Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

NGÀY TẠ ƠN

NGÀY TẠ ƠN
Alan Phan
gratitude
27 November 2014
Lòng biết ơn dâng trao nỗi kính phục, cho phép chúng ta trực diện các phàm nhảm hàng ngày, trong những giây phút thăng hoa nhiều kinh ngạc và thay đổi hoàn toàn phương thức chúng ta trải nghiệm cuộc sống và thế giới (Gratitude bestows reverence, allowing us to encounter everyday epiphanies, those transcendent moments of awe that change forever how we experience life and the world – John Milton)
Buổi sáng ngày lễ, mở hộp thư ra và có người gởi cho tôi bài viết “Biết Tạ Ơn Ai?” của nhà văn Tưởng Năng Tiến. Trong bài, tác giả nói về thảm cảnh của vài thế hệ người Việt, đang sống lây lất trên đất Kampuchia, bị bạc đãi từ mọi quyền lực của xứ chủ nhà…Có lẽ đây không phải là tình huống hiếm hoi trên trái đất này. Ngay cả tại những xã hội giàu có, hùng mạnh như Âu Mỹ, vẫn đầy những cư dân lấy nước mắt thay cho lời “cảm tạ” , cúi đầu nhận số phận hẩm hiu, trong khi thiên hạ chung quanh đang háo hức “shop till you drop” (mua đến chết luôn) cho mùa lễ Giáng Sinh.
Mỗi quốc gia đều có nhiều ngày lễ mang truyền thống của cả một văn hoá, như các ngày lễ tôn giáo, ngày đầu năm, ngày độc lập, ngày kỷ niệm các đại danh nhân…Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ khá đặc thù mà dân Mỹ đã biến thành một ngày đại lễ. Mặc dù với đa số người, Thanksgiving mang một sắc thái của cuộc tụ họp gia đình để ăn turkey và coi American football…nhưng biểu tượng của lễ nói lên vị trí của “lòng biết ơn” trong cuộc sống hàng ngày của người Mỹ. Nếu tôi nhớ không lầm thì một nghiên khảo gần đây cho thấy cá tính đặc biệt nhất của những nhà triệu phú là “lòng biết ơn”.
Triệu phú hay không, theo kinh nghiệm cá nhân, ngày mà tiềm thức của tôi ghi nhận và thể hiện hàng phút giây “lòng biết ơn” sâu xa của tôi với mọi sự cố xấu-đẹp-hên- xui-hay-dở  trong đời mình, là ngày tâm hồn tôi thấy “bình an” và “thoát tục”. Lòng biết ơn đó không những giúp tôi về mặt tinh thần mà còn là những thang thuốc bổ dưỡng cho sức khoẻ, là động lực cho ý chí, và ngay cả sáng tạo trong tư duy.
Tôi có lẩn thẩn ghi lại những điều tôi biết ơn, nhỏ và lớn, trong cuốn sổ cất ở góc bàn. Lấy ra đọc hôm nay, tôi thấy mình đã ghi ra 135 điều; dù rằng nhiều lần, tôi quên ghi hay vì đi xa, không đem sổ theo.
Phần lớn, những biết ơn thường xuyên nhất là những lần tôi gặp may, có thể nói là hoàn toàn nhờ Ơn Trên phù hộ. Tuy nhiên, tôi cũng biết ơn những phép mầu đã gây ra những thất bại, trì trệ để tôi trau luyện tính bình tĩnh, chịu đựng và âm thầm tìm giải pháp. Đem tôi đến gần tuyệt vọng rồi giải thoát tôi khỏi bờ vực, dậy cho tôi thói quen “không bỏ cuộc” vì khúc quanh dẫn đến ngã rẻ đang đợi chờ, luôn là một kỹ năng quý giá cho trận chiến mỗi ngày.
Tôi biết ơn sức khỏe dù giới hạn của mình, nhưng vẫn thấy thừa đủ để an hưởng và làm việc. Nhất là khi cận cảnh những não lòng của người bệnh và thân nhân trong các bệnh viện. Tôi biết ơn kho kiến thức của nhân loại hiện diện cùng khắp để tôi nhận chân chút nào “sự thật” trong sinh hoạt của xã hội và con người. Nhất là khi sống trong một môi trường giả tạo và dối trá của lợi ích lọc lừa. Tôi biết ơn cái đẹp nhiệm màu của thiên nhiên bao dung, từ những ngọn núi xanh mát đến những bờ biển cát mịn, nuôi sống bao nhiêu mảnh đời vô tư. Nhất là khi đối diện với những ổ chuột nhân tạo, rác rưởi ô uế và miếng ăn chụp giựt.
Tôi cũng biết ơn đủ mọi người, từ những người thầy, cao nhân đến những công nông nhân chân thành không đố kỵ. Tôi biết ơn những nụ cười trẻ thơ, những dũng khí thanh niên, những khôn ngoan tuổi già. Nhưng tôi cũng biết ơn và chia sẻ những dòng lệ đớn đau, những khổ nhục hèn kém, những thua lỗ vô lý, vì tôi đã trải qua những tình huống đó không ít lần trong hành trình của mình. Tất cả là những bài học liên tục về cấu thành phức tạp của con người, không thể đơn giản hoá.
Cho nên trong những đêm không ngủ, dù xót thương cho những định mệnh trái ngang, những mảnh đời tan nát cùa tha nhân, tôi biết ơn vô cùng nếu chút hành động của mình sẽ giảm thiểu những đớn đau mà cả triệu triệu người đang hứng chịu trên khắp thế giới trong giây phút này.
“Biết tạ ơn ai?” có thể là một kêu gọi để mỗi người chúng ta nhìn lại cuộc sống của mình và tìm thêm chút nguồn lực để đóng góp vào những hoạt động thực sự có ý nghĩa?

Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia về các chỉ số

Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia về các chỉ số

Báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy kinh tế Việt Nam kém tươi sáng. Việt Nam xếp ngưỡng trung bình trong xếp hạng về chỉ số năng suất sáng tạo  trong tổng số 22 quốc gia trong khu vực châu Á. Điều đáng chú ý là Việt Nam xếp sau cả Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu. 
Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu.
Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế Việt Nam kém tươi sáng là do tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu, căn cứ vào số liệu của ADB


Đánh giá
Triển vọng 2014
Cập nhật          Đánh giá
triển vọng 2015 
      Cập nhật
 Tăng trưởng GDP 5.65.55.85.7
Lạm phát 6.2 4.56.65.5
Nguồn: ADB 
Bảng xếp hạng chỉ số năng suất sáng tạo do ADB phối hợp thực hiên với Đơn vị Tình Báo Kinh tế EIU.
Bảng báo cáo này dựa tổng hợp dựa trên các báo cáo phân tích từ các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định chính sách.
Theo bảng xếp hạng này, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu. Việt Nam đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng, xếp sau 5 quốc gia là Lào (hạng 9), Singapore (hạng 10), Indonesia (hạng 12), Malaysia (hạng 13), Thailand (hạng 15) và xếp trên 3 quốc gia là Philippines (hạng 18), Myanmar (hạng 22), Cambodia ( hạng 24) trong khu vực Asean.
Các tiêu chí đánh giá để xếp hạng bao gồm khả năng tiếp thu công nghệ mới, tính sáng tạo, môi trường khuyến khích sáng chế (input) và số bằng sáng chế (output).
 
gam mau kem tuoi cua kinh te viet nam hinh anh 1
Bảng xếp hạng Chỉ số năng suất sáng tạo của ADB; Xanh lá cây đậm: Rất cao; Xanh lá cây nhạt: Cao; Vàng: Trung Bình, Đỏ: Thấp  
ADB còn đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở mức nghèo nàn, chỉ đạt 27.2/100 điểm.
Dù cho hơn 90% dân Việt Nam biết chữ nhưng hệ thống trường học và giáo trình của Việt Nam bị lỗi thời.           
Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực có kỹ năng trong các ngành dịch vụ, công nghệ thông tin, tài chính và ngân hàng.
Điều này cho thấy, Việt Nam bị đánh giá thấp về số lượng người tham gia học các ngành thiên về kỹ thuật và đào tào nghề.
Số lượng các sáng chế được bảo hộ và các bài báo khoa học của Việt Nam  đang ở mức thấp. 
Giáo dục Đại học của Việt Nam bị đánh giá thấp
Báo cáo của ADB nhận xét Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và nên có nhiều sinh viên theo học các chương trình thiên về khoa học
Nhìn chung số đơn đăng kí bằng sáng chế từ Việt Nam không ổn định và ở mức thấp trong thập niên qua, xuống rất thấp vào năm 2006.
Số đơn xin cấp bằng sáng chế từ tăng từ 322 trong năm 2011 lên 424 trong năm 2012.
Tuy nhiên con số này là muốn bỏ biển nếu so với hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chỉ riêng năm 2012, số hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của Nhật là 486.070 và của Hàn Quốc là 203.410.
Theo cách nhìn nhận từ báo cáo của ADB, yếu tố sáng tạo của nền kinh tế cần một đòn bẫy mạnh dựa vào năng lực cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, khả năng đáp ứng về năng lượng cho sản xuất. ..
Cách đánh giá của ADB cho thấy Việt Nam phải còn đối mặt với nhiều thách thức trên con đường hội nhập vào sân chơi toàn cầu.
Những vấn đề về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang là sự trở ngại đối với những mục tiêu phát triển kinh tế.
Về dự báo tăng trưởng GDP, Việt Nam thua cả Campuchia.
Theo dự báo của World Bank, Campuchia dẫn đầu về GDP trong cả năm 2014 (các chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng thực sự của Campuchia trong năm 2014 sẽ đạt mức 7.2%) trong khi Việt Nam chỉ ở mức 5.5%.
Trong giới chuyên gia phân tích kinh tế nảy sinh lo ngại các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rời việt nam để sang đầu tư tại lào và campuchia.
Theo dữ liệu từ Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
54% doanh nghiệp được khảo sát có vốn đầu tư tại Việt Nam cho rằng họ sẽ bỏ vốn vào thị trường Lào và Campuchia.
Theo dữ liệu từ World Bank, thu nhập đầu người bình quân tại VN ở mức 1.910 Đô la Mỹ trong năm 2013.
Con số này ở Lào là 1.645, và ở Campuchia là 1.007 và Myamar là 900 đô la Mỹ.
Theo báo cáo của Bloomberg, vào cuối quý 2 của năm 2014, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá do nguy cơ khủng hoảng địa chính trị giữa bối cảnh giàn khoan 981 của Trung Quốc tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Không chỉ riêng Việt Nam, mà các đồng tiền khác trong khu vực cũng bị đi giảm giá ví dụ như đồng rupiah của Indonesia.
Bối cảnh đi xuống của nền kinh tế Việt Nam cũng cần có cái nhìn khách quan trong bối cảnh đi xuống của các nền kinh tế khác trong khu vực
Chẳng hạn như nền kinh tế Philipinnes ở quý 3 cũng đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong vòng hơn 5 năm qua, theo tin từ Reuters.
Theo Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) mới đây về tình hình phát triển của Việt Nam. Việt Nam chỉ có thể khắc phục những nhược điểm về năng suất và  khả năng sáng tạo của nền kinh tế bằng cách tập trung vào việc phát triển một nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao. 
Nguồn nhân lực ưu tú sẽ là nòng cốt cho quá trình hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam
 Nguyễn Thị Quỳnh Như
(Tổng hợp)

Báo Trung Quốc: 'Người biểu tình Hồng Kông kêu gọi đấu tranh vũ trang'

Báo Trung Quốc: 'Người biểu tình Hồng Kông kêu gọi đấu tranh vũ trang'

̣(TNO) Trước sự đàn áp mạnh tay của chính quyền, người biểu tình Hồng Kông chuyển sang hình thức “chiến tranh du kích đường phố”, thậm chí kêu gọi đấu tranh vũ trang nếu cần thiết, theo thời báo Hoàn Cầu.


Người biểu tình Hồng Kong - Ảnh: Reuters
Sau chiến dịch giải tán người biểu tình tại khu vực Vượng Giác, tình hình tại nơi  này đã ổn định trở lại, tuy nhiên cảnh sát Hồng Kông vẫn cho rằng cuộc đấu tranh của người biểu tình chưa thật sự kết thúc, thậm chí có thể chuyển sang đấu tranh bằng bạo lực và vũ trang, theo thời báo Hoàn Cầu.
Tờ Minh Báo ngày 27.11, thì cho rằng người biểu tình đang chuyển sang hình thức “xây dựng chiến hào” mới trên đường phố thậm chí còn chuẩn bị hình thức “chiến tranh du kích” lâu dài để chống lại lực lượng cảnh sát.
Trên trang mạng xã hội facebook xuất hiện fanpage mang tên “Nhóm ma quỷ Hồng Kông” kêu gọi người biểu tình trang bị mũ bảo hiểm, các vật dụng có thể chống lại cảnh sát và tiến tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm tái chiếm khu Vượng Giác, theo tờ Văn Hối.
Khu Vượng Giác sẽ được lực lượng cảnh sát kiểm soát chặt chẽ thêm 2 tuần nữa nhằm tránh việc người biểu tình có thể tái chiếm, vì lý do an toàn mọi người không nên tập trung tại các khu vực đông người tại khu vực vừa giải tán, đại diện cảnh sát phát biểu trước báo giới.
Luật sư Hà Quân Hiểu, người ủng hộ phong trào đấu tranh của người biểu tình nhận định: “Người biểu tình đang sử dụng sức mạnh của Internet và các mạng xã hội, sức lan truyền của nó sẽ gấp trăm lần so với phong trào Chiếm Trung Hoàn vừa diễn ra”, tuy nhiên ông kêu gọi không sử dụng bạo lực vì sẽ không có kết quả tốt đẹp cho cả 2 bên, theo tờ Văn Hối.
Cảnh sát Hồng Kông tuyên bố sẽ truy tìm thủ phạm của việc kích động trên các trang mạng xã hội nhằm phát động phong trào đấu tranh vũ trang, "họ đừng hy vọng vào cuộc đấu tranh lâu dài vì họ có thể gặp một thất bại lớn hơn những gì vừa diễn ra", theo tờ Đại Công báo.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Cửa hiệu ở Bắc Kinh tuyên bố không tiếp khách Trung Quốc

Cửa hiệu ở Bắc Kinh tuyên bố không tiếp khách Trung Quốc

17:14 (GMT+7) - Thứ Năm, 27/11/2014

Một nhân viên của cửa hiệu này giải thích rằng, một số khách hàng Trung Quốc “quá phiền phức”...

Cửa hiệu ở Bắc Kinh tuyên bố không tiếp khách Trung Quốc
Tấm biển treo bên ngoài cửa hiệu khiến người Trung Quốc nổi giận - Ảnh: Beijing Youth Daily.
Một cửa hiệu thời trang ở Bắc Kinh đã gây bất bình trong dư luận Trung Quốc sau khi treo biển không tiếp khách là người Trung Quốc.

Tờ Thanh niên Nhật báo Bắc Kinh cho hay, cửa hiệu trên treo một tấm biển có nội dung: “Người Trung Quốc không được vào, trừ nhân viên”.

Một nhân viên của cửa hiệu này giải thích rằng, một số khách hàng Trung Quốc “quá phiền phức” và “phụ nữ Trung Quốc thường thử rất nhiều quần áo nhưng rốt cục chẳng mua gì”. 

Cũng theo nhân viên này, cửa hiệu đã từng buộc phải trả cho một vị khác nước ngoài số tiền 5.000 USD sau khi người này bị mất ví tại cửa hiệu, và camera theo dõi cho thấy một khách hàng Trung Quốc đã “thó” chiếc ví của vị khách nước ngoài.

Tuy nhiên, một nhân viên khác cũng của cửa hiệu trên lại nói, việc treo biển cấm khách Trung Quốc chẳng qua là nhằm ngăn không cho đối thủ ăn cắp các mẫu thiết kế quần áo của tiệm.

Nhưng dù lý do thực sự là gì, tấm biển trên đã tạo nên một làn sóng phản đối trên các mạng xã hội Trung Quốc. Một người dùng mạng Weibo đặt câu hỏi: “Liệu đây có còn là Trung Quốc nữa không?”. 

Một người khác băn khoăn vì sao chủ hiệu thời trang trên lại mở cửa hàng ngay ở Trung Quốc nếu như không muốn tiếp khách Trung Quốc.

“Loại cửa hàng như thế này nên bị đóng cửa”, một người khác viết. 

Một chuyên gia pháp luật nói rằng, đúng là tấm biển trên có nội dung phân biệt đối xử, nhưng người chủ cửa hiệu không hề phạm luật, bởi Trung Quốc không có quy định luật pháp về cấm phân biệt chủng tộc.

Bình luận của bạn
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.

Hai mươi phát ngôn gây tranh cãi của lãnh đạo Việt Nam

Hai mươi phát ngôn gây tranh cãi của lãnh đạo Việt Nam



1- “Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh. Nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ. Không nhẽ cứ để mãi như vậy, mai kia người ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết. Thế đâu có được! Một con sâu đã nguy hiểm rồi. Một bầy sâu là chết cái đất nước này!”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
2- “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, … khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”- Giáo sư tiến sĩ Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
3- Việc Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 và Viking 2 của Việt Nam là thể hiện tình cảm “yêu cho đòn cho vọt”- Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Nguyễn Duy Chiến.
4- “Dân có vàng thì dân giàu, mà nhà nước giữ vàng (của dân) thì nước sẽ mạnh”- Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
5- “Biểu tình là ô danh… Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh”- Đại biểu quốc hội Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.
6- “Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
7- “Có thể nói kỳ họp nào chính phủ cũng báo cáo một bản báo cáo hết sức hoành tráng và có sức thuyết phục… Tình hình biển Đông diễn biến phức tạp. Quần đảo Trường Sa bây giờ do Trung Quốc chiếm… Làm sao để nhiệm kỳ này cố gắng lấy lại quần đảo Hoàng Sa”- Đại biểu quốc hội Nguyễn Bá Thuyền.
8- “Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc. Nói biển Đông không phải toàn bộ vấn đề biển Đông, nó chỉ có một cái chỗ quần đảo Hoàng Sa với lại quần đảo Trường Sa …”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
9- “Tôi chỉ thực hiện lời hứa với các nhà văn. Còn cụ thể vì sao cần có luật nhà văn (nhà thơ) thì tôi cũng… chưa nghĩ ra!”- Đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Hồng, người đề xuất ban hành luật nhà thơ (nhà văn).
10- “Tôi vinh dự được Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương cho thôi chức danh Bộ trưởng khi tín nhiệm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của toàn ngành Thông tin và Truyền thông dành cho tôi đang ở đỉnh cao (93%)”- Lê Doãn Hợp, cựu Bộ trưởng TTTT.
11. “Tự do cái con c…!”- Phát ngôn kinh động gây phẫn uất dư luận của Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3, TP HCM khi thấy bà Dương Thị Tân, người vợ cũ của blogger Điếu Cày và con trai mặc áo có hàng chữ “tự do cho những người yêu nước” trên ngực.
12. Đảng như con cá ngúc ngoắc trong ao cạn: “Một số người trung thực đã quyết định không vào đảng, một số cán bộ cao cấp, kể cả sĩ quan quân đội khi nghỉ hưu đã bỏ sinh hoạt đảng. Sự suy giảm lòng tin trong dân thật nặng nề. Từ chỗ “đảng viên hư trước, làng nước hư theo” đến chỗ dân tỉnh ngộ sẽ không theo đảng nữa. Thế là đảng dần dần như con cá ngúc ngoắc trong cái ao cạn”- Nhà văn Vũ Tú Nam.
13. Đất nước trên cỗ xe hỏng phanh: “Đất nước chúng ta đang đi trên một cỗ xe mà người lái không biết lùi, và xe hỏng phanh… chỉ băm băm lao về phía trước, đầy những rủi ro”- Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc.
14. Đồng chí X: “Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí “X” không có lỗi”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giải thích về việc Bộ Chính trị không kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
15. Tôi không chạy, cũng không xin, không thoái thác: “Gần suốt cuộc đời tôi theo đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của đảng, tôi không chạy, tôi cũng không xin, tôi không thoái thác nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc về văn hóa từ chức.
16. Ăn hết phần của dân: “Nhiều cử tri nói thẳng với tôi “một số cán bộ có ăn hối lộ thì cũng ăn vừa phải thôi, ăn hết như thế thì còn đâu để nhân dân ăn?”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
17. Kỷ luật sinh ra thù oán: “Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thích vì sao không kỷ luật bất cứ ai, kể cả “đồng chí X”. Ông gọi đây là sự khoan dung theo tinh thần ‘nhân văn Việt Nam’.
18. Tổ quốc XHCN là cái sổ hưu: “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu”- Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh, Học viện chính trị Bộ Quốc phòng.
19. Mới mẻ chưa từng có trên thế giới: “Đây là việc vô cùng mới mẻ, nếu chúng ta làm được thì đây là mô hình đánh giá cán bộ rất hiếm có trên thế giới. Nhiều nước cũng có biện pháp đánh giá sự tín nhiệm đối với chính phủ và người đứng đầu chính phủ, nhưng đánh giá tất cả thành viên chính phủ, đánh giá cả chủ tịch nước, phó chủ tịch nước; chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội và tất cả những người đứng đầu cơ quan lập pháp thì phải nói là trên thế giới chưa hề có”- Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đánh giá về chủ trương lấy phiếu tín nhiệm cán bộ quan chức.
20. Trận đánh hay viết thành sách: “Không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách!”- Đại tá giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca nói về cuộc cưỡng chế Tiên Lãng.

Từ chiến tranh nhân dân đến nền kinh tế chia sẻ

Từ chiến tranh nhân dân đến nền kinh tế chia sẻ

sharing economyNguồn:dadien.net
Khái niệm chiến tranh nhân dân được người Việt Nam nhắc đến như một vũ khí bí mật. Người Mỹ và đồng minh đã rất khó xử với chiến thuật thông minh này. Những người nông dân đang cấy lúa nhưng thoắt một cái có thể biến thành những chiến binh thực thụ. Những người nông dân ra đồng cấy lúa nhưng vai vẫn khoác một khẩu súng trường. Điều này thực sự đã làm những người lính chuyên nghiệp phía đối phương vô cùng lúng túng. Trong bộ phim “Việt Nam – cuộc chiến 10.000 ngày”, họ đã thú nhận rằng không thể phân biệt đâu là người dân thường và đâu là “Việt cộng”. Chiến thuật đó đã giúp quân đội của Mặt trận miền nam Việt Nam giành được thế cân bằng với đối phương vượt trội cả về mặt quân số, kỹ chiến thuật và tiềm lực quân sự. Ngày nay, những người lính bộ đội Việt Nam vẫn tự hào về chiến thuật đặc biệt này và coi đó như là nghệ thuật quân sự.
Ngày nay, khi CNTT phát triển một khái niệm mới ra đời. Đó là nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) và nền kinh tế chia sẻ cũng làm đau đầu các nhà quản lý kinh tế và chính phủ các quốc gia. Bất kỳ ai cũng có thể kinh doanh từ những điều đơn giản nhất như trông thú nuôi, dọn dẹp nhà cửa, cho thuê chính căn phòng đang trống của nhà mình hay dùng xe đang đi để làm mấy cuốc xe kiếm thêm tiền.
Người tiêu dùng bỗng chốc biến thành nhà cung cấp dịch vụ mà chẳng hề đăng ký và họ chẳng biết nên thu thuế như thế nào với các doanh nhân bất chợt này. Khi nhà quản lý tìm cách siết chặt thì họ dùng khái niệm “đóng góp” (donation) để thanh toán có nghĩa là tùy tâm đóng góp cho người giúp mình.
Những điển hình lớn nhất của các mô hình kinh doanh này có thể kể đến như:
Uber: đương nhiên cái tên này được nhắc đến đầu tiên không phải bởi vì nó đã có mặt tại Hà Nội và Tp.HCM. Nó đe dọa tất cả các hãng taxi và thuê xe riêng tại tất cả quốc gia Uber có mặt. Nếu như tại Tp.HCM giá cước taxi là 15.500 đến 18.500 VNĐ cho một km thì giá cước của Uber chỉ là 10.000 VNĐ cho một km và 300 VNĐ cho 1 phút ngồi trên xe. Theo tính toán sơ bộ thì Uber mang lợi cho người dùng 30-40% chi phí. Hơn thế, người dùng còn được phục vụ bằng các xe hơi cao cấp được chăm sóc cẩn thận và tài xế luôn cố gắng phục vụ chu đáo để không bị đánh giá thấp.
Airbnb: nếu bạn có một phòng ngủ trống, đó là chỗ lý tưởng để bạn cho thuê. Ở Việt Nam thì khó khăn hơn vì cho người lạ vào nhà ngủ mà không khai báo là phạm pháp. Các khách sạn ở Việt Nam thì cũng bắt đầu sử dụng Airbnb.
Poshmark: nhiều khi quần áo bạn mua chỉ mặc vài lần và bạn không thích nữa. Cũ người mới ta, rất nhiều người mong muốn bộ đồ đó của bạn cũng giống như bạn thích đồ của người khác.
Neignborgoods: Bạn vẫn phải mua một cái thang cho dù có khi cả năm may ra mới dùng một lần vì nếu không có thật bất tiện. Nhưng ai đó sẵn sàng cho mượn và bạn cám ơn bằng cách gửi lại một món tiền nhỏ. Đôi bên cùng có lợi.
Và còn rất nhiều ví dụ khác mà nếu bạn tìm kiếm bằng từ khóa “sharing economy”. Chúng ta hãy chờ xem “nền kinh tế chia sẻ“ sẽ dẫn chúng ta đến đâu và cuộc sống sẽ thay đổi thế nào?

About The Author

Number of Entries : 30

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Thủ lĩnh biểu tình Hồng Kông Joshua Wong bị bắt

Thủ lĩnh biểu tình Hồng Kông Joshua Wong bị bắt

(TNO) Thủ lĩnh nhóm biểu tình Hồng Kông Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) và Sầm Ngao Huy đã bị cảnh sát bắt giữ sau vụ ẩu đả sáng nay giữa người biểu tình và cảnh sát, theo South China Morning Post ngày 26.11.

 
Cảnh sát Hồng Kông bắt đầu mạnh tay hơn - Ảnh: Reuters
Người biểu tình tại Hồng Kông xung đột lớn với cảnh sát để chống trả đợt giải tán khu lều trại tại Vượng Giác. Phó Tổng thư ký của Liên đoàn sinh viên Sầm Ngao Huy và lãnh đạo nhóm hoạt động thanh niên Học Dân Tư Triều Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) đã bị cảnh sát bắt giữ tại khu Vượng Giác, nơi mà người biểu tình đòi dân chủ dựng trại trong khoảng 2 tháng qua.
Joshua Wong trước đó cho biết anh hy vọng cảnh sát sẽ không tiến hành dẹp khu vực biểu tình vì không có lệnh của tòa án. Hoàng Chi Phong nói cảnh sát không nên dùng lệnh dân sự để đàm phán các vấn đề liên quan đến trật tự công cộng.
Sáng sớm 26.11, thừa phát lại của tòa án đến hiện trường để đọc lệnh yêu cầu giải tán các rào chắn tại đường Argyle và Dundas. Cảnh sát đã bắt giữ nhiều người biểu tình và chặn các lối đi của khu vực nhằm không cho người biểu tình rời đi. Cảnh sát cảnh báo có thể sẽ tăng cường vũ lực, theo South China Morning Post.
“Nếu chống đối các anh sẽ bị bỏ tù. Chúng tôi cảnh báo các anh phải ngay lập tức ngừng kháng cự”, Reuters dẫn lời một cảnh sát nói lớn trước đám đông. Từ chỗ hơn 100.000 người xuống đường biểu tình, phong trào đang dần nguội đi trong thời gian qua. Theo mô tả của Reuters, chỉ còn vài trăm người cố trụ lại ở các lều trại trên đường.
Một vài người thậm chí còn đang chiến đấu trong vô thức, bất chấp hậu quả. “Họ thực sự sẽ hành động, sẽ sử dụng dùi cui khắp nơi... Tôi sợ, nhưng vẫn phải ra ngoài để giữ lại đường Nathan”, một thành viên biểu tình 21 tuổi nói với Reuters.
 
Joshua Wong, 18 tuổi, một trong những nhà hoạt động chính trị dữ dội nhất tại Hồng Kông - Ảnh: Reuters
Đã có 116 người bị cảnh sát bắt giữ từ ngày 25.11 vì tội tấn công cảnh sát, sở hữu vũ khí tấn công và cản trở các cơ quan văn phòng, theo BBC.
Joshua Wong, 18 tuổi, là một trong những nhà hoạt động chính trị dữ dội nhất tại Hồng Kông, người từng bị truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi là “phần tử quá khích”. Trong vòng 2 năm qua, Joshua Wong, một thiếu niên gầy gò và đeo kính cận, đã thành lập được một phong trào cho giới trẻ tại Hồng Kông, theo CNN.
Một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc từng nhận xét phong trào này lớn mạnh ngang ngửa với các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn cách đây 25 năm về trước. Và mục tiêu của Joshua Wong là nhằm gây áp lực buộc Trung Quốc cho Hồng Kông được tự bầu chọn lãnh đạo của mình, CNN cho biết.
Hồi năm 2011, Wong, khi đó mới 15 tuổi, đã phản đối kịch liệt đề xuất đem chương trình “Giáo dục đạo đức và quốc gia” vào các trường học Hồng Kông của Bắc Kinh. Cùng với sự giúp đỡ của một số người bạn, Wong bắt đầu tạo dựng một phong trào sinh viên mang tên Scholarism (Học Dân Tư Triều)
Vào tháng 9.2012, Scholarism huy động thành công 120.000 người tham gia biểu tình, bao gồm 13 cuộc biểu tình tuyệt thực của giới trẻ. Các cuộc biểu tình diễn ra tại khu vực trụ sở chính quyền Hồng Kông, khiến lãnh đạo đặc khu phải bãi bỏ đề xuất giáo dục nói trên. Khi ấy, Wong nhận ra rằng, giới trẻ Hồng Kông nắm giữ một quyền lực rất lớn, CNN nhận định.
 
Wong nhận ra rằng, giới trẻ Hồng Kông nắm giữ một quyền lực rất lớn - Ảnh: Reuters
Sinh viên 18 tuổi này còn cáo buộc rằng, từ các hãng thông tấn thay đổi cách đưa tin để thể hiện xu hướng thân Bắc Kinh, cho đến “thói ưu đãi người nhà” khi các chính trị gia thân Bắc Kinh luôn giành được những vị trí cao trong chính quyền.
Theo Joshua Wong, Hồng Kông đang nhanh chóng trở thành nơi “không khác gì so với các thành phố Trung Quốc khác đang nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương”.
Joshua Wong sinh ngày 13.10.1996 tại Hồng Kông. Chịu ảnh hưởng của bố mẹ, từ nhỏ cậu đã thích tham gia các hoạt động xã hội. Tháng 8.2014, Wong được nhận vào Đại học Mở Hồng Kông, theo học chuyên ngành Khoa học xã hội (Chính trị và hành chính cộng đồng). Tài khoản Facebook của Wong hiện có hàng trăm ngàn người theo dõi.
Tờ Hoàn Cầu thời báo của Bắc Kinh cho rằng, phong trào Scholarism của Wong được nước ngoài đặc biệt chú ý chỉ vì được thành lập bởi một nhóm các thanh niên thế hệ hậu 9X. Tờ này cũng cho hay, Joshua Wong, thủ lĩnh của nhóm này, nhiệt tình, có tư duy tốt, nói năng lưu loát không thua gì một chính khách.
Hoàn Cầu thời báo và các báo đài nhà nước của Trung Quốc đều gọi Wong và các thủ lĩnh sinh viên như anh này là "phần tử quá khích."
Nhật Đăng - Bảo Vinh