Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Một kỷ niệm với GS Chu Hảo: nhân dân, tổ quốc trên hết

Một kỷ niệm với GS Chu Hảo: nhân dân, tổ quốc trên hết

Nguyễn Đình Ấm

Mùng 5 tết năm nay tôi có một kỷ niệm vui. Tối mùng 4 tôi nhân được cuộc gội điện thoại của bác Nguyễn Đăng Quang (đại tá an ninh bảo vệ phái đoàn VN ở Liên Hợp quốc những năm chiến tranh) cho biết, ngày mai các bác ấy sẽ về thăm chúc tết cụ Kình và dân Đồng Tâm. Nói đến cụ Kình và Đồng Tâm là ấn tượng thân thương, kính trọng chiếm cứ trái tim tôi. Bác Quang nói chuyến đi này do GS Chu Hảo chủ trì. Tôi chưa hề gặp ông ấy, nhưng biết tiếng tăm của ông nên rất phấn khích.
Những lần trước về Đồng Tâm (ĐT) trong hoàn cảnh dân đang kiên cường, giằng co với bọn cướp đất khoác áo đảng, chính quyền, suốt ngày đêm loa thôn ra rả xuyên tạc vu khống, chửi bới cụ Kình, công an mật vụ ngày đêm ẩn hiện, xe cộ nẹt pô quần thảo quanh thôn Hoành suốt đêm, bất cứ ai lạ về Đồng Tâm cũng bị theo dõi,chụp người, biển số xe...
clip_image002
GS Chu Hảo và ông Quàng Văn Thỉnh tại nhà riêng anh Thỉnh tại Thanh Văn. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm
Lần này về ĐT, không khí đã bớt căng thẳng và là buổi chúc tết cụ Kình cùng dân Đồng Tâm đúng nghĩa. Bọn cướp sau khi đem lực lượng vũ trang về định trấn áp bắt bớ dân Đồng Tâm, gửi giấy triệu tập 70 người thất bại, đặc biệt những thông tin sự thật về cánh đồng Sênh là đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm được chúng tôi cùng nhiều người khác phanh phui, bịt kín mọi con đường xuyên tạc, nhập nhèm làm rối trí dư luận nên đám “nô lệ bút” quốc doanh cũng câm họng, việc công an Hà Nội có hành vi bắt cóc người, đánh cụ Kình gẫy chân bị đại biểu QH Dương Trung Quốc vạch trần giữa Nghị trường, cũng đã im như thóc... cuộc chiến của dân Đồng Tâm đã đến hồi cuối...
Thế nhưng, đầu tiên GS Chu Hảo lại dẫn chúng tôi đến thăm gia đình anh Quang Văn Thỉnh (QVT), anh được giới thiệu là nguyên Bí thư đảng uỷ xã Thanh Văn (huyện Thanh Oai, Hà Nội) liên tục 28 năm, mới nghỉ hưu khi anh đã 75 tuổi . Tôi không hề nghe, biết anh nông dân QVT và chưa hiểu tại sao GS Chu Hảo lại quen thân với anh nguyên bí thư xã ở nơi xa đồng quê ấy. Thế nhưng sau chúng tôi mới hiểu tại sao một trí thức lớn, một nguyên thứ trưởng lại ngưỡng mộ người nông dân này. 
    clip_image004
GS Chu Hảo và cụ Kình
Anh QVT là một đảng viên đặc biệt. Lãnh đạo xã nhưng anh không xu nịnh cấp trên vơ vét của công để làm giàu cho mình như ngàn vạn các quan xã, phường khác, mà anh thực sự hết lòng phụng sự nhân dân. Anh làm những gì có lợi cho người dân dù trái với nghị quyết cấp trên, ví dụ anh cho phép lập quỹ bảo hiểm ở xã, mỗi người nộp cho quỹ từ 20.000đ/tháng trở lên, đến nay quỹ đã gửi ngân hàng có vài chục tỷ, người nông dân khi hết tuổi lao động mỗi tháng được lĩnh 900.000 đ trở lên. Ở thôn quê số tiền đó không phải là nhỏ. Về xây dựng nông thôn mới, tiêu chí của thành phố đặt ra là phải “cứng hoá toàn bộ kênh mương” nhưng ở Thanh Văn thì tuỳ từng chỗ nên việc tưới tiêu vẫn bảo đảm mà lại tiết kiệm tiền bạc cho dân... Những tiền tiết kiệm được, anh cho xây nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học, công trình công cộng... Về quản lý đất nông nghiệp tuỳ hoàn cảnh từng chỗ anh cho dân làm các công trình sản xuất khác khi biết chắc nó đem lại lợi ích cho dân lớn hơn, bền vững hơn....
Tuy nhiên, những “phá cách” của anh lại bị Thành uỷ Hà Nội không hài lòng, nhiều lần cho người về ứng cử chức Bí thư để đẩy anh khỏi vị trí lãnh đạo xã, nhưng đều thất bại. Mỗi lần như vậy đảng viên ở xã đồng loạt kiến nghị nếu thành phố cố tình thay ông Thỉnh thì chúng tôi sẽ đồng loạt ra khỏi đảng... Cuối cùng Thành uỷ Hà Nội đành phải “ngậm bồ hòn” để ông Thỉnh làm bí thư liên tục gần 30 năm ngoài ý muốn.
Năm trước do đã quá tuổi nhiều (75 tuổi), sức khoẻ không tốt nữa nên lời thỉnh cầu của ông Thỉnh được các đảng viên chấp nhận để ông nghỉ hưu. Ông Thỉnh nghỉ lãnh đạo để lại một xã Thanh Văn yên bình, kinh tế phát triển, đặc biệt, tình làng, nghĩa xóm chan hoà, rất ít những việc làm sai trái, tội phạm. Hôm tôi gặp những người dân ở đây, họ đều nêu quan điểm: “Khi ông Thỉnh qua đời dân muốn xây miếu thờ”. Tôi có cảm tưởng đây là một “Kim Ngọc” thứ hai, người tiên phong sáng tạo và áp dụng cách quản lý dân chủ, tất cả vì dân, đối lập với cách quản lý quan liêu đặt lợi ích của Đảng CS lên trên hết. Có lẽ GS Chu Hảo quý mến ông Quảng Văn Thỉnh là ở điểm này. Quá khâm phục đi chứ, một quan xã không theo cái guồng máy quan liêu chỉ biết vâng lời cấp trên, làm cả những việc hại cho dân để được tại vị làm giàu bất chính. Sau hôm anh Chu Hảo và chúng tôi đến thăm nhà ông Thỉnh, có tin anh bị công an gửi giấy triệu tập lên làm việc... Có thể một “chuyên án” âm thầm đang được mở ra với anh Thỉnh chăng?
clip_image006
GS Chu Hảo và bà Nguyễn Thị Lan - nguyên Bí thư, Chủ tịch HĐND xã Đồng Tâm
Sau khi ăn trưa tại nhà ông Thỉnh, GS Chu Hảo và chúng tôi cùng anh QVT về Đồng Tâm thăm, chúc tết cụ Kình và dân ở đây. Lần này dân đến nhà cụ Kình đón chúng tôi đông hơn những lần trước có lẽ do đang nghỉ Tết, vòng vây của mật vụ, công an đã thưa hơn. Đặc biệt chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Lan nguyên bí thư đảng uỷ xã Đồng Tâm mới bị đảng, chính quyền huyện Mỹ Đức loại ra khỏi chức Bí thư và Chủ tịch HĐND xã do bà không công nhận đất cánh đồng Sênh là đất quốc phòng theo yêu cầu ăn cướp của họ. Bà Lan nói với GS Chu Hảo: “Tết năm nay bà con đến nhà chúc tết rất đông, đi chợ mua hàng nhiều người không lấy tiền, khó xử quá!..”. Như vậy bà Lan đã thực sự là người của nhân dân cũng như ông Quàng Văn Thỉnh, Chu Hảo...
Họ ngưỡng mộ nhau, nhân dân ngưỡng mộ họ là đúng.
Vừa qua nghe nói GS Chu Hảo bị kỷ luật, có thể khai trừ khỏi đảng nhiều bạn bè, dư luận mạng xã hội (Facebook) chúc mừng ông, chắc GS cũng chẳng bận lòng, bởi vì với một người yêu nước, thương nòi như ông thì Nhân dân,Tổ quốc mới là trên hết.
N.Đ.A.
VNTB gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.