Á. 
Lịch sử đang lặp lại và thế giới “hậu Lịch sử” đang đổ vỡ, làm xổng những bóng ma của quá khứ từ các hầm mộ. Trong khi quan hệ chính trị giữa hai chính phủ có thể biến động khó lường, quan hệ văn hóa giáo dục giữa hai quốc gia thường bền vững sống lâu hơn các chính phủ đang cầm quyền, vượt qua ý thức hệ và trò chơi chính trị. Nhưng quy luật “hệ quả không định trước” sẽ phát huy tác dụng chỉ khi nào hai cựu thù của cuộc chiến sai lầm biết cách biến gánh nặng quá khứ thành lợi thế tương lai, cho một thế giới tốt đẹp hơn. 
28/3/2017
N.Q.D. 

Blogger Mẹ Nấm được giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm của Hoa Kỳ

Blogger Mẹ Nấm được giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm của Hoa Kỳ

bauxitevnThu 8:07 AM

RFA
clip_image002
Blogger Mẹ Nấm cùng hai con. Photo courtesy of danlambao
Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 29 tháng 3 được chính thức trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm năm 2017.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết đúng vào lúc 11 giờ sáng ở thủ đô Washington DC, tức 10 giờ tối giờ Việt Nam, đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump và thứ trưởng ngoại giao phụ trách Chính trị sự vụ, Thomas Shannon sẽ chủ trì buổi lễ vinh danh, trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm năm nay. Trong số những người được trao giải có blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam. 
Giải thưởng được nói nhằm tôn vinh những phụ nữ tỏ rõ lòng can đảm, nghị lực và khả năng lãnh đạo trong công cuộc giúp tăng tiến cuộc sống của những người khác. 
Dịp trao giải là cơ hội đặc biệt nhằm thu hút quan tâm của quốc tế và hỗ trợ cho những phụ nữ dám hy sinh cuộc sống và an nguy bản thân vì sự tiến bộ của cộng đồng. 
Sau khi nghe tin blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh với giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Dũng Cảm năm nay, bà Nguyễn thị Tuyết Lan, thân mẫu của blogger Mẹ Nấm, vào chiều 29 tháng 3 cho Đài Á Châu Tự Do biết cảm nghĩ của bà: 
“Tôi nghe tin này là từ sáng, nhưng tôi rất dè dặt vì không biết có phải là sự thật hay không; nhưng khi tôi đọc được từ đường link trên Facebook của ông Ted Osius thì tôi cũng như mọi người chắc chắn không kìm được cảm xúc vì tôi thấy đó là một vinh dự cho gia đình. Và trong lòng tôi không đè nén được nổi cảm xúc thương con vô bờ bến vì con đường mà con tôi đi vô cùng gian nan, chịu nhiều đắng cay khổ nhục mà không thể kể bằng lời được”.
Giải thưởng Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm ra đời vào năm 2007, từ đó đến nay Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh hơn 100 phụ nữ dũng cảm của hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới. 
Vào năm 2013, cựu tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần, chủ trang blog ‘Sự Thật & Công lý’, được trao giải này. Hiện bà đang phải sống lưu vong ở Hoa Kỳ. 
clip_image004
Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa bắt vào ngày 10/10/2016. Screen captured.
Vào ngày 10 tháng 10 năm ngoái, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa bắt sau khi cô cùng mẹ của facebooker Nguyễn Hữu Quốc Duy đang thụ án tù tại Trại Sông Lô, tỉnh Khánh Hòa đến đòi quyền được thăm nuôi tù nhân lương tâm này. 
Cơ quan chức năng đưa lệnh bắt blogger Mẹ Nấm với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam’. 
Lần đầu tiên cô bị bắt 10 ngày để thẩm vấn là vào tháng 9 năm 2009 khi đưa ra những áo thun có in dòng chữ phản đối Trung Quốc xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; cũng như phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên hủy hoại môi trường. 
Cô từng bị lực lượng công an và an ninh bắt giữ và làm việc nhiều lần, như vào tháng 5 năm 2013 sau khi phát Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền và bóng bay ghi dòng chữ ‘Quyền của con người phải được tôn trọng’. Nhóm của cô cũng bị tạm giữ vào tháng tư năm 2014 trước khi có thể thực hiện cuộc thảo luận với chủ đề ‘Công ước Chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an’. Trong năm 2015, 2016 blooger Mẹ Nấm tham gia một số cuộc biểu tình và cũng bị bắt, bị đánh như trong các cuộc biểu tình đòi tự do cho các tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn Ngọc Già và phản đối Formosa gây thảm họa môi trường cá chết… 
Cô cũng từng bị ngăn chặn không cho rời khỏi Nha Trang trong một số dịp. Cô bị ngăn không cho xuất cảnh vào giữa tháng 12 năm 2013. 
Cô là một trong những thành viên sáng lập ra Mạng lưới Blogger Việt Nam. 

Nghĩ về “Đề án trẻ hóa đội ngũ cán bộ” của nhà cầm quyền Đà Nẵng

Nghĩ về “Đề án trẻ hóa đội ngũ cán bộ” của nhà cầm quyền Đà Nẵng

bauxitevnWed 7:50 AM

Thiện Tùng
An Nguyên có bài Đà Nẵng động viên cán bộ lớn tuổi nghỉ hưu trước tuổi, nhường vị trí cho cán bộ trẻ”. Bài nầy được đăng trên Giáo Dục Việt Nam (GDVN) hôm 15/2/2017*. An Nguyên chỉ trích dẫn có lớp lang mang tính chất thông tin đơn thuần, không hề bình luận. 
Bí thư Thành ủy Đà Nẳng Nguyễn Xuân Anh vừa ký duyệt Đề án mang số 6575/QĐTU: “Đề án xây dựng và tạo nguồn cán bộ trẻ đảm nhiệm các chức danh thuộc diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý và cán bộ chủ chốt thành phố đến năm 2025 và những năm tiếp theo” . 
clip_image002

clip_image004
Nguyễn Xuân Anh BT Đà Nẵng Trung tâm Hành chính Đà Nẵng
Đề án trẻ hóa đội ngũ cán bộ của Thành ủy Đà Nẵng nghe qua có vẻ cấp tiến, nhưng phần lý giải và phương pháp tiến hành có gì đó không ổn. Người viết xin trích dẫn, phân tích một số đoạn thuộc bản chất của đề án nầy theo cảm nhận chủ quan (chữ nghiêng là trích): 
“Cán bộ trẻ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn thấp nên có chính sách động viên cán bộ lớn tuổi nghỉ hưu trước tuổi, nhường vị trí cho cán bộ trẻ”. Có câuGừng càng già càng cay”. Các nước, đối với quan chức, người ta không quan tâm mấy về tuổi tác, chú trọng tài đức, ai không làm tốt trách nhiệm thì bị cách chức, không phân biệt tuổi tác. Còn Việt Nam ta dường như ngược lại, xem nhẹ về tài đức mà cứ chăm bẩm vào tuổi tác, có động cơ gì trong việc nầy không? Động viên cán bộ nghỉ hưu trước tuổi quy định, nhường vị trí cho cán bộ trẻ có phải là để giảm biên chế, đỡ hao tốn? Người viết cho là không phải, chỉ thêm phí phạm: ngoài lãng phí chất xám, ngân sách phải trả lương hơn gấp đôi - cho người về hưu và người kế nhiệm. Hơn nữa, theo chính sách hiện hành, phải trả tiền bù cho người về hưu những năm tháng họ nghỉ trước tuổi. Nếu không có động cơ gì khác, thay vì giữ họ tại vị để trao đổi qua lại giữa sắp đi/đến có hơn không? Khi hết hạn tuổi họ tự cáo quan, hồi quê có vui vẻ hơn không? 
“Thời gian qua, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố (Đà Nẳng) phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, với tổng số 27.692 người”TP Đà Nẳng chỉ có 1,047 triệu dân gồm cả nam phụ lão ấu và bộ máy cầm quyền (tính thời điểm 2015) mà cán bộ, công viên chức có đến 27.692 người – Tính quân bình tỷ lệ 1 cán bộ công chức cai quản chỉ non 40 dân (1/40), đó là chưa tính Quân đội, Công an. Thử hỏi, việc gì mà cần nhiều đến thế? Phải chăng do quan chức chia nhau cơ cấu con em, thân bằng quyến thuộc mình vào đây ngồi chơi xơi nước, bắt dân đóng thuế nuôi? 
“Một số cán bộ trẻ thiếu rèn luyện hoặc tự mãn, ỷ lại khi được quy hoạch”Chúng là con cháu… những ai? Ai quy hoạch, cơ cấu chúng vào ghế quan? Nếu không phải con em quan chức quyền uy thì tại sao chúng dám lười biếng không rèn luyện, tự mãn, ỷ lại như thế? Tiện đây người viết xin kể chuyện thật như đùa để cùng gẫm xem nên cười hay mếu: 
Thời chiến, ông Hai Lý, trưởng Ban Tuyên Huấn tỉnh An Giang, có người con học trường Bổ túc Công Nông. Hắn ta lười học, mê chơi, bè bạn nhắc: “Mầy không rán học để sau nầy kế nghiệp bác Hai”. Nó nói tỉnh queo: “Cha tao làm Tỉnh ủy, tao không học nữa cũng làm Tỉnh ủy”. 
“Công tác phát triển cán bộ trẻ được đầu tư đến cấp cơ sở. Trong nhiệm kỳ, mỗi cấp ủy viên phải tiến cử ít nhất một cán bộ để đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt. Lãnh đạo các cơ quan tiến hành tiến cử cán bộ, đồng thời chọn lựa bổ sung cán bộ thay thế”. Không “bật đèn”mà nhiều nơi còn kéo con cái, dòng tộc của mình vào bộ máy công quyền gây biết bao tai họa, Đà Nẵng “bật đèn” chắc rồi đây không có cái tệ nào hơn?! 
Nếu ai hỏi tôi có ngạc nhiên về “đề án trẻ hóa cán bộ” của Đà Nẵng không? Tôi sẽ trả lời không. Bởi vì đó chỉ là cái cớ của việc mua quan bán chức, cái cớ để tiến cử thái tử đỏ…, cả nước đã và đang làm. Sở dĩ Đà Nẵng vội vàng hơn cả vì, vừa qua, thành phố “Đáng sống” nầy đã sơ hở, để “kẻ xấu” chui vào nội bộ “vạch lá tìm sâu”, tố tụng đủ điều, gây bất an cho việc “ổn định để phát triển”. Vì lẽ đó, lãnh đạo Thành ủy, theo nghị quyết Hội nghị TW 4 khóa 12, sớm “trong sạch hóa nội bộ” bằng cách cơ cấu sao cho tiền nhiệm, đương nhiệm và hậu duệ cùng dòng tộc với nhau để tránh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, không để “kẻ xấu” lọt vào cơ quan công quyền – chỉ thế thôi. 
Nếu ai hỏi tôi: Đà Nẵng chủ trương như thế sao chưa thấy TW ngăn chặn? Tôi sẽ trả lời: Từ lâu TW Đảng cũng làm thế: Công đoạn 1, Ban Tổ chức Đảng cơ cấu nhân sự cho cả cơ chế chính trị - Đảng, Chính quyền, Đoàn thể, thông qua Bộ Chính trị chuẩn y. Công đoạn 2, Quốc hội, Mặt trận, Đoàn thể và Cử tri chỉ hà hơi tiếp sức cho “ngon cơm, ngọt canh”. Trung ương đã làm vậy thì Địa phương, Cơ sở cũng phải sao nguyên mẫu. Có lẽ Đà Nẵng đang thí điểm, đi trước một bước, cơ cấu nhân sự thoáng hơn, không gò bó ở Ban Tổ chức, mà cho phép cá nhân lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể được quyền chọn người đào luyện và tiến cử thay mình. 
Nếu ai hỏi tôi: Tại sao “Đảng ta” chọn nhân sự cầm quyền theo “chủ nghĩa lý lịch” như thế? “Đày tớ” (Đảng) áp quyền như thế, vai trò “Chủ” (Dân) như thế nào? Tôi sẽ trả lời: “Đảng ta” luôn xem mình là “phạm trù vĩnh viễn”, luôn xưng tụng “Đảng CSVN quang vinh muôn năm”. Trong chúng ta, ít nhất một lần, nghe giới cầm quyền rao giảng: “Đảng CSVN lãnh đạo là làm sứ mạng lịch sử được nhân dân giao phó” – coi như Thiên phú (Trời ban), có đúng vậy không chưa được kiểm chứng. Còn vai trò Chủ (Dân) ở đâu? Đã là chủ thì phải thủ vai Hậu cần: một là phải cung cấp người để xây dựng lực lượng Quân đội, Công an; hai là phải cung cấp đủ tiền (qua con đường thuế) để nuôi chúng nó và bộ máy cai trị. Việc ai nấy làm trong trật tự để “phát triển đất nước”, đừng nghe “thế lực thù địch” xúi giục đi khiếu kiện hay biểu tình sẽ ăn đòn. Nói cho mà biết, nhà cầm quyền đang quản lý xã hội dựa vào hệ quả, theo tỷ lệ thuận: Gây mất ổn định buộc phải tăng quân, tăng quân buộc phải tăng thuế. 
Nếu ai hỏi: Xây dựng bộ máy cầm quyền theo kiểu “cha truyền con nối” như ở nước ta lợi hại thế nào? Tôi sẽ trả lời: Chỉ có hại và hại hơn bất kỳ. Bởi vì chế độ Phong kiến chỉ có một ông vua, nếu vua có vợ đôi vợ ba, sinh ra nhiều lắm cũng vài chục thái tử và công chúa là cùng, có tranh giành quyền lợi cũng bị giới hạn trong tình anh em, cùng một đầu cha, chung họ? Còn dưới chế độ Độc tài Đảng trị như ở nước ta, không phải chỉ có một ông vua – vua tập thể, vua ở mỗi cấp mỗi ngành – vua của vua, chỉ nói mỗi vua một vợ hoặc một chồng thôi thì thái/công đỏ xuất hiện hàng hà sa số. Gom chúng vào “một chuồng”, không cắn xé nhau giành ghế, giành ăn đó mới là chuyện lạ - thực tại đã chứng minh điều đó. 
Hiện nay “Đảng ta” vẫn cố bám cơ cấu nhân sự theo kiểu “Cha truyền con nối”, “Đảng chọn, Dân bầu” thì Lượm ơi, đừng mong gì có sự thay đổi về thể chế chính trị. Gần đây, người ta hô hào “tiếp tục đổi mới”, có chăng chỉ đổi mới kinh tế theo kiểu cắt bớt cái đuôi định hướng XHCN. 
Chính trường Việt Nam thuộc truyện dài nhiều tâp. Mời đọc giả tham khảo ý kiến của ông Vũ Mão phát ra nhân đề án 6575/QĐTU của Đà Nẵng ra đời. 
clip_image006
Ông Vũ Mão: Chăm bẵm quá với cán bộ trẻ, dễ sinh ra đặc quyền đặc lợi.
28/3/2017 
T.T.
Tác giả gửi BVN 

Kiến Nghị về việc Giải Quyết Thảm Họa Formosa

Kiến Nghị về việc Giải Quyết Thảm Họa Formosa

bauxitevnWed 7:49 AM

Trang ký Kiến nghị: https://thamhoaformosa.com
clip_image002

clip_image004
clip_image005
clip_image006
Kính gửi: 
• Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ Đài Loan 
• Chương Trình Môi Trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) 
• Liên Hiệp Âu Châu 
• Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu 
• Các tổ chức, hiệp hội bảo vệ môi trường quốc tế 
• Những người yêu chuộng công lý và bảo vệ môi trường 
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của thảm họa môi sinh do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh – một chi nhánh của Tập Đoàn Formosa Đài Loan – gây ra tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam, điều mà người dân Việt Nam chúng tôi gọi là “Thảm họa Formosa”. 
Trước hết, chúng tôi tin tưởng các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, các ngân hàng quốc tế, Liên Hiệp Âu Châu, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chính phủ và nhân dân Đài Loan là những người quan tâm sâu sắc đến ô nhiễm môi trường sống và hệ quả của nó lên con người. Vì thế, chúng tôi gửi thư này đến quý vị với mong muốn nhận được sự trợ giúp để giải quyết thảm họa Formosa. 
Tháng 4/2016, Công ty Formosa đã thải một lượng lớn chất thải độc hại ra biển miền Trung Việt Nam gây ô nhiễm nghiêm trọng kéo dài hơn 250 km bờ biển làm sinh vật chết hàng loạt. Cá, tôm, san hô và nhiều loại thủy sản chết làm hệ sinh thái thềm lục địa miền Trung Việt Nam bị phá hủy, theo đánh giá phải mất hàng chục năm mới có thể khắc phục hậu quả này. Ngoài ra, độc tố từ chất thải công nghiệp đang tích tụ vào trầm tích đáy biển là hiểm họa có thể gây bệnh tật nguy hại cho tương lai lâu dài của người dân Việt Nam. 
Thảm họa Formosa đã phá hủy nguồn thủy sản, là nguồn thực phẩm chính yếu, truyền thống của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, thảm họa này đã cướp mất nghề nghiệp của hàng trăm ngàn lao động trong các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Các nghề nghiệp liên quan như du lịch, khách sạn, nhà hàng… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn do thất nghiệp, nhiều người phải bỏ quê hương xứ sở đi mưu sinh ở những nơi xa. Nhiều trẻ em có nguy cơ rơi vào cảnh thất học do gia đình mất nguồn thu nhập. 
Bên cạnh đó, chúng tôi còn đối mặt với nguy cơ mắc các chứng bệnh nan y như ung thư, dị tật, quái thai, thần kinh… do ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc tố kim loại nặng do Formosa thải ra tồn lưu trong biển. Kinh hoàng hơn nữa khi báo chí đã tiết lộ nhiều thông tin cho rằng, Formosa không chỉ xả thải ra biển mà còn chôn chất thải rắn nhiều nơi trên đất liền và cả nguồn khí thải cũng chứa nhiều độc tố. Chúng tôi thật sự rất hoang mang lo sợ cho sức khỏe, tính mạng của chúng tôi và tương lai giống nòi của chúng tôi. 
Chính vì thế, chúng tôi rất cần sự hậu thuẫn của các cơ quan quốc tế, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường lên tiếng bênh vực và có những hoạt động thiết thực để trợ giúp chúng tôi trong thảm họa này. Cách riêng, chúng tôi rất mong quí vị hữu trách trong Chính quyền Đài Loan sử dụng thẩm quyền của mình để buộc Formosa phải hành xử có trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất nước chúng tôi, tôn trọng môi trường sống của người dân Việt Nam, đồng thời đưa ra phương án cụ thể để khắc phục thảm họa, trả lại môi trường trong sạch và đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân. Sau cùng, chúng tôi mong Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, Ngân Hàng Quốc Tế, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu cùng với các tổ chức môi trường giúp chúng tôi đưa ra phương án và yêu cầu chính phủ Việt Nam nỗ lực khắc phục môi trường và đời sống của nạn nhân. 
Chúng tôi rất mong được sự trợ giúp từ quý vị. 
Chân thành cảm ơn! 
Các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp đồng ký tên. 
*** 
Một mình tôi chưa làm được, 
Một mình bạn cũng chưa làm được, 
NHƯNG CHÚNG TA THÌ CHẮC CHẮN LÀM ĐƯỢC! 
Kiến nghị được thực hiện bởi Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh, với sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội dân sự. 

Biển đã sạch, ngư dân miền Trung đã hồ hởi, phấn khởi ra biển đánh bắt hải sản?*

Biển đã sạch, ngư dân miền Trung đã hồ hởi, phấn khởi ra biển đánh bắt hải sản?*

bauxitevnWed 7:47 AM

Bản tin của VTV trong chương trình thời sự “giờ vàng” tối thứ sáu, 24/3/2017, cũng như nhiều phóng sự khác của truyền hình quốc doanh đều có nhắc tới việc biển đã sạch, ngư dân miền Trung đã hồ hởi, phấn khởi ra biển đánh bắt hải sản. 
Khi chúng tôi gặp gỡ người dân ở các huyện chịu ảnh hưởng nặng của thảm họa, như Kỳ Anh, Lộc Hà, họ đều thể hiện sự phẫn nộ với những gì VTV làm. Một ngư dân thuộc dạng “sói biển” với hàng chục năm hành nghề – ông Hoàng Trinh Danh, 64 tuổi – thậm chí còn tuyên bố sẵn sàng tiếp chuyện phóng viên VTV và trả lời phỏng vấn họ nếu họ về Kỳ Anh tác nghiệp. 
Nhân một năm xảy ra thảm họa môi trường biển miền Trung (tháng 4/2016), trong những ngày tới, chúng tôi (Green TreesCon Đường Việt Nam, No-U...) sẽ có các bài viết và bản tin truyền hình phản ánh hai vấn đề sau: 
1. Tình cảnh thực tế của ngư dân miền Trung như là hậu quả của thảm họa biển do Formosa gây ra; VÀ ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG LÀ 
2. Chính sách chia rẽ giáo dân và lương dân, chia rẽ nhân dân, phá hoại xã hội dân sự và khối đại đoàn kết dân tộc, của đảng Cộng sản và an ninh Việt Nam.

Clip dưới đây là một đoạn trả lời phỏng vấn – trong nước mắt – của chị Trần Thị Hồng, chủ cơ sở kinh doanh hải sản Hà Hồng, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh: 
“… Cuộc sống gia đình, con cái ăn học nhờ vào cái nghề này. Cha mẹ cho con cái tiền của không bằng cho cái nghề làm ăn. Hiện giờ là con cái chúng tôi ăn học trông vào cái nghề này. Hiện giờ cơ sở của chúng tôi bị phá sản, giờ không biết… Tiền lãi ngân hàng thì hàng tháng… thì họ cầm tài sản của chúng tôi rồi. Vấn đề ở đây là nợ của dân. Tiền lãi mẹ đẻ lãi con giờ không làm gì ra để trả lại. Chúng tôi trước đây là cơ sở biết làm ăn, biết kinh doanh, giỏi giang… không phải đến nỗi như thế này…”. 
* * * 
Một lời nhắn đến Bộ Công an Việt Nam, an ninh tỉnh Hà Tĩnh và công an các huyện Lộc Hà, Kỳ Anh: Chúng tôi biết là sau khi các clip như thế này được phát trên mạng, các ông sẽ tìm đến đe dọa, quấy nhiễu, hoặc chuyển sang mua chuộc, dụ dỗ những người dân đã xuất hiện trong clip. 
Chúng tôi muốn các ông hiểu rằng: Không một chính thể đàng hoàng nào lại làm cái việc hạch sách, hành hạ những người dân đã "trót" trả lời phỏng vấn báo chí hay chỉ đơn giản là đã nói lên tâm sự của họ, suy nghĩ của họ. Càng làm như thế, càng chỉ chứng tỏ các ông là TÀ QUYỀN, không hơn. 
Chúng tôi sẽ có những biện pháp của mình để bảo vệ những người dân đã, đang và sẽ là nạn nhân của tà quyền các ông. 
P.Đ.T.
* Tên bài do BVN đặt

NGỤ BINH Ư NÔNG HAY NGỤ NÔNG Ư BINH ?

NGỤ BINH Ư NÔNG HAY NGỤ NÔNG Ư BINH ?

bauxitevnTue 8:56 PM

Vũ Minh Trí
Ngụ binh ư nông (chữ Hán: 寓兵於農), theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì nghĩa tiếng Việt là "gửi binh ở nông", hiểu nôm na là gửi quân lính vào nông nghiệp, để họ lao động, sản xuất nông nghiệp tại địa phương trong những khoảng thời gian xác định. Ở ta, đây là một chính sách xây dựng quân đội gắn liền nông nghiệp, được nhiều triều đại phong kiến, kể từ nhà Đinh, coi trọng và áp dụng khá nhất quán. Sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) ghi nhận thời Lý, binh lính "mỗi tháng lên cơ ngũ một lần gọi là đi canh, hết hạn canh lại về làm ruộng, quân không phải cấp lương", "không cần phí tổn nuôi lính mà có công hiệu dùng sức lính, cũng là chế độ hay". Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1782-1840) cũng cho biết từ thời vua Lý Thần Tông (1128-1138), "ngoại binh thì không có lương, cứ luân phiên đến canh, hết phiên canh cho về nhà cày cấy trồng trọt để tự cấp"
Xưa vậy, nay sao? Mời đọc nguyên văn bài dưới đây của Hải Sơn, có trên một số trang báo được coi là "chính thống": 

Vào thăm đại bản doanh Bồ câu chiến sĩ của chủ dự án Đại úy quân đội *

Nhân dịp 41 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước 30/4, chúng tôi vào thăm đại bản doanh Bồ câu chiến sĩ của chủ dự án Đại úy Hoàng Trung Hà. 

Người đã mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình chăn nuôi trang trại tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cung cấp trực tiếp cho căng tin đơn vị có tên ẩm thực Bồ câu chiến sĩ này là Đại úy Hoàng Trung Hà (thuộc Trung tâm 75) đóng tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Với ý tưởng xây dựng hệ thống trang trại chăn nuôi sạch khép kín chủ đạo là chim bồ câu, cùng chim trĩ đỏ, gà, vịt trời… mô hình Bồ câu chiến sĩ của Đại úy Hoàng Trung Hà đang được cán bộ, chiến sĩ, nhân dân địa phương đánh giá cao. Bởi với việc chọn lựa thức ăn chủ yếu là lúa, ngô, đậu xanh… không sử dụng kháng sinh, chất kích thích, chất cấm càng làm cho người tiêu dùng thêm tin cậy.
Đặc biệt, với quy trình chăn nuôi khép kín tuân thủ nghiêm ngặt và được đảm bảo thực phẩm luôn tươi, ngon, sạch là cách làm riêng của người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế này.
Đại úy Hoàng Trung Hà cho biết, Dự án mô hình trang trại Bồ câu chiến sĩ được khởi động từ cuối năm 2012 ngay tại chính những dãy nhà cũ của đơn vị, dự định sẽ phá dỡ để làm vườn trồng rau.
clip_image002
Đại úy Hoàng Trung Hà đang cho chim bồ câu ăn
"Ban đầu, khi trình bày ý tưởng về một mô hình kinh tế nuôi chim bồ câu sạch nhằm đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống lên thủ trưởng đơn vị. Sau khi nghe xong, thủ trưởng đã rất ủng hộ tôi. Tuy nhiên, chỉ với một câu hỏi ngược lại của thủ trưởng: "Khó đấy liệu cậu có làm được không?" Cũng chính từ câu hỏi đó làm cho tôi có thêm động lực để mình phải quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, không phụ lòng tin của thủ trưởng", người lính thời bình này nhớ lại.
Chủ Dự án trang trại Bồ câu chiến sĩ này chia sẻ, từ người lính chưa có một chút chuyên môn và kinh nghiệm gì trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là những ngày đầu bắt tay vào công việc này. Khi đó, những chim bồ câu giống được mua về cứ lăn ra chết đến cả trăm, khiến anh không khỏi bố rối, hoang mang.
Nhưng với tinh thần "thắng không kiêu, bại không nản", anh đã lặn lội đi khắp nơi để học tập kinh nghiệm nuôi chim bồ câu. Thừa kế những kiến thức của người đi trước, nghiên cứu sáng tạo thêm tạo ra cách làm riêng, cuối cùng anh đã có cho mình một quy trình chăn nuôi chim bồ câu hoàn chỉnh.
clip_image004
Dự án trang trại Bồ câu chiến sĩ của Đại úy Hoàng Trung Hà được thủ trưởng đơn vị đánh giá khá cao
Chim được nuôi trong những ngôi nhà cũ theo mật độ hợp lý. Quy trình thiết kế chuồng trại khoa học mà lại không tốn kém nhiều giúp chim có đủ không gian để bay nhảy, phát triển. Nền chuồng được thiết kế bằng các tấm lưới thép ghép lại cách đất 20 cm giúp chim không tiếp xúc trực tiếp với phân thải, không ăn phải thức ăn bẩn rơi vãi ra ngoài.
Cách làm sàn này cũng rất thuận lợi cho việc xử lý phân thải bằng men vi sinh. Điều này tạo cho chim có được môi trường luôn sạch sẽ, và nếu khi có chim bị ốm trong chuồng thì sẽ hạn chế tối đa hiện tượng lây bệnh chéo.
clip_image006
Chuồng trại được thiết kế khoa học, sạch sẽ khiến cho chim bồ câu khỏe mạnh, không bệnh tật đảm bảo thịt tươi ngon
Nhìn những chú chim bồ câu, chim trĩ đỏ, gà, vịt trời... con nào con nấy chắc nịch, chúng tôi đem thắc mắc này hỏi Đại úy Hà, anh cười tươi rồi cho biết, những sản phẩm của trang trại đều được chăm sóc theo quy trình khoa học, thức ăn chủ yếu là ngũ cốc nguyên hạt như lúa, ngô, đỗ xanh…
Tất cả các loại thức ăn trên đều được chính tay anh lựa chọn, nghiền, trộn đều với tỷ lệ khoa học nhằm tăng dinh dưỡng, tạo được sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Sản phẩm làm ra phân phối trực tiếp tại căng tin đơn vị và phục vụ thịt chim bồ câu tươi tận nơi khi khách hàng yêu cầu. Hiện trang trại Bồ câu chiến sĩ có khoảng 3.000 con, vừa cung cấp giống cho người dân, vừa phục vụ cho dịch vụ ăn uống của người tiêu dùng.
clip_image008
Thịt chim bồ câu được đóng gói, giao tận nơi nếu khách hàng có nhu cầu
Khi được hỏi xuất phát từ đâu mà anh lại có ý tưởng táo bạo này, Đại úy Hà chia sẻ: "Trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn ngập như hiện nay, mình muốn làm điều gì đó thật sự có ích cho gia đình, cho đơn vị và cho xã hội. Không dừng lại ở đó, chúng tôi còn bán con giống và tư vấn kỹ thuật nuôi chim bồ câu nếu khách hàng đề nghị. Sau nữa, khi mô hình này thành công, chúng tôi muốn mở rộng mô hình tạo ra chuỗi nhà hàng để cung cấp các sản phẩm sạch và an toàn đến được với nhiều khách hàng hơn nữa".
clip_image010
Đại úy Hà cho biết, trong tương lai anh muốn xây dựng chuỗi hệ thống nhà hàng và cung cấp thực phẩm chim bồ câu sạch đi nhiều nơi
Với cách làm trên, Bồ câu chiến sĩ đã vinh dự được nhận được Giải thưởng "Sản phẩm tin cậy, Nhãn hiệu ưa dùng, Dịch vụ hoàn hảo năm 2014" do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam bình chọn; Giải thưởng "Thương hiệu Việt tiêu biểu vì quyền lợi người tiêu dùng 2014" do Bộ công thương bình chọn.
Dễ thấy việc nuôi chim bồ câu kể trên tuy hoàn toàn không thuộc chuyên môn, nghiệp vụ quân sự nhưng vẫn được thủ trưởng Trung tâm 75 giao nhiệm vụ và chỉ đạo hẳn hoi, được tiến hành bên trong doanh trại, bằng cơ sở vật chất, kĩ thuật của quân đội, bởi một đại úy quân đội và trong cả thời gian làm việc theo quy định. 
"Điển hình tiên tiến" kiểu này hiện không ít. Báo Quân đội nhân dân ngày 5-3-2017 có bài Mô hình trồng nấm sò ở Học viện hậu cần của Phạm Kiên, tới ngày 7-3-2017 lại có bài Mô hình chăn nuôi hiệu quả ở Kho KV3 của Đoàn Văn Nam. 
Nếu đại úy Hoàng Trung Hà và các quân nhân trồng nấm sò ở Học viện hậu cần, nuôi lợn, gà ở Kho KV3 vẫn nhận đủ lương bổng theo ngạch bậc quân đội thì rõ ràng họ là "điển hình tiên tiến" của việc áp dụng chính sách ngụ nông ư binh (gửi nông ở binh, cho nông dân khoác áo lính), trái ngược hẳn với chính sách ngụ binh ư nông. 
Trong thời bình, càng có nhiều "điển hình tiên tiến" như thế này thì quân đội càng yếu, đất nước càng nghèo! 
V.M.T.
Tác giả gửi BVN 

Vụ Formosa: Hơn 61.000 chữ ký ra thỉnh nguyện thư kêu cứu quốc tế

bauxitevnTue 8:54 PM

clip_image001
Đoàn giáo dân tuần hành nộp đơn kiện Formosa Hà Tĩnh
Một thỉnh nguyện thư đang được lưu hành với hơn 61.000 chữ ký gởi đến chính phủ Đài Loan và các tổ chức quốc tế gây áp lực buộc Công ty Formosa Hà Tĩnh phải đền bù thỏa đáng, cải tạo môi trường và trục xuất Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. 
Thỉnh nguyện thư do Ban Hỗ trợ Nạn nhân môi trường biển thuộc giáo phận Vinh đề xuất lấy chữ ký trực tiếp của ngư dân bị thiệt hại được thực hiện từ đầu năm 2017 và mở rộng lấy chữ ký online vào cuối tuần vừa rồi. 
Con cháu chúng ta sau này sẽ hỏi: vào thời điểm đất nước lâm nguy, Biển Đông bị ô nhiểm, ông bà, cha mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng tôi?
Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Giáo phận Vinh
Linh mục Đặng Hữu Nam thuộc giáo phận Vinh cho VOA biết rằng hiện nay đã có hơn 61.531 người ký thỉnh nguyện thư trên trang thamhoaformosa.com, dù trang này thường xuyên bị tấn công. 
Với hơn 200 chữ ký đầu tiên hầu hết là của các tu sĩ Công giáo thuộc Giáo phận Vinh, đứng đầu là Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh. Thông điệp của Đức cha Nguyễn Thái Hợp viết trên thỉnh nguyện thư là: “Con cháu chúng ta sau này sẽ hỏi: vào thời điểm đất nước lâm nguy, Biển Đông bị ô nhiểm, ông bà, cha mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng tôi?” 
Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết thêm: 
“Điều này thì chính Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, cũng như tất cả các linh mục trong giáo phận Vinh đã ký vào thỉnh nguyện thư này”. 
clip_image002
Linh mục Đặng Hữu Nam trong một cuộc biểu tình yêu cầu Formosa bồi thường 
Linh mục Nam cho biết lý do thực hiện thỉnh nguyện thư như sau: 
“Formosa gây họa tại Việt Nam, người dân là nạn nhân trực tiếp của thảm họa này. Suốt ba tháng trời mặc dù người dân phản ứng bằng cách biểu tình khắp nơi, từ Hà Nội đến Sài gòn, nhưng nhà cầm quyền đàn áp một cách dã man, rồi chối tội cho Formosa, còn thảm họa thì nhân dân phải gánh chịu. Trong một hoàn cảnh như vậy, Ban hỗ trợ ngư dân, các linh mục trong giáo phận Vinh trợ giúp cho người dân, không chỉ là xuống đường biểu tình, lễ cầu nguyện, mà còn ký thỉnh nguyện thư xin can thiệp từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân quyền, bảo vệ môi trường lên tiếng để góp phần làm minh bạch cũng như giải quyết thảm họa Formosa”.
Ký thỉnh nguyện thư xin can thiệp từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân quyền, bảo vệ môi trường lên tiếng để góp phần làm minh bạch cũng như giải quyết thảm họa Formosa
Linh mục Đặng Hữu Nam
Theo linh mục Nam, trong gần một năm qua, chính quyền Việt Nam quay lưng lại lợi ích của người dân trong sự cố Formosa, người dân đệ đơn lên tòa án thì bị ngăn cản, bức hại, sách nhiễu. 
Anh Lê Văn Sơn, một nhà vận động vì môi trường biển đã ký vào thỉnh nguyện thư và chia sẻ như sau: 
“Cùng nhau lên tiếng, vận động thế giới quan tâm đến thảm họa Formosa tại Việt Nam. Tôi thấy việc làm này là hết sức có ý nghĩa đối với môi trường sống của người Việt Nam và tôi ký tên. Tôi ký tên yêu cầu công ty Formosa phải ra khỏi Việt Nam. Đó là một quan điểm dứt khoát, rõ ràng. Công ty Formosa phải chấm dứt việc xả thải, chất độc ra biển miền Trung. Chấm dứt sự hoạt động, hiện diện của Formosa tại đất nước Việt Nam”. 
Theo trang ThamhoaFormosa.com, thỉnh nguyện thư được dịch ra nhiều thứ tiếng và gởi đến tổng thống, chủ tịch quốc hội và thủ tướng chính phủ Đài Loan, Chương Trình Môi Trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), Liên Hiệp Âu Châu, Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, Các tổ chức, hiệp hội bảo vệ môi trường quốc tế và những người yêu chuộng công lý và bảo vệ môi trường. 
Thỉnh nguyện tư viết: “Tháng Tư, 2016, công ty Formosa đã thải một lượng lớn chất thải độc hại ra biển miền Trung Việt Nam gây ô nhiễm nghiêm trọng kéo dài hơn 250 km bờ biển làm sinh vật chết hàng loạt. Độc tố từ chất thải công nghiệp đang tích tụ vào trầm tích đáy biển là hiểm họa có thể gây bệnh tật nguy hại cho tương lai lâu dài của người dân Việt Nam”. 
Thỉnh nguyện thư viết tiếp: “thảm họa này đã cướp mất nghề nghiệp của hàng trăm ngàn lao động trong các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá… Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn do thất nghiệp, nhiều người phải bỏ quê hương xứ sở đi mưu sinh ở những nơi xa. Nhiều trẻ em có nguy cơ rơi vào cảnh thất học do gia đình mất nguồn thu nhập… Chúng tôi thật sự rất hoang mang lo sợ cho sức khỏe, tính mạng của chúng tôi và tương lai giống nòi của chúng tôi”. 
Thỉnh nguyện thư cho biết số tiền bồi thường 500 triệu đôla là “rất nhỏ so với thiệt hại nhưng nhà cầm quyền chỉ phát lại một phần nào trong số đó cho các người dân trong danh sách mà họ lập ra, không phải toàn thể những nạn nhân. Đã vậy, nhà cầm quyền địa phương còn ma mãnh, phân phát theo ý riêng, không đúng thực tế khiến dân chúng biểu tình chống đối”. 
clip_image003
Một cuộc biểu tình vì môi trường 
Trước tình hình như thế, Ban Hỗ Trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển giáo phận Vinh và các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam kêu gọi “Chính quyền Đài Loan sử dụng thẩm quyền của mình để buộc Formosa phải hành xử có trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh” trên đất nước Việt Nam. 
Linh mục Nam cho biết việc truy cập vào trang của thỉnh nguyện thư có thể khó khăn vì bị chính quyền tấn công. 
Anh Lê Văn Sơn cho biết rằng thỉnh nguyện thư sẽ được quốc tế chú ý vì đó là một tiếng nói hiệp nhất mạnh mẽ của người dân và các linh mục thuộc giáo phận Vinh: 
“Có rất nhiều người dân, thậm chí có người không rành về máy vi tính, mạng xã hội, nhưng đã ký bằng cách danh sách với chữ ký sống, đặc biệt là các giáo sứ và giáo phận Vinh. Đó là một tiếng nói hiệp nhất vô cùng to lớn”. 
Trong khi đó, chính quyền Nghệ An luôn tìm cách công kích và sách nhiễu các hoạt động hỗ trợ ngư dân của các linh mục thuộc giáo phận Vinh. Đài truyền hình Nghệ An và VTV hôm 24/3, nói rằng Linh mục Đặng Hữu Nam và linh mục Nguyễn Đình Thục của giáo phận Vinh “nhận tiền nước ngoài để lôi kéo, kích động người dân khiếu kiện Formosa”. 
clip_image004
Phát động ‘Vì môi trường biển miền Trung Việt Nam’ tại Đài Loan. (Ảnh: EJA) 
Linh mục Đặng Hữu Nam cho VOA biết rằng, “mấy ngày qua, chính quyền dùng mọi nguồn lực để ‘đánh’ hội đồng chúng tôi, dùng đủ mưu hèn kế độc. Mục đích của chúng tôi là hỗ trợ cho người dân. Chúng tôi không làm gì sai”. 
Theo nhận định của tác giả David Hutt trên báo The Diplomat hôm 22/3, các nhà hoạt động Việt Nam thời gian gần đây tập trung nỗ lực vào vấn đề môi trường, bởi vì vấn đề này đã trở thành quốc nạn. 
Báo The Diplomat còn nhận định rằng những mối lo ngại về môi trường đang thách thức nghiêm trọng tính chính danh của nền chính trị Việt Nam, vốn không có bầu cử tự do và không có sự tham dự có ý nghĩa nào của công chúng. Tác giả dự đoán rằng, “nếu không giải quyết thành công các vấn nạn môi trường, nhà cầm quyền cộng sản chỉ còn một con đường là bóp nghẹt mọi ý kiến bất đồng và xem như không có chuyện gì xảy ra”.