Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Thư ngỏ về việc Đảng kỷ luật TS Chu Hảo - Cập nhật đợt 3; 238 người ký

Thư ngỏ về việc Đảng kỷ luật TS Chu Hảo - Cập nhật đợt 3; 238 người ký

THƯ NGỎ

Kính gửi:
  • Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Đồng kính gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam 
Qua báo chí ngày 25-10-2018, chúng tôi được biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mới có sự đánh giá về ông Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, nguyên thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS – là “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa””, “có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” và “chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: “vi phạm khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật”. 
Chúng tôi cho rằng sự quy kết như vậy của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về ông Chu Hảo là không chính đáng, không đúng sự thật, thể hiện sự trấn áp thô bạo những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết lòng vì dân vì nước, chà đạp những ý kiến chân thật và xây dựng của ông về những vấn đề nóng bỏng của đất nước. Không chỉ riêng chúng tôi, mà hầu hết những ai đã từng được đọc những cuốn sách do Nhà xuất bản Tri Thức phát hành, từng đọc và nghe những ý kiến phát biểu của ông Chu Hảo về tình hình đất nước đều trân trọng những điều bổ ích mình thu nhận được, đều đánh giá cao sự phấn đấu không mệt mỏi của ông Chu Hảo noi gương bậc tiền bối Phan Châu Trinh xả thân cho sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí” – một đòi hỏi vô cùng cấp thiết cho sự bảo vệ và phát triển đất nước ta lúc này.
Làm sao có thể sớm thực hiện được dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà lại bóp nghẹt những nỗ lực mở mang dân trí? Chính vì lẽ này, chúng tôi yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương rút lại kết luận sai trái về ông Chu Hảo.
Chúng tôi đồng thời kiến nghị với lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên khuyến khích các nhà xuất bản trong nước làm những việc như Nhà xuất bản Tri Thức đang làm, động viên phong trào ham học, ham đọc sách trong cả nước, cùng nhau phát huy ý chí và trí tuệ sớm khắc phục được tình trạng tụt hậu hiện nay, đưa nước ta tiến nhanh theo con đường dân tộc và dân chủ.
Chúng tôi rất mong thư ngỏ này được nhân dân và trí thức cả nước hưởng ứng bằng mọi cách, cùng chung tay đẩy mạnh nỗ lực chung nâng cao dân trí của nước nhà.
Làm tại Hà Nội, ngày 27.10.2018
Nguyên thành viên của IDS khởi xướng kí tên:
        Đợt 1

  1. Hoàng Tụy, nguyên Chủ tịch IDS, Hà Nội
    2. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Hà Nội
    3. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Đại sứ Việt Nam ở Thái Lan, Hà Nội
    4. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng IDS, Hà Nội
    5. Phạm Chi Lan, nguyên Phó Viện trưởng IDS, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội
    6. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
    7. Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, TP.HCM
    8. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc, Hà Nội
    9. Vũ Kim Hạnh, nguyên Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, TP.HCM
    10. Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, Hội An
    Đợt 2:
    11. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch THSV Sài Gòn, nguyên Tổng biên tập Báo Thanh Niên, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM
    12. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP.HCM
    13. Lê Công Giàu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1966), nguyên Phó Bí Thư Thường trực Thành doàn TNCS TP.HCM (1975), nguyên Giám đốc Công ty Savimex
    14. Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa học Không gian, Hoa Kỳ
    15. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt
    16. Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội
    17. Nguyễn Kiến Phước, nguyên Ủy viên Ban biên tập báo Nhân Dân, TP.HCM
    18. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, TP.HCM
    19. Hoàng Dũng, PGS.TS, TP.HCM
    20. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP.HCM
    21. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
    22. GBt Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn
    23. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP.HCM
    24. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, dân biểu đối lập thời VNCH,  Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của TP.HCM, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
    25. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư thành ủy thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
    26. Tống Văn Công, nhà báo, Hoa Kỳ
    27. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư, Genève, Thụy Sỹ
    28. Đỗ Tuyết Khanh, thông dịch viên, Genève, Thụy Sỹ
    29. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, nhà giáo tại TP.HCM
    30. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng
    31. Nguyễn Hồng Anh, ThS, TP.HCM
    32. Hà Dương Tuấn, Pháp
    33. Hà Quang Vinh, hưu trí, Q.11, TP.HCM
    34. Giáng Vân, nhà thơ, Hà Nội
    35. Hoàng Hưng, nguyên Trưởng ban Văn hoá báo Lao Động (thời Đổi mới), TP.HCM
    36. Nguyễn Trinh Thi, nghệ sĩ, nhà làm phim, Hà Nội
    37. Phan Bá Phi, Thạc sĩ  IT, chuyên viên cấp cao, Seattle, Hoa Kỳ
    38. Nguyễn Mạnh Tiến, nghiên cứu Dân tộc học, Hà Nội
    39. Nguyễn Hữu Thao, cựu chiến binh QĐNDVN, kinh doanh, Việt kiều Sofia, Bulgaria
    40. Lương Đình Cường, Tổng biên tập, báo mạng Nguoiviet.de, CHLB Đức
    41. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM
    42. Trần Quốc Trọng, Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn phim, Hà Nội
    43. Hoàng Xuân Phú, GS Toán học, Hà Nội
    44. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
    45. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP.HCM
    46. Phạm Gia Minh, TS kinh tế, Hà Nội
    47. Võ Quang Tu, hưu trí, Montreal, Canada
    48. Nguyễn Mai Oanh, TP.HCM
    49. Đỗ Quang Tuyến, kỹ sư, Seattle, Washington, Hoa Kỳ
    50. Trần Hữu Dũng, nhà giáo nghỉ hưu, Hoa Kỳ
    51. Phạm Anh Tuấn, dịch giả, Hà Nội
    52. Nguyễn Hữu Úy, hưu trí, Florida, Hoa Kỳ
    53. Nguyễn Thị Thu Hà, hưu trí, Florida, Hoa Kỳ
    54. Đỗ Thái Bình, kỹ sư đóng tàu, Sài Gòn
    55. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo nghỉ hưu, Paris
    56. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo nghỉ hưu, Paris
    57. Phạm Minh Châu, hóa học, Đại học Paris 7 và đại học Pháp Việt USTH, Hà Nội
    58. Phạm Xuân Huyên, toán học, Đại học Paris 7 và Đại học Quốc gia TP.HCM
    59. Phạm Hạc Yên Thư, sinh học, bệnh viện Orsay, Pháp
    60. Phạm Xuân Yêm, GS TS Vật lý, Đại học Paris 6
    61. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
    62. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
    63. Nguyễn Đình Nguyên, Tiến sĩ Y khoa, Úc
    64. Trần Đức Quế, chuyên viên nghỉ hưu, Hà Nội
    65. Bùi Hiền, hưu trí, Canada
    66. Lê Tuấn Huy, TS, TP.HCM
    67. Phạm Toàn, tác giả, dịch giả, cộng tác viên Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
    68. Đặng Tiến, nhà văn, Orléans, Pháp
    69. Nguyễn Đào Trường, hưu trí, Hải Dương
    70. Vũ Công Minh, cử nhân tài chính, Hải Dương
    71. Đoàn Minh Tuấn, nhà giáo nghỉ hưu, 69 Aristide Briand, Antony, Pháp
    72. Trương Thế Kỷ, Korbinianplatz, München, CHLB Đức
    73. Nguyễn Minh Khanh, kỹ sư tin học, Paris
    74. Nghiêm Hồng Sơn, Đại học Griffith, Úc
    75. Nguyễn Thái Sơn, GS, Cố vấn Viện Địa chính trị Paris AGP.
    76. Quan Vinh, chuyên viên tin học, Roma, Italia
    77. Nguyễn Quốc Nam, Manager of Finance and Administration JTS, Attorney General's Department, South Australia
    78. Đỗ Đăng Giu, Nguyên Giám đốc Nghiên Cứu CNRS, Đại học Paris 11, Orsay, Pháp
    79. Thuỳ Linh, nhà văn, Hà Nội
    80. Võ Văn Tạo, nhà báo, cựu chiến binh, Nha Trang
    81. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ ưu tú, diễn viên, đạo diễn, TP.HCM
    82. Cù Huy Hà Vũ, TS luật, tạm trú tại Hoa Kỳ
    83. Nguyễn Thị Dương Hà, luật sư, Hà Nội
    84. Trần Viết Tuyên, kiến trúc sư, hưu trí, Hamburg, CHLB Đức
    85. Tạ Hoàng Lân, kinh doanh, TP. Cheb, CH Séc
    86. Nguyễn Hữu Viện, sáng lập viên Đại học Số hóa Trực tuyến Bézier và Thư viện số Phan Châu Trinh, Pháp
    87. Cao Lập, hưu trí, California, Hoa Kỳ
    88. Vũ Hồng Linh, cựu chiến binh Đoàn Ba Tơ (Lữ 52 Qk 5), giáo viên nghỉ hưu, Nam Định
    89. Nguyễn Cường, tư vấn bất động sản, Praha, CH Séc.
    90. Dương Đình Giao, nhà giáo, Hà Nội
    91. Hà Dương Tường, nhà giáo nghỉ hưu, Pháp
    92. Ngụy Hữu Tâm, dịch giả, Hà Nội
    93. Trần Thanh Ngôn, kỹ sư về hưu, Berlin, CHLB Đức
    94. Lương Ngọc Châu, kỹ sư điện toán (hưu trí), TP. Mainz, CHLB Đức
    95. Trần Xuân Kiêm, dịch giả và nhà nghiên cứu Phật học (trước 1975) và kinh tế học (sau 1975)
    96. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
    97. Nguyễn Trọng Hoàng, TS vật lý, Frankfurt, CHLB Đức
    98. Đỗ Ngọc Quỳnh, nguyên Giám đốc TT Năng Lượng Mới, ĐH Cần Thơ
    99. Tô Oanh, giáo viên nghỉ hưu, Bắc Giang
    100. Inrasara, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Cham
    101. Lê Anh Tuấn, Hải Phòng
    102. Nguyễn Đình Cống, GS, nghỉ hưu, Hà Nội
    103. Vũ Trọng Khải, PGS.TS, chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp VN, TP.HCM
    104. Nguyền Hồng Khoái, cử nhân kinh tế, Giám đốc Cty Tư vấn phát triển doanh nghiệp KN, Hà Nội
    105. Nguyễn Thị Khánh Trâm, cán bộ hưu trí, TP.HCM
    106. Phạm Văn Sỹ, TP.HCM
    107. Lương Vĩnh Kim, thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM
    108. Lê Việt Đức, TS kinh tế Đại học Clermont-Ferrand, Pháp, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nghỉ hưu, hiện là giảng viên khoa Kinh tế và Quản lý, Đại học Thăng Long.
    109. Phạm Đỗ Chí, TS Kinh tế, trí thức Việt ở nước ngoài
    110. Nguyễn Trọng Bách, kĩ sư, Nam Định
    111. Trần Hưng Thịnh, kỹ sư, nghỉ hưu, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
    112. Vũ Ngọc Lân, kĩ sư luyện kim, Hà Nội
    113. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt
    114. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt
    115. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, TP.HCM
    116. Chu Sơn, nhà thơ tự do, Thủ Đức, TP.HCM
    117. Nguyễn Thị Kim Thoa, bác sĩ, Thủ Đức, TP.HCM
    118. Nguyễn Ngọc Lanh, NGND, nguyên GS Đại học Y Hà Nội
    119. Hà Văn Thùy, nhà văn, TP.HCM
    120. Trương Thị Minh Sâm, nội trợ, Đồng Nai
    121. Nguyễn Hồng Quang, ThS, Viện Cơ học, Viện hàn lâm KH-CN Việt Nam
    122. Lê Văn Hiệu, viên chức về hưu
    123. Dạ Ngân, nhà văn, TP.HCM
    124. Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, Q.1, TP.HCM
    125. Nguyễn Thế Hùng, GS.TS, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, giảng dạy Đại học Đà Nẵng
    126. Huỳnh Sáu, cựu giáo viên, TP.HCM
    127. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM, Q.3, TP.HCM
    128. Trần Đình Sử, GS.TS, Hà Nội
    129. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu văn học, Hà Nội
    130. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
    131. Lê Huyền Trang, ThS, TP.HCM
    132. Đào Minh Châu, TS, Tư vấn Hành chính công & Chính sách công, Hà Nội
    133. Lê Hải, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, Đà Nẵng
    134. Nguyễn Thị Từ Huy, TP.HCM
    135. Trần Duy Hưng, công chức hưu trí, Hà Nội
    136. Tạ Trí Hải, nghệ sĩ đường phố, TP.HCM
    137. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP.HCM
    138. Nguyễn Khánh Việt, cán bộ hưu trí, Hà Nội
    139. Hồ Quang Huy, Nha Trang, Khánh Hòa
    140. Nguyễn Hữu Đổng, TS Kinh tế, PGS Chính trị học, giáo viên, Hà Nội
    141. Doãn Kiều Anh, kỹ sư, TP.HCM
    142. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Dân Vận, Hà Nội
    143. Trần Thị Băng Thanh, PGS.TS Văn học Cổ Trung đại VN, Hà Nội
    144. Nguyễn Thanh Hằng, giáo viên nghỉ hưu, TP.HCM
    145. Vũ Ngọc Quỳnh, bác sĩ Nhi khoa, Paris
    146. Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Đại học Bách Khoa TP.HCM
    147. Bùi Văn Nam Sơn, nghiên cứu triết học độc lập, TP.HCM
    148. Phùng Hoài Ngọc, ThS Ngữ văn, An Giang
    149. Phạm Hồng Hà, hưu trí, Nghệ An
    150. Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
    151. Nguyễn Phú Yên, hưu trí, TP.HCM
    152. Phạm Duy Hiển, cựu chiến binh, Pleiku, Gia Lai
    153. Hồ Sỹ Hải, kỹ sư, cựu chiến binh nghỉ hưu, Hà Nội
    154. Phạm Minh Đức, kỹ sư cơ khí, Hà Nội
    155. Phạm Hoàng Phiệt, GS Y học đã nghỉ hưu, Q.1, TP.HCM
    Đợt 3
    156. Đỗ Trọng Khơi, nhà thơ, Thái Bình
    157. Hà Thúc Huy, TS. Hóa học, Sài Gòn
    158. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
    159. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
    160. Trần Bang, kỹ sư, Sài Gòn
    161. Lê Khánh Luận, TS Toán, nguyên giảng viên Trường ĐHKT Tp.HCM
    162. Võ Văn Thôn, cựu Giám đốc Sở Tư pháp tp HCM
    163. Võ Xuân Tòng, nhà văn, Hội viên HNV Hà Nội
    164. Doãn Minh Đăng, Postdoct, đại học Freiburg, CHLB Đức
    165. Lê Thân, nguyên tổng giám đốc công ty Riveside Saigon
    166. Hoàng Thị Như Hoa, bộ đội xuất ngũ, Thanh Trì, Hà Nội
    167. Lê Văn Sinh, Giảng viên Khoa Lịch sử, Trường KHXHNV Hà Nội, Đã nghỉ hưu, sống tại Hà Nội
    168. Phạm Thị Kiều Ly, Nghiên cứu sinh Đại học Sorbonne Nouvelle, Paris
    169. Nguyễn Thanh Lâm, Kỹ sư máy tính, TP. Hồ Chí Minh
    170. Đỗ Hữu Thạo, Cựu chiến binh, cựu giáo chức, Thanh Hóa
    171. Đặng Xương Hùng, đang sinh sống tại Genève, Thụy Sĩ
    172. Nguyễn Thị Ngọc Giao, Voice of Vietnamese Americans, Hoa Kỳ
    173. Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TPHCM
    174. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ, Paris, Pháp
    175. Nguyễn Hồi Thủ, nhà thơ, hiện sống tại San Diego, Mỹ
    176. Nguyễn Đức Thọ, kỹ sư Lâm nghiệp
    177. Nguyễn Trọng Việt, kỹ sư thủy lợi đã về hưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
    178. Tran Anh Chương, Ph.D, Engineer, USA
    179. Hồ Văn Tiến, kỹ sư Công Nghệ Thông Tin, Genève, Thụy Sĩ
    180. Uong-Nguyen Thi Xuân Huong, Genève, Thụy Sĩ
    181. Nguyễn Đắc Thắng, kỹ sư hóa học, Thụy Sĩ
    182. Nguyễn Đức Nhuận, GS hưu trí, nguyên giám đốc Trung tâm Phát Triển SEDET Université Paris Diderot/CNRS
    183. Trần Thiên Hương, hiện sinh sống tại Cộng hòa Liên bang Đức
    184. Bến Văn Nguyễn, viết văn, từng là đảng viên cộng sản, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
    185. Trần Văn Bình, Chuyên viên bậc cao ngành Năng Lượng Xanh, Thành viên BCH Hội đồng Năng lượng Tái tạo Thế giới, bộ phận Âu Châu
    186. Vũ Thế Cường, TS Cơ khí, München, CHLB Đức
    187. Nguyễn Thị Hiền, München, CHLB Đức
    188. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp
    189. Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp
    190. Đinh Xuân Quân, TS, Chuyên viên cố vấn kinh tế
    191. Nguyễn Bá Anh Thư, Bình Hàn, Hải Dương
    192. Hoàng Đình Tú, Kỹ sư, sống tại Sài Gòn
    193. Trần Minh Quốc, nguyên giáo sư trung học miền Nam Việt Nam trước 75, Sài Gòn
    194. Chu Quốc Khánh, kỹ sư điện tử, nghỉ hưu ở quận Long Biên, Hà Nội
    195. Nguyễn Kim Tây, Huế
    196. Nguyễn Đức Phổ, nông dân, Sài Gòn
    197. Đào Tấn Phần, hiện là lao công, trường THPT Trần Quốc Tuấn, xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
    198. Đồng Quang Vinh, hưu trí, Khánh Hòa
    199. Trần Thiện Kế, Dược sĩ, Hà Nội
    200. Vinh Anh, CCB, Hà Nội
    201. Nguyễn Trang Nhung, Tư vấn pháp lý, Hà Nội
    202. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ hưu trí, Đà Lạt
    203. Trương Minh Quý, người làm phim, Sài Gòn
    204. Lý Minh Châu, giáo viên, Tp HCM
    205. Nguyet Nguyen, sống tại Hoa Kỳ
    206. Lê Thái Kim Hoàng, nhân viên kinh doanh, Ninh Thuận
    207. Lê Thị Thanh Bình, doanh nhân, nguyên Hội trưởng Hội "Vietnamesische Freunde e.V." tại CHLB Đức
    208. Trần Hải Hạc, nhà giáo nghỉ hưu, Pháp
    209. Nguyễn Trường Sơn, Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Bangkok, Thái Lan
    210. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, Sài Gòn
    211. Ngô Bá Tiết, Dipl.Phys., Tp.HCM
    212. Mai Tú Ân, nhà văn, Sài Gòn
    213. Nguyễn Hoàng Hiệp, nghiên cứu sinh thạc sỹ vật lý thiên văn, Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan
    214. Phan Phương Liên, hưu trí, Hà Nội
    215. Trần Văn Tùng, PGS.TS kinh tế, Hà Nội
    216. Nguyễn Tiến Dũng, GS TSKH
    217. Lê Văn Tâm, nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
    218. Trần Yên Hòa, Nhà văn, Chủ biên Trang banvannghe.com, Little Sài Gòn, Nam Calif., USA
    219. Phạm Duy Thắng, kỹ sư sống tại Hà Nội
    220. Vũ Ngọc Thăng, dịch giả, Canada
    221. Phu Phạm, Kỹ sư, sống ở Hawthorn CA, USA
    222. André Menras Hồ Cương Quyết, nhà giáo Pháp Việt
    223. Lương Hồng Anh, Phó tiến sỹ chuyên ngành toán - lý, nghỉ hưu, Budapest, Hungary
    224. Nguyễn Thị Cẩm Chi, TS sinh học phân tử, Orsay, Pháp
    225. Nguyễn Văn Tạc, giáo học hưu trí, Hà Nội
    226. Lê Doãn Thảo, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội
    227. Vương Đình Chữ, nhà báo, TPHCM
    228. Nguyễn Quang Vinh, sĩ quan quân đội nghỉ hưu
    229. Hồ Uy Liêm, PGS TS, nguyên Quyền Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, Hà Nội
    230. Phạm Văn Chính, Điều phối viên phong trào Dân Quyền, London, UK
    231. Nguyễn Phúc, cựu tù chính trị côn đảo
    232. Trần Tử Vân Anh, Giáo viên, Sài Gòn
    233. Hoàng Xuân Cảnh, Đông Hà, Đông Hưng, Thái Bình
    234. Hoàng Phong Tuấn, TS, Đại học Sư phạm TP HCM
    235. Nguyễn Thị Minh, ThS, Đại học Sư phạm TP HCM
    236. Lê Quỳnh, nhà báo, TP. HCM
    237. Trần Tử Quán, giáo viên âm nhạc đã về hưu, Roma, Italia
    238. Trần Văn Long, cựu Tổng Thư ký Uỷ ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước năm 1975), nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP.HCM
    Chúng tôi, những người đã ký tên, trân trọng đề nghị trí thức trong và ngoài nước và đông đảo nhân dân quan tâm đến sự nghiệp của đất nước cùng ghi tên tiếp vào Thư ngỏ này, chữ ký xin gửi về hộp thư điện tử
    thungobaovechuhao@gmail.com

Tướng Trần Độ: “Tháng ngày biến hóa, ác luân hồi ”

Tướng Trần Độ: “Tháng ngày biến hóa, ác luân hồi ”

Đinh Quang Anh Thái 
(Tháng Chín, 2002)
Lần tiếp xúc đầu tiên của tôi với ông Trần Độ phải qua trung gian hai ba người chứ không phải tự nhiên mà ông Độ trả lời điện thoại một người lạ sống ở Mỹ. Nhất là một nhân viên Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, đài phát thanh bị Cộng Sản Hà Nội quy chụp là chống phá chế độ.
Đầu đuôi câu chuyện bắt nguồn từ việc ông Trần Độ bị đảng Cộng Sản khai trừ ngày 4 Tháng Giêng năm 1999. 
Ngay khi biết tin, tôi lập tức gọi điện thoại về hỏi thăm ông Độ và được ông xác nhận tin này là đúng, nhưng ông không đưa ra lời bình luận nào. 
Một ngày sau, mới tờ mờ sáng ở Washington DC, giám đốc Ban Việt Ngữ RFA, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, điện thoại bảo tôi tìm cách liên lạc với những người quen ở Hà Nội để tìm hiểu nguồn tin nói rằng có một đại tá đảng viên cộng sản 50 năm đã trả thẻ đảng để phản đối việc ông Trần Độ bị khai trừ.
Qua cuộc nói chuyện bằng điện thoại với Nhà văn Hoàng Tiến, tôi được biết người trả thẻ đảng là cựu Đại tá Phạm Quế Dương, nguyên Tổng biên tập Tạp Chí Lịch Sử Quân Sự thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự, Tổng Cục Chính Trị của Cộng Sản Việt Nam. 
Nói chuyện với Nhà văn Hoàng Tiến, tôi hỏi ông sau khi ông viết những bài ủng hộ cựu Trung tướng Trần Độ, tình trạng an ninh của ông ra sao, ông Hoàng Tiến cho biết là ông bị công an “săn sóc” tận tình lắm, dù vậy, ông và những “anh em dân chủ khác” luôn luôn chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất, để nếu có việc gì xẩy ra thì về mặt tâm lý, mọi người không thấy có gì hỗn loạn cả. Ông Hoàng Tiến còn tâm sự rằng, “phải chịu đựng thôi, vì bao giờ cũng thế, cái gì cũng phải trả giá, nhất là dân chủ và tự do phải trả giá lớn chứ không phải nhỏ. Thôi thì cứ làm cho hết cái lương tâm của mình. Anh em đều nghĩ như thế, vì đây là cái nghĩa cả, cái nghĩa lớn ấy mà. Đất nước mình không thể thua các nước khác được. Bây giờ cả thế giới sống trong trào lưu dân chủ thì mình sống trong cái ốc đảo sao được. Làm sao cho quyền làm người, quyền làm dân được hiểu đúng thì lúc đó khó ai mà o ép dân được.”
Tôi hỏi ông có gặp Tướng Trần Độ không, ông cho biết ngay sau khi đảng Cộng Sản khai trừ ông Trần Độ, ông có đến thăm và thấy ông Độ đã chuẩn bị hết cả rồi, vì ông Độ “sống bằng lương tâm đối với cái nghĩa lớn của đất nước nên rất thanh thản, không có gì vướng bận cả”.
Ông Hoàng Tiến cho tôi số điện thoại của ông Phạm Quế Dương, còn dặn dò là tôi gọi về ngay, và cứ bảo do Hoàng Tiến giới thiệu.
Tôi gọi về, sau vài phút dè dặt, ông Dương đã hề hà nói chuyện rất thân thiện. Ông gọi tôi là cậu và xưng tớ. Ông bảo, ông quen cung cách nhà binh như thế rồi, vả lại, ông nói, vậy mới thân tình.
Hỏi tại sao ông trả thẻ đảng và trả luôn cả huân chương Hồ Chí Minh để phản đối việc ông Độ bị khai trừ, ông Dương cười thoải mái nói nguyên văn rằng, “Ông Độ từng là cấp chỉ huy của tớ, và trong một phiên gác thời tớ mới vào bộ đội trong cuộc chiến chống Pháp, chính ông Độ đã đề nghị gác thay cho tớ vì thấy tớ buồn ngủ quá. Từ đó, tớ yêu kính ông Độ. Nhưng trên tất cả, tớ thấy ông Độ rất anh dũng khi dám nói lên thực trạng hiện nay của đất nước và dám nêu vấn đề dân chủ với lãnh đạo đảng. Cho nên khi nghe tin ông bị khai trừ, tớ đến ngay nhà ông và bảo ông rằng, anh luôn luôn trong trái tim em, bây giờ em ra trụ sở đảng để trả thẻ đảng viên 50 năm và huân chương Hồ Chí Minh đây. Tớ cho rằng sống với nhau phải có tình có nghĩa. Thế thôi, nhất là việc ông Độ tranh đấu cho dân chủ là đúng quá chứ có gì sai đâu.”
Tôi nói với ông Dương là có cách nào giúp tôi phỏng vấn được ông Độ không, ông Dương bảo “để tớ gọi ngay cho anh ấy, chắc được thôi.”
clip_image002
Tướng Trần Độ
Tướng Trần Độ tên thật là Tạ Ngọc Phách, sinh năm 1923 tại Thái Bình. Gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1940, từng bị Pháp bắt và lãnh án 15 năm tù. Cuối năm 1941, từ nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Trần Độ bị đầy lên Sơn La, ở tù cùng thời gian với Nguyễn Lương BằngLê Đức ThọXuân Thủy... Năm 1943, trên đường Pháp giải tù từ Sơn La ra Côn Đảo, Trần Độ trốn thoát để ra ngoài tiếp tục hoạt động. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong đảng CSVN, và năm 1975, ông là Phó Chính ủy và Phó Bí thư Quân ủy “Quân Giải phóng Miền Nam.” 
Sau 1975, ông giữ chức Trưởng ban kiêm Thứ trưởng Bộ Văn hóa và soạn nghị quyết số 5, củng cố tiến trình cởi mở văn hóa trong thời kỳ Đổi Mới. Ông còn làm Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VII và là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III, IV, V, VI (1960-1991).
Do bất đồng chính kiến với một số lãnh đạo cao cấp khác của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông bị khai trừ khỏi Đảng ngày 4 Tháng Giêng năm 1999, sau 58 năm phục vụ đảng.
***
Dù đã được ông Phạm Quế Dương giới thiệu, thế mà vẫn không được!
Qua điện thoại, rõ ràng ông Độ có cởi mở hơn chứ không dè dặt như lần trước, nhưng ông bảo, cứ nói chuyện với nhau thôi, đừng thâu âm làm gì, vì ông cần cân nhắc trước khi trả lời các đài phát thanh nước ngoài, nhất là ông đang muốn thuyết phục những đảng viên khác còn trong đảng. Nói chuyện với ông Độ hơn nửa tiếng, hỏi ông rất nhiều vấn đề, nhất là thắc mắc của tôi là ông “chống đảng để cứu đảng hay chống đảng để cứu dân”. Ông bảo, đọc các bài viết của ông thì tất rõ chứ đừng để ông phải giải thích. 
Cảm tưởng của tôi thôi, chứ chưa chắc đã đúng, là ông Độ vẫn còn lưu luyến với đảng CS, tổ chức mà ông đã hết mực gắn bó gần cả đời người, dù nó đối xử tàn tệ với ông. Có lẽ nói đúng hơn, là ông quyến luyến với những đảng viên mà trong các bài viết của ông, ông gọi họ là “những người còn có tấm lòng”.
Không hỏi trực tiếp được ông Độ thì tôi hỏi những người khác về ông Độ.
Giáo sư Lữ Phương ở Sài Gòn, người từng là thứ trưởng của “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” và sau này đã bỏ đảng CS, nhận định rằng, đấu tranh trong nước phải quyền biến lắm, chống đảng để cứu đảng hay chống đảng để cứu dân, ranh giới của hai lập trường này rất khó phân định, mà cũng chả ai nói huỵch toẹt ra đâu, ai muốn đoán sao thì đoán. Tại sao ấy à, ông Lữ Phương giải thích, “xã hội CS nào cũng thế, người ta nghĩ một đằng nói một nẻo, nên cứ phải từ từ thì mới hiểu được ai là ai, ai là người thế nào”.
Một nhận định của ông Lữ Phương về ông Trần Độ trong cuộc nói chuyện bằng điện thoại khiến tôi chú ý nhiều, là ông Trần Độ dấn thân vì lòng yêu nước, chứ trình độ hiểu biết của ông Độ về chủ nghĩa Mác Lê, theo ông Lữ Phương, “còn hời hợt lắm.” Ông Phương nói nguyên văn rằng “đối với chủ nghĩa Mác, ông Độ chỉ là người đứng ngoài ngõ nhìn vào thôi, chứ chưa bước chân vào nhà.” Cũng theo lời ông Phương, những người như ông Độ trong đảng chiếm đa số. Trả lời câu hỏi của tôi về ảnh hưởng việc ông Độ bị khai trừ, ông Lữ Phương nói, cứ nhìn vào số tướng lãnh vẫn đến thăm ông Độ thì biết là ông Độ còn được nhiều người yêu kính lắm. Mà không riêng gì quân đội đâu, ông Lữ Phương bảo, văn nghệ sĩ cũng nhiều người có cảm tình với ông tướng nhà văn này. Vì năm 1986, khi còn giữ chức Trưởng Ban Văn Hóa Văn Nghệ Trung Ương Đảng, ông Độ đã được các văn nghệ sĩ hoan nghênh với câu nói “nhân dân Việt Nam không cần ai chọn món ăn tinh thần cho mình. Nhân dân đủ thông minh để chọn lấy. ”  Cũng vì câu nói ấy, và vì chủ trương cởi mở đối với sinh hoạt văn nghệ, ông Độ bị mất chức. Một số người cho rằng, nếu không có Trần Độ thì khó lòng có những tác phẩm nói lên sự thật về cuộc sống Xã Hội Chủ Nghĩa của các tác giả như Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Mạnh Hảo, Phùng Gia Lộc và nhiều nhà văn khác.
***
Tết năm 2000, tôi có dịp kiểm chứng lời ông Lữ Phương. 
Chiều Mùng Hai, do đi công tác cho đài Á Châu Tự Do ở Thái Lan, nên từ Bangkok, tôi điện thoại về mừng tuổi ông Độ. Cuộc nói chuyện rất ngắn, vì nhà ông đang có khách, tiếng cười nói rất ồn. Ông bảo, một số thuộc cấp ngày xưa của ông đến chúc Tết, họ hiện đang nắm các sư đoàn. Tôi hỏi, họ không sợ khi đến thăm một người bị khai trừ hay sao, ông nói, cũng có người sợ không dám đến, nhưng nhiều anh em vẫn giữ được tình cảm có trước có sau. Ông nói, tôi để anh nói chuyện với một sư trưởng nhé.  Sau đó ông Độ giao điện thoại cho một vị giọng Bắc sệt, cười lớn bảo, anh Trần Độ là thủ trưởng cũ của chúng tôi và mãi mãi vẫn là thủ trưởng, dù hoàn cảnh nào chăng nữa. Ông tiếp, anh hỏi tôi đang nắm sư đoàn mà thăm ông Độ như vậy có sợ không ấy à, tôi chả sợ gì cả: “Sống với nhau mà không giữ được lòng tử tế thì chẳng ra làm sao cả!”
Trở lại việc tìm hiểu tâm tư ông Trần Độ qua những người quen thân ông Độ, ngày 13 Tháng Giêng 1999, tôi điện thoại thăm ông Hoàng Minh Chính, cựu Viện trưởng Viện Triết Học Mác Lê và là nạn nhân nổi tiếng nhất của vụ án mà đảng Cộng Sản gọi là “Vụ Xét Lại Chống Đảng.”  Ông Chính cho biết, hôm Mùng Bẩy, tức là ba ngày sau khi ông Trần Độ bị khai trừ, ông có đến gặp ông Độ. Ông Chính nói: “Tôi thấy anh ấy thanh thản, và hình như anh ấy thấy đã được giải phóng khỏi cái vòng kim cô. Nếu như tôi không lầm thì anh ấy thanh thoát và quyết tâm vững vàng để phục vụ tổ quốc và nhân dân.”
Tôi hỏi ông Chính là số người đồng ý với những bài viết đòi tự do dân chủ của ông Độ có đông không, ông Chính nói, nhiều cán bộ cấp thứ trưởng nghỉ hưu, nhiều người còn tại chức mang cấp vụ trưởng, các sĩ quan cấp tá, thậm chí cấp tướng nữa, cũng đồng tình với những điều triệt để do ông Độ nêu ra. Thế còn giới lãnh đạo đảng thì sao, tôi hỏi ông Chính, ông bảo, lãnh đạo của đảng bị ở thế giữa ngã ba đường. Nếu không phê phán bài của ông Trần Độ thì không được. Mà phê phán thì 30, 40 bài chỉ trích ông Độ đăng trên báo Nhân Dân bị người ta chê là dưới tầm, nội dung yếu. Mà quan điểm của ông Trần Độ đề ra là những vấn đề lớn nhất của đất nước khiến lãnh đạo cao nhất của đảng phải suy ngẫm. Thế nên lãnh đạo mới lo. Lo mà để yên thì sẽ có các bài khác ủng hộ ông Trần Độ, mà đã có một loạt bài rồi. Vì thế nên mới ngăn chặn, rồi dẫn đến khai trừ ông Độ.
Tiến sĩ Địa Vật Lý Nguyễn Thanh Giang cũng cho tôi nhiều nhận định lý thú về ông Độ. Cùng ngày nói chuyện với ông Hoàng Minh Chính, tôi được ông Giang cho biết qua điện thoại, là ông đã đến thăm và nói với ông Độ rằng, ông Độ nên xem việc bị khai trừ là bình thường, và “ông Trần Độ thế nào thì cứ là ông Trần Độ như thế thì ông Độ sẽ đi vào lịch sử.” Ông Giang còn cho biết là ông đã nói cho giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam biết là họ đừng làm thế (khai trừ ông Độ), chẳng có lợi gì cho họ, vì chỉ gây nhiều buồn phiền cho những người có thiện tâm, những người sống có tình có nghĩa vì ai cũng đều thấy việc ông Trần Độ lên tiếng cho tự do dân chủ là xứng đáng làm. Ông Giang bảo, chẳng riêng ông Phạm Quế Dương trả thẻ đảng, mà còn có đảng viên khác đã tỏ sự ủng hộ ông Trần Độ, nhưng ông Giang không quan tâm lắm đến vấn đề này, vì trong đất nước ta hiện nay còn có nhiều vấn đề khác đáng lo hơn nhiều, ông Trần Độ chỉ là một trong những vấn đề nổi cộm trong nhiều vấn đề khác phải lo lắng. Đó là các vấn đề ai cũng biết rồi. Vụ Thái Bình, Uy Nỗ, những thứ ấy đều là vấn đề cả chứ. Tôi hỏi ông Giang rằng trong tình huống hiện nay, liệu Việt Nam có yếu tố Gorbachev không, có yếu tố Ceaucescu không, có yếu tố Thiên An Môn không, ông trả lời rằng “chả cái gì rõ cả, nhưng cái gì cũng có, cũng giống như ngành địa chất học, nhiều chỗ tưởng không có mỏ, nhưng nếu huy động đủ trí tuệ thì có khi nó bùng nổ thành cuộc cách mạng đại kỹ nghệ.”  Ông Giang cười sảng khoái nhận định như thế.
***
Bản thân ông Trần Độ, ông nghĩ gì khi bị khai trừ khỏi cái tổ chức mà ông đã dành gần trọn đời người để hy sinh và tận tụy với nó? 
Lá thư phản kháng dài sáu trang đánh máy của ông đề ngày 22 Tháng Bảy, 1999, gởi cho các cấp lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam cho ta thấy phần nào tâm tư của ông. Một đoạn trong thư, ông viết: “Tôi là đảng viên bị khai trừ. Tôi bị khai trừ là phải. Nếu không khai trừ tôi, có lúc tôi phải xin ra khỏi cái đảng này. Tôi không thể chấp nhận và thừa nhận cái đường lối nhiều mâu thuẫn nửa vời, lằng nhằng, nặng chất giáo điều, bảo thủ, khó cho đất nước phát triển. Tôi cũng không thể chấp nhận phương thức lãnh đạo của đảng. Đó là một phương thức độc tôn, toàn trị chuyên chế, phản dân chủ. Còn với chủ nghĩa xã hội, tôi không hề chống. Tôi chỉ không tán thành cái thứ chủ nghĩa xã hội đã thất bại trên thế giới và đã gây nghèo đói ở Việt Nam.”
Nhưng có lẽ rõ ràng và dứt khoát hơn cả là bốn câu thơ ông Trần Độ viết trong bút ký “Một Cái Nhìn Trở Lại” vào Tháng Chín năm 1988 khi ông vừa tròn 75 tuổi:
Những mơ xóa ác ở trên đời (lúc bắt đầu)
Ta phó thân ta với đất trời (dấn thân) 
Ác xóa đi, thay bằng cực thiện (thắng lợi) 
Tháng ngày biến hóa, ác luân hồi (trở lại ác)
(*ghi chú: những chữ trong ngoặc là của chính ông Trần Độ).
Đọc bốn câu thơ trên, tôi có cảm tưởng nghe thấy tiếng thở dài, ray rứt của ông Độ.
Trong bút ký, ông còn nhấn mạnh rằng, “Dân tộc Việt Nam không nên lệ thuộc vào bất cứ chủ nghĩa nào, học thuyết nào. Đảng Cộng Sản có quyền có học thuyết của mình, nhưng không được bắt tất cả mọi người phải theo học thuyết đó. Vì mọi người, nhất là người Việt Nam hiện nay đã đủ trình độ để nhận xét chân lý và đạo lý.”
Một đoạn khác của cuốn bút ký, ông đã dàn trải rất rõ tâm sự của mình. Ông viết: “Tôi có nhiều cái để chống. Tôi chống năm cái. Đó là thói quan liêu. Tệ tham nhũng. Thói lừa dối mưu mẹo, thủ đoạn để mưu lợi và hại người. Tệ cơ hội, nịnh hót. Bệnh độc đoán, thiếu Dân Chủ. khinh thường nhân dân. Các ông có những cái ấy thì tôi chống. Tôi thấy cái bộ máy cai trị Việt Nam hiện nay là một bộ máy đàn áp, bóp nghẹt, không muốn nghe một tiếng nói nào.”
***
Cuối tháng 11 năm 2000, Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton viếng thăm Việt Nam. Ngày 4 Tháng 12, tôi điện thoại xin phỏng vấn ông Trần Độ. Lần này ông đồng ý cho thâu âm để phát thanh. Cuộc phỏng vấn xoay quanh nhiều vấn đề, nguyên văn một vài đoạn như sau:
Tổng Thống Bill Clinton vừa viếng thăm Hà Nội và đã trở về Washington. Ông nhận định như thế nào về chuyến công du Việt Nam của nguyên thủ Hoa Kỳ?
“Tôi đánh giá rất tốt chuyến đi của ông Clinton, vì nó biểu hiện một xu thế chung của thế giới hiện nay là mọi người đều mong muốn hòa bình và hòa giải. Việt Nam với Mỹ trước đây vốn là hai nước đã đối địch với nhau trong một cuộc chiến tranh ác liệt, thì nay lại có sự thăm hỏi bình thường quan hệ với nhau, thế là tốt lắm và đáng mừng lắm. Tôi tin chắc chắn là qua cuộc quan hệ này, qua hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, Việt Nam sẽ phát triển tốt hơn. Thế cho nên tôi rất hoan nghênh chuyến viếng thăm của Tổng Thống Clinton.”
Ngay sau khi Tổng Thống Clinton rời Việt Nam, một vị tướng của Hà Nội là Trung Tướng Lê Văn Dũng, tổng tham mưu trưởng kiêm thứ trưởng quốc phòng đã có một bài xã luận đăng trên báo của đảng, nói rằng bộ đội của đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam quyết tâm đập tan mọi diễn biến hòa bình trước khi chúng trở thành sự thật. Ông có nghĩ rằng lời phát biểu của Tướng Lê Văn Dũng phản ảnh quan điểm của đảng Cộng Sản Việt Nam và khi nói “diễn biến hòa bình” là muốn ám chỉ Hoa Kỳ không ạ?
Tôi không đọc bài đó. Ít lâu nay tôi cũng không đọc báo Nhân Dân và báo Quân Đội Nhân Dân. Nhưng mà tôi nghe các đài thì có nói đến bài đó và chắc chắn ông Lê Văn Dũng phải nói lên quan điểm của đảng Cộng Sản rồi. Quan điểm của tôi thì khác. Tôi thấy bây giờ không có cái trò diễn biến hòa bình đâu. Chỉ những nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam mới tưởng tượng những cái trò như thế, bày đặt ra như thế để hạn chế dân chủ trong nước, chứ không có diễn biến hòa bình đâu.
Trong những bài viết gần đây của ông, người đọc nhận thấy rằng, càng ngày ông càng dứt khoát và cả quyết dấn thân cho lý tưởng đấu tranh cho dân chủ-tự do của Việt Nam. Điều này có đúng không ạ?
Nước Việt Nam mà không dân chủ thì không phát triển được. Và tôi rất muốn đất nước được phát triển tốt đẹp. Vì vậy tôi cho rằng phải có dân chủ mới phát triển được. Còn chế độ hiện nay là một chế độ không dân chủ và phản dân chủ.
Trả lời một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình CNN, vị nguyên thủ Hoa Kỳ phát biểu rằng, tự do và dân chủ tại Việt Nam là một tiến trình không thể đảo ngược được. Ông nghĩ sao về lời phát biểu này?
Tôi cũng cho là như thế. Bởi vì càng ngày, nhất là giới trẻ càng cần phải có dân chủ. Và tiến trình dân chủ cứ diễn ra mà không cưỡng lại được.
Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt cách đây 25 năm và đất nước giờ phút này đang phải gánh chịu tình trạng tụt hậu về mọi lãnh vực, từ tinh thần, vật chất lẫn nhân phẩm của người dân. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của đảng Cộng Sản, thế thì nếu trong một trường hợp nào đó, ông gặp gỡ một vị sĩ quan mang cùng cấp bậc với ông trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa hoặc là một người sống trong chính thể miền Nam trước năm 1975, ông sẽ nói gì với những người đã từng đối nghịch chiến tuyến với ông?
ếu tôi có gặp, thì bây giờ tôi sẽ coi họ là một người Việt Nam và nói chuyện bình thường với nhau. Và họ muốn nói chuyện gì tôi cũng sẽ nói chuyện với họ như những người Việt Nam nói chuyện với nhau.
***
Một câu chuyện có liên quan xa gần đến ông Trần Độ: “cành đào” trong Dinh Độc Lập mà một số bài viết, một số người cho rằng chính ông Độ từ bưng biền đem vào biếu Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong dịp Tết năm 1963. 
Một lần, được ngồi hầu chuyện cụ Cao Xuân Vỹ, nguyên Tổng Ủy Viên Thanh Niên Đệ Nhất Cộng Hòa cho đến thời điểm đảo chánh năm 1963, tôi nêu chuyện “cành đào” ra hỏi cụ, cụ nói, chuyện cành đào là có thật và người biết rõ là Giáo sư Tôn Thất Thiện, nguyên Bộ Trưởng Thông Tin thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Nhân một lần đi Canada, tôi đến thăm bác Tôn Thất Thiện, tôi hỏi bác chuyện này, bác cho biết, theo lời Cố Vấn Ngô Đình Nhu, thì người đem cành đào vào Dinh Độc Lập là Tướng Trần Độ.
Tôi gọi điện thoại về Hà Nội hỏi ông Trần Độ, ông trả lời, giọng lạnh tanh, vỏn vẹn chỉ vài chữ: “làm gì có chuyện đó”.
Tôi gọi hỏi ông Hoàng Minh Chính, ông Chính bảo,”nếu đúng như người ta nói, thì đây là một chuyện liên quan đến tình báo, anh Độ có làm hay không chỉ anh ấy biết.  Vả lại, trong tình thế bị bủa vây như hiện nay, dù có thật là thế thì anh Độ cũng phải trả lời thế.”
***
Những ngày ông Trần Độ hấp hối bên giường bệnh, tôi thường điện thoại về Hà Nội thăm hỏi những người bạn ông để biết rõ tình trạng của ông. 
Sáng sớm ngày 9 Tháng Tám 2002, giờ tại California, tức là đã vào buổi tối tính theo giờ tại Hà Nội, tôi điện thoại về thì được Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang báo cho biết là ông Trần Độ vừa qua đời.
Ngày tang của ông, bộ máy cai trị đã dùng đủ mọi thủ đoạn đê tiện để cốt hạ nhục ông. Một người nho nhã như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang mà còn phải phẫn uất thốt lên rằng: “Chúng nó không còn là con người nữa khi chúng nó đối xử với ông Trần Độ như thế.”
Cách chế độ Hà Nội đối xử tàn tệ với người nằm xuống đã bị ông Trần Thắng, con trai Tướng Trần Độ ghi lại trong bài viết “Có một đám tang…rất buồn” nhân kỷ niệm 15 năm ngày ông  Độ mất.
Ông Trần Thắng gọi đám tang bố mình là “một đám tang buồn” vì đúng một ngày sau khi Tướng Trần Độ trút hơi thở cuối cùng thì “Văn phòng Quốc hội họp với gia đình bàn về lễ tang cho ông Độ. Các vấn đề lễ tang, hoả táng, đưa hài cốt về quê… được thống nhất. Lời điếu của Ban tổ chức lễ tang, và lời cảm ơn của gia đình sẽ được soạn trước và đưa hai bên thống nhất.”
Nhưng khi một người tên Hùng, phó ban lễ tang mang tới nhà cho ông Thắng xem lời điếu, trong đó có một đoạn khoảng chục dòng ông Thắng yêu cầu bỏ vì nó “không thích hợp và trái đạo lý nghĩa tử nghĩa tận của ông bà ta.”  Và dù ông Thắng đã yêu cầu, bản nháp lời ai điếu vẫn còn lại hơn một dòng “không thích hợp” và ông Thắng nhất quyết đòi bỏ, nhưng nhân vật tên Hùng nói: “Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư cho ý kiến là không bỏ, nhưng tại lễ tang sẽ đọc rất nhỏ hoặc tạm tắt tăng âm…”
Trước thái độ này của tay Hùng, ông Thắng nói, tùy các ông, nhưng nếu xảy ra chuyện gì gia đình không chịu trách nhiệm”.
Ngày 14 Tháng Tám 2002 là tang lễ Tướng Trần Độ.
Ông Trần Thắng viết, “cảm nhận đầu tiên là vấn đề an ninh: không hiểu sao công an, bộ đội, người đứng chỉ trỏ… rất đông. Cảm nhận tiếp theo là: không khí rất căng thẳng như có gì đó chống đối nhau. Cảm nhận nữa là: tại sao việc kiểm soát vòng hoa tang, băng tang, các bức trướng… lại nghiêm ngặt đến vậy? Nhiều vòng hoa phải thay băng tang hoặc sửa câu chữ, nhiều bức trướng bị thu giữ…” Và trên một tấm bảng lớn gắn trên tường, người ta treo dòng chữ “Lễ tang ông Trần Độ”  phủ kín dòng chữ “Vô cùng thương tiếc…” lâu nay vẫn thường thấy trong các buổi tang lễ khác. 
Rồi các đoàn, các nhóm, các cá nhân lần lượt vào viếng. Băng tang hầu hết không có chữ “vô cùng thương tiếc” hoặc “Trung tướng Trần Độ”. “Những người đi viếng mang trướng theo hoặc giấu trong người. Khi tới gần quan tài họ giương lên hoặc phủ lên áo quan. Cả phòng tang lễ im phăng phắc, không khí căng thẳng dần. Khi các cụ đi khỏi, có vị nói với mấy cậu lính gì đó. Hai cậu lính chạy lên, thu mấy bức trướng, cuộn lại và ném vào góc phòng.” 
Lúc bắt đầu lễ truy điệu, một người có mặt tại chỗ là ông Lưu Trọng Văn kể trong bài viết “Đám tang tướng Trần Độ”: “Bản nhạc Hồn tử sĩ vang lên. Hơn một ngàn con người đứng im mặc niệm tướng Trần Độ. Ông Vũ Mão, chánh văn phòng Quốc Hội, nơi ông Trần Độ từng là phó chủ tịch, lên đọc điếu văn. Giọng ông hùng hồn ngợi ca công lao của ông Độ đối với đất nước, dân tộc. Nhưng đến kết thúc điếu văn giọng ông tự dưng tụt âm lượng, rồi nói tiếc rằng, ‘cuối đời đồng chí đã phạm những sai lầm...’ Cả khán phòng im lặng sững sờ vì ‘nghĩa tử là nghĩa tận’ theo truyền thống dân tộc Việt xưa nay, vậy mà một ông đại diện cho Quốc hội lại cố tình bất chấp...”
Theo lời kể của ông Trần Thắng, cách hành xử của ông Vũ Mão khiến “hội trường im lặng, có tiếng ho, tiếng khóc ấm ức cứ lớn dần. Tôi lên đọc lời cảm ơn. Tôi đọc bản soạn sẵn đã đưa ban lễ tang duyệt. Gần về cuối, hình ảnh người lính ném mấy bức trướng vào góc phòng và nhiều chi tiết đau lòng khác làm tôi nghẹn giọng. Vẫn cầm tờ giấy như đang đọc nội dung có sẵn, tôi nói to, chậm, rõ: ‘…gia đình và dòng họ chúng tôi không chấp nhận bài điếu văn này…’(của ông Vũ Mão).
“Lập tức tiếng tôi chìm trong tiếng vỗ tay, tiếng hô vang của mọi người dự tang lễ. Lúc đó tôi không cảm nhận hết không khí của buổi lễ, tôi cố gắng làm tròn bổn phận của mình, nhưng trong tôi mọi thứ như vỡ vụn. Thật không ngờ tôi phải tham gia một đám tang… rất buồn như vậy.”
***
Ông Trần Độ qua đời, để lại sự thương tiếc cho nhiều người, và đồng thời cũng để lại nhiều tranh cãi cho những người khác.
Cựu Thiếu tướng Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Nhựt, nghe tin ông Độ mất, nói với tôi khi tôi đến nhà thăm ông ở Quận Cam, California, “ông Độ mất đi là một thiệt hại cho phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.”
Với kẻ viết bài này, ông Trần Độ là người trung thực và can đảm.  
Trung thực, vì dám đeo đuổi điều ông cho là đúng.  Lúc tin cộng sản đúng, ông theo cộng sản. Can đảm, vì lúc nhận ra cộng sản không có khả năng xây dựng đất nước và độc tài, ông dám chống lại chế độ trong lúc đang được hưởng nhiều quyền lợi. 
Ông Trần Độ thuộc lớp người từng mang tâm niệm “phục vụ nhân dân, đầy tớ nhân dân, thậm chí hiếu với dân.” Nhưng nhân dân mà Tướng Trần Độ từng phục vụ đã bị guồng máy của đảng Cộng Sản bóc lột, chèn ép. Trong thư phản kháng đề ngày 22 Tháng Bảy năm 1999, ông Trần Độ viết rằng: “Các ông vẫn hô uống nước nhớ nguồn. Nhưng các ông có lúc nào tự cảm thấy mình là đầy tớ nhân dân hay không? Các ông đối xử với nhân dân như thế à ? Các ông đã chống lại nhân dân. Ta nói nước ta nghèo, đó là sự thật. Nhưng tôi hỏi ai nghèo? Tôi thấy rằng chỉ có dân là nghèo. Còn nhà nước và các quan cai trị không nghèo. Các quan có ô tô, phòng khách, máy lạnh, biệt thự, khách sạn. Đảng bây giờ là đảng gì? Đảng của ai? Đảng đang làm gì có lợi cho dân và đảng đang làm gì hại cho dân?”
Những câu hỏi đớn đau của Tướng Trần Độ cũng là những thắc mắc của rất nhiều người đang bị cai trị bằng những chính sách hà khắc của chế độ.
Nhà văn và cũng là đạo diễn Trần Văn Thủy, trong phim “Chuyện Tử Tế,”  đã ngậm ngùi nói rằng, “khi chưa có chính quyền trong tay, thì nhân vật của văn nghệ chủ yếu là những người nghèo khổ: một bác phu xe, một bé bán báo, một bé đi ở, một bà mẹ nghèo, một tiếng rao đêm. Ngày nay, khi quyền hành đã về một mối, thì những người nghèo khổ, bất hạnh trong văn nghệ bỗng dưng biến mất. Y như đồng bào của chúng ta bây giờ rất xa lạ với sự nghèo khổ, hoặc giả những người nghèo khổ đã chạy sang thế giới bên kia cả rồi”. Trần Văn Thủy kết luận, “ăn ở với nhau như vậy thì không những không được tử tế mà còn đáng sợ.”
Ông Trần Độ phẫn nộ với cỗ máy cai trị. Và ông đã chấp nhận cái giá phải trả.
Đảng Cộng Sản không có quyền phán xét công hay tội của ông Trần Độ. Đây là việc làm của lịch sử mai sau. Nhưng ngay lúc ông còn sống và ngay khi ông vừa lìa đời, đã có rất nhiều người thương tiếc ông./.
Đ.Q.A.T.
Tác giả gửi BVN

Lời nhắn gửi các ĐV đã im lặng bỏ Đảng và đang muốn ra Đảng

Lời nhắn gửi các ĐV đã im lặng bỏ Đảng và đang muốn ra Đảng

Nguyễn Đình Cống
Ngày 25/10 TS Chu Hảo bị đảng luận tội thì ngay sau đó, ngày 26/10 Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang, Trần Nam, Hoàng Tiến Cường, Hà Quang Vinh và cả Chu Hảo  tuyên bố từ bỏ ĐCS để vừa tỏ rõ quan điểm cùng ý chí của mình, vừa để phản đối việc luận tội đó. Tiếp theo còn nhiều người khác. Nguyễn Trung, nguyên cán bộ cao cấp Bộ Ngoại giao, nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông Trung đã lặng lẽ từ bỏ đảng bằng cách nghỉ sinh hoạt, không đóng đảng phí từ năm 2006,  ngay sau khi nghỉ hưu. Hồi ấy ông đã biết rõ việc từ bỏ ĐCS là đúng, là cần, nhưng nhận thấy tình thế chưa thuận lợi cho việc công khai nên đành tạm chấp nhận giải pháp lặng lẽ, xem rằng đó chỉ là việc cá nhân. Ngay sau sự việc Chu Hảo, cùng với Nguyên Ngọc và nhiều người khác, Nguyễn Trung công khai việc từ bỏ ĐCS thông qua thư ngỏ gửi các bạn xa gần. Đó là việc được  hoan nghênh.
Hiện nay có khá nhiều người đã, đang và sẽ từ bỏ ĐCS theo kiểu im lặng, tổ chức đảng và bạn bè không hề biết, có người còn không báo cho cả người nhà. Các vị cho như thế là khôn. Tôi thật lòng thông cảm với các vị, trong đó có người  giới thiệu tôi vào đảng. Lặng lẽ ra đảng là việc làm tốt, nhưng đó là giải pháp tình thế trong lúc chưa có thời cơ công khai. Sẽ là tốt hơn nhiều khi công khai minh bạch. Hiện nay thời thế đã biến chuyển. Người như Chu Hảo nghĩ rằng mặc dầu bất đồng chính kiến nhưng ở lại trong đảng sẽ có được sự đóng góp tích cực và hữu ích; người như Nguyên Ngọc, thấy đảng đã tỏ ra phản nước hại dân, quyết tâm từ bỏ, chỉ cần chọn thời cơ, nay đã  có dịp tốt; người như Nguyễn Trung, tự ra đảng từ lâu, vì tình thế chưa thể công khai, nay đã có thời cơ để minh bạch.
Sự ra đảng một cách im lặng dù có tốt, nhưng  vẫn thiếu sự minh bạch, thiếu dũng khí, chứa đựng sự sợ hãi. Sợ sẽ làm cho người ta hèn kém. Mà sợ cái gì kia chứ. Phương châm biết sợ để tồn tại đã lỗi thời. Những điều người ta đem ra để hù dọa như sẽ ảnh hưởng xấu đến con cháu chỉ giống như  kiểu dọa có ma. Tôi và nhiều người công khai tuyên bố từ bỏ ĐCS, tuy một vài tháng đầu tiên có gặp phải vài trở ngại, nhưng nhanh chóng qua đi, đặc biệt không ảnh hưởng gì đáng kể đến con cháu. Tôi nghĩ, các vị đang có ý muốn từ bỏ đảng thì dịp này nên mạnh dạn lên, các vị đã im lặng từ bỏ rồi thì tìm cách công khai. Hãy công khai việc làm chính trực cho bạn bè và tổ chức đảng biết. Đó sẽ là một đóng góp quý báu cho công cuộc chống lại độc tài toàn trị nhằm dân chủ hóa đất nước.
Điều mà Nguyên Ngọc nhận xét, rằng ĐCSVN lộ rõ việc phản dân, hại nước, mới nghe qua thấy nặng nề, nghĩ lại thật kỹ thì đúng như thế. Vậy những người tự cho là hiểu biết, trung thực còn ôm ấp nó để làm gì. Phải chăng để trong điếu văn có câu : ông/ bà đã có mấy chục năm tuổi đảng. Câu ấy chỉ tồn tại một thời gian ngắn nữa thôi. Về lâu dài con cháu sẽ không dám nhắc đến vì đó là nỗi nhục.
Vì quyền lợi của Dân tộc, ĐCSVN phải tự thay đổi hoặc sẽ bị sụp đổ. Việc công khai từ bỏ đảng là góp phần tích cực vào  việc để lãnh đạo đảng biết mà tìm cách đổi mới từ một đảng cách mạng vô sản trở thành đảng chính trị cầm quyền, hoặc đảng không chịu đổi mới thì việc từ bỏ đảng  góp phần làm cho nó mau sụp đổ.
Cách công khai tốt nhất là đăng tuyên bố hoặc bản tin lên các trang mạng xã hội. Với các bạn đã quen  với mạng thì quá đơn giản, nên đăng ở các trang có nhiều độc giả. Với các bạn chưa quen thì có thể nhờ  email của bạn bè hoặc con cháu để gửi tin, xin giới thiệu vài địa chỉ: 
Báo Tiếng Dân : btvblogbasam@gmail.com
Trang Bô xit : bauxitevn@gmail.com
Trang bạn đọc của ĐCSVN : bandoc.dcsvn@gmail.com
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN

‘Lên án chế độ độc tài’: Giấc mơ nào cho Thủ tướng Phúc?

‘Lên án chế độ độc tài’: Giấc mơ nào cho Thủ tướng Phúc?

Phạm Chí Dũng
Ông Phúc tại Liên Hiệp Quốc.
Ông Phúc tại Liên Hiệp Quốc.
Lần đầu tiên lên án “bắt cóc công dân”!
Gần hai năm sau phút cảm xúc phát ngôn rất thật lòng “nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần” và “sụp đổ tài khóa quốc gia” vào đầu năm 2017, tức sau khi đã chính thức ngồi ghế thủ tướng được nửa năm, đến tháng Mười năm 2018 Nguyễn Xuân Phúc lại có thêm hai phát ngôn được giới phân tích chính trị chú ý bởi tính bất ngờ cùng cái nội hàm có thể mang ý tứ rất sâu xa của nó: “lên án mọi hành động bắt cóc công dân giữa các quốc gia” (bài ‘Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 10’ tại Tokyo - Nhật, Tạp chí Cộng sản đăng ngày 9/10/2018), và “Chúng tôi lên án chế độ độc tài” (trong cuộc họp báo ngày 15/10/2018 cùng Thủ tướng Áo Sebastian Kurz tại Áo).
Bởi Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 mang chủ đề về các vấn đề thiên nhiên, môi trường xanh, thương mại và vai trò trung tâm của người dân mà không phải nhằm mục đích thảo luận hay thỏa thuận chính trị, bài diễn văn của tác giả Nguyễn Xuân Phúc với nội dung “lên án mọi hành động bắt cóc công dân giữa các quốc gia” là một hiện tượng lạ. Hoặc rất lạ.
Vào thời điểm ông Phúc đọc diễn văn trên tại Tokyo, cuộc khủng hoảng mang tên ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ giữa Đức và Việt Nam vẫn chưa hề có biểu hiện suy giảm rõ rệt nào, cho dù một vài chuyên gia cận thần của chính thể độc đảng ở Việt Nam chủ động tiết lộ tin tức về triển vọng quan hệ giữa hai nước đang trên đà phục hồi. Lý do đơn giản nhất khiến cuộc khủng hoảng này chưa thể chấm dứt, và chưa biết đến khi nào mới chấm dứt, là kể từ tháng Bảy năm 2017 khi bùng nổ vụ người Đức phẫn nộ cáo buộc một nhóm mật vụ Việt Nam đã xông thẳng sang Berlin để bắt cóc người và ngang nhiên vi phạm pháp luật của Đức, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ lời xin lỗi hay ‘cam kết sẽ không tái phạm’ nào được đưa ra từ giới chóp bu Việt Nam, cho dù việc chỉ cần mở miệng xin lỗi mà không thông báo cho báo chí, cùng thói đầu môi chót lưỡi nói trước quên sau là một đặc tính rất trội trong thể loại gene ‘luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người’ của ‘đảng và nhà nước ta’.
Không những không cải thiện được quan hệ đối tác chiến lược - vấn đề mà Nhà nước Đức đã phải tuyên bố tạm ngừng vào tháng Chín năm 2017, Việt Nam còn đang phải đối mặt với một nguy cơ còn nguy hiểm hơn: sau gần nửa năm không thèm tận dụng các cơ hội do Chính phủ Slovakia đưa ra và cũng chẳng thèm hồi âm bất kỳ câu trả lời thỏa đáng nào cho câu hỏi ở mức độ tối thiểu của Slovakia: “nếu không phải Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc và bị đưa lên một chiếc máy của Slovakia để bay sang Nga, hãy giải thích làm thế nào mà ông Thanh lại từ Đức về được Việt Nam để tự nguyện đầu thú”, Chính phủ Slovakia đang trù tính một cách hết sức nghiêm túc đến khả năng “tạm ngừng quan hệ với Việt Nam” trong tương lai rất gần. Mà ‘tạm ngừng quan hệ’ là một khái niệm toàn diện, không chỉ về những vấn đề chiến lược mà tính luôn cả việc ngừng ngay các mối quan hệ cụ thể về thương mại song phương, đầu tư vào Việt Nam, viện trợ cho Việt Nam, tiếp nhận lao động Việt Nam, kể cả những chương trình và dự án khác về kinh tế, xã hội và văn hóa cho Việt Nam.
Không loại trừ khả năng Thủ tướng Phúc đã có chủ ý và chủ động đưa nội dung “lên án mọi hành động bắt cóc công dân giữa các quốc gia” vào bài diễn văn của ông ta tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 ở Tokyo. Như một cách khéo léo để thanh minh rằng ông ta ‘vô can’ trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh? Và để nếu cuộc khủng hoảng Trịnh Xuân Thanh lan rộng hơn trong thời gian tới và sẽ phải có những quan chức Việt Nam bị quốc tế chế tài về trách nhiệm hình sự, xuất cảnh và tài sản, ông ta sẽ không bị ảnh hưởng gì?
Còn phát ngôn “Chúng tôi lên án chế độ độc tài” thì sao?
Lần đầu tiên lên án ‘chế độ độc tài’!
Phát ngôn trên của Thủ tướng Phúc không phải là một diễn văn soạn sẵn, mà được nói miệng trong bối cảnh báo giới quốc tế đặt ra một câu hỏi về nhân quyền Việt Nam - chủ đề mà Thủ tướng Áo Sebastian Kurz sau đó đã nói rõ là ông đề cập thẳng vấn đề này với Thủ tướng Phúc chứ không phải do tiếp xúc ngoại giao mà không nói ra điều đó.
Đây là lần đầu tiên trong các chuyến công du nước ngoài, ông Phúc đề cập đến ‘chế độ độc tài’, không những thế còn xác quyết thái độ phản ứng của ông ta bằng cấp độ “lên án”. Và cũng là lần đầu tiên cụm từ này được Thủ tướng Phúc đề cập trong toàn bộ những phát ngôn của ông ta ở các hội nghị, hội thảo và các cuộc họp công khai tại Việt Nam.
Người ta có thể tự hỏi là vì sao khi đã trở thành thủ tướng được gần một năm rưỡi, ông Phúc lại không hề đề cập đến chủ đề ‘bắt cóc công dân’ và ‘chế độ độc tài’, mà chỉ đến tháng Mười năm 2018 mới bất ngờ bật ra hai phát ngôn nhạy cảm chính trị này chỉ cách nhau ít ngày?
Không biết vô tình hay hữu ý, nhưng đã có một điểm trùng hợp đặc biệt: phát ngôn “Chúng tôi lên án chế độ độc tài” của Thủ tướng Phúc hiện ra chỉ hai tuần sau khi Hội nghị Trung ương 8 của đảng cầm quyền tại Việt Nam kết thúc với quyết nghị cho một ứng cử viên duy nhất được thừa kế cái ghế chủ tịch nước sau khi người tiền nhiệm là Trần Đại Quang đã có từ ‘cố’ phía trước chức danh của ông ta. Đó là Nguyễn Phú Trọng.
Đến lúc đó, những giả thiết ban đầu có vẻ còn mơ hồ về tham vọng quyền lực của “bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo” (một danh xưng mà giới văn nhân cận thần dành cho ông Trọng) đã trở nên không còn hồ nghi gì nữa: một khi nắm được cả hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng sẽ rất giống, hoặc trở thành một phiên bản của Tập Cận Bình ở Trung Quốc - hình ảnh tập quyền cao độ và độc tài nhất kể từ thời Mao Trạch Đông những năm 60 của thế kỷ XX. Và ở Trung Quốc thời nay, rất nhiều người đã gọi là ‘Hoàng đế Tập Cận Bình’.
Bây giờ thì không còn hoài nghi gì nữa: đại hội 13 của đảng cầm quyền - dự định tổ chức tận năm 2021 - đã được đốt cháy giai đoạn ngay tại Hội nghị Trung ương 8 vào tháng Chín năm 2018 với cái ghế chủ tịch nước dành thêm cho Tổng bí thư Trọng, để hình ảnh ‘choàng hai vai’ sáng chói của ông ta sẽ lướt qua năm 2021 mang tính thủ tục và kéo đến tận năm 2024 hoặc 2026 - tùy vào mức độ thay đổi Hiến pháp.
Một khi không còn đại hội 13 vào năm 2021 theo đúng nghĩa đen của nó, toàn bộ những quan chức đầu sỏ hiện thời, trừ Trọng, sẽ ‘ai ngồi đâu ngồi đó’. Sẽ không thể cục cựa gì nữa. Sẽ không còn màn chạy đua quyết liệt và quá nhiều cảm xúc vào chức Tổng bí thư hay Chủ tịch nước như những đại hội trước đây. Tất cả đều bị triệt tiêu ‘động lực cống hiến’, bởi tương lai sự nghiệp chính trị của tất cả đều đã ‘đụng trần’.
Thậm chí vào năm 2021, nếu Nguyễn Phú Trọng muốn và còn giữ được quyền lực độc tôn trước ‘đàn cừu’ của mình, ông ta hoàn toàn có thể làm như Tập Cận Bình đã làm tại đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2019: không biết làm cách nào mà Tập đã khiến cả Ban chấp hành Trung ương lẫn Quốc hội chấp thuận bỏ thẳng điều khoản ‘Chủ tịch nước làm không quá hai nhiệm kỳ’ trong Hiến pháp, để từ đó hướng đến tương lai ‘ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi’.
Có lẽ nhân vật ‘đau khổ’ nhất sau vụ ‘ngồi mãi’ trên là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Giấc mơ nào?
Có hai Nguyễn Xuân Phúc khác hẳn nhau như thể từ bóng tối ra khoảng sáng trước và sau đại hội 12 của đảng cầm quyền.
Cho đến cuối năm 2015 khi còn là cấp phó thường trực cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc vẫn chỉ mang hình bóng của một nha sai mẫn cán, biết nghe lời và hoàn toàn không có gì nổi bật trên phương diện phát ngôn hay ‘kiến tạo’ - điều mà ông ta đã trở nên chói sáng với tần suất cao nhất trong Bộ Chính trị đảng sau khi trở thành Thủ tướng. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào việc một người chỉ biết công việc tay hòm chìa khóa của Chính phủ mà trở nên ù lì an phận thì sẽ là một sai lầm ghê gớm.
Nguyễn Xuân Phúc là người mà, sau thời kỳ đầu ngây ngất vinh danh trong cái ghế Thủ tướng, đã vụt biến thành một nỗi đam mê và tham vọng quyền lực cháy bỏng, mà ngày càng hiện ra nhiều dấu hiệu và biểu hiện hơn cho thấy nỗi khao khát đó thậm chí còn to lớn hơn cả sự thèm muốn vật chất và tiền bạc.
Từ giữa năm 2017 và trùng với thời điểm Trần Đại Quang bất thần bị ‘bệnh lạ’ mà đã ‘biến mất’ lần đầu tiên trong gần hết tháng Tám năm đó, người ta nhận ra Thủ tướng Phúc đã bắt đầu chiến dịch vận động cho chức vụ Tổng bí thư tại đại hội 13 vào năm 2021. Ngoài thành tích ‘GDP tăng trưởng vượt bậc’, ông Phúc đi nhiều địa phương và nơi nào cũng được ông ta xem là ‘đầu tàu’, cùng những từ ngữ đầy hoa mỹ mà đã khiến giới lãnh đạo những địa phương này ‘tự sướng’ đến mức có thể sẵn lòng bỏ phiếu cho ông Phúc trong một hội nghị trung ương ‘thăm dò uy tín Tổng bí thư cho đại hội 13’ và kể cả tại đại hội 13…
Nhưng cùng thời gian trên, nhiều dư luận bắt đầu đề cập nhiều hơn đến ‘nhóm sân sau’ của Thủ tướng Phúc - một câu chuyện rất tương đồng với các nhóm lợi ích sân sau của Nguyễn Tấn Dũng trong 9 năm trời ông ta làm Thủ tướng. Tuy chưa đến mức thao túng Chính phủ và ‘đớp hốt’ ghê gớm như các nhóm sân sau của Nguyễn Tấn Dũng, những nhóm kinh tài được cho là sân sau của Thủ tướng Phúc lại được cho là ‘rất nhiều triển vọng’ để trở thành nhóm lợi ích có sức ảnh hưởng lớn nhất đến Chính phủ và cả đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tương lai không xa.
Nhưng cũng như các ủy viên bộ chính trị đã ‘đụng trần’ mà gần như không còn cơ hội leo lên cái ghế Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, Nguyễn Xuân Phúc rất có thể sẽ phải thúc thủ ở cái ghế Thủ tướng mà không thể mơ mộng hơn cho tương lai ‘trên vạn người’ của ông ta.
Trong khi đó, khác hẳn với vẻ xởi lởi có vẻ dễ chịu khi còn làm Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Phú Trọng ngày càng giống với một lãnh đạo quyền biến và không hề ‘lú’. Tư tưởng độc tôn cùng tính cách gia trưởng, đa nghi, khe khắt và soi mói, ‘làm nhân sự’ bất ngờ và đảo lộn đến khó tin đang là những đặc tính nổi trội của ông Trọng để khiến ông ấy chẳng ưa gì thói tráo trở chính trị và những kẻ mượn danh nghĩa ‘đốt lò’ của ông ta để trục lợi cá nhân.
P.C.D. VNTB gửi BVN

An ninh thăm nhà cựu Công an: 4 điều không nên làm

An ninh thăm nhà cựu Công an: 4 điều không nên làm

Nguyễn Đăng Quang

Gọi vị khách không mời tên là Trung kia là “giặc” thì hơi quá, nhưng tại sao anh ta lại dám ngang nhiên nói những người biểu tình chống Trung cộng là xấu? Vậy anh ta là hạng người nào? Thật kì cục! Ở đây chưa muốn nói câu “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” để tả lại cuộc khẩu chiến giữa anh ta với vợ Đại tá Nguyễn Đăng Quang, nên đành phải nói rằng, anh ta đã “thấp mưu thua trí đàn bà” rồi nhé. Thua nhất là đã phải bất đắc dĩ “giữ quyền im lặng” khi chị chủ nhà đã nói rất thẳng thắn vào mặt anh ta: “Nếu vì chống TQ là xấu thì toàn dân VN là xấu hết! Các chú không nên coi những người chống TQ là kẻ thù, không nên răm rắp thực thi mệnh lệnh của ai đó, ngược lại cần và phải mạnh dạn góp ý kiến tham mưu, đề xuất để Đảng có đường lối, chủ trương đúng đắn, làm sao giữ vững được độc lập, chủ quyền đất nước, tuyệt đối đừng để mất đất, mất biển cho kẻ thù! Nếu mất nước vào tay Tầu Cộng, hỏi lúc đó Đảng sẽ còn không để các chú phục vụ?”
Bauxite Việt Nam

Sáng nay (23/10/2018), vừa bật TV để đợi theo dõi xem VTV có truyền trực trực tiếp buổi QH lựa chọn và giới thiệu danh sách ƯCV Chủ tịch Nước ra sao, thì vợ tôi gọi giật lên tầng 2 là có khách đến chơi. Lập tức 2 người (1 trung niên, 1 thanh niên) đường đột xông thẳng lên phòng khách tầng 2. Tôi kịp chặn lại ở cầu thang, hỏi sao các anh không gọi điện hẹn trước với tôi? Lần trước các anh đã hành xử như vậy, tôi đã không tiếp, do vậy lần này xin mời các anh về cho!
Người lớn tuổi trong 2 người nói trên tên là Trung, cấp hàm Trung tá, là cán bộ lâu năm của Cục A67. Thực ra đã vài lần viên Trung tá này tìm đến nhà gặp tôi nhưng do có điện hẹn trước, nên đều được tôi tiếp đoàng hoàng. Tôi gặp Trung tá Trung lần đầu cách đây đã hơn 5 năm. Hôm đó là chiều ngày 26/8/2013 tại Đồn 23 CA quận Nam Từ Liêm. Tôi có ngôi nhà cấp 4 ở khu Tập thể M1 (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) đang cho sinh viên thuê. Lần gặp đầu tiên đó, Trung xưng là Thượng tá, là Điều tra viên cao cấp của Công an Hà Nội. Trong buổi gặp ấy, họ đặt thẳng vấn đề yêu cầu tôi đuổi số thanh niên và sinh viên này đi, không cho họ thuê nhà nữa! Tôi hỏi lý do, họ nói đây là số thanh niên xấu, hay đi biểu tình chống Trung Quốc! Tôi nói: Việc tôi cho thuê nhà đều có Hợp đồng ký kết giữa 2 bên, còn các cháu đều có đăng ký tạm trú, và tôi không thấy hàng xóm phản ảnh gì là các cháu gây rối an ninh, trật tự cả! Việc công dân đi biểu tình là họ thực hiện quyền quy định trong Hiến pháp, cũng như tự do cư trú là quyền của công dân đã được quy định bởi Luật Cư trú! Nhưng tôi sẽ chiều theo ý các anh, không cho số này thuê nữa với điều kiện là các anh cung cấp cho tôi bằng văn bản có chữ ký và con dấu của cơ quan có thẩm quyền, ghi rõ lý do như các anh đã nêu. Tôi sẽ thực hiện đúng nội dung theo văn bản! Trung hứa là sẽ sớm gửi tôi văn bản như đã nói!

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg7NIeUpu3xvu0Z_y_tX9x0T_lbz5CTgIMZRsaXbetJGG5FnaRp-aTyigZTorhD1wBHZCi_SI_IrQMsSMbnJ7eVN23kQdHWmAa9tvfatrFPwvz2XBP8BE1awBrlOW5Gu08bgMhX7a6gVpM/s640/0000000.JPG

FB Cựu đại tá công an Nguyễn Đăng Quang.

Nhưng sau đấy không thấy Trung thực hiện lời hứa. Tôi có trao đổi lại sự việc này với lãnh đạo Cục A67 hồi đó. Các anh ấy bảo là Trung có báo cáo lại sự việc đó, nhưng bác biết đấy, làm sao có thể thực hiện được điều bác yêu cầu? Thôi việc nhỏ này, xin bác hãy quên đi, coi như không có! Bọn em sẽ bảo Trung đến xin lỗi bác!
Và tất nhiên tôi chẳng nhận được văn bản như đã hứa, và Trung cũng không đến gặp tôi xin lỗi. Nhưng sau đấy, căn nhà đó của tôi nhiều lần bị “người lạ” ban đêm đến ném mắm tôm trộn sơn và dầu luyn vào sân và cửa nhà! Nghiêm trọng hơn, lúc nhá nhem một buổi chiều tối, cháu Nguyễn Tiến Nam (tức Binh nhì) nghe tiếng gọi mở cổng để thu tiền vệ sinh, thì lập tức có một đám côn đồ ập vào hành hung và chém cháu Nam 2 nhát vào bả vai và cánh tay, khiến cháu bị thương và chảy khá nhiều máu. Nghe tiếng la, cháu Nguyễn Trí Đức kịp chạy ra kéo Nam vào nhà, chốt chặt cửa và kêu cứu hàng xóm! Bọn côn đồ buộc phải lủi nhanh! Mấy hôm sau, các cháu gọi điện cho tôi để xin trả lại nhà!
Sự việc trên tôi đã gần như quên hẳn. Nhưng sáng nay, sau khi tôi không tiếp và mời khách ra về, thì Trung tá Trung khi xuống nhà, thay vì ra về thì lại nán lại, xin được nói chuyện với vợ tôi 5 phút. Nhưng cuộc nói chuyện này diễn ra không phải 5 phút mà là gần 20 phút! Khi ra về, Trung tá Trung tỏ vẻ quan tâm và xã giao, hỏi vợ tôi về ngôi nhà ở Tây Mỗ hiện đã cho ai thuê chưa? Vợ tôi nhận ra đây chính là lực lượng đã ngăn cản trái pháp luật các cháu sinh viên thuê nhà tôi. Vợ tôi bật lên những bức xúc, hỏi thẳng lý do vì sao các chú lại đuổi các cháu ấy đi? Trung tá Trung nói vì đây là số thanh niên xấu! Vợ tôi bực quá, nói thẳng: Nếu vì chống TQ là xấu thì toàn dân VN là xấu hết! Các chú không nên coi những người chống TQ là kẻ thù, không nên răm rắp thực thi mệnh lệnh của ai đó, ngược lại cần và phải mạnh dạn góp ý kiến tham mưu, đề xuất để Đảng có đường lối, chủ trương đúng đắn, làm sao giữ vững được độc lập, chủ quyền đất nước, tuyệt đối đừng để mất đất, mất biển cho kẻ thù! Nếu mất nước vào tay Tầu Cộng, hỏi lúc đó Đảng sẽ còn không để các chú phục vụ?
Sau 1 tuần người đã cảm thấy đỡ mệt nhiều. Đây có lẽ là kết quả chuyến viếng thăm của nhà văn, nhà báo Lê Phú Khải trong Tp. HCM ra chơi, rủ đi dã ngoại một số nơi, trong đó có địa danh hồ Tiên Sa (Ba Vì). Đây là cơ sở du lịch sinh thái của nhà thơ Bành Thanh Bần. Đã là lần thứ 6 lên hồ Tiên Sa, và lần nào cũng được 2 vợ chồng thi sĩ Bành Thanh Bần đón tiếp trọng thị và rất thịnh tình. Xin chân thành cảm ơn thi sĩ Bành Thanh Bần và gia đình lần nào cũng tiếp đón chúng tôi và những người bạn một cách vô cùng thân tình và chu đáo. Sao mà khó quên món đặc sản lợn sữa quay và rượu quê anh chị chiêu đãi đoàn chúng tôi thế? Mong có dịp sớm quay lại để tận hưởng lòng mến khách của gia chủ!
Còn bây giờ xin được tiếp tục câu chuyện dang dở tuần trước, và xin mời mọi người nghe tiếp như sau:
Lúc khách xuống nhà, vợ tôi đã mở cửa sẵn để tiễn khách. Thay vì ngỏ lời xin lỗi gia chủ bởi sự đường đột thì khách nán lại xin gặp và nói chuyện với vợ tôi, mặc dù thừa biết chủ nhân không muốn tiếp. Vì phép xã giao, vợ tôi miễn cưỡng tiếp chuyện! Câu chuyện tóm lược như sau:
Trung tá TRUNG: Thưa bác gái, 2 bác vừa vào Tp. Hồ Chí Minh 3 tuần lễ thăm con cháu. Bác trai đi những đâu, gặp những ai và làm những gì, bác gái có nắm được không?
Vợ chủ nhà: Tôi vốn không tò mò nên không quan tâm và cũng chẳng có thói quen yêu cầu nhà tôi phải “trình báo” với tôi là đi đâu, gặp ai và làm gì mỗi khi ông ấy có việc ra khỏi nhà. Nguyên tắc “độc lập, tự chủ” này không phải tôi “ban” cho ông ấy gần đây, mà nó đã được xác lập nửa thế kỷ qua từ khi chúng tôi thành hôn với nhau. Đây là quyền riêng tư của mọi công dân, ngay cả giữa vợ chồng với nhau cũng cần tôn trọng nguyên tắc này!
Trung tá TRUNG: Bác gái không biết đấy thôi chứ bọn em thì ngược lại, biết rất rõ và nắm rất vững. Đợt vào Tp. HCM vừa qua, bác trai đi đâu, gặp những ai và bàn những chuyện gì, bọn em biết hết và biết rất cụ thể! Trong số những người bác trai gặp gỡ, có nhiều kẻ xấu. Trong số này, bọn em đã bắt vài đứa rồi!
Vợ chủ nhà:  Các chú theo dõi nhà tôi thực sao, và làm việc đó để làm gì? Thời thế đã đổi thay, đảo lộn từ khi nào vậy? Cách đây 45 năm (đầu 1973), khi đất nước còn chia cắt, ông ấy được cử vào Huế và sau đó vào Sài Gòn, mỗi khi đi đâu, gặp ai, làm gì, ... nhất nhất bọn “tay sai ngụy quyền” đều bám theo ông ấy không rời nửa bước! Năm 1984, ông ấy được cử sang công tác ở New York, lúc ấy giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn chưa có quan hệ ngoại giao, Cơ quan FBI luôn bám theo ông ấy rất chặt. Nhiều lần nhà tôi quay lại nói với các nhân viên FBI đang theo dõi: “Cuối tuần mà bọn mày không được nghỉ sao? Bọn tao đi thăm bạn bè, không làm tổn hại gì đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ đâu. Tin tao đi, rồi thế nào 2 nước chúng ta cũng sẽ sớm là bạn bè thân thiết với nhau! Bọn bay về nhà hú hí với vợ con đi, theo tao làm gì cho vất vả!”. Chúng mỉm cười, chìa bàn tay thân thiện với nhà tôi, rồi nói: “Yes, certainty, Sir! Have you a nice weekend!”. Thế là họ nghe lời, hôm đó họ thôi, không bám theo ông ấy nữa!
Trung tá Trung: Hôm nay đến thăm sức khỏe hai bác. Nhân đây, bọn em muốn đề nghị bác gái khuyên giải bác trai không nên làm BỐN ĐIỀU sau đây, cụ thể như sau: 
A/. Không xuống đường tham gia biểu tình và tiếp xúc, gặp gỡ những đối tượng xấu.
B/. Không lên tiếng, trao đổi, ký kiến nghị về những chủ đề tế nhị, phức tạp.
C/. Không viết bài bình luận, phản biện, phê phán những vấn đề nhạy cảm.
D/. Không trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài.
Sau khi nghe BỐN ĐIỀU KHUYÊN trên, vợ tôi cảm thấy “bị sốc” nhưng vẫn bình thản, nhắc lại thứ tự và nội dung “4 điều không làm” để khách xác nhận là đã truyền đạt đúng, đồng thời chủ đã nghe và hiểu rõ. Rồi vợ tôi thong thả nói với khách: Trong cuộc sống, nhà tôi luôn đặt ra những giới hạn đỏ, và ông ấy không bao giờ vượt qua chúng: Đó là không làm điều gì trái Hiến pháp và vi phạm pháp luật! Không chỉ công dân, Chính quyền và công chức Nhà nước cũng phải tôn trọng nguyên tắc này! Hẳn các chú phải biết, công dân được quyền làm những gì mà pháp luật không cấm, còn cán bộ nhà nước như các chú chỉ được làm những gì mà luật pháp cho phép! 4 điều trên xét cho cùng là các quyền dân sự của công dân, đồng thời là các quyền tự do, dân chủ tối thiểu của người dân, các quốc gia văn minh trên thế giới ngày nay đều áp dụng cho công dân nước mình. Xin hỏi các chú, 4 điều mà các chú vừa nói, có điều nào luật pháp nước ta cấm công dân Việt Nam làm không?
Trung tá Trung “giữ quyền im lặng”, không trả lời, một lúc sau mới lên tiếng: Chúng em xin nói thực, đấy là những lời khuyên chân thành. Nếu việc trên còn tiếp diễn, xin bác nói rõ với bác trai là Chính quyền sẽ mời ra làm việc, chắc chắn lúc đó sẽ ảnh hưởng và bất lợi không chỉ cho bác trai mà còn cho cả con cháu trong gia đình nữa! Có thể các quyền lợi và tiêu chuẩn bác ấy đang được hưởng như lương hưu và chế độ khám chữa bệnh chẳng hạn, sẽ có thể bị ảnh hưởng đấy! Ngoài ra còn liên lụy đến việc kiếm sống và tiến thân của con và cả của cháu nữa, chẳng hạn như anh Quốc Dũng nhà mình! (Dũng là cháu gọi tôi bằng chú ruột, hiện là Thượng tá, Trưởng phòng của Cục An ninh Kinh tế - BCA).
Nghe đến đây, vợ tôi liền hỏi khách: Vậy là chủ trương, đường lối và luật pháp của Đảng và Nhà nước từ trước đến nay là “Ai làm người đó chịu” đã thay đổi rồi sao, và thay đổi từ khi nào vậy? Còn lương hưu, tôi tưởng đó là tiền dành dụm của người lao động khi còn trẻ đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội để được hưởng lúc về già, khi không còn sức lao động nữa! Hóa ra lâu nay mọi người đều hiểu sai cả hay sao?
Nói đến đây, chắc nhà tôi không kìm được bức xúc mà lâu nay đã cố nén chịu, bèn nói thẳng 2 vấn đề sau: Hồi đầu tháng 6/2018, nếu Quốc Hội không dừng lại, cứ thông qua “Luật Đặc khu” thì chẳng khác nào đấy là hiệu lệnh để toàn dân xuống đường, nhất loạt nổi dậy chống lại chủ trương bán đất, bán biển để rước kẻ thù vào chiếm đóng VN. Cũng may Đảng đã kịp thời hoãn lại, chứ nếu không thì chưa biết đâu mà lường! Ngày nay không chỉ VN mà toàn thế giới đều ghét và chống lại dã tâm của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, sao Đảng ta cứ kết thân với họ? Các chú về phản ảnh với Đảng và Nhà nước là phải biết lắng nghe dân và làm theo mong muốn, nguyện vọng của dân, chứ không nên phục vụ quyền lợi của bất cứ tổ chức hoặc nhóm lợi ích nào khác!
Còn hiện tượng người phụ nữ ở Thủ Thiêm rút chiếc giầy đang đi ném vào bà Chủ tịch HĐND Tp.HCM (nhưng không trúng), Đảng và Nhà nước phải thấy đấy không phải là hiện tượng bình thường, mà là hiện tượng chính trị - xã hội cực kỳ lớn, cực kỳ nghiêm trọng lâu nay, nó phản ảnh sự cùng cực uất ức của người dân Việt Nam nói chung, người dân Thủ Thiêm nói riêng đã đến lúc không còn chịu đựng được nữa, Đảng phải điều chính lại đường lối, chính sách của mình! Và việc này không thể nhắm mắt giải thích như xưa nay đây là phản ứng bột phát, thiếu suy nghĩ của một cá nhân, mà cá nhân này là kẻ xấu, không đại diện cho đa số người dân bị mất nhà, mất đất, mất nơi sinh sống ở Thủ Thiêm được! Giải thích như vậy sẽ chỉ có tác dụng ngược mà thôi!
Nói đến đây thì đúng lúc có khách của con trai tôi đến, nếu không thì vợ tôi có khi còn nói tiếp. Hai vị khách không mời liền xin phép ra về. Trưa hôm đó cả hai vợ chồng tôi ăn không ngon miệng. Tối đó bà xã tôi phải uống 2 viên thuốc ngủ nhưng vẫn không ngủ được ngon giấc! Cả tôi cũng vậy!
Việc theo dõi công dân, cụ thể một cán bộ hưu trí cao tuổi như tôi - và chắc còn nhiều người nữa - như Trung tá Trung tiết lộ, tôi cảm thấy không có gì lạ, nhưng xin nhường cho các bạn xa gần bình luận! Nhưng ắt hẳn các bạn cũng phải đồng ý với tôi đây là nhiệm vụ mà họ phải thực hiện và phục tùng, tôi đoán đây là mệnh lệnh cấp trên giao, phải là của CQAN cấp trên của Trung tá Trung giao thực hiện lệnh này. Còn ai ra lệnh cho CQAN làm cái việc tiêu tiền thuế của dân này thì tôi chưa định hình nên không dám khẳng định, nếu bạn nào biết chính xác, xin chia xẻ với cộng đồng! 
Riêng về chi tiết “bọn em vừa bắt vài đứa rồi”, thì tôi cho rằng đây là tin thất thiệt có chủ ý, song tôi chưa rõ người ta tung ra để lừa ai, nhằm mục đích gì? Tôi đã gọi điện hỏi tất cả những người tôi đã đến thăm và gặp gỡ trong chuyến vào Sài Gòn vừa qua, mọi “đối tượng” đều bình an, chẳng hề có ai bị bắt cả! Hay họ bắt nhầm ai đây? Nếu đúng vậy thì oan uổng và tội nghiệp cho người vô tội! Vì nếu như bắt được những người gọi là “các thế lực thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước”, thì Ban Tuyên giáo và các cơ quan thông tin đại chúng của ta, trước hết là báo Nhân Dân, QĐND hoặc VTV hay VOV thế nào mà chẳng đưa tin đầu tiên! “Vụ này” hơi lạ, phải chăng đây có thể là việc cố tình bắt cóc hoặc bắt nhầm ai đó nên báo chí mới im ắng vậy?
Còn về “4 Điều không làm” mà vợ tôi được tin cậy “ủy nhiệm” nói lại và khuyên bảo tôi, vợ tôi đã thực hiện "nhiệm vụ được giao" một cách hoàn hảo trên cả mức mong đợi! Nhưng tôi thiển nghĩ và đã tỷ tê giải thích với vợ tôi như sau: Điều 25 Hiến pháp hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam đã quy định rõ ràng là “Công dân có quyền Tự do ngôn luận, Tự do báo chí, Tiếp cận thông tin, Hội họp, Lập hội và Biểu tình”. Song có thể Ban Tuyên giáo và các CQAN của Đảng lập luận rằng “Ừ thì đúng là Hiến pháp của Đảng ta ban hành các quyền như vậy, nhưng thực hiện thế nào thì phải đợi luật pháp quy định đã, đến nay những quy định trên đã được luật hóa đâu, do vậy mọi hoạt động nói trên là vi phạm pháp luật”! 
Nếu ai nói như vậy, xin phép được hỏi, Điều 4 Hiến pháp quy định ĐCSVN độc quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều 4 này đến nay chưa được luật hóa, thế nhưng Đảng ta vẫn thực hiện quyền này suốt gần ¾ thế kỷ qua đấy thôi, Đảng ta có đợi ai đâu? Sao lại áp dụng tiêu chuẩn kép như vậy, những ai nói như vậy, xin giải thích cho!
Ai trong chúng ta đã nghe được lời giải thích thuyết phục, xin chia xẻ cho vợ chồng tôi cùng biết. Xin có lời cảm ơn chân tình.
Nguồn: FB Nguyễn Đăng Quang
( Đăng bởi VNTB)

Một tiếng kêu cứu tuyệt vọng: Sinh mạng châu thổ sông Hồng như cái móng tay

Một tiếng kêu cứu tuyệt vọng: Sinh mạng châu thổ sông Hồng như cái móng tay

Nguyễn Ngọc Chu
“Những giọt nước mắt nuốt vào trong của hàng triệu đồng bào Lạc Việt sẽ hoà quyện vào thuỷ mạch Hồng Hà, âm vang đến trời xanh, cảm động cả quỷ thần, thức tỉnh những lương tri mê muội, nhấn chìm những đập tràn đen tối” – N.N.C.
Không biết ông Tổng Trọng “phận mỏng cánh chuồn” có kịp mạng mớ sách vở Mác-Lê của ông ra mà cứu vớt sinh mạng châu thổ sông Hồng, cũng là sinh mạng của cả một vùng đồng bằng miền Bắc, nơi khai sinh ra con cháu Lạc Hồng cùng với tất cả những nền văn minh đã tạo nên người Việt hôm nay hay không. Ơn Đảng thật không nói xiết.
Bauxite Việt Nam

Khi nghe tin một đại diện của Bộ KH&ĐT phát biểu (cái gọi là) “Dự án giao thông đường thủy xuyên Á” của công ty Xuân Thiện, tuy chỉ mới xin chủ trương nhưng đã nhận được sự đồng thuận cao của nhiều bộ ngành và các tỉnh, thì tự ứa nước mắt mà than rằng: 
Sinh mạng châu thổ sông Hồng như cái móng tay!
Ai xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình và Sơn La trên sông Đà?
Sau ngày thống nhất, cả đất nước náo nức đón tin khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà vào ngày 6-11-1979. Hơn 15 năm sau, ngày 20-12-1994 nhà máy thủy điện Hòa Bình mới khánh thành. Thiết kế và thi công nhà máy thủy điện Hòa Bình là Liên Xô.
Liên Xô là một cường quốc với nhiều nhà khoa học tài giỏi, đã từng xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn trên các sông lớn Volga, Obi, Enisei và Lena. Bởi vậy khi giao sinh mệnh nhà máy thủy điện Hòa Bình vào tay Liên Xô, không ai lo sợ.
Để xây dựng được những nhà máy thủy điện như Hòa Bình cần có những nhà khoa học giỏi, các tổng công trình sư giỏi, các đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đối với nước ta, công trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa bình là công trình thế kỷ.
Nhà máy thủy điện Sơn La được khởi công vào năm 2005, nhưng từ 30 năm trước đã được khảo sát nghiên cứu bởi các chuyên gia của Viện thủy điện và Công nghiệp Matxcơva (Nga), Công ty Electricity and Power Distribution ( Nhật Bản), Công ty Designing Research and Production Shareholding (Nga) và SWECO của Thụy Điển. Thủy điện Sơn Là do EVN chủ trì và Tổng công ty xây đựng sông Đà là nhà thầu chính.
Chính nhờ Liên Xô mà đến nay nhà máy thủy điện Hòa Bình chưa xẩy ra các sự cố hay hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, có thể yên tâm lâu dài trong tương lai.
Còn nhà máy thủy điện Sơn La, với sự khảo sát nghiên cứu kỹ lưỡng, dưới sự giám sát thiết kế và thi công của các chuyên gia nước ngoài hàng đầu về xây dựng nhà máy thủy điện, cộng với tiến bộ công nghệ và kinh nghiệm từng trải từ xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình của Tổng công ty sông Đà, chúng ta hy vọng và cầu mong là sẽ không xẩy ra những hậu họa.
Ai sẽ xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng?
Còn bây giờ, ai sẽ là chủ đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng?
Đó là Công ty Xuân Thiện, một công ty con trong nhóm công ty mẹ Xuân Thành, với số vốn đăng ký trên giấy, là 1200 tỷ đồng.
Chúng ta không thể né tránh những câu hỏi sơ đẳng hiển nhiên xuất hiện, mà câu trả lời lại có ngay tức thì:
1. Các chuyên gia khoa học quốc tế nào đã khảo sát, nghiên cứu và đề xuất xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng?
Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.
2. Công ty Xuân Thiện có tiềm lực gì về khoa học kỹ thuật?
Câu trả lời: Không có gì.
3. Công ty Xuân Thiện có những chuyên gia hàng đầu nào về xây dựng nhà máy thủy điện trên sông?
Câu trả lời: Không có ai.
4. Công ty Xuân Thiện có kinh nghiệm gì về xây dựng nhà máy thủy điện trên sông lớn?
Câu trả lời: Không có. 
5. Công ty Xuân Thiện bổ nhiệm ai làm Tổng công trình sư thiết kế nhà máy thủy điện trên sông Hồng?
Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.
6. Công ty Xuân Thiện bổ nhiệm ai làm Tổng công trình sư xây dựng nhà máy thủy điện?
Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.
7. Công ty Xuân Thiện đã có công ty là nhà thầu xây dựng chính?
Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.
8. Công ty Xuân Thiện đã có đủ nguồn tài chính để xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng?
Câu trả lời: Không có đủ, sẽ đi vay.
Có thể kéo dài chuỗi các câu hỏi mà kết quả trả lời tức thì: không có, chưa có, sẽ thuê sau, sẽ đi vay.
Một người có tư duy bình thường cũng biết ngay rằng, công ty Xuân Thiện không mảy may có năng lực để xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng.
Công ty Xuân Thiện chỉ là cai đầu dài, mọi thứ sẽ đi thuê và bán lại.
Vậy thì câu hỏi tự nhiên là: Công ty Xuân Thiện sẽ thuê ai thiết kế, mua thiết bị của ai, và bán thầu lại cho ai?
Chúng ta đã chứng kiến những nhà máy xi măng, nhiệt điện, thủy điện với công nghệ lạc hậu ô nhiễm rải khắp đất nước ta có xuất xứ từ Trung Quốc. Và nếu giao dự án cho công ty Xuân Thiện, thì kết cục cũng tương tự như vậy, người thắng dự án sẽ là Trung Quốc.
Ai sẽ trị thủy sông Hồng?
Một số người ủng hộ dự án (mà tại sao ủng hộ, thì mọi người đã rõ), vin cớ mới chỉ cho chủ trương, dựa vào những mỹ từ, như cần thiết cải thiện năng lực giao thông đường thủy, và to tát hơn nữa là trị thủy sông Hồng.
Trị thủy sông Hồng là vấn đề lớn của quốc gia, đòi hỏi trí tuệ không chỉ của tập thể nhiều nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu trong nước, mà còn phải nhờ cả vào kinh nghiệm và tư vấn của các chuyên gia quốc tế.
Hãy nhìn vào việc bổ nhiệm tổng công trinh sư chủ trì các dự án quan trọng của các nước khác, thi suy ra rằng, chủ trì vấn đề trị thủy sông Hồng là công việc của các nhà khoa học tài giỏi, các nhà quản lý có tầm nhìn xa, dày dạn kinh nghiệm. Chủ trì vấn đề trị thủy sông Hồng phải là Nhà nước.
Không thể giao một vấn đề hệ trọng của đất nước cho một công ty tư nhân cỏn con, mới thành lập hơn chục tuổi đời, với người đứng đầu đơn thuần là một thương nhân, chân ướt chân ráo giàu lên nhờ cơ chế và các dự án nhà nước.
Ai được lợi nhiều nhất từ dự án này?
Chưa nói đến sông Lô thì Sông Đà đã chiếm đến 55% lượng nước của sông Hồng. Bởi vậy lượng nước của sông Hồng phần thượng lưu (sông Thao) thuộc hai tỉnh Lao Cai, Yên Bái không lớn, nên làm thủy điện ở khu vực này (chưa nói đến hệ quả) là không kinh tế.
Nhưng tại sao công ty Xuân Thiện vẫn muốn xin dự án?
Một trong những mục tiêu chính của công ty Xuân Thiện là thu phí đường thủy. Gồm 2 nguồn nội địa và Trung Quốc.
Những người dân hiện đang sống nhờ vào dòng chảy sông Hồng rồi đây sẽ bỗng nhiên phải đóng phí đường thủy. Thuyền bè của họ vẫn xuôi ngược dòng chảy như trước, chẳng nhanh hơn được, nhưng bây giờ thì phải trả thêm phí. Trên đường bộ, không đi đường này thì còn có đường khác, nhưng dòng sông là duy nhất, họ không có phương án thay thế để lựa chọn. Còn mức phí thì sẽ tăng dần lên mà không kêu đến ai được.
Việc nạo vét lòng sông rồi sẽ chỉ làm đại khái lấy cớ. Vét 1 triệu m3 thì khai lên 10 triệu. Dưới lòng sông ai đếm mà đo. Kiểm tra, thanh tra, nghiệm thu… có vẽ ra bao nhiêu phương thức, cuối cùng cũng xuôi lọt. Nạo vét làm hờ, thu phí làm thật.
Nguồn thu phí thứ hai của công ty Xuân Thiện – nhờ vào lượng vận tải hàng hóa từ Vân Nam theo sông Hồng về cảng Hải Phòng và ngược lại. Công ty Xuân Thiện trông chờ vào đây như là một nguồn lợi lớn. Và xa hơn là nguồn thu từ chuyển giao từng phần hay toàn bộ dự án.
Nhưng tiếc thay, người được lợi nhiều nhất trong dự án này, không phải công ty Xuân Thiện, mà là Trung Quốc. Chưa nói đến các lợi ích ngầm, có thể nhìn thấy các lợi ích rành rành sau đây của Trung Quốc.
1. Sông Hồng trở thành tuyến đường giao thông đường thủy của Trung Quốc. Giúp cho tỉnh Vân Nam và một phần khu vực tây nam Trung Quốc thông thương ra biển Đông.
2. Trung Quốc sẽ giành được phần lớn các phần việc của nhà máy thủy điện, bao gồm khảo sát thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, và thi công.
3. Tiếp tục chiến lược xuất khẩu hàng hóa và người ra nước ngoài sinh sống.
4. Nắm giữ thông tin và kiểm soát hoạt động của Việt Nam dọc tuyến sông Hồng.
Đó là chưa kể đến việc giao nạo vét sông Hồng cho Trung Quốc. Nếu việc này xảy ra thì Việt Nam sẽ rước thêm họa lớn.
Một mũi tên trúng nhiều đích của Xuân Thiện còn ở khai thác sa khoáng và bán cát sỏi xây dựng. Người dân khai thác cát sỏi phải nộp phí và còn bị kết tội lậu. Riêng Xuân Thiện thì miễn phí, công khai, hợp pháp.
Để ra đời dự án này của Xuân Thiện tất có kẻ tiếp tay vẽ đường cho hươu chay. Kẻ tiếp tay vẽ đường cho hưu chạy này là ai?
Tiền không là tất cả
Không phải có tiền là thuê được, mua được. Giàu như các nước Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, họ có thể mua được nhiều thứ, nhưng mà không mua được bom nguyên tử, chưa chế tạo được tên lửa. Nhưng nước bé như Israel thì không phải mua mà có.
Không phải cứ có tiền là làm chủ được các dự án lớn liên quan đến khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đất nước hùng cường nhờ khoa học và công nghệ.
Cá nhiễm độc chết ở Vũng Áng, nguyên nhân dường như đã rõ, thế mà còn phải mời chuyên gia từ Mỹ, Đức, Israel sang giúp đỡ. Từ đó mới thấy, tiền có thể đẻ ra dự án, nhưng không thể đẻ ra tài năng giải quyết hậu quả dự án. Dăm chục triệu đô la không bõ bèn gì cho vấn đề trị thủy sông Hồng, càng là vô nghĩa trước sinh mệnh hàng chục triệu đồng bào châu thổ sông Hồng, vô nghĩa trước vận mệnh Dân Tộc.
Nếu có tiền, hãy đầu tư vào công nghệ cao, hãy chế tạo máy bay tên lửa, thậm chí cả công nghệ hạt nhân.
Tiếc rằng, đến công nghiệp phụ trợ, như sản xuất ốc vít vỏ điện thoại di động mà còn chưa làm nổi, thì bao giờ mơ được tên lửa!
Đừng triệt hạ long mạch đất nước
Khi các nhà khoa học muốn tìm sự sống ở hành tinh khác, họ quan tâm đến ở đó có nước hay không.
Có người nói hai tỉnh có ảnh hưởng nhiều nhất là Yên Bái và Lao Cai đều đồng thuận với dự án, thì có nghĩa là họ không thấy được sự nguy hại to lớn sâu xa của vấn đề.
Trung Quốc và Lào xây dựng thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông thì hậu quả nặng nhất là đồng bằng sông Cửu Long.
Tác hại lớn của thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng không phải ở nơi xây dựng Lao Cai, Yên Bái, mà là ở các tỉnh nằm ở hạ lưu như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên.
Nhưng tác hại lớn nhất của thủy điện sông Hồng nằm ở thủy mạch.
Sau thủy điện Hòa Bình và Sơn La, dòng sông Đà đoạn Hòa Bình - cầu Trung Hà trong vắt. Giờ làm thêm thủy điện ở sông Thao, thì sông Hồng rồi chắc phải đổi tên.
Hàng triệu năm, đời nối đời, đồng bào Lạc Việt sinh sôi nảy nở nhờ vào thủy mạch của hệ thống sông Hồng. Nhờ mạch nước hệ thống sông Hồng mà khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, cây cối, lúa đậu ngô khoai xanh tốt.
Nay đắp đập ngăn sông, là thay đổi không chỉ sự lưu thông dòng nước ở các sông mà cả hệ thống mạch nước ngầm dưới lòng đất; thay đổi lượng phù sa và sinh vật trong lòng sông; thay đổi cả hệ thống sinh thái.
Từ đó thay đổi cả nguồn sống và môi trường sống của toàn bộ cư dân trong lưu vực của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và liên đới tới cả vùng Bắc Trung Bộ.
Sự chuyển động mạch nước ngầm trong lòng đất sẽ kéo theo sự biến đổi khôn lường trên bề măt. 
Triệt hạ thủy mạch sông Hồng chính là triệt hạ long mạch muôn đời của Lạc Việt.
Chúng ta đang trao đất nước vào tay ai?
Như con bò bị tùng xẻo, Đất nước đang bị xẻo nát.
Những vị trí đất đai thuận lợi, cùng với các dự án béo bở đang được trao cho các nhóm lợi ích. 
Những dự án trên bộ đã được phân chia, và nay là thời điểm người ta ngó đến các dòng sông.
Dòng sông là của thiên nhiên, của chung cả thiên hạ. Thế mà nay lấy cớ nạo vét, lưu thông, trị thủy để lấy của thiên hạ giao cho cá nhân.
Có sự bất công nào hơn! Có sự liều lĩnh nào hơn!
Bao giờ thì người ta phân chia biển đảo? Ở phương diện này Trung Quốc đã đi quá xa.
Nhiều vị trí xung yếu của Việt Nam đang nằm trong tay các nhà đầu tư Trung Quốc. Rải khắp từ Nam ra Bắc. Hết Tây Nguyên đến Đèo Ngang, và bây giờ là thủy mạch Hồng Hà.
Những giọt nước mắt nuốt vào trong của hàng triệu đồng bào Lạc Việt sẽ hoà quyện vào thuỷ mạch Hồng Hà, âm vang đến trời xanh, cảm động cả quỷ thần, thức tỉnh những lương tri mê muội, nhấn chìm những đập tràn đen tối.
Đừng đùa với thủy mạch. 
Đừng để thiên nhiên phải nổi giận.
Đừng xem sinh mạng châu thổ sông Hồng như cái móng tay.
N.N.C.
Top of Form