Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên "tạm hoãn" show diễn Khánh Ly Hòa hợp hòa giải Tự do ngôn luận

 


Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên "tạm hoãn" show diễn Khánh Ly Hòa hợp hòa giải Tự do ngôn luận

Cường Quốc

Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Việt Nam

*

Mồm thì leo lẻo HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC! Nhưng chỉ một buổi biểu diễn của ca sĩ hải ngoại gốc Hà Nội trên quê hương mà cũng dùng đủ mọi trò ngăn trở!

Dối trá, điêu toa, vô liêm sỉ... nó là thuộc tính của...

Của đứa nào ấy nhỉ?

Canh Tranthanh

*

Than khóc mà làm gì

Việc lãnh đạo "nhà hát lớn" Hà Nội ngang nhiên lấy lý do sửa điện để "hủy" đêm diễn của ca sĩ Khánh Ly tối qua 24.9 không có gì lạ.

Đó là bản chất của họ, thích thì làm, bất cần phải trái, ăn vào máu rồi không bỏ được. Cũng trong mạch cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, chống xét lại, cải tạo công thương, ngăn sông cấm chợ, đổi tiền... thôi. Cũng là kiểu cúp điện tại các phiên tòa xử này nọ thôi, cúp điện tại những cuộc hội họp mà họ không thích, không thể công khai nhảy xổ ra ngăn cấm thôi.

Khi không tìm ra lý do, cớ hợp lỗ nhĩ nào thì họ dùng cách cúp điện, biện pháp của Chí Phèo.

Tôi nói thật, nhà sản xuất chương trình đêm diễn bị hoãn của Khánh Ly đừng có than vãn than thở bị thiệt hại gì gì đó. Than chúng cũng chẳng thèm nghe. Cứ căn vào hợp đồng mà kiện, kiện trong nước không được (chắc chắn không được bởi chúng sẽ bênh nhau) thì kiện ra tòa án quốc tế. Một nước có thể vô pháp chứ chả nhẽ cả thế giới cũng vô pháp.

Thông cào

Nguyễn Thông

*

NHÂN VỤ NHÀ HÁT LỚN MẤT ĐIỆN

Tôi phải nói ngay tôi không phải là fan của ca sĩ Khánh Ly. Vì thế chuyến lưu diễn khắp đất nước của bà lần này, cũng như mọi lần khác, không nằm trong mối quan tâm của tôi. 

Tuy nhiên tôi nhiệt liệt ủng hộ bà, ủng hộ và hoan nghênh chính quyền đã cấp phép để bà trở lại đất nước biểu diễn và coi đó là một cử chỉ thể hiện tầm nhìn vượt lên sự thù hận.

Nhưng sự kiện Nhà hát lớn Hà Nội bất ngờ mất điện đúng vào hôm nữ danh ca biểu diễn, thì thật khó mà không quan tâm. Giống như nhiều sự cố khác và không chỉ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, sẽ lại chỉ có trời và một số ai đó biết chuyện gì thực sự đã xảy ra.

Nhưng bất kể sự thực của chuyện mất điện là gì, thì cuộc sống cũng vừa có thêm một điều tồi tệ khiến bớt đi ở mỗi người một chút thanh thản. Đau buồn, tức giận, khinh bỉ hay hả hê... đều sản sinh ra độc tố có khả năng giết chết nhân tính.

Bỗng nhớ lại việc bất ngờ ngừng cấp phép in nối bản cho cuốn tự truyện "Lê Vân yêu và sống". Cuốn sách đang đốt cháy các sạp sách với số lượng cấp phép chính thức của riêng NXB Hội Nhà Văn đã gần 100.000 cuốn thì có lệnh ban ra ở đâu đó "IN THẾ THÔI". Tức là nội dung chả vi phạm gì, nhưng chỉ cho in thế thôi. 

Mãi sau, qua một vài quan chức cỡ nhỏ kể lại, mới biết lý do thực sự của việc ngừng cấp phép. Hóa ra một hôm nào đó như bao hôm nào, quan cực lớn nào đó đọc báo, thấy mọi người, từ già chí trẻ, không phân biệt cao thấp sang hèn, tất cả cứ chúi mũi, cắm mắt vào "Lê Vân yêu và sống", thì buông một câu: "IN THẾ THÔI, còn phải đọc những cuốn sách khác nữa chứ". Những cuốn sách khác là loại sách gì, không cần nói tên, thì ai cũng biết. 

Chả có âm mưu âm miếc gì, chả có lập trường lập triếc, quan điểm quan điếc gì mà chỉ đơn giản là IN THẾ THÔI!

-----‐---

P/S: Trước khi tôi về hưu, nhà thơ Bùi Mai Hạnh, người chấp bút cho tự truyện của Lê Vân muốn xin phép tái bản. Chiều lòng chị, tôi làm các thủ tục xin phép theo quy định và gửi lên Cục XB, nhưng CXB không chấp nhận và cũng không trả lời vì sao không cấp.

Lao Ta

clip_image001

Chụp lại hình ảnh: Poster 'Đêm nhạc Nhớ mùa thu Hà Nội' với sự xuất hiện của ca sĩ Khánh Ly. NGUỒN HÌNH ẢNH: DONG DO SHOW

Đêm nhạc Nhớ mùa thu Hà Nội với sự xuất hiện của Khánh Ly đáng lẽ đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 24/09. Nhưng nhà hát đột ngột bị cắt điện vào đúng ngày này. Ngoài Khánh Ly, đêm nhạc còn có các ca sĩ Phương Hồng Ngọc, Cẩm Vân - Khắc Triệu, Đức Tuấn, Quang Thành.

Một số đêm nhạc nằm trong chuỗi chương trình chia tay khán giả của Khánh Ly dự định diễn ra tại Huế (09/09), Hải Phòng (23/09), Hưng Yên cũng không thể diễn ra vì nhiều lý do.

Nhưng lý do của đêm nhạc 24/09 là "độc đáo" nhất. 

Ngày 23/09, công ty cổ phần Quảng cáo Truyền thông S – một trong ba đơn vị tổ chức đêm diễn cùng với Đông Đô Show và Giải Trí Việt – nhận được công văn số 71/NHL-CV của Nhà hát Lớn Hà Nội. Trong đó Nhà hát Lớn thông báo nhận được công văn số 1973/ CV- PCHOANKIEM- KTAT vào lúc 17h30 cùng ngày. Công văn này thông báo thời gian cắt điện để kiểm tra, xử lý thiết bị điện cao thế từ 9h sáng 24/09 cho đến khi nào thực hiện xong.

"Việc này để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho Nhà hát Lớn Hà Nội và lưới điện trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, phòng chống nguy cơ cháy nổ", công văn của Nhà hát viết và bày tỏ mong muốn công ty S lùi lịch biểu diễn 24/09 sang thời gian phù hợp.

Ngay trong đêm, công ty S hồi đáp công văn của Nhà hát Lớn Hà Nội và đưa ra giải pháp: hai bên cùng phối hợp thuê thiết bị thay thế (máy nổ) đảm bảo cho buổi diễn và liên lạc với Sở Điện lực để tìm phương án dự phòng. Đồng thời đề nghị Nhà hát Lớn xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng để tránh gây thiệt hại về thời gian và tiền bạc cho khán giả. Công văn này cũng nhấn mạnh, nếu sau 9h ngày 24/09 mà Nhà hát Lớn Hà Nội không có động thái phối hợp thì sẽ buộc phải bồi thường tất cả các thiệt hại mà công ty S đã đầu tư cho đêm nhạc. Mà theo tính toán có thể lên tới hơn 1,5 tỷ đồng.

Phía công ty S cũng viện dẫn hợp đồng số 79/HĐ-NHL đã ký ngày 6/9/2022 trong đó bên B (tức Nhà hát Lớn Hà Nội) cam kết "Đảm bảo nguồn điện cho bên A trong thời gian hoạt động tại Nhà hát Lớn HN". Thời gian này bắt đầu từ khi công ty S đưa các thiết bị phục vụ biểu diễn vào lắp đặt trong nhà hát từ 21h ngày 23/09. Việc lắp đặt này phải xong vào trưa 24/09 để chiều cùng ngày diễn ra buổi tổng duyệt với sự có mặt của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội. Sở này đã cấp phép cho đêm nhạc 24/09 với 23 tác phẩm của Trịnh Công Sơn, Phú Quang, Anh Bằng, Ngô Thuỵ Miên, Lam Phương, Trương Quý Hải, Hoàng Thi Thơ, Trần Tiến, Thanh Tùng…

Hợp đồng này cũng nêu rõ trong điều 6: "Trường hợp có sự trưng dụng nhà hát của Chính phủ hoặc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì bên B sẽ bố trí cho bên A buổi khác. Bên nào vi phạm phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho bên kia theo quy định của pháp luật hiện hành". Tuy nhiên hai bên vẫn không tìm được tiếng nói chung vào ngày hôm sau và đêm nhạc 24/09 đã không thể diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chiều 24/09 một số báo như Giao Thông, Thanh Niên, Lao Động đưa tin về vụ việc nhưng bài đăng đều bị gỡ không lâu sau đó. Một số ý kiến cho rằng sự cố điện chỉ là lý do bề nổi. Có thể việc Khánh Ly hát Gia tài của mẹ trong đêm diễn mở màn tại Đà Lạt đã khiến chuỗi chương trình của bà bị chú ý. Ngay sau đó BTC buổi diễn tại Đà Nẵng cũng bị phạt vì tự ý đổi tên chương trình khác với đăng ký ban đầu, từ Hãy yêu nhau đi thành Hãy yêu ngày tới. Những đồn đoán lan sang cả mâu thuẫn giữa Khánh Ly và đoàn làm phim Em và Trịnh. Hiện đoàn làm phim này cũng đang trong nguy cơ bị nguyên mẫu Michiko kiện vì đưa câu chuyện đời tư của bà lên phim mà không xin phép.

clip_image002

NGUỒN HÌNH ẢNH: DONG DO SHOW

Trưa 24/09, tại trang Facebook của Đông Đô Show xuất hiện thông báo cáo lỗi cùng khán giả về sự cố bất khả kháng và cam kết hoàn trả 100% tiền vé khán giả đã mua. Thông báo này cũng xuất hiện trên trang Facebook của công ty Giải Trí Việt. Ngoài ra trên trang của Giải Trí Việt còn có thêm thông báo tạm hoãn đêm nhạc Như một lời chia tay lẽ ra đã diễn ra tối 23/09 tại Hải Phòng. Đêm nhạc này đánh dấu sự kết hợp lần đầu tiên trên sân khấu của Khánh Ly và Chế Linh.

Trước đó, Chế Linh có chia sẻ thông qua ban tổ chức, đại ý: "Hai dòng nhạc vô cùng khác nhau, hai giới thưởng ngoạn khác nhau. Chương trình có Khánh Ly thì không có Chế Linh và ngược lại, nhưng hôm nay Khánh Ly - Chế Linh kết hợp với mong muốn đem lại món quà tinh thần chưa từng có cho quý vị. Những yêu cầu của quý vị, chúng tôi sẽ đáp ứng hết mức để quý vị có thể cho Chế Linh và Khánh Ly niềm hạnh phúc trên sân khấu trên quê hương đất nước nói chung và mỗi địa phương nói riêng".

Theo thông tin từ người quản lý của Khánh Ly, ca sĩ Quang Thành thì Khánh Ly còn một đêm nhạc ngoài trời ở Hưng Yên đã được cấp phép nhưng phải ngưng vì mưa. Đêm nhạc này chưa bán vé. Ngoài ra đêm nhạc ở Huế cũng không thể diễn ra do địa phương còn đang chờ hướng dẫn của Cục Nghệ thuật Biểu diễn về thủ tục nhập cảnh cho các nghệ sĩ hải ngoại theo chủ trương mới. Nhà tổ chức đêm nhạc ở Hải Phòng vì lý do "Kiểm tra bổ sung về an toàn phòng cháy chữa cháy theo yêu cầu của UBND Thành phố" cũng phải dời đêm nhạc đã định sang đầu tháng Mười. Khi đó Khánh Ly không còn ở Việt Nam nên không thể tham gia.

Thực ra đêm nhạc Nhớ mùa thu Hà Nội đã từng định diễn ra vào 10/09 cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội và nhà tổ chức đã phải một lần đền bù tiền vé cho khán giả. Sau sự cố 24/09, nhà tổ chức khẳng định (trong những bài báo đã bị gỡ) đang trao đổi với luật sư để đảm bảo quyền lợi của mình và khán giả thủ đô.

C.Q.

Nguồn: BBC Tiếng Việt

Giật mình…

 

Giật mình…

25/09/2022

Mạc Văn Trang

Thấy Nga tổ chức cho 4 vùng chiếm đóng trên lãnh thổ của nước Ukraine “trưng cầu dân ý” sáp nhập vào Nga mà giật mình.

“Hãng thông tấn Nga TASS ngày 23.9 đưa tin cư dân của Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng (LPR), Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), tỉnh Kherson và tỉnh Zaporizhzhia ở Ukraine từ ngày 23-27.9 sẽ bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga. Các vùng này chiếm khoảng 15% diện tích Ukraine.

Kế hoạch trưng cầu dân ý đã được các lãnh đạo địa phương do Nga hậu thuẫn công bố ngày 20.9. Trong một bài phát biểu sáng 21.9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow sẽ ủng hộ quyết định được đưa ra trong cuộc trưng cầu dân ý”…

“TASS đưa tin do giới hạn thời gian và các vấn đề kỹ thuật, các vùng đã quyết định bỏ phiếu giấy và không bỏ phiếu kỹ thuật số. Người dân sẽ được bỏ phiếu trực tiếp duy nhất vào ngày 27.9 trong khi những ngày còn lại, việc trưng cầu dân ý sẽ được thực hiện ở từng cộng đồng và theo hình thức gõ cửa từng nhà vì vấn đề an ninh”… (1)

Với cách bầu “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, đưa phiếu in sẵn và yêu cầu trả lời đánh dấu vào ô “ĐA” hay “NHÉT”, không có chuyện “PHÂN VÂN”; rồi chính quyền vùng tạm chiếm tự kiểm phiếu và tự công bố, thì biết trước là 85 đến 95% dân “ĐA” xin gia nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga rồi. Và khi đó Nga diễn đúng như kịch bản đã thiết kế.

“Theo Reuters, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong họp báo sau khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York (Mỹ) ngày 24.9 tuyên bố 4 khu vực đang trưng cầu dân ý tại Ukraine sẽ “hoàn toàn được Nga bảo vệ” nếu họ chọn gia nhập Nga”.

Trước đó, “Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev ngày 22.9 nói rằng bất kỳ vũ khí nào trong kho vũ khí của Moscow, bao gồm cả vũ khí hạt nhân chiến lược, đều có thể được sử dụng để bảo vệ các vùng lãnh thổ được hợp nhất vào Nga”… (2)

HÚ VÍA!

Nhớ lại mà thấy hú vía. Suýt nữa Quốc hội ta thông qua Luật Đặc khu cho chủ đầu tư thuê 99 năm (mà ai cũng biết chủ yếu là người nước ngoài, “nước lạ”).

“Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sáng 16/4/2018 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.” (3) và dự kiến sẽ được các đại biểu bấm nút thông qua tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới.

Trước đó nhiều quan chức, các nhà báo đã sang Trung Quốc thảo luận, tham quan, về tuyên truyền giới thiệu tính ưu việt của đặc khu kinh tế…

Nhưng việc thông qua Luật phải hoãn lại do sự phản ứng của xã hội quá sôi sục, mạnh mẽ.

(NLĐO)- “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên hành lang QH sáng 4-6 chia sẻ vấn đề cho thuê đất đặc khu đến 99 năm đối với trường hợp đặc biệt đã gây ra “làn sóng khủng khiếp”, nhiều ý kiến tâm tư, tin nhắn, cuộc gọi, thư từ gửi đến Thủ tướng”… (4)

NÓI DẠI…

Ngày ấy các trí thức, các Lão thành Cách mạng không lên tiếng mạnh mẽ, dân không biểu tình rầm rộ “phản đối ba Đặc khu”, mà Quốc hội cứ ra Luật, rồi cho “người nước ngoài” thuê 99 năm ba đặc khu; rồi dân “nước lạ” sang lấp đầy ba đặc khu, mấy năm sau họ sinh cơ lập nghiệp, hơn 80% dân nói tiếng “nước lạ”; rồi họ “trưng cầu dân ý” như kiểu Nga đang làm và tuyên bố, phải bảo vệ người dân của họ, sau “trưng cầu dân ý” thì không biết sẽ ra sao?

Nghĩ vậy mà thấy “giật mình”, “hú vía”, nhưng may quá! (5).

Vận nước vẫn còn may, khi DÂN vẫn là GỐC của quốc gia, dân tộc.

_____

*Chú thích tài liệu tham khảo

1. https://thanhnien.vn/4-khu-vuc-o-ukraine-bat-dau-trung-cau-dan-y-ve-viec-gia-nhap-nga-post1502804.html

2. https://thanhnien.vn/ngoai-truong-nga-tuyen-bo-bao-ve-hoan-toan-cac-khu-vuc-se-gia-nhap-nga-post1503419.html

3. https://vneconomy.vn/chu-tich-quoc-hoi-phai-ban-de-ra-duoc-luat-dac-khu.htm

4. https://nld.com.vn/thoi-su/thu-tuong-viec-cho-thue-dat-dac-khu-99-nam-gay-ra-lan-song-khung-khiep-20180604110848107.htm

5. https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83u_t%C3%ACnh_ph%E1%BA%A3n_%C4%91%E1%BB%91i_Lu%E1%BA%ADt_%C4%91%E1%BA%B7c_khu_kinh_t%E1%BA%BF_v%C3%A0_Lu%E1%BA%ADt_An_ninh_m%E1%BA%A1ng

Xem thêm tin mới:

Lính Nga trao ra Đại tá Nga được định cư ở nước khác. Thủ đoạn tàn bạo nhằm cản đà tiến quân Ukraine

Kim Thúy-Đình Trinh VietCatholic News 25/9/2022


Thay đổi tư duy và hệ quy chiếu để phát triển

 

Thay đổi tư duy và hệ quy chiếu để phát triển

Nguyễn Quang Dy

Phát biểu tại Đại hội Đảng XII (22/1/2016), cựu Bộ trưởng MPI Bùi Quang Vinh nói: “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây, nay không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho phát triển. Vì vậy, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với nền kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách”. 

Việt Nam tuy đổi mới “vòng một” thành công, nhưng vẫn “kiên trì định hướng XHCN”, nên chưa thể đổi mới “vòng hai”, để cải tổ hệ thống chính trị. Việt Nam tuy có cơ hội để phát triển, nhưng vẫn có nguy cơ tụt hậu so với các nước khu vực. Bình luận về “định hướng XHCN”, ông Bùi Quang Vinh có lần đã nói thẳng: “CNXH có đâu mà đi tìm!”. 

Theo số liệu chính thức (2016 đến nay) cả nước có 87.000 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật (cách chức, khai trừ Đảng, khởi tố), trong đó có 2 ủy viên Bộ Chính trị, 21 ủy viên/cựu ủy viên TƯ Đảng, và 23 tướng lĩnh. Đó là con số báo động. Nhưng các đại án như Việt Á, Cục Lãnh sự, Tân Hoàng Minh, FLC và AIC, chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. 

Gần đây cụm từ “diễn biến khó lường” được nhắc tới nhiều trong các lĩnh vực quan hệ quốc tế cũng như chính trị quốc gia. Không chỉ người dân mà giới nghiên cứu cũng dễ nhầm lẫn và phân hóa, làm cho việc dự báo càng khó hơn. Trong khi thông tin quá nhiều và quá nhanh thì năng lực lý giải và hóa giải các thách thức mới còn quá yếu và quá chậm. 

*

Có ba nguyên nhân chính. Một là trong “thế giới phẳng” còn gồ ghề, sự bất cập ngày càng lớn (bigger gaps) và các biến số lấn át hằng số. Trong khi công nghệ mới và bối cảnh mới làm chu kỳ, tần suất, tính chất các sự kiện biến đổi chóng mặt (như đoàn tàu siêu tốc) thì việc thay đổi tư duy và hệ quy chiếu của người Việt quá chậm (như chiếc xe bò).

Hai là internet và mạng xã hội (như facebook, youtube, twitter, tiktok) là những biến số đang làm đảo lộn trật tự truyền thông. Theo Yuval Harari, khi thế giới bước vào giai đoạn “hậu sự thật” (post truth), thì hiện tượng “tin vịt” (fake news) và “nửa sự thật” (half truth) ngày càng nhiều trên thế giới mạng, làm người ta càng dễ ngộ nhận và nhầm lẫn. 

Ba là tại các nước chuyển đổi (transitional) như Việt Nam, trong khi cổ vũ cho “chuyển đổi số” và “kinh tế trí thức”, nhiều người vẫn bám vào chủ nghĩa đặc thù (exceptionmalism) và tiệm tiến (gradualism) để trì hoãn quá trình đổi mới. Trong khi đó, thay đổi tư duy và hệ quy chiếu là điều kiện tiên quyết để tháo gỡ các nút thắt cổ chai (bottlenecks).

Câu chuyện thứ nhất: Việt Nam đổi mới thế nào 

Việt Nam đã đổi mới “vòng một” thành công từ năm 1986, chuyển đổi nền kinh tế “tập trung” (centralized) và “bao cấp” (subsidized) thành kinh tế thị trường, nhưng còn bất cập vì vẫn giữ cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nay động lực đổi mới đã hết đà, cần phải đổi mới “vòng hai”, không chỉ về kinh tế mà còn về thể chế chính trị. 

Báo cáo “Việt Nam 2035” do Bộ KHĐT và World Bank soạn thảo (2016) là kế hoạch đổi mới toàn diện gồm bốn trụ cột, trong đó có thể chế chính trị. Nhưng đến nay kế hoạch đó vẫn chưa triển khai, các rào cản (constrainsts) và nút thắt (bottlenecks) chưa được tháo gỡ. Đổi mới kinh tế tuy khó, nhưng không khó bằng đổi mới hệ thống chính trị.

Tại sao đổi mới “vòng một” thành công? Lý do chính là rất quyết liệt do tình thế cấp bách như đứng trước vực thẳm, không có lựa chọn nào khác. Khẩu hiệu lúc đó là “đổi mới hay là chết” và “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Năm 1986, Việt Nam phải chống Trung Quốc, nhưng không thể dựa được vào Liên Xô-Đông Âu, đang bị suy sụp. 

Câu chuyện thứ hai: Thay đổi cách quản trị 

Trong nhiều thập niên của thế kỷ 20, lý thuyết “quản trị sự thay đổi” (change management) của John Kotter đã được giảng dạy trong hầu hết các trường quản trị kinh doanh ở Mỹ và nhiều nước khác. Nay nó vẫn còn hữu ích, nhưng không đủ. Thế kỷ 21 biến động khó lường, đòi hỏi phải đổi mới tư duy và hệ quy chiếu để đối phó với thách thức mới. 

Trong cuốn sách “Tương lai của Quản trị” (The Future of Management, 2007) Gary Hamel (Harvard Business School) lập luận rằng cách quản trị cũ đã chết (management is dead), cần phải “thay đổi quản trị” (management change). Khác với John Kotter đề xuất “quản trị sự thay đổi”, Gary Hamel đề xuất “thay đổi quản trị” (triệt để hơn).

Gần đây, tranh cử tổng thống Mỹ (2020) và bạo loạn 6/1 tại Capitol đã làm bộc lộ những lỗ hổng và phân hóa khó lường trong xã hội Mỹ. Đại dịch Corona và cuộc chiến tranh Ukraine làm bộc lộ những bất cập và góc khuất về tư duy và hệ quy chiếu. Vì vậy, các nước muốn đối phó với các thách thức mới, phải thay đổi tư duy và hệ quy chiếu.

Câu chuyện thứ ba: Nhiệm vụ bất khả thi 

Trong một lần trao đổi với các chuyên gia tư vấn về đổi mới quản trị doanh nghiệp để vượt qua khủng hoảng (2008), tôi đã đề xuất phải “thay đổi tư duy và hệ quy chiếu” (mindset change and paradigm shift) như điều kiện tiên quyết. Một chuyên gia nước ngoài nói điều đó đúng nhưng “bất khả thi” (mission impossible) vì “đó là việc của chúa trời!”

Tôi suy nghĩ mãi về điều đó: Họ chỉ đúng một phần: Việc thay đổi tư duy và hệ quy chiếu đúng là khó như lên trời thuyết phục Ngọc Hoàng. Các chuyên gia nước ngoài như lính đánh thuê chuyên nghiệp, có thể giúp mình nhưng không làm thay mình được. Đổi mới thể chế không phải chuyện sống còn của họ, nhưng là chuyện sống còn của mình. 

Lần trước, khủng hoảng tài chính tuy có tác động đến Việt Nam, nhưng còn hạn chế vì kinh tế Việt Nam lúc đó chưa thực sự hội nhập và chưa phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu như bây giờ. Lần này, khủng hoảng hay suy thoái kinh tế sau đại dịch, với sự đứt gãy chuỗi cung ứng, sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam nhiều hơn, với hệ lụy khó lường. 

Câu chuyện thứ tư: Quản trị sự bất cập 

Gần đây, có chuyên gia tư vấn đã đề xuất một khóa học mới về “quản trị sự bất cập” (gaps management). Khác với môn “quản trị khủng hoảng” (crisis management) và “quản trị sự hỗn loạn” (chaos management), “quản trị sự bất cập” nhằm tìm sự “đồng thuận về tầm nhìn” (shared vision), dựa trên thay đổi tư duy (mindset change) và chuyển đổi mô hình (paradigm shift). Điều đó không chỉ cần cho doanh nghiệp mà còn cần cho các quốc gia. 

Triết gia Eric Hoffer (1902-1983) từng nói, “những người có học thường được trang bị kiến thức để sống trong một thế giới không còn tồn tại”. Trong diễn văn khai giảng Harvard (2009), bà Chủ tịch Drew Gilpin Faust đã nhấn mạnh rằng “phải làm đảo lộn các định kiến, làm cho giới trẻ lạc hướng và giúp họ tìm cách định hướng lại mình” (to unsettle presumptions, to disorient young people and to help them find ways to reorient themselves). 

Peter Drucker đã cảnh báo (2009), nếu không đổi mới, “ba mươi năm nữa các trường đại học lớn sẽ trở thành phế tích... Chúng ta đã bắt đầu triển khai các bài giảng và lớp học bên ngoài khuôn viên đại học qua vệ tinh hay video hai chiều với chi phí thấp”. (Thirty years from now the big university campuses will be relics... We are beginning to deliver more lectures and classes off campus via satellite or two-way video at a fraction of the cost). 

Câu chuyện thứ năm: Người Việt mới 

Trong một bài viết gần đây (Người Việt Mới, Lê Kiên Thành, 13/1/2022) tác giả đề cập đến một vấn đề nhức nhối hiện nay. Việt Nam tuy đã thống nhất (1976) nhưng vẫn bị phân hóa thành Bắc-Nam, hay “bên thắng cuộc” và “bên thua cuộc”. Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói, “kết cục năm 1975 làm hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn”. 

Tuy Mỹ và Việt Nam đã trở thành “đối tác toàn diện” (thực chất là chiến lược), nhưng người Việt vẫn chưa chịu hòa giải với nhau. Nay trong cùng “bên thắng cuộc”, người Việt lại phân hóa thành “người Việt mới” và “người Việt cũ”. Một đất nước tuy đã thoát khỏi chiến tranh và nội chiến, nhưng muốn phát triển, phải hòa giải và hòa hợp dân tộc. 

Nay xã hội Việt Nam phân hóa thành thiểu số đặc quyền đặc lợi (người Việt Mới), gồm các nhóm lợi ích thân hữu nhiều tài sản (the haves), và đa số nghèo vì bị bần cùng hóa (người Việt cũ) không có tài sản (the haves not) bị gạt ra ngoải lề. Nói cách khác, “người Việt mới” đang khống chế đoàn tàu quốc gia và bẻ ghi chạy theo hướng khác. 

Câu chuyện thứ sáu: Chuyến tàu cuối cùng 

Gần đây, tôi có dự một seminar mà khách mời là Giáo sư Trần Văn Thọ (Waseda University). Ông Thọ giới thiệu một cuốn sách mới về sự phát triển thần kỳ của Nhật. Các chuyên gia kinh tế và quan chức Việt Nam đều biết bài học của Nhật và hiểu rằng Việt Nam có thể học hỏi để phát triển theo mô hình đó, nhưng Việt Nam “không chịu phát triển”. 

Năm 2022 là năm bước ngoặt đối với Việt Nam cũng như thế giới. Nếu không kịp thời đổi mới tư duy và hệ quy chiếu để thoát hiểm và “biến nguy thành cơ”, Việt Nam có thể lỡ nốt chuyến tàu hội nhập của “kỷ nguyên công nghệ số”. Đó có thể là chuyến tàu cuối cùng. Tâm trạng thỏa mãn và an toàn (comfort zone) là một cái bẫy cản trở phát triển. 

Trong khi bảo tồn văn hóa truyền thống, Việt Nam cần thay đổi tư duy và hệ quy chiếu theo hướng phi truyền thống (unconventional). Sau đại dịch và khủng hoảng Ukraine, thế giới phẳng còn gồ ghề sẽ biến đổi khó lường, đòi hỏi các nước không chỉ ứng dụng công nghệ mới mà còn phải liên kết với nhau để đối phó với các thách thức bất thường.

Câu chuyện thứ bảy: Phần nổi của tảng băng chìm 

Phát biểu tại Đại hội Đảng XII (22/1/2016), cựu Bộ trưởng MPI Bùi Quang Vinh nói: “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây, nay không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho phát triển. Vì vậy, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với nền kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách”. 

Việt Nam tuy đổi mới “vòng một” thành công, nhưng vẫn “kiên trì định hướng XHCN”, nên chưa thể đổi mới “vòng hai”, để cải tổ hệ thống chính trị. Việt Nam tuy có cơ hội để phát triển, nhưng vẫn có nguy cơ tụt hậu so với các nước khu vực. Bình luận về “định hướng XHCN”, ông Bùi Quang Vinh có lần đã nói thẳng: “CNXH có đâu mà đi tìm!”. 

Theo số liệu chính thức (2016 đến nay) cả nước có 87.000 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật (cách chức, khai trừ Đảng, khởi tố), trong đó có 2 ủy viên Bộ Chính trị, 21 ủy viên/cựu ủy viên TƯ Đảng, và 23 tướng lĩnh. Đó là con số báo động. Nhưng các đại án như Việt Á, Cục Lãnh sự, Tân Hoàng Minh, FLC và AIC, chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. 

*

Trong bối cảnh hiện nay, Hội nghị TƯ 6 (10/2022) là một dịp tốt để Việt Nam sắp xếp lại nhân sự lãnh đạo, cũng như tháo gỡ những nút thắt cho phát triển, trong đó đổi mới tư duy và hệ quy chiếu là điều kiện tiên quyết. Từ nay đến trước Đại hội XIV (dự kiến vào tháng 1/2026) là “giai đoạn bản lề” để Việt Nam đổi mới “vòng hai” trước khi quá muộn. 

22/9/2022

N.Q.D.


Sửa Luật Đất đai: Thị trường tiến, Đảng Cộng sản lùi

 

Sửa Luật Đất đai: Thị trường tiến, Đảng Cộng sản lùi

TS. Phạm Quý Thọ

2022.09.23

Sửa Luật Đất đai: Thị trường tiến, Đảng Cộng sản lùi

Tấm biển do người dân xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội dựng lên hôm 20/4/2017 sau vụ người dân bắt các cán bộ và công an làm con tin liên quan đến nhũng tranh chấp về đất đai ở địa phương. Reuters

Nỗ lực cải cách đầu tiên trong lĩnh vực đất đai sau Đổi mới năm 1986 được đánh dấu bởi Luật Đất đai năm 1987, theo đó việc quy định bốn hình thức sở hữu đất đai (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động riêng lẻ, sở hữu của nhà tư sản dân tộc) tại Hiến pháp 1959 được gộp làm một, đó là sở hữu toàn dân (Điều 19) do Nhà nước thống nhất quản lý.

Những biến động lớn trong thời hiện đại, ngoại trừ chiến tranh, của đất nước gắn liền với đất đai. Nhìn về lịch sử, cuộc cải cách ruộng đất năm 1953 với phương châm “người cày có ruộng”, theo đó ruộng đất vốn thuộc sở hữu tư nhân, bị chính quyền cách mạng tịch thu và chia cho mọi nông dân. Sau đó là quá trình quốc hữu hoá dưới các hình thức từ thấp đến cao: tổ đổi công, hợp tác hoá, nông trường quốc doanh…

Trước Đổi mới năm 1986, Đảng Cộng sản (CS) lãnh đạo toàn diện, trong đó có lĩnh vực đất đai, bằng các nghị quyết, mỗi nghị quyết giải quyết một số vấn đề theo các đặc điểm trong bối cảnh cụ thể từng giai đoạn. Chính sách chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang thị trường khởi đầu cho xu hướng thể chế hoá hay luật hoá nhưng dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản. Như nêu ở trên, Luật Đất đai 1987 được soạn thảo dựa vào Hiến pháp 1980, Luật Đất đai năm 1993 dựa vào Hiến pháp năm 1993, các lần sửa đổi Hiến pháp tiếp theo xác định chu kỳ sửa đổi luật đất đai 10 năm một lần, năm 2003, 2013 và nay đang chuẩn bị cho lần sửa năm 2023.

“Thị trường tiến, Đảng lùi"

Quá trình sửa đổi chính sách, pháp luật luật đất đai đang phản ánh rõ nét đặc trưng “Thị trường tiến, Đảng Cộng sản lùi” và, đằng sau xu hướng chuyển đổi sang thị trường là sự thay đổi khó khăn về sở hữu, từ công hữu - nền tảng của chế độ Đảng Cộng sản tập quyền và tư hữu - nền tảng của nguyên tắc thị trường. Tất cả các lần sửa đổi luật đất đai đều bị ràng buộc bởi chế độ sở hữu mang tính nguyên tắc của Đảng Cộng sản cầm quyền.

Luật Đất đai 1993 bị ‘níu kéo’ bởi  "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân" (Điều 17), "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả" (Điều 18). 

Luật Đất đai 2003 vẫn giữ chế độ sở hữu ‘mang tính nguyên tắc’ nêu trên và được sửa đổi tập trung vào vấn đề nội dung quản lý nhà nước về đất đai là lớn nhất, theo đó phân cấp, phân quyền lớn hơn và trách nhiệm đối với lãnh đạo các đơn vị hành chính tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng như các Sở Tài nguyên và Môi trường. 

Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể 15 nội dung về quản lý nhà nước đối với đất đai tại Điều 22, trong đó nội dung “Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó" quyết định các nội dung khác.  ‘Điểm nghẽn’ nghiêm trọng là khâu thực thi khiến lĩnh vực đất đai ngày càng rối loạn và lan sang cả nền kinh tế, gây ra bất ổn thể chế.

Tính cấp bách là rõ ràng, nhưng đây là lý do khiến cho Đảng cảnh giác và thận trọng ‘chưa từng thấy’ trong việc sửa đổi luật trong lĩnh vực đất đai. 

Định hướng cho việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 là Nghị quyết 18/NQ-TW năm 2022 của Đảng Cộng sản, trong đó bốn nội dung quan trọng được tập trung: do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo và trình trong năm 2022, năm 2023 Quốc hội xem xét để có thể ban hành Luật; Bỏ khung giá đất, xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; Thu thuế cao hơn với người có nhiều đất, nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang; Thương mại hóa quyền sử dụng đất gắn liền với cơ chế minh bạch trong xác định nghĩa vụ thuế. Các nội dung trên phản ánh xu hướng “Thị trường tiến, Đảng lùi” đang mạnh dần, nhưng những cuộc thảo luận dưới nhiều hình thức vẫn đang tỏ ra ‘căng thẳng’. “Chậm công khai về đất đai thì dân khổ, công khai không rõ ràng thì màu mỡ cho tham nhũng”, “Nguồn lực công sản dễ dàng bị tham nhũng, lãng phí”;  Sự hài hoà được đặt ra, nhưng “tiêu chí thế nào là thị trường” không thể xác định được thì “khó đưa ra một bảng giá đất thoả mãn hết các lợi ích”, “Doanh nghiệp làm đô thị phải chia sẻ lợi ích cho người dân bị mất đất”; “Cần dày công hơn trong đánh giá tác động” … Thực tế cho thấy ‘thị trường’ dường như đang ‘thắng thế’ và Đảng CS vẫn đang lùi nhưng kiên quyết giữ quyền kiểm soát thông qua chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.

clip_image004

Công an đàn áp người dân phản đối cưỡng chế đất ở tỉnh Nam Định hôm 9/5/2012. Reuters

Nền tảng chế độ

Sở hữu toàn dân là nền tảng chế độ Đảng Cộng sản cầm quyền. Nó có nguồn gốc tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Trong tác phẩm “Bản thảo Kinh tế và Triết học” năm 1844, K. Marx đã bày tỏ quan điểm sâu sắc nhất của mình về chủ đề này. Có thể khái quát trong một cụm từ: Kẻ thù của con người là chiếm hữu. Nói cách khác, ham muốn sở hữu mọi thứ khiến bạn trở thành người xấu. Marx cho rằng có rất nhiều người trong xã hội, giống như bạn, bị thúc đẩy bởi sự đố kỵ và oán giận, và rằng, nếu điều đó được loại bỏ, thì đói nghèo, bất bình đẳng, bóc lột, xung đột giai cấp … cũng có thể bị xoá bỏ. Và, theo ông ấy, trách nhiệm thuộc về chủ nghĩa tư bản (CNTB), bởi vì nó tạo ra một thế giới bất bình đẳng, bóc lột và xung đột giai cấp. Bởi vậy, muốn có bình đẳng thu nhập và địa vị xã hội thì phải làm cách mạng lật đổ CNTB và xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH)…

Câu chuyện còn lại như mọi người đều biết, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung không hiệu quả đã là tác nhân chủ yếu làm sụp đổ chế độ - mô hình Liên Xô trước đây. 

Chế độ lai tạp giữa ‘cộng sản’ và ‘thị trường’ - mô hình Trung Quốc đang chuyển đổi sang thị trường, ‘bớt đỏ thêm xanh’, bớt ‘duy ý chí cách mạng’ thêm ‘tự nhiên’ và, tồn tại nhờ động lực thị trường. Thị trường đang làm thay đổi tất cả, từ tư tưởng đến hành động của mọi người. Hơn thế, trái ngược với tuyên bố của Marx, thị trường tạo cơ hội tự do lựa chọn công việc, mang lại cả tiền bạc và phẩm giá. Hơn nữa, hầu hết mọi người làm việc hiệu quả nhất khi họ theo đuổi tư lợi của mình, một ý tưởng mà Marx coi thường.

Mặc dù, về mặt tuyên truyền nó được biện minh che đậy bản chất rằng “thị trường không phải là chủ nghĩa tư bản” nhưng dấu hiệu suy giảm kinh tế và bất ổn thể chế của kiểu mô hình Trung Quốc đang dần rõ nét. Chế độ lai tạp này quay trở lại bản chất kiểu chuyên chế độc tài nguyên thuỷ thế nào đang được theo dõi trong bối cảnh cạnh tranh ý thức hệ trong trật tự thế giới lưỡng cực đang hình thành phức tạp.

Tất cả những “hoài niệm" về mô hình toàn trị kiểu Xô - Viết mà chế độ mang theo sẽ cản trở bất kỳ một cuộc cải cách cơ bản nào theo hướng thị trường. Luật Đất đai lần này dù được sửa đổi rất thận trọng và theo đúng quy trình, nhưng cơ chế “sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” vẫn duy trì thì cải cách thể chế sẽ “vất vả chạy theo” để khắc phục những rủi ro và bất ổn không tránh khỏi. Liệu Luật Đất đai năm 2023 sẽ lại tiếp tục sửa theo cách như trên vào năm 2033?

P.Q.T.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Nguồn: RFA Tiếng Việt

Ngưỡng của mỗi chúng ta

 

Ngưỡng của mỗi chúng ta

  Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Bản tin tháng 9/2022 của báo chí Nhà nước có nói thoáng qua về cuộc đình công của hàng ngàn người tại Khu công nghiệp Phú Hà, tỉnh Phú Thọ, trong đó công nhân nói họ không thể nào sống nổi với mức lương cơ bản là 4,2 triệu đồng/tháng. Tính theo giá đô la, là chưa tới 200 USD/người. Nhưng nhanh chóng, chuyện mưu sinh của những con người khốn khổ ở các tỉnh phía Bắc ấy, chỉ trong một ngày đã chìm lấp trong các sự kiện giải trí của Việt Nam về các hoa hậu, bóng đá, lời thề bắt thủ phạm giả mẫu logo Bộ y tế…

Công nhân ở nhà máy BYD do Trung Quốc đầu tư ở Khu công nghiệp Phú Hà, tỉnh Phú Thọ chỉ là một trong những câu chuyện mà thanh niên Việt Nam đang hàng ngày làm và sống tạm bợ bên trong các khu công nghiệp to đẹp, phát triển rực rỡ khắp trên đất Việt Nam. 

Bề mặt xã hội rộn rịp bên cạnh các câu chuyện vui đùa, những lời tuyên bố đầy kiêu hãnh Việt Nam, ít ai để ý rằng dưới lớp vỏ mỹ miều ấy, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có hơn 107 vụ đình công lớn nhỏ. Hầu hết là do tiền lương, tiền ăn quá sức thấp khiến giới công nhân tức giận.

Vì thấy không thể sống được với mức lương sinh hoạt ở đô thị, mọi người ở công ty BYD quyết định ngừng công việc. Điều mỉa mai, là khi đối thoại với công nhân, đại diện của chủ đầu tư Trung Quốc giải thích rằng, mức lương của đầu người như vậy, là công ty BYD đã trả lương cơ bản cao hơn so với quy định của pháp luật rồi.

Thật khủng khiếp, dù gọi là quy định của pháp luật, như làm sao có thể hình dung một mức sống của hàng triệu con người Việt Nam thấp đến vậy? Đó là chưa kể, trong tiếng kêu của công nhân từ năm 2021, lương cơ bản đã được chính thức tăng từ ngày 1 tháng Bảy 2022 thêm 6%. Ông Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong một báo cáo như tự khen mình, đã nói rằng Liên đoàn đã “tích cực đàm phán, thương lượng tăng lương tối thiểu vùng, tham gia trình Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động”. 

Người Trung Quốc ở Phú Thọ khẳng định rằng họ nhận thấy lương cho công nhân Việt Nam quá thấp, nên họ thấy “thương” và đã cho cao hơn ngưỡng quy định của pháp luật. Và trong tình thương đó, không có đoạn nào mà Liên đoàn Lao động “tích cực” tham gia cả. Liên đoàn mãi luôn là người tình hời hợt đến sau. Khi người công nhân bắt đầu ngồi xuống trước các cánh cửa công ty, giơ khẩu hiệu và đòi hỏi quyền lợi của mình thành sự kiện lớn, thì lúc đó mới thấy người của Liên đoàn Lao động cùng công an địa phương rầm rập đến. 

Sau vài ngày đàm phán, lương của công nhân BYD giờ là 4,8 triệu/tháng. Cộng vào đó, ai làm tăng ca thì không còn phải bù thêm tiền để được ăn cơm. Lương được hứa chuyển vào thẻ đúng ngày. Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt – và xét thấy có hành kinh – thì được nghỉ 30 phút/ngày. 

Hàng triệu con người trẻ tuổi Việt Nam đang sống và làm việc như vậy đó! Họ đang làm nền cho những lớp son phấn của xã hội, với các tuyên bố giả điên giả dại của các vị shark tank, của các trò vui ngơ ngáo của giới giải trí và các chỉ số tăng trưởng như xổ số.

Hãy tự hỏi mức sống dưới 5 triệu đồng/tháng đó, những con người Việt Nam sẽ xoay sở ra sao với phòng trọ nhỏ hẹp tối tăm của mình, bao gồm cả tích góp gửi về cho cha mẹ, nuôi con cái ăn học? 

5 triệu đồng một tháng là nền tảng im lặng của hình ảnh Việt Nam giàu có và hùng cường hôm nay. 

Những người chật vật xoay sở với 5 triệu đồng/tháng, đang là chỗ dựa vững chắc cho hình ảnh con cái các quan chức cấp thấp, cấp cao của Việt Nam khoe mình định cư ở xứ tư bản, khoe con cái tốt nghiệp ở những ngôi trường giá đắt đỏ mà chính người bản xứ cũng phải e dè. 

Mà nên nhớ, mức lương khai báo của các quan chức ấy chỉ gấp đôi hay gấp ba những người công nhân xanh xao lao lực ngày đêm đó. 

Cách đây không lâu, có dịp nghe một anh chạy xe ôm tâm sự rằng anh bỏ làm công nhân để chạy xe kiếm thêm cho bớt nhọc, và ước mơ mua một chiếc xe tốt hơn hiện tại. Anh định mua lại một chiếc xe cũ chỉ dưới 30 triệu để làm nghề, vì “mắc quá thì em để dành không nổi”. Anh định chạy xe ôm hơn nửa năm thì có thể dành dụm mua được chiếc xe ấy. Còn đi làm công nhân, thì chắc phải 2 năm. Số tiền trong ước mơ nhỏ nhoi của người cần lao Việt Nam, có cái ngưỡng cao quá. 

Ngưỡng - có nhiều loại ngưỡng - cũng khác với suy nghĩ của quan chức chống tệ nạn xã hội từng xuýt xoa “giá mua - bán dâm 600 triệu đồng là rất cao!”. Cũng là ngưỡng thôi, nhưng dân khác, quan khác. 

Chỉ là chuyện nghĩ thoáng qua, khi đọc được một bản tin về những con người Việt Nam, vậy thôi. Và lại nhớ thoáng qua về những người công nhân trong đại dịch đã bỏ của chạy lấy người về quê trong túng cùng, trước ngưỡng sống chết, bị báo chí miệt thị cả một thời gian dài như kẻ thù của xã hội. 

Tôi cũng nhớ đến ngưỡng tuyệt vọng và tức giận của những người dân khi bị giam nhốt và bị thất hứa về trợ giúp thực phẩm. Nhiều người đã vào tù sau đó vì dám vượt ngưỡng của nhà nước. Giờ họ ở đâu?

May be an image of 3 people, people sitting, people standing and outdoors

T.K.

Nguồn: FB Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Giải phóng 9.000km2, Ukraine tuyên bố sẽ giành lại toàn bộ lãnh thổ

 

Giải phóng 9.000km2, Ukraine tuyên bố sẽ giành lại toàn bộ lãnh thổ

1. Giải phóng 9.000km2, Ukraine tuyên bố sẽ giành lại toàn bộ lãnh thổ

Thành Đạt

Thứ bảy, 24/09/2022 - 06:49

(Dân trí) - Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết lực lượng Ukraine đã giải phóng nhiều khu vực ở miền Đông kể từ khi mở chiến dịch phản công thần tốc.

Giải phóng 9.000km2, Ukraine tuyên bố sẽ giành lại toàn bộ lãnh thổ - 1

Binh sĩ Ukraine tại Donetsk (Ảnh: Reuters).

"Kể từ khi bắt đầu các hoạt động quân sự tích cực ở miền Đông vào tháng 9, khoảng 9.000km2 lãnh thổ và khoảng 400 khu định cư đã được giải phóng. Người dân ở các vùng tạm chiếm đã giúp chúng tôi có được kết quả này", Tổng thống Zelensky nói trong bài phát biểu vào tối 23/9.

Trước đó, ngày 14/9, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine HannMaliarar cho biết các lực lượng phòng vệ Ukraine đã giải phóng thành công khoảng 388 đơn vị hành chính và 150.000 người dân ở tỉnh Kharkov kể từ ngày 6/9 trong chiến dịch phản công tại khu vực này.

Ukraine đã mở chiến dịch phản công thần tốc ở miền Đông và miền Nam, trong đó tập trung vào hai vùng Kharkov và Kherson. Ukraine cho biết họ đã đánh lạc hướng Nga bằng việc tuyên bố phản công ở miền Nam, nhưng sau đó lại hướng lên khu vực đông bắc để tấn công vào khu vực mà Nga triển khai lực lượng tương đối mỏng. 

Nga xác nhận đã rút quân khỏi một số khu vực ở Kharkov để tái triển khai đội hình, đồng thời cấp tập đưa thêm quân nhân và khí tài tới tăng cường lực lượng ở khu vực này.

Giải phóng 9.000km2, Ukraine tuyên bố sẽ giành lại toàn bộ lãnh thổ - 2

Cục diện chiến sự ở miền Đông và miền Nam Ukraine tính đến ngày 20/9 (Ảnh: ISW).

Tổng thống Zelensky cũng kêu gọi người dân ở các vùng lãnh thổ bị Nga kiểm soát giao nộp cho lực lượng đặc nhiệm Ukraine tất cả dữ liệu về những người tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý, về việc huy động quân của Nga và về quân đội Nga nói chung.

"Ukraine sẽ giành lại toàn bộ lãnh thổ của mình và chúng tôi phải giữ càng nhiều người của chúng tôi ở đó càng tốt", Tổng thống Zelensky nhấn mạnh.

Theo ông Zelensky, vào ngày 23/9, các máy bay chiến đấu của Bộ tư lệnh không quân miền Đông và miền Nam cùng Lực lượng Hải quân đã phá hủy 8 máy bay không người lái của Nga do Iran sản xuất. Ngoài ra, Lực lượng phòng không của Bộ Tư lệnh Trung tâm cũng bắn rơi một tiêm kích và một máy bay trực thăng của Nga ở miền Nam Ukraine.

Tổng thống Zelensky nói rằng quân đội Nga đã mất số binh sĩ nhiều hơn gấp 5 lần so với Lực lượng vũ trang Ukraine.

"Chúng tôi ước tính thương vong mỗi ngày, tuy nhiên, không chính xác tuyệt đối. Ước tính có khoảng 50 người thiệt mạng mỗi ngày. Tuy nhiên, đây không phải là con số chính xác tuyệt đối, vì chúng tôi không biết chính xác có bao nhiêu binh lính và dân thường vẫn ở lại trong các vùng lãnh thổ", ông Zelensky nói về thương vong hàng ngày của Ukraine.

Vào cuối tháng 8, Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang UkrainValeriiiZaluzhnyiyi cho biết gần 9.000 quân nhân Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc xung đột với Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu hôm 21/9 cho biết, kể từ khi chiến dịch quân sự của Nga bắt đầu ở Ukraine tới nay, Moscow đã ghi nhận 5.937 quân nhân tử trận. Theo ông Shoigu, con số này bên phía Ukraine là 61.207, cao gấp 10 lần Nga. Đây là lần đầu tiên Nga công bố thiệt hại trong chiến dịch quân sự ở Ukraine kể từ cuối tháng 3. Vào thời điểm đó, Nga nói rằng số binh sĩ tử trận của nước này là 1.351 người.

Theo RT

T.Đ.

Nguồn: dantri.com.vn

2. Nóng chiến sự: Ukraine tấn công vào hơn 40 khu vực tập trung quân Nga 

Tuấn Anh (Theo Pravda) Thứ bảy, ngày 24/09/2022 19:58 PM (GMT+7)

Lực lượng vũ trang Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga gần 10 thị trấn, làng mạc và tấn công vào khoảng 40 khu vực tập trung quân nhân và thiết bị của Nga, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết.

Nóng chiến sự: Ukraine tấn công vào hơn 40 khu vực tập trung quân Nga  - Ảnh 1.

Ukraine tuyên bố đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga. Ảnh Pravda

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine thông báo trên Facebook tính đến 6 giờ ngày 24/9 cho biết: "Trong 24 giờ qua, quân Nga đã thực hiện 5 cuộc tấn công bằng tên lửa và 14 cuộc không kích, cũng như hơn 60 cuộc tấn công bằng hệ thống tên lửa phóng nhiều lần (MLRS), tấn công các mục tiêu trên khắp Ukraine".

Báo cáo cho biết thêm, hơn 60 thành phố, thị trấn và làng mạc của Ukraine đã bị Nga tấn công bao gồm Pechenihy, Yatskivka, Yarova, Marinka, Krasnohorivka, Bilohirka, Myroliubivka, Mykolaiv, Sukhyi Stavok, Nova Hryhorivka, Pivdenne, Mali Shcherbaky, Pryivakdenvne Ochakiv, Solone, Orikhiv và Arkhanhelske. 

Không có thay đổi đáng kể nào trên mặt trận Volyn và Polissia. Trong khi đó, trên các mặt trận khác, quân Nga tiếp tục bắn vào các mục tiêu bằng súng xe tăng, súng cối và pháo binh.

Trong suốt ngày 23/9, Lực lượng vũ trang Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga trong khu vực lân cận Spirne, Soledar, Bakhmutske, Odradivka, Kurdiumivka, Zaitseve, Maiorsk, Kamianka, Avdiivka và Opytne. Máy bay Ukraine đã thực hiện 25 cuộc không kích, tấn công 18 khu vực tập trung quân nhân và thiết bị của Nga và 7 hệ thống phòng không.

Các đơn vị phòng không Ukraine đã phá hủy 1 máy bay trực thăng, 1 máy bay cánh cố định và 8 UAV của Nga. Các đơn vị tên lửa và pháo binh của Ukraine đã tấn công 6 sở chỉ huy của Nga trên 20 khu vực tập trung quân nhân, vũ khí và trang thiết bị của Nga; 3 hệ thống phòng không và 4 điểm lưu trữ đạn dược. "Tổng số thiệt hại về nhân sự và thiết bị của Nga đang được xác nhận", Bộ Tổng tham mưu báo cáo.

T.A.

Nguồn: danviet.vn

Xem thêm bản tin mới:

Tướng Mỹ cảnh báo: Thua đau, sợ bị bắt, Putin sẽ dùng hạt nhân. Ukraine bắn rơi 218 trực thăng Nga

Kim Thúy-Tuý Vân VietCatholic News 24/9/2022

Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn Nga trúng HIMARS thập tử nhất sinh. Máy bay 85 triệu USD của Nga bị bắn rớt. Công tố viên Tòa án hình sự quốc tế nhắc nhở tiếng vọng của Nuremberg sau khi đi thăm Kharkiv 

Kim Thúy-Đình Trinh VietCatholic News 24/9/2022


Nga "lép vế" trước Ukraine trên đấu trường ngoại giao

 

Nga "lép vế" trước Ukraine trên đấu trường ngoại giao

Trương Khắc Trà | 24/09/2022 07:00Nga "lép vế" trước Ukraine trên đấu trường ngoại giao

Tổng thống Ukraine phát biểu trực tuyến trước Đại hội đồng LHQ hôm thứ tư vừa qua.

Nga chỉ trích Liên Hợp Quốc vì Tổng thống Ukraine Zelensky dường như được ưu ái phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Một lần nữa Ukraine được ủng hộ rộng rãi.

Tổng thống Ukraine Zelensky đã có bài phát biểu trực tuyến vào hôm 21/9 trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Nội dung không gì khác ngoài tình hình đất nước của ông và nhắc đến Nga với tần suất rất dày - nếu không muốn nói toàn bộ nội dung chỉ trích những người đồng cấp láng giềng.

“ Châu Âu muốn hòa bình. Thế giới muốn hòa bình. Và chúng ta đã thấy ai là người duy nhất muốn chiến tranh. Chỉ có một thực thể duy nhất trong số tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc”, ông Zelensky ám chỉ.

Tổng thống Zelensky kêu gọi thêm vũ khí để thực hiện cuộc chiến tranh mang tính thời đại, đại diện cho nguyên tắc dân chủ và trật tự toàn cầu. Ông đặc biệt yêu cầu các loại vũ khí tầm xa, pháo hạng nặng và hệ thống phòng không tối tân.

Ngoài ra, ông yêu cầu hỗ trợ nhân đạo và tài chính cũng như tài trợ các dự án tái thiết Ukraine do chiến sự Nga- Ukraine đã hủy hoại khá nhiều hạ tầng của quốc gia này. Ủy ban châu Âu và Ngân hàng Thế giới ước tính sẽ tốn ít nhất 349 tỷ USD để phục hồi Ukraine sau chiến tranh.

Tổng thống Ukraine sử dụng tới 15 lần kêu gọi thế giới trừng phạt Nga trong bài thuyết trình, đề nghị mở tòa án đặc biệt xét xử Nga ; đồng thời cảnh báo cho những quốc gia định tấn công nước khác. Ông cũng yêu cầu được bồi thường và cho rằng Nga “nên trả tiền cho cuộc chiến này bằng chính tài sản của mình”.

Hiếm khi nào sau một phát biểu mà khán phòng Liên Hợp Quốc gồm hàng loạt chính trị gia cốt cán lại giành hơn 1 phút cho tràng pháo tay tán thưởng - như thông điệp mạnh mẽ ủng hộ cá nhân Tổng thống Zelensky và đất nước Ukraine.

Phát biểu của ông Zelensky diễn ra vài giờ đồng hồ sau khi Tổng thống Putin quyết định điều động quân sự một phần, huy động thêm 300.000 quân cho “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Việc ông Zelensky tham luận tại Liên Hợp Quốc bằng quyết định được thông qua trước đó vài ngày với 101 phiếu ủng hộ, 7 phiếu phản đối và 19 phiếu trắng. 7 quốc gia phản đối gồm Nga, Belarus, Cuba, Triều Tiên, Eritrea, Nicaragua và Syria. Moscow chỉ trích Liên Hợp Quốc đã thiên vị Kiev, trong khi đó cắt quyền tương tự với các nước châu Phi.

Chiến sự Nga - Ukraine đã lan tràn sang nhiều mặt trận. Trên phương diện chính trị - ngoại giao, Kremlin đang yếu thế, không nhiều quốc gia thực sự đứng về phía Nga, nếu có cũng chưa thể hiện bằng hành động rõ ràng.

Nga lép vế trước Ukraine trên đấu trường ngoại giao - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Putin huy động thêm 300.000 quân

Lệnh động viên quân sự một phần của Nga ngầm thừa nhận thế khó của Tổng thống Putin, thiếu con người trực tiếp chiến đấu, thiếu lực lượng hậu cần ở quê nhà, thiếu trang thiết bị, khí tài.

Động viên quân sự không phải là phương thức có thể đi vào hoạt động ngay lập tức, bắt đầu bằng con số 0, tuyển mộ, huấn luyện, hiệp đồng tác chiến. Do vậy, Nga chưa đủ lực lượng để tạo ra bước ngoặt chiến sự theo hướng lật ngược tình thế trong ngắn hạn.

Ông Gustav Gressel, nhà phân tích quân sự tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu tính toán lượng hóa: “Để chống lại đội quân 0,7 binh sĩ của Ukraine, Moscow cần huy động ít nhất 1,5 triệu binh lính và cần ít nhất 6 tháng để có thể tham chiến”.

T.K.T.

Nguồn: soha.vn

Canh bạc tất tay của Putin: Lịch sử có lặp lại?

 


Canh bạc tất tay của Putin: Lịch sử có lặp lại?

Canh bạc tất tay của Putin: Lịch sử có lặp lại?

24/09/2022

Dương Quốc Chính

Putin động viên (bắt lính) thêm 300 ngàn quân đồng thời với việc hai nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Luhansk đang làm cái gọi là “trưng cầu dân ý” sáp nhập vào Nga cho thấy dã tâm xâm lược của Nga đã rất rõ ràng. Không hiểu giờ này anh em cuồng Nga nghĩ sao?

“Chiến dịch quân sự đặc biệt” cũng chỉ để chiếm đất mà thôi, y chang như quy trình chiếm Crimea gần 10 năm trước. Chuyện này mình cũng đã đoán từ khi cuộc chiến mới nổ ra.

Nếu để ý kỹ những động thái của Nga từ mấy hôm trước sẽ thấy ban đầu Nga còn chần chừ việc trưng cầu dân ý. Nhưng giờ lại quyết tâm làm. Đó là do lúc trước khi quân Nga còn chiếm được nhiều đất ở Donbass thì vẫn còn ở cửa trên, nên chưa muốn sáp nhập. Bởi vì sáp nhập/xâm lược thế này là hành động quá thô thiển, sẽ không tránh khỏi bị phương Tây lên án và trừng phạt nặng. Khi Nga còn mạnh thì vùng Donbass chỉ cần là vùng đệm ly khai khỏi Ukraine là đủ, tránh được tiếng xâm lăng.

Tuy nhiên, sau đợt phản công giải phóng chớp nhoáng lãnh thổ ở khu vực Khakiv thắng lợi, quân Nga phải rút chạy thì Putin bị đứng trước khả năng đại bại trên toàn vùng Donbass. Vì thế ông ta phải dùng tới con bài sáp nhập, bất chấp phản ứng của toàn thế giới, bởi chắc chắn không nước nào dám ủng hộ Nga sáp nhập một vùng đất khác, giống như không có nước nào dám công nhận Crimea đã thuộc về Nga.

Việc sáp nhập này diễn ra nhanh chóng thì sẽ biến hai quốc gia tự xưng kia thành tỉnh của Nga và lãnh thổ đó sẽ là đất Nga. Như vậy, Putin sẽ có thể biến cuộc chiến xâm lược Ukraine mà họ nói là “chiến dịch quân sự đặc biệt” trở thành “chiến tranh vệ quốc vĩ đại”. Ukraine tấn công giải phóng lãnh thổ của mình tự dưng bị Nga đánh lận con đen thành xâm lược Nga! Tức là đổi trắng thay đen.

Hơn nữa, khi đã biến cuộc chiến xâm lược thành vệ quốc, bảo vệ người Nga, thì Putin sẽ có cớ để tổng động viên (hiện vẫn chưa dám làm) và có thể đem vũ khí hạt nhân ra để hù dọa Ukraine và NATO. Vệ quốc mà, nên phải dùng toàn lực quốc phòng. Nga tuyệt đối không dám đem vũ khí hạt nhân đi xâm lược một nước yếu hơn nhưng nếu là vệ quốc thì có thể.

Putin đang chơi một canh bạc tất tay. Nếu ông ta quyết định sáp nhập thì Ukraine sẽ quyết tâm giải phóng hơn và khả năng sẽ tái chiếm cả Crimea. Chỉ cần họ có quyết tâm và lòng dũng cảm, phương Tây sẽ hỗ trợ đủ để họ làm được việc đó. Khi đó Putin sẽ trắng tay và có thể sẽ bị đảo chính, ám sát. Đứng trước khả năng đó, ông ta có thể phải dùng tới vũ khí hạt nhật ở quy mô nhỏ mang tính răn đe.

NATO chắc chắn phải theo sát động thái này của Nga và cần ngăn chặn Putin nổi “máu chó” dùng vũ khí hạt nhân, bằng việc đe dọa, ngăn chặn cũng bằng cách tương tự, cũng dùng vũ khí hạt nhân.

Mình vẫn tin vào kết cục có hậu nhất là Putin bị lật đổ/ám sát. Lúc đó thế giới mới hòa bình được.

Anh em bò Nga/Liên Xô nên nhớ một sự thật lịch sử, đó là trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất, nước Nga phải trải qua nạn đói và sụp đổ kinh tế. Quân đội mất tinh thần của Nga phải chịu nhiều cuộc thoái trào quân sự ghê gớm, và nhiều binh sĩ rời bỏ trận địa. Bất mãn với chế độ quân chủ chuyên chế và chính sách tiếp tục leo thang chiến tranh của nó. Hoàng đế Nikolai II thoái vị vào tháng 2 năm 1917, đế quốc Nga cáo chung.

Sau đó Nga đơn phương rút khỏi Thế chiến rồi hình thành nhà nước CS đầu tiên trên thế giới.

Lần này lịch sử có lặp lại hay không?

D.Q.C.

Nguồn: FB Dương Quốc Chính

1. Các cuộc trưng cầu dân ý ở các vùng đất Ukraine bị Nga chiếm đóng đã khiến người dân sợ hãi, tức giận và có thái độ thách thức

24/09/2022

Cù Tuấn dịch từ New York Times

Người dân thành phố Luhansk, Ukraine, đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý do chính quyền Nga tổ chức hôm thứ Sáu. Các trạm bỏ phiếu đã được lắp đặt trên toàn lãnh thổ Ukraine do Nga chiếm đóng để trưng cầu dân ý. Ảnh: WP

Những người lính Nga, mặc áo balaclava và cầm súng, đứng cạnh các nhân viên bầu cử. Người dân Ukraine buộc phải bỏ phiếu trong khi các quan chức Nga hoặc những người thân cận của họ đứng theo dõi. Một số cư dân thậm chí còn trốn tránh trong nhà của họ, với nỗi sợ hãi rằng việc bỏ phiếu chống lại sự sáp nhập của Nga sẽ dẫn đến việc họ bị bắt cóc hoặc tệ hơn.

Khi Nga bắt đầu tổ chức bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý trên toàn lãnh thổ do Nga chiếm đóng ở Ukraine vào ngày 23/9, người dân Ukraine ở những khu vực đó đã bày tỏ thái độ xen lẫn giữa giận dữ, thách thức và lo sợ rằng quê hương của họ đang bị chiếm đoạt bằng vũ lực trong cái mà họ gọi là một cuộc bỏ phiếu giả tạo. Mục đích của các cuộc trưng cầu dân ý cấp tốc này – được những người dân thân Nga và những người thân cận của họ ủng hộ – rõ ràng là tạo cho Tổng thống Vladimir V. Putin của Nga một cái cớ không có thật về mặt pháp lý để nuốt chửng quốc gia của họ. Và điều này gợi lại ký ức về các cuộc bỏ phiếu được tổ chức vào năm 2014 ở Crimea, sau đó Nga sáp nhập bán đảo này một cách nhanh chóng.

Tina, 27 tuổi, một nhà báo tự do đang đến thăm bố mẹ chồng sắp cưới của cô ở Beryslav, miền nam Ukraine do Nga chiếm đóng, nói rằng cô lái xe qua đường vào sáng ngày 23/9 và nhìn thấy các quan chức Nga đứng trong sân nhà hàng xóm, chờ anh ta điền vào lá phiếu, trước khi chuyển lá phiếu cho một người trên xe gần đó.

Cô cho biết, các quan chức Nga đã đi từng nhà để phát các lá phiếu. Họ nhìn vào cửa sổ của những ngôi nhà không trả lời cuộc gọi của họ.“Chúng tôi chống lại những kẻ chiếm đóng này,” Tina nói, “nhưng chúng tôi không có quyền từ chối bỏ phiếu – chúng tôi không thể từ chối.”

Tina cho biết cô đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối sự chiếm đóng của Nga, và nói rằng người thân của chồng chưa cưới của cô đã khóa cổng, khóa cửa và tắt đèn, như chính quyền Ukraine đã khuyến cáo. Nhưng cô lo lắng rằng địa chỉ của họ sẽ được ghi chú lại và sẽ có hậu quả tiêu cực nếu họ không chịu mở cửa khi có người gọi.

“Sau khi sống bên cạnh họ hơn sáu tháng nay, chúng tôi nhận ra rằng bất kỳ sự từ chối nào cũng có thể dẫn đến một “vé bay thẳng xuống tầng hầm,” cô nói, sử dụng cụm từ mà người Ukraine đang sống ở Kherson, một thành phố cảng phía nam bị Nga chiếm đóng, sử dụng để mô tả các vụ bắt cóc rồi nhốt xuống tầng hầm do quân chiếm đóng thực hiện.

Olha, một người Ukraine đã nói chuyện vào tối 22/9 với bạn bè ở Enerhodar, một thành phố do Nga kiểm soát ở đông nam Ukraine gần Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, cho biết những người đàn ông từ 18 đến 35 tuổi đã bị cấm rời khỏi thành phố. Nhắc lại mối quan tâm của nhiều người Ukraine, cô ấy nói rằng cô ấy lo lắng rằng sự sáp nhập của Nga sẽ buộc những nam thanh niên trẻ tuổi phải gia nhập quân đội Nga và chiến đấu chống lại những người Ukraine. Điều đó đã xảy ra ở một số khu vực của Luhansk và Donetsk do Nga chiếm đóng kể từ năm 2014.Olha nói: “Họ muốn đưa các thanh niên Ukraine này vào lực lượng vũ trang Nga. “Và người Ukraine sẽ phải chiến đấu chống lại người Ukraine,” cô nói, dừng lại và bật khóc. Giống như những người khác được nhắc đến trong bài báo này, cô không nói tên đầy đủ vì lo lắng cho sự an toàn của mình.

Andriy, 44 tuổi, có bạn bè và người thân ở Kherson, cho biết anh đã nói chuyện với họ trong những ngày gần đây và họ đã nói với anh rằng họ không thể rời thành phố vì cuộc trưng cầu dân ý.

“Bạn biết đấy, những người thông minh sẽ ngồi ở nhà và không đi đâu cả,” anh nói qua điện thoại từ Kyiv.

Tại Melitopol, thành phố do Nga chiếm đóng ở đông nam Ukraine, Natalia, 73 tuổi, một phụ nữ về hưu, nói rằng các cuộc trưng cầu dân ý đã khiến bà bị sốc.

Bà nói: “Điều đáng sợ nhất là sau cuộc trưng cầu dân ý, nếu Ukraine cố gắng giải phóng thành phố của tôi, thì đó sẽ bị coi là một cuộc tấn công vào nước Nga.”

Natalia cho biết người Nga đã dựng các quầy thông tin về cuộc trưng cầu dân ý này trên khắp Melitopol, và treo các biểu ngữ có khẩu hiệu thân Nga. Thành phố được phủ đầy cờ Nga và các bản nhạc Nga yêu nước được phát lớn qua loa.

Hôm 23/9, khi bà nhìn ra cửa sổ căn hộ của mình, bà thấy hai nhân viên trưng cầu dân ý thân Nga đang bước vào tòa nhà chung cư. Bà vẫn ở trong nhà, ngồi cách xa cửa sổ, để tránh bị nhìn thấy. Nhưng Natalia đã phát hiện ra hai binh sĩ, người nào cũng đều mặc áo balaclava và cầm súng trên tay, hộ tống ba nhân viên trưng cầu dân ý đi vào. Bà nói rằng một điểm bỏ phiếu đã được thiết lập trong phòng tập thể dục của một trường học gần đó.

“Tôi sẽ không đi bỏ phiếu,” Natalia nói. “Trừ phi họ chĩa súng vào tôi, và thậm chí khi đó tôi sẽ bỏ phiếu cho Ukraine.”

Nguồn bản dịch: FB Cù Tuấn 

2. Sự giận dữ bùng lên khi lệnh tổng động viên của Nga tràn tới các vùng dân tộc thiểu số

24/09/2022

Cù Tuấn dịch từ Washington Post

Những người đàn ông phải nhập ngũ vào quân đội Nga trong đợt tổng động viên một phần của đất nước này nói lời tạm biệt với bạn bè và người thân bên ngoài một Ủy ban quân sự ở Matxcơva hôm 23/9. Ảnh: Reuters

Chỉ trong hai ngày kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tổng động viên để tiếp tục cuộc chiến tệ hại ở Ukraine, hàng nghìn nam giới đã bị Ban tuyển quân ép đăng lính, trong một số trường hợp bị gọi đi vào lúc nửa đêm, và nhanh chóng được đưa ngay lên xe buýt và máy bay để được gửi đi huấn luyện quân sự, và được triển khai ra tiền tuyến theo kế hoạch.

Và bất chấp những hứa hẹn của các nhà chức trách về việc tổng động viên “một phần”, chỉ gọi nhập ngũ đối với những người dự bị có kinh nghiệm quân sự trước đó, quá trình gọi nghĩa vụ hỗn loạn này đã làm dấy lên lo ngại rằng Putin đang cố gắng điều động nhiều binh sĩ hơn nhiều so với con số 300.000 mà Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố ban đầu.“Ở đây đang là địa ngục; họ đang tóm cổ mọi người”, một cư dân của Sosnovo-Ozerskoye, một khu định cư nông thôn với khoảng 6.000 người ở vùng Buryatia phía đông Siberia gần biên giới của Nga với Mông Cổ, đã viết cho Victoria Maldeva, một nhà hoạt động của Tổ chức Free Buryatia, tổ chức đã thu thập được hàng trăm báo cáo về quá trình tổng động viên.

Người dân Sosnovo-Ozerskoye viết: “Những người đàn ông say xỉn được cho là sẽ ra đi trong ngày đang đi lang thang trên quảng trường thị trấn. Ở đây mọi người đều biết nhau. Điều này là không thể chấp nhận được. Phụ nữ khóc lóc, đuổi theo xe buýt, và những người đàn ông năn nỉ vợ mình tha thứ trước khi rời đi vì họ biết rằng họ đang phải đối mặt với cái chết chắc chắn.”

Tổ chức Free Buryatia và các nhà hoạt động tương tự đang làm việc tại Yakutia, một vùng xa xôi, nghèo khó khác của Nga, ở đông bắc Siberia, cho biết họ lo ngại rằng việc tổng động viên đang nhắm vào các dân tộc thiểu số sống ở những khu vực này, cách Matxcơva hàng nghìn dặm.

“Đối với Buryatia, đây không phải là tổng động viên một phần, đây là tổng động viên toàn phần,” người đứng đầu Quỹ Buryatia Tự do, Alexandra Garmazhapova, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình. “Tôi rất ngạc nhiên khi những người đã biết rằng Vladimir Putin thích nói dối đến mức nào, lại có thể tin rằng đây sẽ là tổng động viên một phần.”

Garmazhapova cho biết các tình nguyện viên của cô đã thức cả đêm vào thứ Tư và thứ Năm để giúp những người đàn ông, một trong số đó đã 62 tuổi, bị các giáo viên đánh thức và giao lệnh nhập ngũ cho họ. Các giáo viên này bị buộc phải đi đến từng nhà ở các ngôi làng ở Buryatian vào ban đêm và giao tận tay lệnh nhập ngũ cho từng người một.

Các nhân viên bảo vệ quyền lợi cho biết họ tin rằng các nhà tuyển dụng quân sự Nga đang tập trung nỗ lực vào các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, thay vì các thành phố lớn như Matxcơva hay St.Petersburg, vì ở các vùng xa xôi có ít phương tiện truyền thông hơn, và để các nhà lãnh đạo khu vực thể hiện sự ủng hộ đối với Tổng thống Putin. Các nhóm dân tộc châu Á ở Siberia và vùng Viễn Đông của Nga cũng ít có khả năng có mối liên hệ cá nhân và gia đình với dân Ukraine.

Tuy nhiên, ở Matxcơva, các nhà tuyển dụng đã tìm thấy một nguồn tuyển dụng mới sẵn có: những người biểu tình bị giam giữ trong các cuộc biểu tình phản chiến trong tuần này. Một phóng viên của cửa hàng SOTA Vision, Artem Kriger, đã bị tạm giữ vào ngày 21/9 khi anh ta đang kết thúc chương trình phát sóng trực tiếp từ một trong những đường phố trung tâm của thủ đô.

Sau đó, tại đồn cảnh sát, Kriger và hơn chục người đàn ông khác bị bắt cùng với anh đã được trao giấy triệu tập nhập ngũ, yêu cầu họ xuất hiện tại các quân ủy địa phương. Hôm 23/9, Kriger cũng bị kết án tám ngày tù sau khi một thẩm phán kết luận anh phạm tội tham gia một cuộc biểu tình trái phép.

Các nhà phân tích quân sự cho rằng còn lâu mới có thể đảo ngược những thất bại quân sự của Nga chỉ đơn giản bằng cách gửi hàng trăm nghìn tân binh ra mặt trận. Nga cũng đang thiếu vũ khí và các nguồn cung cấp khác, và đã mất một số chỉ huy trong cuộc chiến kéo dài gần 7 tháng qua.

Sự xáo trộn và bối rối ban đầu trong nỗ lực tổng động viên, cùng với sự tức giận của công chúng, đã xác nhận nguy cơ phản ứng dữ dội của xã hội Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã hiểu điều đó khi đã không áp đặt tổng động viên bắt buộc, cho đến khi những thất bại gần đây cho thấy rõ ràng rằng Nga có nguy cơ bị Ukraine đánh bại. Các chuyên gia cho biết, một số lượng lớn binh lính không được đào tạo, không có động lực và trang bị kém khó có thể đảo ngược được thất bại của Nga.

Một số video được đăng trực tuyến vào sáng ngày 23/9 cho thấy những người đàn ông bị kích động và có vẻ say xỉn, những người đàn ông nhận được thông báo nhập ngũ đã ẩu đả với nhau. Các video này, không thể được xác minh độc lập, đã nêu bật khả năng thiếu tinh thần và kỷ luật của các tân binh của Nga.

Cảnh sát chống bạo động bắt giữ những người biểu tình trong cuộc biểu tình phản đối việc tổng động viên một phần ở Matxcơva hôm 21/9. Ảnh: AP

Tại Dagestan, một khu vực đa số là người Hồi giáo ở phía bắc Caucasus, nơi truyền thông Nga đưa tin rằng mục tiêu chính thức là tập hợp 13.000 nam giới tại các văn phòng nhập ngũ, một nhóm nam giới đã tham gia vào một màn la hét với một người trong Ban tuyển dụng địa phương, một phụ nữ đã cố gắng làm họ thấy xấu hổ vì không muốn tham gia chiến tranh.

“Những đứa trẻ này sẽ chiến đấu vì tương lai của chúng,” người phụ nữ hét vào một nhóm khoảng 30 người đàn ông tụ tập bên ngoài một ủy ban tuyển quân địa phương, theo một đoạn clip được phong trào “Những người quan sát Dagestan” đăng tải.

“Tương lai nào? Chúng tôi thậm chí còn không có hiện tại,” một trong những người đàn ông đáp lại. “Hãy tự đi chiến đấu nếu bà muốn. Chúng tôi thì không!”

Tại một địa điểm tuyển quân khác, ở thành phố nhỏ Yekaterinoslavka thuộc vùng Viễn Đông Amur, phía đông bắc biên giới Nga-Trung, một sĩ quan đã hét vào mặt một nhóm người đàn ông giận dữ, phẫn nộ vì đã được triệu tập. “Tại sao các bạn lại khóc như những bé gái”, viên cảnh sát nói với một đám đông bất bình theo một đoạn video được ghi lại một cách bí mật. “Giờ chơi đã kết thúc rồi. Bây giờ tất cả các bạn đều là những người lính”.

Bộ Quốc phòng Nga hôm 23/9 đã tìm cách xoa dịu sự hỗn loạn và tức giận đang bao trùm nước Nga bằng cách gửi “lời giải thích” đến các hãng tin nhà nước về những người đủ tiêu chuẩn phải nhập ngũ. Nhưng điều đó không thể dập tắt được sự hoảng sợ khi nhiều báo cáo kể về việc những người đàn ông đủ tiêu chuẩn để được miễn trừ nhưng vẫn nhận được lệnh gọi nhập ngũ.

Pavel Chikov, người đứng đầu một nhóm nhân quyền, Agora, tổ chức đang giúp người Nga tìm các cách hợp pháp để không phải nhập ngũ tham gia chiến tranh, đã báo cáo nhiều trường hợp trong đó những người đàn ông trên 55 tuổi đã nhận được lệnh triệu tập.

“Bộ Quốc phòng đã bận rộn trong hai ngày liên tiếp, cố gắng trấn an người dân,” Chikov đăng trên kênh Telegram của mình. “Nhưng điều quan trọng là những‘ tuyên bố chính thức ’này chỉ là công việc của cơ quan báo chí, và không phải là các nghị định thực tế, vốn đều được sử dụng chính thức và bí mật không cho dân biết.”

“Các chính ủy quân khu không đọc Telegram, họ có danh sách nhập ngũ được gửi từ trung tâm, và họ sẽ tiếp tục nhốt những người này vào xe buýt, địa điểm chuyển tiếp, và máy bay,” ông viết.

Alexander Dorzhiev, 38 tuổi, đến từ Ulan-Ude, một thành phố ở Buryatia, cách biên giới với Mông Cổ khoảng 150 dặm, nhận được thông báo nhập ngũ vào sáng 21/9 và được lệnh xuất hiện lúc 4 giờ sáng ngày hôm sau tại một địa điểm tuyển quân địa phương và rời khỏi quê hương của anh chỉ vài giờ sau đó.

Là cha của 5 đứa con nhỏ, Dorzhiev nên được miễn nghĩa vụ quân sự, theo luật của Nga. Giữa sự náo động của dư luận, thống đốc Buryatia, Alexey Tsydenov, cho biết 70 người cha đáng lẽ được miễn trừ đã được triệu tập, nhưng sau đó đã được cho về.

Sự hỗn loạn đã dẫn đến những lời chỉ trích gay gắt ngay cả từ một số người ủng hộ chính phủ của Putin.

“Điều này cho thấy chất lượng hoạt động của các văn phòng nhập ngũ của chúng ta còn rất tệ”, nhà báo và chính trị gia ủng hộ Điện Kremlin Andrey Medvedev viết trên Telegram, chỉ trích thủ tục tổng động viên ở Nga. “Điều này dẫn đến sự hỗn loạn ở hậu phương, tâm trạng cuồng loạn và căng thẳng cao độ trong xã hội. Việc tổng động viên nên tăng cường sức mạnh cho quân đội, không nên gây ra biến động xã hội”.

Thêm vào sự hoảng loạn của quốc gia là việc Điện Kremlin thừa nhận rằng, một đoạn trong sắc lệnh động viên do Putin ký hôm thứ Tư đề cập đến tổng số binh sĩ mà Nga muốn gọi nhập ngũ, là bí mật, không thể thông báo cho dân biết.

Novaya Gazeta Europe đưa tin hôm thứ Năm, trích dẫn một nguồn tin trong chính quyền tổng thống, rằng điều khoản bí mật này nêu số lượng tân binh cần gọi đi là 1 triệu người. Một cửa hàng khác của Nga, Meduza, báo cáo rằng con số có thể lên tới 1,2 triệu. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi cả hai tin trên là “nói dối” nhưng từ chối đưa ra con số chính xác.

Các blogger và tài khoản Instagram ủng hộ điện Kremlin đã tung ra hashtag #NoToPanic trên các nền tảng truyền thông xã hội của Nga. Họ đã xuất bản các bài đăng gần giống hệt nhau nhấn mạnh rằng “chỉ 1% người dự bị sẽ được gọi lên” – trong một nỗ lực phối hợp nhằm chống lại các báo cáo nói rằng mục tiêu tuyển quân thực sự cao hơn rất nhiều so với con số 300.000.

“Liệu một cọng khoai tây chiên có đủ để bạn no bụng không? Tôi nghĩ mọi người sẽ nói không, đó chỉ là 1% khẩu phần của bạn,” blogger Anna Belozerova viết trên VKontakte, một nền tảng mạng xã hội của Nga. “Bạn đoán đúng đấy, tôi đang nói về việc tổng động viên mà mọi người đang hoảng sợ. Tất cả chúng ta cần phải bình tĩnh! Nó sẽ chỉ lấy đi 300.000 người, 1% của tổng số quân dự bị thôi.”

Tuy nhiên, những người Nga đang tìm cách trốn nghĩa vụ quân sự tiếp tục đổ về các biên giới của đất nước này, lo sợ rằng ngay cả khi họ chưa được gọi đi trong tuần này, họ có thể bị gọi trong đợt tổng động viên tiếp theo.

Với các chuyến bay gần như đã bán hết vé, hầu hết những người trốn nghĩa vụ quân sự phải đi qua biên giới đất liền bằng ô tô hoặc đi bộ, mặc dù cơ hội trốn sang châu Âu dường như đã thu hẹp. Phần Lan là nước EU duy nhất còn cho người Nga đi qua biên giới. Biên phòng biên giới Phần Lan-Nga trên bộ, tuy vẫn còn mở cửa cho người Nga, hôm thứ sáu 23/9 cho biết họ sẽ ngăn những người Nga có visa du lịch đi qua trong vài ngày tới.

Nguồn bản dịch: FB Cù Tuấn