3G đang “ép” nhà mạng Việt vào mô hình kinh doanh mới
Theo:vnEconomy.vn
Cứ 10 lần khách hàng dùng di động thì có tới 7 lần vào mạng Internet...
Doanh thu từ dịch vụ 3G của các nhà mạng đều tăng khá mạnh, cho dù hiện vẫn chưa thể thành nguồn thu chính.
Kết hợp giữa số liệu thống kê về tỷ lệ truy cập Internet của người Việt Nam và thói quen dùng smartphone, người ta có thể thấy một xu hướng đáng chú ý trên thị trường di động hiện nay.
Theo một kết quả nghiên cứu thị trường do công ty Nielsen thực hiện năm 2013, so với các nước trong khu vực, Việt Nam có tỷ lệ truy cập Internet rất cao.
Trong số 58% người Việt Nam thường xuyên sử dụng Internet có tới 97% dùng hàng tuần và họ dùng trung bình 16 giờ/tuần. Đặc biệt, có một tỷ lệ không nhỏ những người hầu như lúc nào cũng online (bằng máy tính hoặc smartphone).
Trong khi đó, thống kê của một nhà mạng về thói quen dùng smartphone của khách hàng lại cho thấy, cứ 10 lần khách hàng dùng di động thì có tới 7 lần vào mạng Internet, và chỉ có 3 lần để sử dụng dịch vụ thoại và SMS.
Điều này cộng với sự bùng nổ của smartphone giá rẻ tại Việt Nam, cho thấy xu hướng tăng trưởng của các dịch vụ dữ liệu (3G) trong những năm tới, trong khi các dịch vụ truyền thống với 2G (thoại và SMS) sẽ có xu hướng đi ngang hoặc đi xuống.
Trên thực tế, dịch vụ 3G của các nhà mạng nói chung đều đã có những bước tiến lớn cả về cách thức phục vụ khách hàng cũng như tốc độ. Nếu như trước đây, khách hàng muốn dùng 3G phải đăng ký và mất phí duy trì dịch vụ là 10.000 đồng/tháng thì giờ tất cả các mạng đã bỏ thủ tục đăng ký, đồng thời bỏ phí duy trì dịch vụ.
Trên tất cả các sim di động bán ra, dịch vụ 3G được các nhà mạng mở sẵn để người dùng không phải mất công đăng ký. Đại diện Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định, 3G giờ đã trở thành dịch vụ cơ bản như thoại và SMS.
Doanh thu từ dịch vụ 3G của các nhà mạng đều tăng khá mạnh, cho dù hiện vẫn chưa thể thành nguồn thu chính. Ông Nguyễn Đình Chiến, Phó tổng giám đốc MobiFone nói, doanh thu 3G năm 2014 của nhà mạng này sẽ tăng trưởng khoảng 60% và các năm sau cũng vẫn dự kiến phát triển ở mức cao.
Nguồn tin từ VinaPhone, Viettel thì cho biết, mức tăng trưởng doanh thu cũng ở mức tương tự hoặc có thể cao hơn 60% nếu mức phát triển tốt vào cuối năm.
Liên quan đến đề xuất giảm cước gọi di động ngoại mạng để thống nhất nội, ngoại mạng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Lê Đăng Dũng dự báo, rất có thể lưu lượng thoại sẽ tăng lên sau khi áp dụng chính sách này và bù đắp phần sụt giảm doanh thu từ việc giảm cước ngoại mạng.
Ông Dũng cũng nhận định, sự xuất hiện của ngày càng nhiều smartphone giá rẻ (khoảng trên dưới 40 USD/chiếc) sẽ thúc đẩy các khách hàng sử dụng dịch vụ data.
Một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực viễn thông thì bình luận, xu hướng giảm thoại và SMS do sự lên ngôi của smartphone giá rẻ cùng dịch vụ 3G và wi-fi miễn phí khắp mọi nơi là một điều tất yếu.
Hệ quả tiếp theo là việc kinh doanh của nhà mạng cũng sẽ chuyển từ việc tính phút gọi và từng SMS như hiện nay sang một mô hình mới.
“Ở Mỹ, Anh, Pháp… họ bán dịch vụ theo gói, chứ không tính chi ly từ đầu như ở Việt Nam, mà trong đó nếu dùng 3G thì khách hàng sẽ được miễn phí gọi điện và SMS. Đây cũng là cách mà các nhà mạng Việt Nam sẽ phải làm”, ông này nói.
“Hay nói cách khác, nếu người dùng mở máy di động chủ yếu để dùng Internet thì các mô hình kinh doanh phải tập trung vào điều đó, chứ không còn là nghe gọi truyền thống nữa”.
Theo một kết quả nghiên cứu thị trường do công ty Nielsen thực hiện năm 2013, so với các nước trong khu vực, Việt Nam có tỷ lệ truy cập Internet rất cao.
Trong số 58% người Việt Nam thường xuyên sử dụng Internet có tới 97% dùng hàng tuần và họ dùng trung bình 16 giờ/tuần. Đặc biệt, có một tỷ lệ không nhỏ những người hầu như lúc nào cũng online (bằng máy tính hoặc smartphone).
Trong khi đó, thống kê của một nhà mạng về thói quen dùng smartphone của khách hàng lại cho thấy, cứ 10 lần khách hàng dùng di động thì có tới 7 lần vào mạng Internet, và chỉ có 3 lần để sử dụng dịch vụ thoại và SMS.
Điều này cộng với sự bùng nổ của smartphone giá rẻ tại Việt Nam, cho thấy xu hướng tăng trưởng của các dịch vụ dữ liệu (3G) trong những năm tới, trong khi các dịch vụ truyền thống với 2G (thoại và SMS) sẽ có xu hướng đi ngang hoặc đi xuống.
Trên thực tế, dịch vụ 3G của các nhà mạng nói chung đều đã có những bước tiến lớn cả về cách thức phục vụ khách hàng cũng như tốc độ. Nếu như trước đây, khách hàng muốn dùng 3G phải đăng ký và mất phí duy trì dịch vụ là 10.000 đồng/tháng thì giờ tất cả các mạng đã bỏ thủ tục đăng ký, đồng thời bỏ phí duy trì dịch vụ.
Trên tất cả các sim di động bán ra, dịch vụ 3G được các nhà mạng mở sẵn để người dùng không phải mất công đăng ký. Đại diện Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định, 3G giờ đã trở thành dịch vụ cơ bản như thoại và SMS.
Doanh thu từ dịch vụ 3G của các nhà mạng đều tăng khá mạnh, cho dù hiện vẫn chưa thể thành nguồn thu chính. Ông Nguyễn Đình Chiến, Phó tổng giám đốc MobiFone nói, doanh thu 3G năm 2014 của nhà mạng này sẽ tăng trưởng khoảng 60% và các năm sau cũng vẫn dự kiến phát triển ở mức cao.
Nguồn tin từ VinaPhone, Viettel thì cho biết, mức tăng trưởng doanh thu cũng ở mức tương tự hoặc có thể cao hơn 60% nếu mức phát triển tốt vào cuối năm.
Liên quan đến đề xuất giảm cước gọi di động ngoại mạng để thống nhất nội, ngoại mạng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Lê Đăng Dũng dự báo, rất có thể lưu lượng thoại sẽ tăng lên sau khi áp dụng chính sách này và bù đắp phần sụt giảm doanh thu từ việc giảm cước ngoại mạng.
Ông Dũng cũng nhận định, sự xuất hiện của ngày càng nhiều smartphone giá rẻ (khoảng trên dưới 40 USD/chiếc) sẽ thúc đẩy các khách hàng sử dụng dịch vụ data.
Một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực viễn thông thì bình luận, xu hướng giảm thoại và SMS do sự lên ngôi của smartphone giá rẻ cùng dịch vụ 3G và wi-fi miễn phí khắp mọi nơi là một điều tất yếu.
Hệ quả tiếp theo là việc kinh doanh của nhà mạng cũng sẽ chuyển từ việc tính phút gọi và từng SMS như hiện nay sang một mô hình mới.
“Ở Mỹ, Anh, Pháp… họ bán dịch vụ theo gói, chứ không tính chi ly từ đầu như ở Việt Nam, mà trong đó nếu dùng 3G thì khách hàng sẽ được miễn phí gọi điện và SMS. Đây cũng là cách mà các nhà mạng Việt Nam sẽ phải làm”, ông này nói.
“Hay nói cách khác, nếu người dùng mở máy di động chủ yếu để dùng Internet thì các mô hình kinh doanh phải tập trung vào điều đó, chứ không còn là nghe gọi truyền thống nữa”.
Bình luận của bạn
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.