Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Bộ lạc bí ẩn giữa rừng Amazon lần đầu giao tiếp với thế giới

Bộ lạc bí ẩn giữa rừng Amazon lần đầu giao tiếp với thế giới

Chính quyền địa phương ở bang Acre, Brazil đã ghi hình cảnh tượng các thổ dân sống trong rừng già Amazon giao tiếp với người ở thế giới bên ngoài.
Hồng Duy

Trực Ngôn - Liên hiệp Các Hội KH&KT Việt Nam tạo quỹ đen hàng chục tỷ đồng bằng cách “trấn lột” các nhà khoa học

Trực Ngôn - Liên hiệp Các Hội KH&KT Việt Nam tạo quỹ đen hàng chục tỷ đồng bằng cách “trấn lột” các nhà khoa học


Mấy lời phi lộ: Sau loạt bài tố cáo tội trạng tham nhũng, cố ý làm trái pháp luật của lãnh đạo Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), Trực Ngôn tôi không muốn tiếp tục viết về cơ quan này nữa, mặc dù vẫn được cung cấp khá nhiều tư liệu. Bởi tôi không muốn lạm dụng diễn đàn của độc giả, nhất là trong hoàn cảnh đất nước hiện nay có quá nhiều vấn đề nóng như chuyện Biển Đông, chuyện chính quyền cướp đất của dân, chuyện người dân tù oan hàng chục năm, gửi hàng yến đơn đi các nơi mà không ai thèm xét… Tuy nhiên nhiều bạn cán bộ ở cơ quan này vẫn tha thiết yêu cầu Dân Luận và Trực Ngôn lên tiếng giúp, biết rằng chính quyền cộng sản không ai điều tra theo thông tin của báo mà họ coi là “lề trái” này, nhưng chí ít cũng để dư luận thấu hiểu thêm bộ mặt của những kẻ trí thức dỏm đang lãnh đạo cơ quan này. Sau đây là nguyên văn thông tin mà các bạn cán bộ ở LHHVN gửi cho Dân Luận và Trực Ngôn, xin chuyển đến quý bạn đọc. Trực Ngôn tôi không thêm bớt một câu nào, để chứng tỏ là tôi khách quan, vì bốn “anh tài” lãnh đạo LHHVN đang tuyên truyền ra bên ngoài là Trực Ngôn thù oán với cơ quan này nên cố tình bôi nhọ họ.
img_1.jpg
Mỗi năm Nhà nước cấp cho LHHVN 44 tỷ đồng để hỗ trợ các nhà khoa học tham gia phát triển nền KH&CN nước nhà. Khoản tiền khổng lồ này nếu chia đều cho 382 tổ chức KH&CN trực thuộc LHHVN thì mỗi đơn vị cũng sẽ nhận được 100 triệu đồng mỗi năm để hoạt động. Thế nhưng, “bè lũ bốn tên “lãnh đạo LHHVN lại coi khoản ngân sách này là của riêng, chúng vẽ ra hàng trăm hoạt động vô bổ để “rửa tiền” như Dân Luận đã nêu ở các bài trước.
Không chỉ cướp việc của các nhà khoa học, núp dưới chiêu bài quỹ phúc lợi để cải thiện đời sống cho cán bộ nhân viên, LHHVN đã ngang nhiên “trấn lột” các nhà khoa học và đơn vị trực thuộc bằng cách lập quỹ đen từ nguồn thu trái luật như sau:

1. Ban hành trái phép Công văn số 818/CV-LHHVN để “trấn lột” các nhà khoa học.

Công văn này yêu cầu các đơn vị (chủ nhiệm đề tài dự án) nhận ngân sách từ LHHVN phải trích lại 5% số kinh phí nhận được bằng tiền mặt. Thủ quỹ thu và phát cho một phiếu thu ghi là “Nộp phí quản lý theo CV 818”. Nếu đơn vị nào hay chủ nhiệm đề tài/dự án nào không nộp khoản tiền này sẽ không được quyết toán và bị ghi “sổ đen” để không bao giờ được giao nhiệm vụ nghiên cứu nữa. LHHVN lập ra cả một bộ phận để chuyên đốc thúc thu khoản tiền này. Ông Chánh văn phòng phải báo cáo tình hình thu 5% này mỗi khi họp giao ban và coi đây là chỉ tiêu thi đua của Văn phòng và thành tích cá nhân khi tổng kết, đánh giá cán bộ. Đã có nhiều tình huống bi hài trong việc đốc thúc thu tiền từ các nhà khoa học mà chỉ có thể dùng từ “trấn lột” là đúng nhất.
Với khoản ngân sách được cấp 44 tỷ /năm giao cho các đơn vị thực hiện thì số tiền thu được theo tỷ lệ trên mỗi năm là bao nhiêu chắc quý vị tự ước lượng được. Họ đã ăn không của các nhà khoa học hàng tỷ đồng mỗi năm
Ai cho phép LHHVN thu khoản tiền 5% này? Rõ ràng để có 5% nộp cho LHHVN, các chủ nhiệm đề tài phải tự bớt thù lao nghiên cứu của mình hoặc phải làm giả chứng từ để rút tiền đề tài/dự án ra nộp theo kiểu “mỡ nó rán nó”. Khoản thu này chính là phần ngân sách KH&CN bị rút ruột thông qua các đề tài/dự án được cấp kinh phí từ LHHVN. Với cách “trấn lột” tiền mặt trao tay này, các đơn vị khoa học công nghệ và chủ nhiệm đề tài không thể kiện LHHVN được vì không được hạch toán vào chi phí đề tài/dự án và không có chứng từ quyết toán. Mỗi năm hàng tỷ đồng ngân sách KH&CN đã được rút ruột bất hợp pháp dưới cái gọi là “Hỗ trợ của đơn vị" mà nó được tính bằng 5% kinh phí đề tài/dự án. Theo sổ sách và báo cáo tài chính của LHHVN thì khoản thu nội bộ của cơ quan LHHVN là gần 10 tỷ đồng/năm bao gồm khoản “trấn lột 5%” này. Theo Luật Ngân sách Nhà nước, khoản thu nội bộ là một phần của Ngân sách Nhà nước, đơn vị có nguồn thu phải nộp ngân sách Nhà nước và xin phép các cơ quan quản lý nhà nước trước khi chi (nếu Nhà nước cho chi). Tuy nhiên, trên các báo cáo thu chi ngân sách hàng năm cho Bộ Tài chính, LHHVN lại không khai con số thu tại chỗ 5% này mà chỉ khai phần thu lệ phí. Chẳng hạn khi làm kế hoạch xin tiền Nhà nước thì LHHVN cố tình khai phần thu tại chỗ rất ít bằng cách chỉ khai phần thu lệ phí là trên dưới 1 tỷ đồng/năm để được cấp ngân sách nhiều lên. Nhưng khi quyết toán chi thì lại khai chi hết 10 tỷ đồng từ nguồn thu tại chỗ. Như vậy bằng thủ đoạn kế toán, đánh tráo và che dấu khoản mục mỗi năm “bè lũ bốn tên” đã ăn không gần 9 tỷ đồng mà theo luật phải nộp ngân sách. Hàng chục tỷ đồng ăn không của các nhà khoa học đã được Phạm Văn Tân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký LHHVN, Chủ tài khoản cơ quan biến báo như vậy. Chúng tôi đề nghị thanh tra và Kiểm toán Nhà nước kiểm tra khoản thu 5% này ở LHHVN có hợp pháp hay không? Ai cho phép? Thu bao nhiêu và chi vào việc gì trong hàng chục năm nay?

2. Thu lệ phí 7,2 triệu/năm/đơn vị một cách vô căn cứ, vô lương tâm

Không chỉ “trấn lột” các nhà khoa học khi thực hiện đề tài/dự án, LHHVN còn thu lệ phí từ các tổ chức KH&CN trực thuộc (các Trung tâm, Viện nghiên cứu do họ cho phép thành lập) với mức 7,2 triệu đồng/ năm /đơn vị, bất kể đơn vị có được hỗ trợ kinh phí hay không (Quyết định số 818/QĐ-LHHVN ngày 22/12/2011). Theo quy định này thì với 382 đơn vị trực thuộc, mỗi năm LHHVN đã thu được gần 3 tỷ đồng rồi.
Mức thu 7,2 triệu/năm /đơn vị được tính toán trên cơ sở nào và cơ quan nào cho phép LHHVN thu khoản này? Thu để làm gì khi tiền lương của cán bộ và chi phí bộ máy đã được hạch toán vào nguồn chi hành chính sự nghiệp mà Bộ Tài chính cấp cho, có năm lên đến 9 tỷ đồng ?
Các đơn vị KH&CN là do các nhà khoa học có tâm huyết tự đứng ra thành lập, tự chủ, tự hạch toán. Theo luật, họ chỉ nhờ LHHVN ra quyết định thành lập còn mọi việc họ tự lo liệu thì cớ sao LHHVN lại thu của họ những 7,2 triệu/năm bất kể lớn, bé, làm ăn được hay trên bờ phá sản. Những tưởng thu tiền của đơn vị thì phải có trách nhiệm hỗ trợ họ, nhưng không, Lãnh đạo LHHVN rất vô trách nhiệm khi “mang con bỏ chợ” không đoái hoài gì đến các đơn vị này. Nhiều đơn vị hàng chục năm trời không nhận được đồng tiền hỗ trợ nào từ LHHVN. Nhân viên cơ quan gọi đây là một dạng “bán chữ ký và con dấu” của Lãnh đạo LHHVN. Việc cho thành lập các đơn vị KHCN ngon ăn như vậy nên Phạm Văn Tân và Đặng Vũ Minh cứ “đẻ” sòn sòn hàng chục đơn vị mỗi năm. Chỉ riêng việc ngồi hội đồng xét duyệt thành lập đơn vị 81 thôi thì “bè lũ bốn tên” cũng đã kiếm được kha khá rồi. Không tuần chay nào không có nước mắt, họ không bỏ sót buổi họp nào để kiếm phong bì. Các cán bộ của LHHVN đã chứng kiến có hôm bốn ông Thường trực này ngồi xét duyệt thành lập đơn vị KHCN từ 8h sáng đến 8h tối mà hôm đó mỗi ông thu cả chục triệu đồng phong bì. Theo giám đốc một đơn vị KHCN cho biết, chi phí bỏ ra để thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc LHHVN không dưới 20 triệu đồng, vị chi mỗi ông thường trực cũng kiếm được 5 triệu đồng/đơn vị. Với hơn 200 đơn vị được thành lập mới trong nhiệm kỳ 5 năm thì mỗi ông thường trực trong “bè lũ bốn tên” LHHVN thu được tiền tỷ là chuyện bình thường. Nhân viên LHHVN ước tính thu nhập của ông Phạm Văn Tân và Đặng Vũ Minh không dưới 50 triệu đồng/ tháng. Thế bảo sao họ không giàu, ông Đặng Vũ Minh vừa xây xong 2 biệt thự cho 2 cô con gái, ông Phạm Văn Tân thì đang lùng mua đất biệt thự ở Mỹ Đình. Họ sống phè phỡn xa hoa trong khi hàng trăm đơn vị KHCN đang sống dở chết dở, hàng chục đơn vi bị giải thể do không có nguồn thu lại phải đóng lệ phí cho LHHVN và các khoản thuế khác.

Họ đang tâm cướp cơm chim của các nhà khoa học như thế mà giới trí thức phải chịu họ à? Không rõ các ông/bà ở Đoàn Chủ tịch có được họ chia phần cho không mà không thấy ai lên tiếng?

3. Vi phạm chế độ hạch toán, kế toán tài chính

Không chỉ thu bất hợp pháp hàng chục tỷ đồng mỗi năm như thế, lãnh đạo LHHVN còn vi phạm chế độ hạch toán, kế toán tài chính. Đó là hàng chục năm LHHVN không nộp Ngân sách khoản thu nội bộ mà lại đáo chuyển, che dấu khoản mục (khoản thu 5%) trong các báo cáo tài chính và kế toán để rửa trôi hàng chục tỷ đồng “quỹ đen" này. Chẳng hạn khi xây dựng dự toán thu chi ngân sách để xin tiền Nhà nước, LHHVN khai phần thu tại chỗ chỉ có trên dưới 1 tỷ đồng/ năm nhưng trong báo cáo quyết toán hàng năm thì lại quyết toán phần thu tại chỗ gần 10 tỷ đồng/ năm. Như vậy chênh lệch 9 tỷ đồng giữa thu và chi đi đâu? Đây chính là một thủ đoạn che dấu, rửa các khoản thu bất chính ở LHHVN mà kế toán trưởng đã được Phạm Văn Tân chỉ đạo biến báo để qua mặt các cơ quan cấp phát Ngân sách.
Hơn nữa, các khoản thu chi nội bộ này không công khai cho cán bộ nhân viên biết. Thu chi bao nhiêu chỉ có Phạm Văn Tân và bộ phận kế toán biết với nhau. Nếu có ai hỏi thì Phạm Văn Tân và bộ sậu lấp liếm rằng kế toán chưa tổng hợp xong. Việc chi tiêu khoản thu nội bộ rất tùy tiện chẳng có chứng từ gì. Theo bộ phận kế toán cho biết, có lúc ông Phạm Văn Tân lấy hàng trăm triệu nói là đi “ngoại giao” mà chẳng ai dám hỏi chứng từ. Để bịt mồm các cô kế toán, Phạm Văn Tân một mặt cho phép các cô này tha hồ hoạnh họe các nhà khoa học đến quyết toán đề tài/dự án, đồng thời đẻ ra cái gọi là Tổ thẩm định tài chính đề tài/dự án và giao cho Kế toán trưởng làm Tổ trưởng. Bằng việc nắm Ban Kế hoạch tài chính và Bộ phận kế toán, Phạm Văn Tân đã thâu tóm toàn bộ kinh phí hoạt động của LHHVN. Đơn vị nào muốn xin tiền thì qua Ban Kế hoạch tài chính, còn đơn vị nào muốn tiêu được tiền thì phải lụy kế toán, Phạm Văn Tân đứng giữa điều khiển hai Ban này và nhận phần hậu hĩnh của mình.
Một liên minh ma quỷ giữa Phạm Văn Tân, Ban Kế hoạch tài chính và Kế toán trưởng được hình thành để thao túng và trục lợi. Chả thế mà bộ ba Phạm Văn Tân, Lê Duy Tiến - Trường ban Kế hoạch tài chính và Trần Thị Kim Quy - Kế toán trưởng suốt ngày thì thụt họp kín với nhau để bàn cách kiếm chác.
Gần 10 tỳ đồng thu nội bộ mỗi năm, nếu lấy một nửa chỗ này thôi chia đều cho 63 cán bộ thì mỗi người mỗi tháng được thêm khoảng 5 triệu đồng ngoài lương để nuôi gia đình. Thế nhưng hàng chục năm nay tiền ăn trưa cho cán bộ vẫn chỉ có 800.000 đồng /người/tháng, thưởng tết không quá 3 triệu đồng/năm thì tính sơ sơ quỹ phúc lợi đến tay người lao động chỉ chiếm khoảng 1/3 con số thu nội bộ nói trên. Vậy thì 5-6 tỷ đồng/năm của khoản thu tạo quỹ này chui vào túi ai, hẳn độc giả cũng đã đoán ra.
Chúng tôi mong muốn Thanh tra và Kiểm toán Nhà nước làm rõ các khoản thu chi bất chính này của LHHVN để trả lại cho các nhà khoa học đã bị LHHVN trấn lột khi tham gia các hoạt động của cái cơ quan xôi thịt này.

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Sự Hấp Dẫn Của Nền Kinh Tế Pháp Trị

Sự Hấp Dẫn Của Nền Kinh Tế Pháp Trị

Alan Phan
usa long live
29 July 2014
Sẽ không bao giờ có một đêm dài hay một vấn nạn đủ sức để chiến thắng một bình minh hay hy vọng – There was never a night or a problem that could defeat sunrise or hope – Bernard Williams)
Trong tháng vừa qua, một tin nhỏ từ Mỹ đã gây trận địa chấn trong giới đầu tư Trung Quốc. Một sự kiện mà giới tài chánh toàn cầu hoàn toàn không quan tâm, kể cả những mạng truyền thông lớn.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2012 khi công ty Ralls của Trung Quốc mua một miếng đất và tài sản của Terna Energy tại tiểu bang Oregon và đem trang thiết bị Trung Quốc qua Mỹ để vận hành một trang trại điện gió (wind farm). Dự án gặp sự phản đối của dân địa phương (có lẽ vì tự hào dân tộc) và vì toạ lạc quá gần một căn cứ hải quân Mỹ, nên ứng cử viên Tổng Thống Romney lợi dụng vụ việc để công kích đối thủ Obama về chánh sách đối đầu Trung Quốc. Trong thế phản đòn và xoa dịu dư luận, Obama ký một sắc lệnh hành pháp (executive order) cấm khai triển dự án trên căn bản an ninh quốc gia (national security) và bắt Ralls phải giải ngân, rút khỏi dự án trong vòng 9 tháng.
Theo lời khuyên của luật sư, Ralls đút đơn kiện TT Obama về lạm dụng quyền lực để vi phạm quyền hiến định (constitutional right) của công ty Trung Quốc Ralls. Sau 2 năm tranh nghị giữa 2 bên, tháng vừa qua, Toà Án Liên Bang đã đồng ý với Ralls và phán quyết là executive order của Obama không có hiệu lực.
Đây là một chiến thắng của một công ty cỡ trung của Trung Quốc trong tranh chấp với một người được coi như là “nhiều quyền lực nhất thế giới” có cả một chánh phủ siêu cường ở sân sau.
Vài nhà đầu tư Trung Quốc bình luận,” Nếu Ralls đút đơn kiện Tập Cận Bình, chắc toàn bộ quản lý đang chia phòng giam với Chu Vĩnh Khang”. Còn ông bạn Mỹ của tôi,” Bạn nghĩ có bao giờ Goldman Sachs hay Walmart thắng được trong một toà án xã (đừng nói đến Trung ương hay thành phố) tại Trung Quốc?”
Tuy vậy, các mạng truyền thông lớn của thế giới chỉ lướt qua tin này, vì chuyện một phó thường dân thắng kiện Tổng Thống Mỹ là chuyện hằng ngày ở huyện. Ngay cả trường hợp một người nước ngoài, đang bị Bộ Nội An (Homeland Security) coi là “thế lực thù địch”.
Tác động tài chánh của sự kiện gần như không đáng kể (khoảng 6 triệu đô la), nhưng câu chuyện đã trở thành một huyền thoại với các nhà đầu tư Trung Quốc. Nó trở thành một dấu ấn sâu sắc trên tư duy của người dân Trung Quốc, về một xã hội minh bạch, công bằng và pháp trị cho những người thấp kém yếu thế. Nó đẹp hơn cà tượng Nữ Thần Tự Do luôn dang tay chào đón những tù nhân tự nguyện của các chế độ phong kiến độc tài. Nó là biểu tượng cao quý nhất của sức mạnh mềm của một thế giới mới cho một thế hệ mới. Nó là lý do chính tại sao dòng tiền đầu tư tại Trung Quốc và mọi quốc gia khác dồn dập đổ về Mỹ.
Obama đã thua nhưng nước Mỹ và chủ nghĩa giẫy chết của Tây Phương sống mạnh; đem hy vọng hiếm quý cho mọi người dân trong những thiên đường đang mục nát.
Alan Phan

Bài cùng chủ đề

Để lại một nhận xét

Khởi tố vụ án vỡ đường ống nước sạch Sông Đà

Khởi tố vụ án vỡ đường ống nước sạch Sông Đà

13:12 ngày 29/07/2014
Khởi tố vụ án vỡ đường ống nước sạch Sông Đà

Dân trí Sáng nay (29/7), Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án hình sự: Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Tổng Công ty Vinaconex.    Điểm mặt nhà thầu bị “cấm cửa” làm đường ống nước sạch sông Đà    Mổ xẻ trách nhiệm “bộ chủ quản” của Vinaconex về đường ống nước sông Đà    Thanh tra Chính phủ “thúc” thanh tra toàn diện đường ống nước sông Đà

  
Liên quan đến sự việc đường ống dẫn nước sạch từ nhà máy nước Sông Đà (Hoà Bình) về Hà Nội liên tục vỡ trong thời gian qua, gây đảo lộn cuộc sống và bức xúc cho hàng vạn hộ dân thủ đô, xác định có dấu hiệu vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại điều 229 Bộ luật Hình sự, vào khoảng 8h30 sáng nay (29/7), tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng – Vinaconex (34 Láng Hạ - Hà Nội), Đại tá Nguyễn Trọng Long - Phó Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ C46 – Bộ Công an đã đọc quyết định khởi tố vụ án hình sự: Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Tổng công ty Vianconex.
Khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân đường ống nước Sông Đà liên tiếp vỡ
Trước đó, như Dân trí đã nhiều lần thông tin phản ánh, kể từ khi được đưa vào sử dụng (năm 2009) đến nay, đường ống dẫn nước sạch Sông Đà đã vỡ 9 lần: Lần 1 ngày 3/2/2012, lần 2 ngày 4/2/2012, lần 3 ngày 21/3/2013, lần 4 ngày 21/11/2013, lần 5 ngày 16/12/2013, riêng lần 6 ngày 1/4/2014, lần 7 ngày 26/4/2014, lần 8 ngày 10/7/2014 và lần 9 ngày 12/7/2014.
Nguyễn Dương

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Tình báo Đức: Khối sức mạnh của ông Putin rạn nứt

Tình báo Đức: Khối sức mạnh của ông Putin rạn nứt

THỜI SỰ QUỐC TẾ

| 11:49 NGÀY 28/07/2014
(NLĐO) – Các biện pháp trừng phạt kinh tế đang gây chia rẽ ở Nga bất chấp nỗ lực của Tổng thống Vladimir Putin nhằm thể hiện cho thế giới thấy một mặt trận thống nhất, theo báo cáo của tình báo Đức.
Tình báo của Đức nói với chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel rằng một cuộc đấu tranh quyền lực đang diễn ra tại điện Kremlin giữa các nhân vật cứng rắn và lãnh đạo kinh tế trong giới chóp bu để tìm cách tác động tới Tổng thống Putin.
Trong một cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức, Giám đốc Cục Tình báo nước ngoài (BND) Gerhard Schindler cho biết dường như xuất hiện dấu hiệu rạn nứt trong khối sức mạnh của ông Putin.
Theo tạp chí Der Spiegel ngày 27-7, một số lãnh đạo Nga muốn đặt lợi ích kinh tế trên lợi ích chính trị và đang tìm cách “hãm phanh” ông Putin lại do quan ngại các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).

Gerhard Schindler stands at the former monitoring base of the National Security Agency (NSA) in Bad Aibling, south of Munich, June 6, 2014. (Reuters / Michaela Rehle)
Giám đốc Cục Tình báo nước ngoài (BND) Gerhard Schindler cho biết dường như xuất hiện dấu hiệu rạn nứt
trong khối sức mạnh của ông Putin. Ảnh: REUTERS

Cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel xác nhận thông tin do tình báo Đức đưa ra. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 27-7, ông nói rằng lệnh trừng phạt của EU cần phải nhằm vào các nhân vật lãnh đạo doanh nghiệp giàu có của Nga.
“Bất kỳ mối đe dọa nào đối với hòa bình và ổn định sẽ là mối nguy hiểm lớn nhất đối với phát triển kinh tế. Sự thật là đồng rúp đã mất giá, thâm hụt ngân sách của Nga tăng mạnh, phát triển kinh tế tồi tệ. Tổng thống Nga cũng nhìn thấy những điều này” – ông Sigmar Gabriel nhận xét.
H.Bình (Theo Telegraph)

Chênh vênh như nợ công Việt Nam

Chênh vênh như nợ công Việt Nam

10:12 (GMT+7) - Thứ Hai, 28/7/2014

Theo:VnEconomic

Tự thân sự chênh vênh của các con số về nợ công đã chứa đựng đầy những “đáng ngờ”...

Chênh vênh như nợ công Việt Nam
Đồng hồ nợ công thế giới trên trang The Economist. Bên phải là ô hiển thị số liệu về nợ công của Việt Nam.
Trong khi nỗi lo về nợ công ngày một chất chồng thì kiểm toán chuyên đề về nợ công vẫn mới chỉ nằm trong dự kiến.
Kiểm toán Nhà nước, tại cuộc họp báo cuối tuần qua đã đưa ra một số thông tin không mới nhưng vẫn rất thời sự về nợ công.

Cơ quan này cho rằng Bộ Tài chính đã tổng hợp thừa/thiếu một số khoản vay/nợ. Đây cũng là vấn đề được Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ phiên họp tháng 4 năm nay.
Kết quả kiểm toán cho thấy, nợ công đến 31/12/2012 giảm 1.632,6 tỷ đồng so với báo cáo của Bộ Tài chính.

Dù không quá lớn, lại thể hiện sự giảm đi nhưng con số này dường như đã làm cho mức độ tin cậy về số liệu của nợ công vốn đã mong manh lại càng thêm chênh vênh.

Nhất là khi chính đại diện Kiểm toán Nhà nước nói ở cuộc họp báo rằng kiểm toán nợ công là một vấn đề còn rất mới và mới chỉ được kiểm toán lồng ghép trong các cuộc kiểm toán ngân sách nhà nước dẫn đến kết quả còn hạn chế. 

Và một quy trình để kiểm toán riêng biệt về nợ công mới đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng.

Điều này, đương nhiên khó có thể là tin vui, khi mà dự đoán nợ công sẽ là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận về an ninh tài chính quốc gia trong năm 2014 của một vị chuyên gia vào ngày cuối cùng của năm 2013 trên VnEconomy đã trở thành hiện thực.

Trung tuần tháng 7 vừa qua, tụ họp trong một hội thảo về nợ công do Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội tổ chức, các chuyên gia từ trẻ tuổi đến cao niên lại đưa thêm nhiều cảnh báo về nguy cơ của nợ công Việt Nam.

Vẫn nằm trong ngưỡng an toàn là khẳng định đã quá quen thuộc, không chỉ từ Bộ Tài chính mà từ Chính phủ về nợ công. Cơ sở được xem là khá vững chắc cho khẳng định này là tổng số dư nợ công đến ngày 31/12/2013 ở mức 1.913 nghìn tỷ đồng, bằng 53,4% GDP, dư nợ Chính phủ ở mức 1.488 tỷ nghìn đồng, bằng 41,5% GDP. Mà giới hạn cho phép là nợ công dưới 65% GDP, nợ Chính phủ dưới 55% GDP.

Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia, các con số nói trên chưa bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ chi phí quản lý và cấp bù lãi suất đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, nợ xây dựng cơ bản, nợ quỹ bảo hiểm xã hội, nợ chi ứng trước của ngân sách Trung ương cho các dự án đầu tư chưa bố trí được nguồn.

Mặt khác, theo TS.Vũ Đình Ánh (Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính), số tuyệt đối về nợ công, nợ nước ngoài và nợ chính phủ là bao nhiêu, tốc độ tăng hàng năm như thế nào cũng không được công bố đầy đủ.

Ông Vũ Đình Ánh dẫn con số tuyệt đối về nợ công của Việt Nam từ đồng hồ nợ công thế giới (The global debt clock - GDC) cho biết đến cuối tháng 3/2014, mỗi người Việt Nam hiện đang gánh khoản nợ trung bình 887,51 USD (gần 20 triệu đồng).

Cũng theo GDC, quy mô nợ công của Việt Nam tăng liên tục: năm 2012 tăng 8,6%, đến 2013 tăng 12,6% và dự kiến 2014 tăng 11,2% nhưng tỷ lệ nợ công lại giảm từ 50,6% GDP năm 2012 xuống 49,3% GDP năm 2013 và dự kiến còn 48% GDP năm 2014 do tốc độc tăng GDP danh nghĩa cao hơn so với tốc độ tăng quy mô nợ. 

Chỉ tính từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014, theo GDC, nợ công của Việt Nam đã tăng thêm 9,887 tỷ USD, trung bình tăng gần 700 triệu USD/tháng và tăng thêm gần 100 USD/người.

TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cũng đưa ra hai con số rất khác nhau về nợ công của Việt Nam.

Đó là, nợ công Việt Nam theo định nghĩa của Luật Quản lý nợ công (gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) thì chiếm 54,4% GDP. Còn nếu theo định nghĩa quốc tế thì nợ công của Việt Nam đã lên đến 106% GDP.

Nêu tính  toán của các chuyên gia, TS. Lê Đăng Doanh cho biết nếu bổ sung nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước thì nợ công sẽ lên đến 100 -105% GDP.

Luật gia Vũ Xuân Tiền, trong bản tham luận về nợ công mới đây trích nhận định của TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright: “Nếu tính cả nợ tiềm ẩn của doanh nghiệp nhà nước thì tỷ lệ nợ công của Việt Nam có thể trên 100% GDP, vượt xa ngưỡng nợ công 65% GDP được đặt ra trong chiến lược phát triển tài chính đến đến năm 2020”.

Như thế, tự thân sự chênh vênh của các con số về nợ công đã chứa đựng đầy những “đáng ngờ”, nhưng theo nhiều chuyên gia thì sự “đáng sợ”của nợ công lại không nằm ở các con số.

Vậy, nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu? VnEconomy xin tiếp tục đề cập trong bài viết sau.

Kỳ tới: Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?


Ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ, điều gì đang xảy ra?

Ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ, điều gì đang xảy ra?

Ông Nghị Phạm Quang Nghị tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 28/6/2013.
Kính Hòa, phóng viên RFA
Tin từ giới truyền thông quốc tế cho rằng ông Phạm Quang Nghị, một cán bộ chính trị thuần túy của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ sang thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng bảy thay vì Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Sau đây là ghi nhận một số ý kiến những nhà quan sát chính trị Việt Nam cũng như giới học giả trong và ngoài nước về chuyến đi này.

Phe thân TQ muốn giữ thế?

Tháng năm 2014 sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, căng thẳng đã tăng lên giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Căng thẳng này gây nhiều lo lắng cho các quốc gia Đông Nam Á lẫn các cường quốc có quyền lợi trong khu vực như Hoa Kỳ và Nhật bản. Một chuyến đi sang Hoa Kỳ của ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã được dự trù trong hoàn cảnh đó.
Chuyến đi này chưa được thực hiện. Và giữa tháng bảy thì giàn khoan Trung Quốc được rút đi. Đồng thời tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng nói rằng một nhân vật khác sẽ sang Hoa Kỳ vào cuối tháng bảy là ông Phạm Quang Nghị. Ông Nghị không phải là một quan chức ngoại giao cũng như hành pháp, mà ông lại là một quan chức của đảng cộng sản với chức vụ Bí thư thành ủy Hà Nội, và là một trong các thành viên của Bộ chính trị, cơ quan nắm thực quyền ở Việt Nam.
Đi Hoa Kỳ không phải là Phạm Bình Minh mà là Phạm Quang Nghị. Rõ ràng là cái phe thân Trung Quốc họ muốn giữ thế, có nghĩa là nếu có đi liên hệ với Hoa Kỳ thì để họ đi. 
-TS Hà Sĩ Phu
Nhà báo Phạm Chí Dũng nghi ngờ tin này của tờ Bưu điện Hoa nam:
“Tôi có cảm giác là Hoa Nam cũng như tờ Hoàn cầu của Trung Quốc hay đưa tin làm nhiễu dư luận, không những làm nhiễu mà còn khiêu khích dư luận. Theo tôi trước mắt thì điều này không đáng tin cậy. Còn tin ông Phạm Bình Minh đi Mỹ vào tháng chín là từ ông Carl Thayer, từ Học viện quốc phòng Úc châu, có thể là giáo sư đã có những nguồn tin khả tín. Và tháng chín cũng là lúc ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đến Việt Nam làm việc. Tất nhiên mọi chuyện ở Việt Nam đều có thể thay đổi và thậm chí thay đổi mỗi hai tuần lễ một.
Còn nếu ông Phạm Quang Nghị có thay ông Phạm Bình Minh sang Mỹ thì ông cũng không thể giải quyết những vấn đề như ông Minh có thể giải quyết vì ông Nghị dù là ủy viên Bộ chính trị nhưng không phải là Bộ trưởng ngoại giao, mà những việc trong quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam hiện nay cần Bộ ngoại giao hơn là bí thư thành ủy Hà Nội.”
Trao đổi với chúng tôi từ Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Tường thuộc khoa chính trị Đại học Oregon Hoa Kỳ cho rằng trong một chế độ song trùng đảng – nhà nước như ở Việt Nam thì ngoại giao không chỉ được tiến hành qua nhà nước như thông lệ quốc tế mà còn do các lãnh tụ đảng đảm trách.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến hiện sống ở Đà Lạt nhìn tin này như một chỉ dấu có sự tranh chấp phe phái trong đảng cộng sản Việt Nam:

image
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp Ủy viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì tại nhà khách chính phủ ở Hà Nội ngày 18 tháng 6 năm 2014. AFP PHOTO / POOL / LƯƠNG THÁI LINH.
“Trước đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phát biểu chống lại ý kiến của Bộ chính trị, tức là hơi chống Trung Quốc thì đương nhiên là phải tìm chỗ dựa chứ không thì trong nước đảng đánh chết, thế thì phải cử Phạm Bình Minh đi Mỹ. Nhưng mà đời nào cái Bộ chính trị này để cho ông Tấn Dũng thực hiện điều đó, cho nên họ mới giữ ông Minh lại để tiếp Dương Khiết Trì đã.
Bây giờ thì lại có tin là đi Hoa Kỳ không phải là Phạm Bình Minh mà là Phạm Quang Nghị. Rõ ràng là cái phe thân Trung Quốc họ muốn giữ thế, có nghĩa là nếu có đi liên hệ với Hoa Kỳ thì để họ đi.

Sẽ không đem lại kết quả?

Ông Hà Sĩ Phu cũng đồng ý kiến với nhà báo Phạm Chí Dũng rằng chuyến đi của ông Nghị nếu có thì cũng sẽ không đem lại điều gì to tát. Bên cạnh đó ông nhấn mạnh đến khía cạnh cán bộ đảng của ông Nghị, tính chất đảng này sẽ không mang lại điều gì lớn hơn trong cuộc tìm kiếm sự hợp tác với người Mỹ.
Tiến sĩ Vũ Tường thì nhìn chuyến đi của ông Nghị như là sự tiếp tục của trò chơi ngoại giao đu dây của Việt Nam giữa cường quốc châu Á là Trung Quốc và siêu cường Hoa Kỳ đang chuyển hướng sáng vùng châu Á Thái bình Dương.
“Chuyến đi của ông Nghị lần này có thể hiểu như một động tác “đi dây” giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn của Hà Nội. Chuyến đi trước của ông Nghị sang Bắc Kinh cách đây gần 1 năm (tháng 9/2013), sau chuyến đi của ông Trương Tấn Sang vài tháng trước đó, vì vậy chuyến đi đó không có tính chất quan trọng như chuyến đi này, xảy ra ngay sau sự kiện giàn khoan. Vì có tin đồn ông Nghị đã được đề nghị cơ cấu chức Tổng Bí thư của Đảng tại Đại hội 12 sắp tới, chuyến đi của ông ta sẽ được chú ý nhiều hơn ở cả Hoa Thịnh Đốn lẫn Bắc Kinh.
Chuyến đi của ông Nghị lần này có thể hiểu như một động tác “đi dây” giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn của Hà Nội. 
-TS Vũ Tường
Cũng có thể chuyến đi là một cố gắng mới của Đảng Cộng sản Việt Nam tìm kiếm liên minh với Mỹ trong vấn đề biển Đông. Bị ông Tập Cận Bình cự tuyệt, ông Dương Khiết Trì quở mắng, trong khi Thượng Viện Mỹ chìa tay nâng đỡ, Hà Nội có thể đã thay lòng đổi dạ với Bắc Kinh.
Nhưng những người mong muốn quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chưa nên vội mừng. Việc cử ông Nghị đi là một tín hiệu tích cực, nhưng cũng có thể Đảng Cộng sản Việt Nam qua chuyến đi chỉ muốn tỏ sự hờn dỗi với Trung Quốc để Bắc Kinh nhường nhịn Việt Nam hơn, chứ không phải thực tâm muốn mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ. Giả thuyết này phù hợp với một tin được tiết lộ gần đây là Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để cùng khai thác tài nguyên trên biển Đông
Thông tin về việc cùng khai thác tài nguyên trên biển Đông được Tiến Sĩ Địa Vật Lý Nguyễn Thanh Giang, người từng làm việc lâu năm ở Tổng cục địa chất Việt Nam xem là một rủi ro lớn làm Việt Nam có thể sa vào cái bẫy thương lượng song phương với Trung Quốc. Tuy nhiên ông lại nhìn chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị tích cực hơn.
“Nếu chuyện đó xảy ra thì tôi cho là một nét đáng mừng thôi, vì rằng dù sao ông Phạm Quang Nghị có chức vụ trong đảng cao hơn. Một ủy viên Bộ chính trị mà sang thăm Hoa Kỳ thì đấy là một dấu hiệu tốt.
Ông Nguyễn Thanh Giang cũng cho rằng ông Nghị là một người cởi mở có những tư tưởng cải cách, chẳng hạn như trước đây có vẻ ông cũng đồng ý việc chấp nhận sở hữu tư nhân về đất đai.
Không có nhận xét về ông Nghị, nhưng Tiến sĩ Hà Sĩ Phu có nói rằng dù ông thấy chuyến đi sẽ không đem lại điều gì lớn lao nhưng có còn hơn không.
Riêng về chuyện thăng tiến của ông Phạm Quang Nghị mà Tiến sĩ Vũ Tường đề cập bên trên thì những người chúng tôi hỏi chuyện đều đồng ý rằng ông Nghị là một nhân vật đang lên của giới chính trị Việt Nam. Nhưng chuyện ông đóng vai trò thế nào trong quan hệ với nước Mỹ, và tiếp theo đó là trong cuộc chơi đi dây giữa hai cường quốc thì không ai có hy vọng gì nhiều.
Theo RFA

6 đối tượng không được làm việc cho tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

6 đối tượng không được làm việc cho tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

Chinhphu.vn - 6 giờ trước  0 bình chọn
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, Nghị định quy định 6 nhóm đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Cán bộ, công chức không được làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam - Ảnh minh họa
Cụ thể, 6 nhóm đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: 

Thứ nhất, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ, công nhân, viên chức, công chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, học viên, công nhân, viên chức, công chức trong Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu. 

Hai là, cán bộ, công chức theo Quy định tại Luật cán bộ, công chức. 

Ba là
, người làm trong ngành, nghề liên quan đến bí mật nhà nước. 

Bốn là
, vợ hoặc chồng của người đang làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước. 

Năm là, người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tiết lộ bí mật nhà nước hoặc an ninh quốc gia. 

Sáu là
, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành bản án hình sự của Tòa án hoặc người chưa được xóa án tích, chưa hết thời hạn, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật hình sự.
Theo Nghị định, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam là các cơ quan, tổ chức nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực; Văn phòng thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thành, truyền hình nước ngoài; tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài; tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động tại Việt Nam; Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2014.
Ngọc Hà

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Chiến đấu cơ Nga bị rơi, phi công thiệt mạng

Chiến đấu cơ Nga bị rơi, phi công thiệt mạng

15:44 ngày 27/07/2014-Báo Dân Trí
Chiến đấu cơ Nga bị rơi, phi công thiệt mạng

Dân trí Một chiến đấu cơ của Nga đã bị rơi ở miền nam nước này vào hôm nay 27/7, khiến viên phi công thiệt mạng. Nguyên nhân được cho là do trục trặc kỹ thuật.

Chiến đấu cơ MiG-29
Interfax dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho hay: “Chiến đấu cơ MiG-29 đang thực hiện chuyến bay thử nghiệm theo kế hoạch ở vùng Astrakhan. Người giám sát chuyến bay đã ra lệnh phi công nhảy dù, nhưng viên phi công vì muốn cứu máy bay, nên đã không bỏ điều khiển. Anh đã tử nạn”, ông cho hay.
Hãng thông tấn Interfax cũng dẫn lời Tướng Viktor Bondarev cho biết nguyên nhân vụ việc đang được điều tra, nhưng “theo thông tin ban đầu, nguyên nhân được cho là do lỗi thiết bị bay”.
Máy bay do Liên Xô thiết kế đã hứng chịu một loạt vụ tai nạn cả trong và ngoài nước trong những năm qua.
Lần gần đây nhất một chiếc MiG-29 của không quân Nga gặp nạn là vào năm 2012, ở miền đông Siberia. Máy bay khi đó đã đâm vào núi.
Một năm trước, 2 phi công cũng đã thiệt mạng trong khi bay thử ở vùng Astrakhan.
MiG-29 được sản xuất lần đầu tiên vào những năm 1980 và đã được xuất khẩu rất nhiều ra thế giới. Lực lượng không quân nhiều nước, trong đó có Iran, đang triển khai loại máy bay này.
Trung Anh
Theo AFP

Cây cói giấy Papyrus,nền văn hoá Ai cập cổ xưa

Cây cói giấy Papyrus,nền văn hoá Ai cập cổ xưa

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10152242518588008&id=144239423007

Dữ liệu hộp đen cho thấy MH17 bị tên lửa bắn hạ

Dữ liệu hộp đen cho thấy MH17 bị tên lửa bắn hạ




Những dữ liệu thu thập được từ hộp đen của chiếc máy bay MH17 cho thấy thân phi cơ bị trúng rất nhiều mảnh đạn từ một vụ nổ tên lửa.







hop-den-1753-1406420366.jpg
Phiến quân Ukraine trao trả hộp đen cho các nhà điều tra quốc tế. Ảnh: AFP
"Nó (tên lửa) đã thực hiện công việc như được thiết kế là bắn hạ các máy bay", một quan chức an ninh hàng không châu Âu nói với CBS News
Quan chức này mô tả dữ liệu hộp đen cho thấy có sự giảm áp cực lớn từ một vụ nổ. 
Trước đó, các nhà điều tra cũng phát hiện những lỗ thủng do mảnh đạn vỡ gây ra trên xác chiếc máy bay tại hiện trường ở đông Ukraine. Tuy nhiên, kể cả khi chứng minh được máy bay bị bắn hạ bằng tên lửa thì việc xác định thủ phạm đứng sau vẫn vô cùng phức tạp.
Máy bay được cho là bị trúng tên lửa đất đối không Buk SA-11 của phiến quân thân Nga. Trong khi đó, lực lượng ly khai khẳng định họ không có những vũ khí hiện đại như trên. Ukraine, quốc gia sở hữu Buk, lại tuyên bố không kích hoạt hệ thống tên lửa nào vào thời điểm máy bay bị bắn.
Hà Lan cho hay nhóm điều tra của nước này sẽ tập trung vào những dấu vết cụ thể như trên. Việc bao quát một cách có hệ thống cả khu vực hiện trường rộng lớn hiện rất khó khăn, trong khi vấn đề an ninh vẫn chưa được đảm bảo.
Cuộc xung đột leo thang ở Ukraine đang cản trở các nhà điều tra về thảm kịch của chiếc máy bay MH17. Nếu các nhóm chuyên gia hàng không và an ninh tiếp cận được hiện trường ở làng Grabovo thì họ có thể hỗ trợ rất nhiều cho chỉ vài điều tra viên đang ở đó.
Tại địa điểm máy bay rơi xuống, các chuyên gia tìm thấy nhiều đồ đạc cá nhân, hộ chiếu, chứng minh thư, thẻ tín dụng và những thứ tương tự. Những phần thi thể nhỏ của các nạn nhân cũng nằm rải rác khắp cánh đồng. Xác của khoảng 100 người vẫn chưa được tìm thấy.
Hiện Hà Lan đã chuyển được 227 thi thể từ Ukraine về nước này. Các chuyên gia pháp y đã nhận dạng được nạn nhân đầu tiên trong số những thi thể này. "Đó là một công dân Hà Lan, gia đình của nạn nhân và thị trưởng nơi người này sinh sống đã được báo tin", chính phủ Hà Lan cho hay hôm qua. Danh tính nạn nhân không được công khai. 
Hà Lan, quốc gia có 193 người thiệt mạng trên chiếc MH17, đứng đầu một đội ngũ gồm 200 chuyên gia pháp y đang làm nhiệm vụ nhận dạng thi thế. Giới chức nước này cảnh báo công việc có thể kéo dài đến vài tháng.
 

Lưu Hiểu Khánh mặc sành điệu như gái đôi mươi

Lưu Hiểu Khánh mặc sành điệu như gái đôi mươi





Diễn viên tuổi lục tuần tự tin mặc áo caro buộc vạt hay quần jeans siêu ngắn.



k6-5242-1406430587.jpg
Lưu Hiểu Khánh thường xuyên cập nhật trên trang cá nhân ảnh đời sống của mình. Mới đây, người đẹp khoe vẻ khỏe khoắn, tươi trẻ khi diện sơmi ngắn buộc vạt, kết hợp áo hai dây và quần jeans.
kh1-7337-1406430587.jpg
Nữ diễn viên giữ được làn da mịn màng ở tuổi 64.
k4-4069-1406430587.jpg
k2-1368-1406430588.jpg
Hiểu Khánh tự tin với phong cách trẻ trung, khỏe khoắn.
kh-1467-1406430588.jpg
Trong đời thường, Hiểu Khánh yêu thích những trang phục năng động, thoải mái. Cô không ngại mặc quần jeans siêu ngắn.
k8-8019-1406430588.jpg
Ngoài ảnh đời thường, Hiểu Khánh cũng cập nhật ảnh trên trường quay của mình. Trong phim mới nhất - Tôi có một giấc mơ, diễn viên hóa thân thành thiếu nữ.
k10-9693-1406430588.jpg
k11-9064-1406430588.jpg