Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Người Nga đang lũ lượt rời khỏi đất nước.

Người Nga đang lũ lượt rời khỏi đất nước.


Nguồn:http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-anh/russians-are-leaving-the-country-in-droves.html

Một số người bất mãn trong cuộc sống dưới triều đại Vladimir Putin, nhưng đối với nhiều người khác, các hạn chế về kinh tế là động lực cơ bản. Các chuyên gia nói rằng số lượng người ra đi đã và đang dẫn đến các mức độ nguy hiểm xét về mặt nhân khẩu học.
Russians line up for visas outside the U.S. Embassy in Moscow. (Sergei L. Loiko / Los Angeles Times)
Thông tín từ Mát-xcơ-va — Một chai Vodka và một đĩa salad truyền thống kiểu Nga gồm một ít đồ chua, xúc xích và khoai tây được quết với mayonnaise, một nhóm những người bạn nâng ly lên và chúc cho Igor irtenyev và gia đình anh một chuyến đi tốt đẹp đến Israel.
Irtenyev, vợ và con gái anh nhất quyết rằng họ sẽ chỉ xa đất nước trong sáu tháng, nhưng dấu hiều buồn trong mắt họ trong những đêm gần ngày ra đi nói lên điều ngược lại. Là một nhà thơ Nga thành công, Irtenyev nói rằng anh không thể bộc lộ một cách thoải mái trên quê hương mình được nữa, bởi vì “từng năm trôi qua, và thậm chí từng ngày trôi qua, càng ít và ít luồng gió mới xung quanh”. “Tôi không thể chịu được nữa khi hàng ngày phải thấy ông Putin trên truyền hình thêm 12 năm nữa” người đan ông 64 tuổi nói về nhà lãnh đạo Nga người đã cầm quyền một đất nước tương đối ổn định, mặc dù là một đất nước tràn ngập tham nhũng và gia tăng giới hạn quyền tự do cá nhân. “Chắc là tôi không thể sống mãi thế được, tôi muốn ra đi”
Irtenyev và gia đình anh đang gia nhập một làn sóng mới người Nga di cư mà ở đây người ta gọi là “di dân trong thập kỷ Putin”
Khoảng 1,25 triệu người Nga đã ra đi khỏi đất nước này trong vòng 10 năm qua, Sergei Stepashin, người đứng đầu Hội Đồng Kiểm Toán quốc gia, đã cho đài Tiếng Vọng Mát-xcơ-va (Echo of Moscow) biết như vậy. Hội đồng này theo dõi tình hình di trú thông qua  các khoản thu thuế.
Người đứng đầu Hội Đồng Kiểm Toán quốc gia nói rằng quá trình di dân đang diễn ra quá lớn, và có thể so sánh với số lượng người trong cuộc nổi dây của cuộc Cách Mạng Bôn-sê-vích (hay còn gọi là cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga Vĩ Đại).
“Đã có từng ấy người rời khỏi đất nước sau năm 1917” ông này nói.
Những người ra đi không rời khỏi đất nước giống với những người đi trước vào những năm của thập kỷ 70 và 80, mà không hẹn ngày trở lại. Họ không bán những căn hộ, nhà, và xe hơi. Đơn giản chỉ là họ khóa cửa lại, ra sân bay và lặng lẽ rời đất nước.
Lý do thì rất khác nhau. Một số người, giống như Irtenyev, bất mãn trong cuộc sống dưới triều đại Putin, một triều đại mà tất cả mọi thứ đều không chắc chắn ngoại trừ một điều chắc chắn sẽ tiếp tục là sự trở lại được người ta dự đoán của thủ tướng vào chức vụ tổng thống trong năm tới. Nhưng đối với nhiều người khác, các mặt hạn chế về kinh tế là động lực chính. Với lạm phát đang tăng cao, và GDP hàng năm của đất nước chỉ tăng trưởng ở mức 3% trong ba năm qua – so sánh với mức từ 7% đến 8% trước khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu – Người Nga đang cảm thấy túng quẫn.
Nhà vật lý học nguyên tử người Nga Vladimir Alimov, người hiện đang làm việc tại trường đại học Toyama của Nhật, nói rằng ông không thể sống sót với mức lương hàng tháng 450 đô la của một viện sỹ cao cấp tại Viện Hóa Học Vật Lý thuộc Học Viện Khoa Học Nga
“Đúng thế, tôi nhớ nước Nga, nhưng là một nhà khoa học tôi không thể làm việc ở Nga với thiết bị lạc hậu đã không được thay thế hay nâng cấp suốt từ thời liên bang Xô Viết. Alimov, năm nay 60 tuổi, đã nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Ở đây ở nước Nhật, tôi làm việc trong môi trường tuyệt vời. Tôi có thể thực hiện công việc mà tôi hứng thú và được trân trọng và hãnh diện vì nó, mọi thứ mà tôi không thể dù chỉ là nằm mơ đến ở quê nhà Nga”
Làn sóng người di cư, trong đó có một số lượng lớn người có trình độ, gây ra những mối tiềm ẩn nguy hiểm lên một đất nước với 142 triệu dân mà tỷ lệ chết cao hơn đáng kể tỷ lệ sinh. Một nghiên cứu do Viện Nghiên Cứu Béc Lin về Dân Số và Phát Triển xuất bản trong năm nay đã gọi nước Nga là một thế lực đang suy yếu và dự đoán dân số nước Nga sẽ giảm thêm 15 triệu người vào năm 2030.
Các chuyên gia tin rằng từ 100,000 đến 150,000 người đang ra đi khỏi đất nước hàng năm và cảnh báo rằng cuộc di dân đã đến mức báo động trong ba năm qua.
“Người ta ra nước ngoài vì nền giáo dục tốt hơn, vì hỗ trợ ý tế tốt hơn, vì các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, họ tin tưởng rằng họ sẽ trở lại vào một ngày, nhưng thực tế rất ít người làm điều đó” Dmitry Oreshkin, một nhà phân tích chính trị đã cho Viện Địa Lý biết. “Tiềm năng trí tuệ của đất nước đang bị cuốn trôi, bởi vì những người năng động, thông minh và hoạt bát nhất đang ra đi”
Lev Gudkov, người đứng đầu Levada, cũng nhận thấy các khía cạnh chính trị. “Điều tồi tệ nhất là người mà có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa do điện Kremlin khởi xướng đang ra đi tất cả” Gudkov nói. “Nhưng rõ ràng rằng điện Kremlin không thể bình chân mãi được nếu những người Nga tài giỏi và năng động nhất đang ra đi, bởi vì làn sóng di cư của họ đưa đến sự căng thẳng về chính trị và xã hội cho đất nước và làm suy yếu vị thế đối lập”
Nhưng Valery Fyodorov, người đứng đầu của VTsIOM (Trung tâm toàn Nga về Nghiên Cứu Ý Kiến Cộng Đồng) nói rằng cuộc di cư hiện nay có rất ít ảnh hưởng đến chính trị.
“Phần lớn trong số họ muốn rời khỏi đất nước là những người tương đối thành công ở Nga,” Fyodorov nói. “Họ chỉ đơn giản là muốn có cuộc sống tốt hơn và thử những điều mới lạ”
“Tuy nhiên, tôi phải công nhận rằng cuộc sống ở Nga đã và đang không được cải thiện trong suốt ba năm qua, và tất nhiên gây ra sự thúc ép và mở đường cho câu chuyện về sự ra đi” ông nói. “Nhưng chủ yếu là liên quan đến các khó khăn và hậu quả khủng hoảng kinh tế hơn là các vấn đề về chính trị”
Khoảng 20% người Nga nghĩ đến việc rời khỏi đất nước và thử vận may ở nước ngoài, theo số liệu của các cơ quan trưng cầu dân ý khác nhau của Nga, từ Trung Tâm Levada độc lập đến Trung tâm toàn Nga về Nghiên Cứu Ý Kiến Cộng Đồng thân tín với điện Kremly. Trong số những người có độ tuổi từ 18 đến 35, gần 40% người trả lời nói rằng họ mong muốn ra đi.
Một trong số rất ít họ trở về là kỹ sư tin học Alexey Petrov, người đã trở về vào năm 2003 sau bốn năm ở Ac-hen-ti-na. Anh ta đã mở một tiệm café Internet tại Buenos Aires, chỉ để đối phó với các khó khăn tài chính ở quê nhà.
Nhớ lại trải nghiệm di cư của mình, Petrov, năm nay 38 tuổi, đã dẫn câu ngạn ngữ Nga “Nơi được coi là tốt khi ta không ở đó” “It is good where we are not” (kiểu như câu: “không ở trong chăn thì không biết chăn có giận” như của Việt nam) và chỉ ra rằng cả thế giới đang ủ rũ vì cùng các khó khăn kinh tế như nhau bây giờ người Nga đang chạy trốn.
Hầu hết thời gian tôi ở nước ngoài nỗi nhớ quê hương bao trùm tâm trí tôi, và có một điều là đi du lịch nước ngoài thì đơn giản và định cư hẳn ở nước ngoài thì khá khác biệt” Pertrov nói. “Bây giờ tôi biết rằng nếu anh không quan tâm tý nào đến chính trị và tránh xa nó, anh có thể chủ động dẫn dắt một cuộc sống bình thường ở Nga và sẽ vui vẻ với những điều nhỏ bé mà hàng ngày cuộc sống ban tặng cho anh”
Nhưng các nhà chính trị vẫn có thể can thiệp, với một bầu không khí mà có lúc có thể cảm thấy sự đe dọa. Vài ngày gần đây, khi hàng ngàn người trẻ tuổi khoác lên mình là cờ trắng, vàng và đen đế quốc và đem theo các biển hiệu cực đoan và chủ nghĩa dân tộc cực đoan tuần hành trên đường phố Mat-xcơ-va la hét các câu tục tĩu. Cảnh sát theo sát bên cạnh.
Mặc dầu vậy vợ của nhà thơ Irtenyev, Alla Bossart, biết rằng bà sẽ nhớ ngôi nhà ấm cúng của mình gần Mat-xcơ-va, từng là một người phụ trách chuyên mục của tạp chí Novaya Gazeta bà nhận thức rất rõ rằng trong 10 năm qua, năm đồng nghiệp của bà, bao gồm cả phóng viên thời sự Anna Politkovskaya, đã bị giết.
Buổi sáng bà rời khỏi Mat-xcơ-va cùng với chồng và con gái của bà, Bossart phải ra khỏi taxi để trở lại căn hộ đã khóa cửa của mình để lấy vài thứ mà bà quên. Và sau đó bà phải quay trở lại để tắt đèn.
Khi bà lại bước xuống cầu thang, bà thì thầm với một người đồng hương già trong hơi thở hổn hển” đó là một dấu hiệu tồi khi quay về”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.