Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Bản văn góp ý cho Bạch thư 2017 về Chính sách ngoại giao của Úc châu

Bản văn góp ý cho Bạch thư 2017 về Chính sách ngoại giao của Úc châu

bauxitevnThu 9:14 AM

Australia đã phổ biến nhiều Sách Trắng / Bạch Thư về an ninh quốc phòng. Nhưng trong lãnh vực ngoại giao và thương mại, Chính phủ Úc đã phổ biến hồi năm 1997, Bạch Thư đầu tiên với nhan đề ”In the National Interest - Vì Quyền Lợi Quốc Gia”. Bạch Thư thứ nhì gọi là “Advancing the National Interest - Đẩy Mạnh Quyền Lợi Quốc Gia” được phổ biến hồi tháng 8 năm 2003. Vào giữa năm nay 2017, Chính phủ Australia sẽ phổ biến Sách Trắng / Bạch Thư về chính sách ngoại giao lần thứ ba.
Nhóm Nghiên Cứu Văn Hoá Đồng Nai & Cửu Long, Sydney, Australia, đã đóng góp ý kiến với Chính phủ Úc vào việc điều nghiên soạn thảo Australia’s Foreign Policy White Paper 2017.
Dong Nai & Cuu Long
Cultural Research Group Incorporated
31 Fairview Road, Canley Vale NSW 2166, Australia
clip_image002

Bản Văn Góp Ý
Cho Bạch Thư 2017 về Chính Sách Ngoại Giao của Úc Châu
Chúng tôi nhiệt liệt chúc mừng Chính phủ Úc, đặc biệt là Bộ Trưởng Ngoại Giao Bà Julie Bishop, Bộ Trưởng Thương Mại, Du Lịch và Đầu Tư Ông Steven Ciobo, và Bộ Trưởng Phát Triển Quốc Tế và Thái Bình Dương Bà Concetta Fierravanti-Wells, về sáng kiến soạn thảo Bạch thư về chính sách đối ngoại của nước Úc trong thập niên tới. 
Trong Bản Văn Góp Ý này, chúng tôi không bao gồm tất cả sáu vấn đề mà Bộ Ngoại Giao và Thương Mại đã nêu lên. 
Tổng quát:
Nếu quyết định soạn Bạch thư lúc ban đầu mang ý nghĩa chuẩn bị cho tương lai thì trong tình hình thế giới càng lúc càng bấp bênh khó tiên đoán, việc làm này còn mang ý nghĩa mạnh bạo hơn, đó là cung cấp hướng xung kích cho chính sách đối ngoại. 
Việc Vương Quốc Anh quyết định tách ra khỏi Khối Liên Âu vào tháng 6 năm 2016 và việc đắc cử của Tổng Thống Donald Trump vào tháng 11 đã tạo nên những thử thách mới trên cơ sở toàn cầu. Các thử thách này bổ sung vào sự đe doạ nghiêm trọng từ Trung quốc và Nga, như là hậu quả của sự trổi dậy về mặt quân sự và kinh tế của Trung quốc và tham vọng của Nga muốn trở lại là một siêu cường. Yếu tố chung của những biến cố tưởng chừng như riêng lẻ này là sự khuấy động của chủ nghĩa quốc gia cực đoan và chủ nghĩa dân tuý mà một số lãnh đạo lỗi thời đang theo đuổi, núp dưới chiêu bài là những người quốc gia tân tiến và cứng rắn, vì mục đích chính trị đối nội. Điều này đang xảy ra tại một số nước dân chủ cũng như độc tài. 
Tất nhiên trong lịch sử mỗi quốc gia đều vạch định chính sách phục vụ cho lợi ích của đất nước mình. Hiện nay cả Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung quốc và Tổng Thống Putin của Nga đều đẩy mạnh chủ trương “Trung quốc trên hết” và “Nước Nga trên hết”. Mới đây với lời hô hào “Hoa Kỳ trên hết”, Donald Trump đã góp mặt để trở thành một tam đầu chế. 
Tại nước Úc hiện nay, vì e ngại cử tri sẽ dồn phiếu cho các đảng phái dân tuý nhỏ và thành phần cực hữu, cả Chính phủ Liên đảng và đảng Lao Động ở thế đối lập đang dần dần có tiếng nói mang màu sắc của chủ nghĩa dân tộc. Chúng tôi hy vọng là, cả về phương diện đối nội lẫn đối ngoại, khuynh hướng nói trên sẽ không kết tinh để trở thành chính sách hẹp hòi “Nước Úc trên hết”. 
(1) Vì vậy chúng tôi kiến nghị 
rằng khi vạch định chính sách đối ngoại, lợi ích quốc gia của nước Úc phải được xác định để phản ảnh chẳng những một xã hội Úc rộng mở, dân chủ, pháp định, đa văn hoá gồm đủ thành phần, mà còn gây ảnh hưởng trong tiến trình dân chủ hoá, tự do kinh tế, hợp tác an ninh vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng, đặc biệt là trong vùng Á-Ấn-Thái Bình Dương. 
Chúng tôi ghi nhận vai trò quốc tế của Nước Úc, đặc biệt là nếu Úc muốn trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc một lần nữa. Tuy nhiên chúng tôi tin là với khả năng của một quốc gia phát triển có GDP sắp hạng thứ 12, 13 trên thế giới, Nước Úc có thể và sẽ đóng vai trò hữu hiệu hơn trong khu vực. 
Trong một chừng mực nào đó, Nước Úc đã làm quá sức mình, và thực tế là với chính sách ngoại giao truyền thống chúng ta chỉ có thể làm được như vậy. Điển hình là chính sách mới về chương trình Colombo hai chiều đáng được khen ngợi. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng Nước Úc có thể thăm dò nhiều cách để tăng tầm ảnh hưởng của mình, ví dụ qua chương trình viện trợ phát triển ODA, và tăng cường đường lối ngoại giao bên ngoài lãnh vực truyền thống. Quyền lực mềm của Úc được xếp hàng thứ 6 trên thế giới, và vấn đề được đặt ra là liệu nó đã được sử dụng hiệu quả chưa. 
(2) Vì vậy chúng tôi kiến nghị 
rằng Nước Úc phát huy việc sử dụng ngoại giao phi chính phủ và quyền lực mềm trong khu vực, đặt biệt chú trọng vào các quốc gia như Việt Nam, nơi mà các giá trị dân chủ và nhân quyền không được phát triển đúng mức. 
Mặt khác chúng tôi cũng bày tỏ sự quan ngại đối với việc Nước Úc đã vô ý thức đón nhận việc Trung quốc sử dụng quyền lực mềm một cách thái quá, bao gồm các Viện Khổng Tử, một thứ vũ khí tuyên truyền được nhà nước Trung quốc tài trợ. 
Ngoại giao truyền thống - An ninh và quốc phòng
Thế giới ngày nay trở nên đa cực, có nhiều tác nhân là quốc gia và tác nhân phi quốc gia (như các tổ chức khủng bố), mà lợi ích riêng của những quốc gia chủ chốt lại càng dị biệt hơn bao giờ hết. 
Từng là siêu cường duy nhất, Hoa Kỳ đã suy yếu, qua sự thất bại của chính sách tái cân bằng quân sự và sáng kiến TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) của cựu Tổng Thống Barack Obama. Mặc cho lời hô hào “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Tổng Thống Donald Trump có thể làm cho Hoa Kỳ suy yếu hơn nữa với chính sách tự cô lập. Trong một môi trường bất ổn như vậy, các siêu cường mới sẽ trổi dậy. 
Bên cạnh Nhật Bản, đất nước mà Úc nên duy trì là thân hữu nếu không phải là đồng minh, ba trong số năm thành viên của BRICS, cụ thể là Trung quốc, Nga và Ấn Độ, sẽ cố gắng chiếm giữ vai trò quan trọng trong thập niên tới. Trung quốc và Nga, dù đơn phương hay liên kết, sẽ vẫn là mối đe doạ lâu dài cho Nước Úc. Viễn ảnh cả Tập Cận Bình và Putin vẫn tiếp tục nắm quyền sau nhiệm kỳ hiện nay là điều có thể xảy ra. Tình huống này có vẻ chỉ là một giả thuyết, nhưng vẫn có thể xảy ra, và vì vậy Nước Úc cần phải tăng cường khả năng phòng thủ của mình. 
Mới đây một số cựu chính trị gia và chuyên gia quốc phòng đã bình luận mạnh mẽ rằng Nước Úc nên hướng chính sách ngoại giao của mình về Trung quốc, là đối tác kinh tế hàng đầu của Úc, đồng thời tách dần ra khỏi Hoa Kỳ, một đồng minh chiến lược lâu dài. 
Hợp tác quốc phòng giữa Úc và Hoa Kỳ thường thay đổi theo nhiệm kỳ Tổng Thống. Mặc dù chính quyền Donald Trump hiện nay tỏ ra thiển cận trong vai trò lãnh đạo như chưa từng bao giờ xảy ra, theo ý kiến của chúng tôi, mối liên minh Mỹ - Úc vẫn là cơ sở vững chắc cho an ninh của đất nước. 
Dĩ nhiên sẽ là một sai lầm nếu Nước Úc dựa hoàn toàn vào một siêu cường để được che chở, nhưng theo chúng tôi cũng sẽ sai lầm không kém nếu Nước Úc tách rời khỏi liên minh với Hoa Kỳ. Một đồng minh không hoàn hảo vẫn quý hơn là một kẻ thù hoàn hảo! Nhờ vào thể chế dân chủ đã trưởng thành và hệ thống kiểm tra và cân đối vững mạnh, Hoa Kỳ sẽ không trở nên kẻ thù của Nước Úc, ít nhất là trong thời đại của chúng ta. Trong khi đó Trung quốc và Nga lại có thể trở nên thù địch với Úc, bất kể Úc có là đồng minh của Hoa Kỳ hay không. 
(3) Vì vậy chúng tôi kiến nghị 
(a) rằng liên minh Mỹ - Úc vẫn là một trong những cột trụ cốt lõi của chính sách ngoại giao của Úc; 
(b) rằng để có thể tự lực, Nước Úc cần tăng cường khả năng quân sự bằng cách duy trì ngân sách quốc phòng trong vòng 10 năm tới ở mức 2% của GDP hoặc cao hơn; 
(c) rằng Nước Úc thăm dò để tái khởi động hợp tác quốc phòng tứ phương giữa bốn nước dân chủ: Úc Châu, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ; 
(d) rằng Nước Úc tăng cường hợp tác quốc phòng với khối ASEAN, ngoài các hội nghị AMDD+ (hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng); 
(e) và đặc biệt là Nước Úc xem xét nâng mức hợp tác song phương với Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lên mức tương đương với Indonesia và Philippines, nếu CHXHCNVN tỏ ra đáp ứng các yêu cầu về cải thiện dân chủ. 
Nước Úc cần phải phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với cả khối ASEAN cũng như với từng thành viên riêng lẻ, vì hiện nay khối này đang phải đối đầu với nguy cơ phân tán, bởi Tổng Thống Duterte của Philippines và Thủ Tướng Razak của Malaysia đã theo chân Cambodia và Lào trong việc thăm dò mối hữu nghị mới gần gũi hơn với Trung quốc. 
Các đề nghị trên của chúng tôi không phải vì muốn cô lập Trung quốc hay mang tư duy của thời kỳ chiến tranh lạnh, mà vì ảnh hưởng của các bài học lịch sử có liên quan đến tham vọng bá quyền của Trung quốc. 
Khi thực hiện chính sách ngoại giao truyền thống, Nước Úc có lúc cần giữ vững nguyên tắc. Ở đây chúng tôi muốn nói đến việc Trung quốc tuyên bố chủ quyền trên 90% vùng biển Nam Trung Hoa, còn gọi là Biển Đông, việc họ xây dựng các đảo nhân tạo, việc họ quân sự hoá các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những việc làm này có ảnh hưởng đến lợi ích thương mại của Nước Úc. 
Ngoại giao phi truyền thống: Thương mại, Phát triển bền vững và Thay đổi khí hậu
Mặc dù chúng tôi mong muốn là khi tiến hành các giải pháp ngoại giao phi truyền thống, Nước Úc áp dụng các giá trị dân chủ, tinh thần pháp trị và minh bạch, nhưng điều này không phải lúc nào cũng có thể xảy ra. Bên ngoài những ràng buộc pháp lý, nếu có thể được chọn lựa, Nước Úc nên chọn không giao dịch hoặc hợp tác với các đề án không phù hợp với tiêu chuẩn của Úc. 
Là một quốc gia doanh thương, dĩ nhiên là Úc cần mở rộng cơ hội giao dịch và đầu tư theo đúng quy định của WTO và luật quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên với những đối tác thương mại như Việt Nam hay Bangladesh, nơi mà công nhân bị bóc lột trái với quy ước ILO hay nơi mà đảng Cộng sản độc quyền kiểm soát chính trị, thì câu hỏi đặt ra là Nước Úc hay người dân Úc có nên phớt lờ những vi phạm trầm trọng này và tiếp tục giao dịch với họ hay không. 
(4) Vì vậy chúng tôi kiến nghị 
rằng Bạch thư này xem xét vấn đề đạo đức thương mại và đầu tư như một phần của nỗ lực tăng cường thế đứng quốc tế của Nước Úc. 
Tương tự như vậy, trong lãnh vực phát triển bền vững Nước Úc cần cương quyết hơn nữa, vì Úc là một trong những quốc gia viện trợ chính trong chương trình ODA, và cũng vì khả năng chuyên môn của Úc được các nước nhận viện trợ đánh giá cao. 
Vấn đề chúng tôi muốn nói đến là nguồn nước ở khu vực hạ nguồn sông Cửu Long, nơi mà 11 đập thuỷ điện (đã được xây dựng hoặc đang còn trong dự án) đang gây những tai hại không thể đảo ngược phục hồi được cho hệ thống sinh thái và cuộc sống của 60 triệu người, trong đó có 20 triệu người Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long. 
(5) Vì vậy chúng tôi kiến nghị 
rằng Bạch thư ghi rõ một nguyên tắc mà các nước nhận viện trợ ODA phải tuân thủ, đó là để phát triển bền vững các nước này phải chú trọng lợi ích xã hội, kinh tế và quyền của con người. 
Về vấn đề biến đổi khí hậu, sau thất bại của Hội Nghị Copenhagen, các nước gây ô nhiễm chính đã ký tên vào Thoả ước Paris 2016 và nỗ lực đầy tham vọng của họ mang lại nhiều hy vọng là những hậu quả cực xấu do sự biến đổi khí hậu gây ra sẽ được khắc phục. Tuy nhiên sau khi thoả ước này được ký kết, chính quyền tại Washington đã chuyển hướng và những người hoài nghi lại muốn xét lại sự chính xác của khoa học. 
Bỏ sang một bên các tranh cãi về nguyên nhân, sự thay đổi khí hậu đang xảy ra. Nước Úc, không những là một nước gây ô nhiễm cao nếu tính theo đầu người mà còn là một nước kinh tế phát triển, có sự ràng buộc đạo lý phải giúp đỡ làm giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt là ở vùng Nam Thái Bình Dương, vùng trũng của Bangladesh và Việt Nam (như đồng bằng sông Cửu Long). 
(6) Vì vậy chúng tôi kiến nghị 
rằng, như là một phần của chính sách ngoại giao của Úc trong 10 năm tới, Bạch thư vạch ra một chiến lược cho Úc để, tự mình hoặc thông qua một chương trình quốc tế, giúp kế hoạch phòng ngừa cho các nước đang phát triển. 
Sydney, ngày 27 tháng 2 năm 2017 
Thay mặt Nhóm Nghiên cứu Văn hoá Đồng Nai & Cửu Long 
Luật sư Lưu Tường Quang, AO 
(ký tên) 
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân 
(ký tên) 
Tiến sĩ Trần Thạnh 
(ký tên) 
Luật gia Trương Minh Hoàng 
(ký tên) 
Dong Nai & Cuu Long
Cultural Research Group Incorporated
31 Fairview Road, Canley Vale NSW 2166, Australia
clip_image003
Submission
to Australia’s Foreign Policy White Paper 2017
We wish to warmly congratulate the Australian government - particularly the Minister for Foreign Affairs, the Hon Julie Bishop, MP, the Minister for Trade, Tourism and Investment, the Hon Steven Ciobo, MP, and the Minister for International Development and the Pacific, Senator the Hon Concetta Fierravanti-Wells - for their initiative in considering and formulating a White Paper on Australia’ Foreign Policy for the next decade. 
This submission is limited in scope as we do not attempt to cover all the six questions raised by the Department of Foreign Affairs and Trade. 
General
If the government decision was forward looking when it was announced, it has now become even more boldly far reaching to provide major headlands in foreign policy for Australia to navigate its way in an increasingly uncertain and unpredictable world. 
The unexpected ‘Brexit’ by the United Kingdom in June and President Donald Trump’s victory in November 2016 in the United States create new challenges on a global basis, adding to the resultant serious threats of China’s military and economic emergence and Russia’s attempted re-emergence as super powers. The underlying factor for these seemingly separate events is indeed a whipped up sense of excessive nationalism and the populist pursuit by some ‘old-fashioned’ leaders under disguise as ‘strong modern nationalists’ for domestic political purposes, in some democratic nations as well as in dictatorial regimes. 
Of course, every nation-state in history shapes its policy on the basis of national interests. In today’s world, the Chinese President and General Secretary of the Communist Party of China, Mr Xi Jinping is on record to push a “China First” stance and so does the Russian Federation President Vladimir Putin. Recently added to this triumvirate is Mr. Donald Trump with his “America First” rhetoric. 
In Australia, currently under some electoral threat by minor populist parties and extreme right wing groups, both the Liberal-National Party Coalition in power and the Australian Labor Party as the Federal Opposition also appear to express themselves more nationalistically. We hope that this trend will not crystallise into a narrower pursuit of ‘Australia First’ domestically and internationally. 
(1) We therefore recommend 
that Australia’s national interest be defined, for the purpose of foreign policy, not only to reflex Australia as an open, democratic, rule-based, inclusive and multicultural society but also to project Australia’s influence in the democratic process, economic liberation, security cooperation for peace, stability and prosperity, particularly in the Asian-Indo-Pacific region. 
In acknowledging Australia’s global reach, especially if this country will once again try to seek a non-permanent membership of the Security Council of the United Nations, we nevertheless believe that Australia can and will be an effective player regionally in its capacity as a developed nation with a GDP which is ranked 12th/13th in the world. 
To some extent, Australia has punched beyond its weight, but realistically our Track 1 diplomacy can only do that much. The government’s new two-way Colombo Plan is laudable as an illustration, but we believe Australia should explore more ways to project its influence, for example via the Official Development Assistance (ODA) and to enhance its Track 2 diplomacy. Australia is also ranked 6th in the world in terms of its ‘soft power’ and the question is whether it has effectively used it. 
(2) We therefore recommend 
that Australia expand its utilisation of Track 2 diplomacy and soft power in the region, with a special focus on countries such as Vietnam where democratic values and human rights advancement have failed to make any notable progress. 
On the other hand, we express our concern that Australia is unwittingly at the receiving end of China’s excessive use of soft power including the well disguised Confucius Institute as a State-sponsored propaganda tool. 
Traditional diplomacy - Security and Defence
State and non-state (e.g. terrorist groups) actors abound in today’s world which has become multi polar and where major players’ national interests remain as divergent as ever. 
Once the sole super power, the USA appears to be in decline as evidenced by former President Barack Obama’s failed military rebalance and unfinished economic initiative i.e. the Trans Pacific Partnership (TPP) in the Asia-Pacific region. In spite of his rhetoric to make “America Great Again”, President Donald Trump may weaken his country further with his ‘isolationist’ stance. In this new environment of uncertainties, new and powerful actors will emerge. 
Apart from Japan which should remain Australia’s close friend if not formally an allied, three of the current five BRICS members, namely China, Russia and India, will seek to play a more influential role in the next decade. China and Russia either separately and / or in partnership remain a long term threat to Australia and the likelihood of Xi and Putin stay in power after their next term in office cannot be ruled out. While this scenario may sound hypothetical, its probability would require long term enhancement of Australia’s defence capabilities 
There have been recently some forceful arguments by former politicians and some defence specialists in terms of re-orientation of Australia’s foreign policy towards China, Australia’s No 1 economic partner and a corresponding distancing from the USA, Australia’s long term strategic allied. 
Australia’s defence partnership with the US has often been subject to change of presidency in Washington. Even though the current Donald Trump administration appears unprecedented with its narrower vision for the leadership role, the US-Australian alliance remains in our view a solid foundation for this country’s security. 
Of course, it would be a mistake for Australia to rely on any super power for protection, but it would also be a mistake, in our view, for Australia to move away from the USA. An imperfect allied is still far more preferable than a perfect enemy! Due to a strong system of check and balance and mature democratic institutions, the US will not, in our life time, turn around to be our enemy while Russia and China can, regardless of whether or not this country is an allied of the USA. 
(3) We therefore recommend 
(a) that the Australian-US alliance remain one of the crucial pillars of Australia’s foreign policy; 
(b) that, for its self-reliance, Australia enhance its defence capabilities by keeping its defence budget at the level of 2% of GDP or higher if possible, for the next 10 years; 
(c) that Australia consider, in a consultative manner, re-activating the quadrilateral defence co-operation among the four democratic nations namely Australia, India, Japan and the USA; 
(d) that Australia enhance defence cooperation with the ASEAN beyond its AMDD+ 
(e) and separately that Australia consider raising the level of bilateral cooperation with the Socialist Republic of Vietnam to the same level as with Indonesia and the Philippines, if the SRV is more amenable to democratic reform. 
Australia would need to develop closer relationship with the ASEAN as a whole and its individual members now that this grouping is facing the challenge of unity, as Rodrigo Duterte’s Philippines and Najib Razak’s Malaysia have joined Cambodia and Laos to explore new and closer friendship with China. 
In making these above recommendations, we are influenced by the lesson of history relating to China’s hegemony ambition. They are not a product of any desire for ‘containment’ of China or ‘cold war’ mentality. 
In the conduct of traditional diplomacy, Australia would need at times to stand firmly on a matter of principle: the case in point is China’s claim of 90% of the South China Sea aka the East Sea, its construction of artificial islands and its militarisation of the disputed Paracels and Spratlys potentially affecting Australia’s national interest as a trading nation. 
Non-Traditional Diplomacy:
Trade, Sustainable Development and Climate Change
While it would be desirable, Australia may not always be able to impose its democratic values, rule of law and transparency in the conduct of non-traditional diplomacy. But where there is a choice in the absence of a legal requirement, Australia should avoid taking part in transactions, joint ventures or projects which are not consistent with the Australian standards. 
As a trading nation, of course Australia should seek to widen opportunities for trade and investment in accordance with the WTO Rules and other international and national legislation. But where a trading partner - such as Vietnam or Bangladesh - exploits workers in violations of ILO’s Conventions or places them under the political control of the Communist Party, then the question would be whether Australia or Australians could just ignore that abysmal exploitation and continue the business dealing regardless.
(4) We recommend 
that this White Paper consider ethical trade and investment as part of the overall effort to improve Australia’s international standing. 
Likewise in the area of sustainable development, Australia should be more assertive because it is one of the major ODA donors and because its expertise is held in high esteem by recipient countries. 
The case in point is the question of water resource in the Lower Mekong Sub-Region where 11 hydro-power dams (already built or in the process of planning) are causing irreversible damage to the eco system and livelihood of some 60 million people including 20 million in Vietnam’s Mekong Delta. 
(5) We recommend 
that this White Paper spell out a principle requiring Australia’s ODA to follow a human focus for any sustainable development in terms of their socio-economic benefits and respect to their rights. 
In terms of climate change, after the failure of Copenhagen, the Paris Agreement of 2016provides high hope to combat its anticipated extremely negative effects, through many ambitious efforts to be undertaken by major polluting signatories. Since then however, a change of direction takes place in Washington DC and revisionist skeptics cast doubt on the accuracy of science. 
Putting aside the debateable issues as to the real cause, climate change is happening and Australia - not only as one of the high polluters on per capita basis but also as a highly developed economy - has a moral obligation to provide assistance to minimise the damage, particularly in the South Pacific and in lowland areas of Bangladesh and Vietnam (e.g. the Mekong Delta). 
(6) We recommend 
that this White Paper include, as part of Australia’s Foreign Policy in the next decade, a strategy for Australia by itself or through an international scheme to assist developing countries in terms of preventive measures. 
Sydney, 27 February 2017 
For and On Behalf of the Dong Nai & Cuu Long * Cultural Research Group Inc, 
(Signed) 
Tuong Quang Luu, AO, BA/LLB
(Signed) 
Long-Van Huynh, Ph D
(Signed) 
Thanh Tran, Ph D
(Signed) 
Hoang Truong, LLM
Dong Nai and Cuu Long are the names of the two important rivers in Vietnam. Dong Naiwhich includes Saigon River is the lifeblood for the whole area north of Saigon and Cuu Long which means literally the Nine Dragons, is the Vietnamese name of the Mekong River when it enters southern Vietnam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.