Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Bù lỗ giá điện cho dự án alumin lên đến 4.900 tỉ đồng

Bù lỗ giá điện cho dự án alumin lên đến 4.900 tỉ đồng
Thứ Hai,  30/3/2015, 18:22 (GMT+7)

Lan Nhi
Tại công trường dự án bauxite Tân Rai Ảnh:TL
(TBKTSG Online) - Ngoài việc chứng minh các dự án bauxite ở Tây Nguyên vẫn lỗ đúng như kế hoạch dự kiến, Bộ Công thương đã gửi văn bản cho biết, dự án điện phân nhôm “ăn theo” dự án alumin Nhân Cơ đang đề nghị Chính phủ hỗ trợ bù lỗ giá điện 490 tỉ đồng/năm.
Trong văn bản gửi báo chí hôm 30/3, Bộ Công thương giải trình rằng, các dự án chế biến alumin Tân Rai và Nhân Cơ vẫn sẽ lỗ như kế hoạch dự kiến là 4 năm và 5 năm, với thời gian thu hồi vốn kéo dài từ 11 năm rưỡi đến 12 năm. Nếu giá bán alumin tăng thêm trong thời gian tới thì thời gian lỗ và thời gian thu hồi vốn sẽ được rút ngắn hơn, không như các con số dự báo hôm 28/3 của nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm thiên nhiên và con người (PAN).
Hơn nữa, để chứng minh cho dự án điện phân nhôm của Công ty Trần Hồng Quân đầu tư tại Nhân Cơ cũng có hiệu quả kinh tế, Bộ Công thương đưa ra một số thông tin.
Theo đó, dự án này mua điện ở cấp điện áp 220 kV, không mua điện cấp điện áp sinh hoạt. Trạm điện này do chủ đầu tư xây dựng nên giá thành bán điện cho dự án thấp hơn giá ở các cấp điện áp là đương nhiên. Mặt khác, đến năm 2018, dự án sẽ đạt công suất thiết kế là 300.000 tấn/năm .
Và từ tháng 4/2014, bộ đã báo cáo Thủ tướng đề nghị Nhà nước hỗ trợ về giá điện cho dự án trong 10 năm (2016-2025) là 229 triệu đô la Mỹ (khoảng 4.900 tỉ đồng); tính ra mỗi năm Trần Hồng Quân được bù lỗ 490 tỉ đồng từ giá bán điện thấp. Lý do là dự án này thuộc diện đặc biệt ưu đãi đầu tư ở địa bàn khó khăn, được Nhà nước hỗ trợ đầu tư.
Bộ này cũng khẳng định thay doanh nghiệp rằng theo tính toán, dự án điện phân nhôm có hiệu quả kinh tế. Theo tính toán nộp ngân sách giai đoạn 2016-2045 là 420 triệu đô la; bình quân 14 triệu đô la/năm. Nếu trừ đi chi phí Nhà nước hỗ trợ về giá điện cho dự án giai đoạn 2016-2025 là 229 triệu đô la thì dự án vẫn nộp ngân sách 190 triệu đô la.
Bộ Công Thương cũng cho rằng việc nhà nước hỗ trợ chuẩn bị mặt bằng là phù hợp với các qui định hiện hành, kể cả hỗ trợ 1.200 tỉ đồng (khoảng 54 triệu đô la). Dự án điện phân nhôm trong 10 năm dự kiến sẽ nộp ngân sách là 136 triệu đô la (190 triệu đô la nộp ngân sách trừ đi  54 triệu đô la hỗ trợ mặt bằng của nhà nước).
Trước đó, các nhà khoa học nhận định rằng, chỉ riêng tiền điện phải bù lỗ tại dự án điện phân nhôm ít nhất là 145 triệu đô/năm, tính ra khoảng 1,45 tỉ đô la/10 năm; còn nếu tính đúng giá bán điện cho doanh nghiệp là 12 cent/kWh thì mỗi năm phải bù lỗ cho công ty này gần 400 triệu đô la Mỹ.
Mời xem thêm:

Cướp Có …Business Plan


Cướp Có …Business Plan
Alan Phan
robbery
18 Mar 2015
(Tham vọng con người leo thang tuần tự: trước, họ tìm cách bảo vệ mình chống kẻ thù; rồi sau đó, họ tìm cách tiêu diệt kẻ thù – Men rise from one ambition to another: first, they seek to secure themselves against attack; and then they attack others – Niccolo Machiavelli )
Chuyện “cướp giật”, hay ở mức độ thấp hơn “trộm cắp”, đã tồn tại suốt lịch sử loài người. Lòng ham muốn những gì không phải của mình đã được các tôn giáo, hệ thống đạo đức, tín ngưỡng dân gian…qua những giáo chủ, triết gia…phân tích và cảnh báo gần như trong hầu hết mọi kinh sách. Pháp luật từ chế độ phong kiến đến tư bản tự do đặt “cướp giật và trộm cắp” vào những tội đồ cần trừng trị thẳng tay. Vài chục ngàn năm nay, dù sử dụng nhiều ngôn từ cao đẹp cho những hành động tương tự để hưởng chiến lợi phẩm từ các tranh chấp “cướp + cắp”, chưa lãnh đạo quần chúng nào trên vòm trời này dám công khai hóa chuyện xấu xa của mình và đàn em.
Cho đến những ngày gần đây, khi ngài Phó Ban Tuyên Giáo nào đó của chính quyền phán rằng thực ra, chuyện cướp giật tại các lễ hội, chỉ là một thể hiện việc chúng ta ăn cướp “có văn hóa” theo truyền thống dân tộc. Ông này đúng là một anh hùng của Việt Nam. Ông thừa can đảm đứng lên thẳng thắn loan báo cùng toàn cầu là chúng tôi có một đặc trưng là “văn hóa cướp”.  Và đây có lẽ là niềm tự hào số một của chúng ta?
Phát ngôn lịch sử này phải là phút “eureka” của xã hội này. Nó quan trọng hơn tất cả những câu châm ngôn, tư tưởng thâm sâu của các đỉnh cao trí tuệ mà chúng ta vẫn đọc hàng ngày qua các băng rôn đỏ la liệt trên đường phố.
Dĩ nhiên, nhiều người nhẩy vào ném đá vị anh hùng này. Riêng ông già Alan, rất thông hiểu tâm tư quan chức này nên xin được phép phân tích sâu rộng hơn về một sự thật mà nhiều người cố né tránh. Nhất là khi nhìn lại từ tổng quan của xã hội chúng ta ngày nay.
Tôi nhớ một bài viết về kinh doanh nói lên sự khác biệt giữa những người thành công và những người cực kỳ thành công (như Buffett, Gates…). Ngẫm lại, sự khác biệt giữa một phi vụ ăn cướp thành công và một hệ thống ăn cướp cực kỳ thành công cũng mang nhiều yếu tố và cá tính như vậy.
Trước hết, “cướp giật” là một quy trình không hề đơn giản.
Ngay cả một tên cướp mạt hạng muốn cướp chiếc xách tay của một bà cụ qua đường cũng phải suy nghĩ cẩn thận về những rủi ro: có công an hay bảo vệ nào gần nơi? có nhiều người trẻ sẵn sàng ra tay hành nghĩa? sẽ thoát chạy bằng lối nào cho nhanh? liệu túi xách có giá trị đáng cho cướp? ….
Còn muốn tổ chức đánh cướp một ngân hàng hay một cơ sở thương mại quy mô, đám tội phạm phải lên một kế hoạch khá công phu. Có quá nhiều thí dụ về loại cướp này qua các kịch bản của phim Hollywood hay Hong Kong.
Lên một mức cao hơn, ở Mỹ gọi là “có tổ chức” (organized crime) thì nên nghiền ngẫm cuốn truyện The Godfather (Bố Già) hay lịch sử của những băng đảng xã hội đen trên thế giới, từ Yakuza của Nhật, hội Tam Hoàng của Tàu, Al Capone của Mỹ hay Năm Cam của Việt Nam.
Với những người say mê nghiên cứu về “ăn cướp” thì tài liệu trong thư viện hay Internet rất đầy đủ để viết sách hay chém gió mỗi ngày.
Nhưng tất cả hiện hữu trong những vụ việc này chỉ là phần nổi của tảng băng. Đây là minh chứng của những người ăn cướp thành công. Muốn biết thêm về phần chìm của tảng băng, của những kẻ cướp “cực kỳ thành công”, chúng ta phải đào tìm sâu kỹ hơn như một nhà khảo cổ.
Với cái nhìn méo mó của một doanh nhân, tôi luôn liên tưởng đến những đế quốc “ăn cướp” cực kỳ thành công trong lịch sử đến những công ty đa quốc có một mô hình kinh doanh độc đáo với một kế hoạch hoàn hảo. Business plan của họ chứa đựng tất cả mọi chi tiết cần thiết từ sứ mệnh (mission statement), triết lý căn bản (underlying philosophy) đến đặc thù sản phẩm (products) chương trình tiếp thị (marketing), tổ chức quản trị và nhân sự (HR), cơ sở, vũ khí, công nghệ (facilities & technology), và sau cùng là nhu cầu tài chánh (financials), quản lý rủi ro và kỹ cương công ty (risks and corporate governnance).
Lấy Đức Quốc Xã làm thí dụ. Có thể khi khởi nghiệp, chỉ có Hitler và vài đồng chí, nhưng qua thời gian, họ đã thuần thục xây dựng một tổ chức vô cùng hùng mạnh thời bấy giờ. Mission của họ là phục hồi danh dự và kinh tế cho tổ quốc, con dê tế thần gây ra cảnh khổ là những bọn Do Thái tham lam, triết thuyết căn bản là truyền thống thượng tôn (superiority) của sắc tộc Aryans, và chương trình tiếp thị cho người dân là tự hào về quang vinh (glory) của Đức quốc trong quá khứ và tương lai. Dựa trên truyền thống kỷ luật và thành tựu về công nghệ khoa học của dân Đức tại châu Âu, Hitler và công ty đã tạo nhiều lợi thế cạnh tranh trên thương trường vì các đối thủ Anh, Pháp…đang bận rộn lo thu dẹp lại đống hoang tàn từ Thế Chiến I.
Các đế chế khác trong lịch sử cũng phát triển theo đường lối tương tự. Đế chế La Mã có mô hình tiến bộ đem về từ Hy Lạp là “dân chủ cộng hòa”; đế chế Ottoman bành trướng theo Hồi giáo và các kênh thương mại ; đế chế Mông Cổ có anh hùng sa mạc Genghis Khan với nghệ thuật võ biền làm sao sáng; đế chế Anh có “Thượng Đế và Hoàng Đế (God & Her Majesty)” dẫn đường cho quân đội đi “khai trí” dân mọi rợ khắp thế giới; đế chế Tàu thì có “Thiên tử thay Trời hành đạo”; Nhật có “Đại Đông Á” cho dân châu Á khởi dậy quật cường…
Thực ra, mọi đế chế trong lịch sử đều bành trướng dưới hai nội lực: sức mạnh quân sự (vũ khí và quân đội) và tài sản kinh tế (vàng, tiền, hàng hóa, khoáng sản…). Mục tiêu duy nhứt là duy trì và phát triển lợi thế này bằng cách…”cướp giật”.Tuy nhiên, không thể thẳng thắn với đám nạn nhân là chúng tôi đang đi ăn cướp, nhất là trong thời đại mà dư luận quần chúng và thế giới có thể gây thiệt hại cho đại sự. Do đó, chúng ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu là PR về cái mission cao quý, cái triết thuyết thượng tôn, cái quang vinh của bánh vẽ…Ngay cả ngày xưa (theo huyền thoại) , khi ông vua Menelaus của Hy Lạp muốn chiếm thành Troy, ông vẫn phải dùng cái cớ là Bà Hoàng Helen đã làm mất danh dự Hy Lạp khi trốn theo người tình Paris về Troy. Không ai nhắc đến nguyên nhân chính là Hy Lạp muốn các tài sản kho báu của Troy và hoàng tử Paris chỉ là một teenager đang hứng tình.
Tôi không biết trong tương lai, quan niệm về chiến tranh của nhân loại sẽ thay đổi thế nào? Nhưng tôi đã yêu thích và đọc rất nhiều về bối cảnh các cuộc chiến trong quá khứ. Mặc cho những tô son trát phấn của các sử gia (trói gà không chặt, nên thích đẻ ra các giả thiết thời trang), chiến tranh trong cốt lõi chỉ là một vụ cướp đơn giản: phe tấn công muốn chiếm đoạt tài sản và phe phòng thủ muốn bảo vệ những gì mình có. Nghịch lý là 90% tài sản tranh chấp là sở hữu của đám vua chúa và quần thần; còn 90% dân ngu khu đen là những con tốt thí đánh đấm và sống chết theo mệnh lệnh (thích bào chữa là số phận). Ngay cả lý tưởng cao đẹp của trận chiến Nam-Bắc ở Mỹ vào 1861 cũng có nhiều mục tiêu khuất tất đằng sau mà những nhà nghiên cứu không tiện nói ra vì sợ bị dư luận ném đá.
Tóm lại, theo góc nhìn của “doanh nhân” già Alan, chiến tranh chỉ là một phi vụ M&A kiểu cưỡng ép. Nói thẳng như vậy thì có vẻ cực đoan và “cynical”; nhưng đó là thực tại của thế giới hiện nay, từ những xứ sở của dân chủ tự do đến các vũng bùn gọi là quốc gia “đang” phát triển hay mới nổi (hoặc sắp chìm).
May mắn thay, một điểm chung của các đế chế là “mặt trời luôn luôn lặn” dù ước muốn của người sáng lập hay kế vị là “muôn năm”. Lãnh tụ luôn thoái hóa theo quyền lực, sứ mệnh thiêng liêng chỉ lừa bịp được đa số vào một thời điểm, triết thuyết cho đế chế trở nên khôi hài kệch cỡm, tổ chức luôn đấu đá tranh dành trong nội bộ…và các đối thủ cạnh tranh luôn chờ đợi cơ hội…để trả thù hay chiếm đoạt (theo mô hình cướp mới).
Trong lịch sử cận đại, mô hình đế chế thành công nhất là hệ thống đảng Cộng Sản của thế kỷ 20. Từ một cuốn sách ít người quan tâm khi nhà triết học Đức, Marx, phát hành; các chính trị gia thủ đoạn và lỗi lạc như Lenin, Stalin, Mao…đã dùng nó như một chiêu PR tuyệt hảo, xây dựng một đế chế mà ở đỉnh cao của thành công đã bành trướng hơn nửa thế giới và sẵn sàng để thâu tóm thiên hạ với quyền lực của quân sự và tổ chức nội an. Tuy không còn tồn tại mạnh mẽ, nhưng nhóm lợi ích của Trung Quốc và Nga biết điều chỉnh kịp thời, mang thêm nhiều mặt nạ, mầu sắc… để đảng và đảng viên tiếp tục nắm quyền trong vài thập niên tới.
Suy nghĩ tận tường, Trung Quốc và Nga là thí dụ lịch sử cùa một hệ thống “cực kỳ thành công”. Không những sở hữu khoảng 70 tỷ US dollars (như nhận xét của Belkowsky và Bloomberg…) chỉ trong 14 năm cầm quyền, Tổng Thống Putin còn được coi như là nhân vật quyền lực nhất thế giới năm 2014. Bên Trung Quốc, nếu liệt kê hết danh sách các tư bản đỏ và quan chức có hơn tỷ nhân dân tệ, có lẽ chúng ta cần bề dầy của cuốn điện thoại niên giám.
Do đó, nhìn lại đằng sau những tôn vinh về thành tựu của Warren Buffett hay Bill Gates, họ chỉ là những người thành công, không thể ngồi chung mâm cơm với những người cực kỳ thành công như Putin hay Chu Vĩnh Khang.
Có lẽ tại vì họ chưa được dậy …”văn hóa cướp”??
Alan Phan

Những chiêu trò kinh doanh “bẩn”

Những chiêu trò kinh doanh “bẩn”
Thành Tâm – Đại Kỷ Nguyên (VN) – 26 Mar 2015
Nguồn:gocnhinalan.com
Ngày nay đạo đức con người càng ngày càng tụt dốc, những người lớn tuổi thì than thở rằng “bao giờ cho đến ngày xưa”. Trong kinh doanh, khi đạo đức bị xói mòn, chỉ chạy theo lợi ích cá nhân, chỉ vì cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng thì hậu quả đưa đến thật là khủng khiếp.
trung-quoc-large-675x400
Vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội: Tiết lộ gây sốc của dân buôn gỗ
Báo Người đưa tin cho rằng, trong khi đơn vị thi công đã chặt 2.000 cây thì dư luận thắc mắc và băn khoăn tại sao Sở Xây dựng không công khai thông tin về đơn vị mua số cây bị chặt hạ và giá bán là bao nhiêu để người dân được biết?
Cũng theo Người đưa tin, hiện nay trên thị trường giá gỗ xà cừ cổ thụ, chất lượng gỗ tốt giá đang được người tiêu dùng ưa thích. Đặc biệt thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu nhập các sản phẩm nội thất, thớt, ván gỗ sản xuất từ gỗ xã cừ. Khách hàng Trung Quốc rất thích những sản phẩm được sản xuất từ cây gỗ cổ thụ như Hà Nội vừa khai thác, nếu gỗ chất lượng họ có thể trả giá cao hơn để mua được gỗ tốt. Như vậy, qua tiết lộ của dân buôn gỗ, người dân lại thấy đâu đó có sự liên quan đến thương lái Trung quốc.
Những bài học từ thương lái Trung quốc
Mua móng trâu, rễ tiêu, lá khoai lang non… những kiểu mua bán lạ đời của thương lái Trung Quốc thời gian qua đang đẩy nhiều loài nông sản vào cảnh tận diệt.
Thả ốc bưu vàng 1992-1995: Với chiêu “mua giá cao” của thương lái Trung Quốc, nông dân đổ xô đi nuôi ốc bưu vàng tại các ao,hồ, đầm và bất cứ đâu có thể nuôi được. Chỉ sau một thời gian, ốc bưu vàng sinh trưởng nhanh, đẻ trứng và xâm hại khắp các cánh đồng của Việt Nam. Khi đó các thương lái Trung Quốc mua giá rẻ rồi ngừng mua khiến bao cánh đồng của Việt Nam chịu đại nạn ốc bưu vàng tàn phá mùa màng cho đến nay.
Mua móng trâu, bò: khoảng sau 1995, phong trào “giết trâu lấy móng” diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, vì lúc bấy giờ giá của bốn cái móng bằng giá… cả một con trâu khi bán cho thương lái Trung Quốc. Một số người dân và bọn “trâu tặc” tìm cách chặt móng trâu đem bán. Chỉ một thời gian rất ngắn, số lượng trâu, bò của ta giảm mạnh.
Thu mua mèo: năm 1997, thương lái Trung Quốc ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang Trung Quốc. Thậm chí, nhiều người còn trộm mèo đem bán, tình trạng bắt trộm mèo diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng xáo trộn. Nguy hại nhất là đại dịch chuột diễn ra vào những năm 1997 – 1998, một phần do số lượng mèo đã cạn kiệt. Sau đó, nông dân lại phải mua thuốc diệt chuột giá cao của Trung quốc.
Thu mua cây, triệt phá rừng: các thương lái săn lùng mua cây máu chó, hoàng đằng, củ ba mươi, cây khúc khắc (thổ phục linh), cây cu li tươi với giá cao ở vùng núi miền trung. Ban đầu, người dân chỉ khai thác ở những bìa rừng, nhưng sau đó thì đào xới mọi nơi để bán, làm hại đến rừng, kể cả rừng lõi và rừng đặc dụng.
Cuối năm 2012, một số thương lái Trung Quốc cũng đến huyện Châu Thành (Hậu Giang) đặt vấn đề mua ngọn sắn, lá sắn non với giá 1.500 đồng/kg khiến người dân đổ xô trồng. Tuy nhiên, chỉ một năm sau giá lá sắn giảm mạnh, người mua “bặt vô âm tín”. Người trồng sắn đứng ngồi không yên, do thu hoạch lá non khiến sắn không ra củ được.
Mấy năm trước, thương lái Trung Quốc còn phao tin, sưa, một loại gỗ quý của Việt Nam, có thể chữa được nhiều bệnh tật và tận thu với giá cao. Thấy lãi, “sưa tặc” thi nhau chặt trộm gỗ sưa bán cho Trung Quốc, khiến lượng gỗ quý này hiện giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Năm 2013, trên địa bàn Tây Nguyên rộ lên việc thương lái Trung Quốc thu mua gốc, rễ cây hồ tiêu đang sống với giá 40.000 đồng/kg. Nhiều người nghèo ham lợi đã đào bới trộm rễ tiêu đem bán khiến hàng chục ha tiêu có nguy cơ bị hủy hoại.
Đầu năm 2014, rất nhiều đoàn thương lái người Trung Quốc đến các tỉnh miền Tây đặt hàng mua số lượng lớn lá khoai lang với giá 10.000 đồng/kg. Họ yêu cầu một hợp tác xã vận động nông dân cắt lá khoai lang đem đến nơi tập trung để đưa xe đến chở và chi tiền hoa hồng 1.000 đồng/kg. Theo các chuyên gia nông nghiệp, khoai lang bị vặt lá non thì năng suất sẽ giảm trên 50%, có thể không cho củ được.
Ngày 10/2/2014, thương lái Trung Quốc tung tin thu mua mầm thảo quả với giá gần 50.000 đồng/kg, trong khi giá bán cao nhất vào dịp giáp Tết chỉ từ 16.000 – 18.000 đồng/kg. Ở Hà Giang và nhiều địa phương biên giới phía bắc, thảo quả là cây xóa đói giảm nghèo vì có giá trị kinh tế cao. Nếu người dân chặt mầm ồ ạt thì thiệt hại kinh tế là rất lớn.
Những tháng đầu năm 2014, tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong (Nghệ An), thương lái Trung Quốc tiến hành thu gom dược liệu, chủ yếu là lá chua ke với giá 7.000-8.000 đồng/kg. Hàng trăm người đã đổ xô vào rừng, tận diệt loài cây quý này, khiến khu dự trữ sinh quyển có vành đai xanh lớn nhất Đông Nam Á (Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát) bị đe dọa nghiêm trọng.
Rồi rất nhiều các loại như ếch, ba ba, lươn, rắn, tắc kè…đã bị đẩy giá để thu mua, nhằm phá hoại. Hãy thử đến biên giới Lạng sơn, bạn sẽ chứng kiến cảnh buôn bán những mặt hàng nông sản, gỗ quí, các cây con đủ các loại đang hàng ngày ùn ùn đi qua biên giới theo kiểu tận diệt, hủy hoại môi trường của Việt Nam, phá hoại kinh tế từ tận gốc. Những chiêu trò này đã diễn ra quá lâu, vậy mà nông dân vì quá nghèo đói, vì mưu sinh cuộc sống nên vẫn bị mắc bẫy của chúng.
Thế còn việc chặt hạ cây sưa và các cây cổ thụ ở Hà Nội thì không phải là nông dân bị lừa, mà là người có học vẫn bị lừa, bị ma lực của đồng tiền dẫn dắt đến làm việc sai trái.
Họ không biết là thương lái đang muốn phá nốt môi trường sinh thái vốn đã không còn tốt của Hà Nội, để rồi mùa hè nơi đây chỉ còn sắt và bê tông, sẽ là một mùa hè rực lửa.
Thành Tâm
(Đại Kỷ Nguyên VN)

Lòng bao dung…


Lòng bao dung…
Đặng Phu Tử – Triết Học Đường Phố – 7 April 2014
Nguồn:gocnhinalan.com
Forgiveness-web
Tôi đã từng đọc trong một cuốn sách nào đó một câu nói, đại ý rằng: Mỗi con người đều được sinh ra trên đời với một “túi” yêu thương, và rồi sau đó dần dần để rơi rụng đi, vơi bớt đi, dần trở nên thờ ơ, lãnh cảm, thiếu bao dung, vởi chính mình, và với cả đồng loại. Thế nên, vào một chiều nắng nhạt cuối một ngày bôn tẩu mưu sinh, con người ngồi lại bên ly trà loãng khói và tự thấy mình sao mà ích kỷ quá, sao mà hèn đớn, nhỏ nhen đến vậy. Vì sao?
Tình yêu thương, lòng bao dung, độ lượng có lẽ là món quà kỳ diệu nhất, tốt đẹp nhất và cũng quý giá nhất mà cuộc sống đã trao tặng cho con người. Người ta hay hoài nghi về mọi thứ trên đời, từ việc vì sao Trái đất lại quay xung quanh Mặt trời mà không không phải ngược lại, vì sao ông Tổng thống này lại được chọn mà không phải ông kia, rồi đội bóng nào, ngôi sao màn bạc nào sẽ đăng quang trong một mùa giải, một sự kiện truyền thông; đến việc gấp quần áo, chăn màn sao cho khỏi nhăn nhúm, giữ được li, được nếp…
Tất thảy đều là những câu hỏi, đúng, “10 vạn câu hỏi vì sao”, mà cũng có khi hơn thế. Và, cũng chính con người đã lại tiếp tục thành công trong việc “tự” trả lời cho những thắc mắc ấy, tự thỏa mãn óc hiếu kỳ vô hạn độ của chính mình. Đó là nguyên nhân ra đời của các định lý, hệ quả khoa học; của những lập trường, nguyên tắc chính trị hay giải trí; hoặc cũng có thể chỉ là mẹo vặt trong nghệ thuật thường thức cuộc sống. Tuy nhiên, quay lại vấn đề ban đầu đặt ra, “lòng bao dung”, thì con người bấy lâu này vẫn chưa thể cắt nghĩa được vì sao nó tồn tại trên đời. Lạ thật, “bao dung” là cái gì vậy nhỉ?…
Có một người đàn bà, suốt hơn hai mươi năm về nhà chồng làm dâu, đã phải chịu không biết bao nhiêu khổ ải, thiếu thốn về vật chất và thậm tệ hơn, bức bách về tinh thần. Nhưng khốn nỗi, người ta khi đẻ ra cái sự “làm dâu” trớ trêu ấy, thì cũng đã “đính kèm” vào đó những bản gia ước, những luật lệ, lề thói, theo đó, người con dâu chẳng bao giờ được tôn trọng một cách đúng nghĩa. Khốn nạn thay, cái quy tắc ấy còn có sức mạnh ghê gớm đến mức, làm tê liệt ý thức phản kháng khiến người đàn bà ấy luôn an phận thủ thường, luôn cam chịu và coi đó như là một phần bổn phận của mình, như lẽ tự nhiên mà chẳng bao giờ dám đặt câu hỏi: Tại sao?…
Thế rồi, suốt những năm tháng “chịu trận” với gia đình chồng, bà đã dồn hết tình yêu thương cho những đứa con của mình, và, tôi đoán chắc rằng, đó là tình yêu thương lớn lao chính đáng nhất, xuất phát từ trái tim rớm máu của một người mẹ, của những bất lực và cả ước mơ. Người con trai của bà lớn lên, được học hành đến nơi đến chốn, may mắn thay, anh ta cũng có chút nhận thức, hiểu biết khi va chạm, vấp váp với thế giới bên ngoài. Một ngày, anh ta quay về nhìn lại mẹ và bà nội của mình, và ngay tức khắc, một dấu hỏi lớn xuất hiện: Tại sao những người phụ nữ, họ trong đời ít nhiều cũng sẽ chung cảnh làm dâu như nhau, mà vẫn không thể dành cho nhau những sự cảm thông tối thiểu, mà vẫn cay nghiệt và hà khắc đến thế? Tại sao? Tại sao?…
Mỗi ngày, bước chân ra đường, dưới trời nắng đẹp hay mưa tuôn rả rích, khó mà cảm thấy phấn chấn nổi khi xung quanh, vô vàn lời văng tục, chửi bới nhau bay tứ tung, loạn xì ngầu. Người ta, bên cạnh trao cho nhau những ngon ngọt, thơn thớt dối trá, giả tạo, là những cay nghiệt, những miệt thị và phỉ báng. Một vài người quan niệm, đó là do thời buổi kinh tế thị trường, con người dễ ham hố chạy theo lợi ích vật chất một cách mù quáng, khó chấp nhận việc để bất kỳ ai làm phương hại đến, dẫu chỉ một chút, cái “quyền lợi thiết thực” của mình. Cũng có thể là như vậy lắm, nên mới đẻ ra muôn vàn cái thớ lợ, nhạt nhẽo, bon chen, xô bồ, dẫn đến ích kỷ, hẹp hòi, đến vô vàn tệ nạn, đến những “thực tế đắng lòng” mà thậm trong mơ người ta cũng khó có thể chấp nhận. Mà có khi, cái “thời buổi kinh tế thị trường” ấy thật cũng phải bất ngờ trước những hành vi tha hóa đến đốn mạt của một số bộ phận con – chưa – người, những kẻ dám cả gan lấy cuộc sống mưu sinh xảo quyệt làm bàn đạp để mà tàn nhẫn không thương tiếc với đồng loại…
Chuyện trong nhà, ngoài đường, chuyện của một cá nhân, hay là nhiều người trong xã hội, té ra, lại rất dễ nhận thấy, có một sự kết dính mong manh mà rõ ràng ở đây: Cuộc sống này cần lắm những bao dung, những cảm thông, thấu hiểu và yêu thương. Đừng để chính những đồi bại, lợi ích bé tí nhất thời làm mờ mắt rồi sau này phải ân hận và hối tiếc. Nhà văn, nhà thơ Pháp Francois Coppée (1812 – 1908) đã từng chiêm nghiệm:
“Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ.”
Con người, rong ruổi trên hành trình dài rộng của cuộc đời, rồi cũng sẽ đến lúc phải dừng lại, chỉ hy vọng rằng, đó sẽ là một cái kết hạnh phúc giữa vòng tay yêu thương của mọi người. Đừng tự huyễn hoặc mình trong những vô lý và độc ác, bởi đánh đổi lại, ta sẽ phải nhận lãnh hình phạt nặng nề nhất – sự cô đơn, ghẻ lạnh cuối đời.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Singapore tiễn biệt Lý Quang Diệu

Singapore tiễn biệt Lý Quang Diệu

Người dân Singapore hôm nay tiễn biệt người cha lập quốc Lý Quang Diệu, với lễ rước trong mưa tầm tã và lễ truy điệu quốc gia với sự tham dự của 170 quan chức nước ngoài.
  • icon
    Singapore hôm nay tổ chức tang lễ cấp quốc gia cho lãnh đạo lập quốc Lý Quang Diệu, sau một tuần để người dân nước này vào viếng ông ở tòa nhà quốc hội. Tuy hoạt động viếng ở tòa quốc hội đã khép lại, 18 địa điểm viếng cộng đồng ở khắp quốc đảo này vẫn được mở cửa cho đến khi tang lễ quốc gia kết thúc. 
  • 16h55icon
    Xe kéo pháo chở linh cữu Lý Quang Diệu tới Đài Hoá thân Hoàn vũ Mandai. 
     (Video: Today Online)
  • 15h39icon
    Hành trình cuối cùng của Lý Quang Diệu xuyên qua đảo quốc Singapore
     (Video: Straits Times)
  • 15h39icon
    Lễ truy điệu kết thúc. Linh cữu của ông Lý sẽ thực hiện hành trình cuối cùng tới Đài hoá thân Hoàn vũ Mandai để hoả táng. 
  • 15h39icon
    Người dân Singapore thực hiện một phút mặc niệm tại ga tàu điện ngầm MRT toà thị chính, tưởng nhớ Lý Quang Diệu. 
     (Video: StraitsTimes)
    Announcements are being made. "Dear passengers, this train will stop here to observe a minute of silence for Mr Lee Kuan Yew."  Some people are watching the eulogies on their iPads. The minute was solemn.
    "Thưa các hành khách, tàu sẽ dừng ở đây để thực hiện một phút mặc niệm ngài Lý Quang Diệu". Một số người đang xem những bài điếu văn trên iPad. Sự kiện diễn ra nghiêm trang. Ảnh: StraitsTimes
  • 15h35icon
    Một phút mặc niệm diễn ra tại UCC.
    Một phút mặc niệm diễn ra tại UCC. Ảnh: StraitsTimes
    mac-niem-2-2446-1427619802.jpg
    Các lãnh đạo thế giới tưởng nhớ Lý Quang Diệu. Ảnh: StraitsTimes
  • 15h33icon
    Tiễn biệt lần cuối ông Lý Quang Diệu
    batch-1427618073196541-2566-1427619309.j
    Linh cữu phủ quốc kỳ Singapore đặt cạnh bức ảnh đen trắng chụp chân dung Lý Quang Diệu. Ảnh: StraitsTimes
    Khách đứng dậy. Một người thổi kèn từ ban quân nhạc thuộc Lực lượng Vũ trang Singapore thổi bài "Last Post", để từ biệt lần cuối người đã khuất.
    Một người thổi kèn từ ban quân nhạc thuộc Lực lượng Vũ trang Singapore thổi bài "Last Post", để từ biệt lần cuối người đã khuất. 
    Khách đứng dậy.
    Khách đứng dậy trong lễ truy điệu ông Lý tại UCC. Ảnh: StraitsTimes
  • 15h32icon
    batch-1427618030370653-3451-1427618815.j
    Tổng thống Tony Tan đặt vòng hoa đại diện cho nhà nước. Ảnh: StraitsTimes
  • 15h28icon
    ly-hien-long-cui-dau-9998-1427618324.jpg
    Thủ tướng Lý Hiển Long cúi đầu trước linh cữu cha. Ảnh: StraitsTimes
  • 15h28icon
    con-trai-9384-1427618064.jpg
    Lý Hiển Dương, con trai út của cố thủ tướng Lý Quang Diệu, đọc bài điếu văn thứ 10. Ảnh: StraitsTimes
  • 15h15icon
    Cassandra Chew, cựu nhà báo, nói.
    "Ông Lý, cám ơn vì mọi thứ. Một ngày nào đó, tôi sẽ không thể tin rằng tôi may mắn thế nào khi được sinh ra là người Singapore. Chúng ta không có mọi thứ, nhưng chúng ta có nhiều hơn thế, vì sự lao động suốt đời của ông. Thay mặt cho thanh niên Singapore ở khắp nơi, tôi muốn nói: Cám ơn ông", cựu nhà báo Cassandra Chew, nói, ngước nhìn về phía linh cữu ông Lý Quang Diệu. Ảnh: StraitsTimes
  • 14h13icon
    Sau Thủ tướng Lý Hiển Long và Tổng thống Tony Tan, 8 người khác lần lượt đọc điếu văn tưởng nhớ cố thủ tướng Lý Quang Diệu. Trong số đó có Bộ trưởng cao cấp danh dự Goh Chok Tong, cựu bộ trưởng nội các Ong Pang Boon, cựu bộ trưởng nội các S.Dhanabalan, cựu bộ trưởng nhà nước cao cấp Sidek Saniff, đại điện công đoàn G.Muthukumarasamy, lãnh đạo cộng đồng khu Tanjong Pagar, cựu nhà báo Cassandra Chew và cuối cùng là con trai út ông Lý Quang Diệu, Lý Hiển Dương.
    le-tang-2-5406-1427616693.jpg
    Quang cảnh lễ tang cấp nhà nước. Ảnh: StraitsTimes
  • 14h11icon
    Tổng thống Singapore Tony Tan phát biểu sau bài điếu văn của Thủ tướng Lý Hiển Long.  
    "Chúng ta phải tiếp tục can đảm và cam kết theo đuổi lý tưởng đã đề ra. Vì vậy, tôi kêu gọi tất cả mọi người dân Singapore tôn vinh ông Lý bằng cách làm việc cùng nhau để đạt được hạnh phúc, phồn thịnh và tiến bộ cho đất nước. Đây sẽ là cách chúng ta tưởng nhớ đến cố thủ tướng Lý Quang Diệu", tổng thống Singapore nói.
    1427612827616450-2651-1427613746.jpg
    Tổng thống Singapore đọc điếu văn tưởng nhớ ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Straits Times.
  • 13h57icon
    1427612356199086-9882-1427612919.jpg
    "Chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục xây dựng đất nước đặc biệt này. Hãy cũng nhau xây dựng đảo quốc này thành nơi phản ánh lý tưởng mà ông đã chiến đấu để tạo nên, và xứng đáng với những người đã xây dựng nên một Singapore, tổ quốc và quê hương chúng ta ngày hôm nay", Thủ tướng Lý Hiển Long kết thúc bài diễn văn. Ảnh: Straits Times
  • 13h20icon
    Ông Lý Quang Diệu mang lại cho chúng ta lòng dũng cảm, để đối diện với một tương lai bất trắc. Ông là một người thẳng thắn, không bao giờ tránh né những sự thật khắc nghiệt, với bản thân ông hoặc với người Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long nói.
  • 13h14icon
    1427609851664835-5046-1427610926.jpg
    "Trên tất cả, không chỉ là một chiến sĩ, mà ông còn thành công trong việc xây dựng nên một quốc gia", Thủ tướng Lý phát biểu trong bài điếu văn. Ảnh: StraitsTimes.
  • 13h10icon
    long-8390-1427610982.jpg
    Thủ tướng Lý Hiển Long, con trai ông Lý Quang Diệu, mở đầu lễ truy điệu. Ảnh: Straitstimes
    "Đây là một tuần u ám với Singapore. Ánh sáng dẫn dắt chúng ta suốt bao năm qua đã tắt. Chúng ta mất đi người cha lập quốc Lý Quang Diệu, người đã sống và thở với Singapore trong suốt cuộc đời mình", ông Lý Hiển Long nói, trước khoảng 2.200 người tham dự lễ truy điệu cha ông. 
  • 12h55icon
    tang-7399-1427610534.jpg
    Lễ truy điệu ông Lý Quang Diệu bắt đầu. Ảnh: Straitstimes
  • 12h55icon
    Lễ tang tổ chức ở UCC có sự tham dự của gia đình Thủ tướng Lý Hiển Long, Tổng thống  Singapore Tony Tan Keng Yam, các bộ trưởng, thẩm phán, nghị sĩ và lãnh đạo quốc gia hơn 20 nước trên thế giới, cũng như 2.000 người dân Singapore được mời đến.
    1427608631254767-1520-1427609857.jpg
    Quang cảnh bên trong Trung tâm Văn hoa Đại học (UCC) thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Ảnh: StraitsTimes
    Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Campuchia Hun Sen,
    Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Australia Tony Abbott và cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton (từ trái sang) tại lễ truy điệu. Ảnh: StraitsTimes
  • 12h50icon
    linh-cuu-6767-1427609813.jpg
    Linh cữu ông Lý Quang Diệu được đưa vào địa điểm tổ chức lễ truy điệu. Ảnh: Straitstimes
  • 12h40icon
    xe-tang-4518-1427609606.jpg
    Đoàn xe đưa linh cữu ông Lý Quang Diệu đi vào Trung tâm Văn hóa Đại học thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nơi diễn ra lễ truy điệu từ 14 h đến 17h hôm nay. Ảnh: Straitstimes
  • 12h30icon
    dan2-3404-1427609279.jpg
    Đông đảo người dân Singapore đứng bên đường vẫy chào tiễn biệt ông Lý Quang Diệu lần cuối. Straitstimes
  • 12h20icon
    Funeral procession passes through HDB estate in Jalan Bukit Merah
    Đoàn xe đi qua khu vực HDB ở đường Jalan Bukit Merah. Đám đông người già, người trẻ, cầm hoa, vẫy cờ Singapore. Hàng chục nghìn người bất chấp trời mưa như trút, nối dài suốt 15 km để tiễn biệt cựu thủ tướng lần cuối.  Ảnh: StraitsTimes
    A banner in Chinese which reads "Rest in peace, Mr Lee Kuan Yew" was displayed along the road. Crowds, young and old, holding up umbrellas, flowers and waving the Singapore flag.
    Biểu ngữ bằng tiếng Trung: "Hãy yên nghỉ, ngài Lý Quang Diệu" được đặt dọc đường. Ảnh: StraitsTimes
  • 12h15icon
    Người dân Singapore tung cánh hoa tiễn biệt ông Lý Quang Diệu bên cạnh tấm biển "Tạm biệt cha". Ảnh: CNA
    Người dân Singapore tung cánh hoa tiễn biệt ông Lý Quang Diệu bên cạnh tấm biển "Tạm biệt cha". Ảnh: CNA
    hoc-sinh-5604-1427615368.jpg
    Học sinh dàn hàng trên đường tiễn cựu thủ tướng. Ảnh: CNA
  • 12h08icon
    Mourners at Cantonment Complex thoroughly soaked as they await the funeral cortege to pass.
    Những người đến tiễn đưa tại khu Cantonment Complex ướt sũng khi chờ đoàn xe chở linh cữu ông Lý đi qua. Ảnh: StraitsTimes
    CBPdUXlVIAA1usn-1988-1427611018.jpg
    Một phụ nữ không cầm được nước mắt dọc đường xe chở linh cữu cựu thủ tướng đi qua. Ảnh: CNA
  • 12h02icon
    Đoàn xe đi qua trung tâm NTUC. Ảnh:
    Người dân đội mưa, vẫy cờ khi đoàn xe đi qua trung tâm NTUC. Ảnh: StraitsTimes
  • 11h56icon
    Đám đông vẫy cờ, hò reo, hô vang "Lý Quang Diệu", khi xe kéo pháo chở linh cữu cựu thủ tướng đi qua Toà án Tối cao. (Video: StraitsTimes)
  • 11h52icon
    Loạt đầu tiên The first round of a 21-gun salute has been fired from four ceremonial howitzers on the Padang, as the gun carriage bearing Mr Lee Kuan Yew's casket makes its way around the Padang.
    Loạt đầu tiên trong 21 loạt pháo đại bác phóng từ 4 bích kích pháo ở khu quần hợp Padang, khi xe kéo pháo chở linh cữu ông Lý đang đi vòng quanh Padang. Ảnh: StraitsTimes
  • 11h43icon
    ruoc-linh-cuu-6368-1427604757.jpg
    Lễ rước linh cữu bắt đầu trong lúc mưa nặng hạt. Ảnh: StraitsTimes
  • 11h32icon
    Lễ di quan bắt đầu, khi 8 sĩ quan từ lực lượng quân đội, không quân, hải quân và cảnh sát bắt đầu nâng linh cữu ông Lý Quang Diệu tại toà nhà Quốc hội. Đây là nơi quàn thi hài cựu thủ tướng Singapore từ hôm 25/3 để người dân đến viếng. 
    ly-quang-dieu-1994-1427604442.png
    Linh cữu ông Lý Quang Diệu được nâng lên tại toà nhà Quốc hội. Ảnh chụp màn hình: MediaCorp
  • 11h10icon
    tt-ly-hien-long-9803-1427602997.jpg
    Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có giây phút yên lặng bên linh cữu cha trước lễ rước. Ảnh chụp màn hình: MediaCorp
  • 11h00icon
    After a week of largely fair weather, it is now bucketing across many parts of Singapore. Our reporters near City Hall says there are loud claps of thunder.
    Sau một tuần thời tiết khá tốt, mưa hiện trút xuống nhiều nơi ở Singapore. Ảnh chụp tại khu vực gần toà thị chính. Ảnh: CNA
  • 10h54icon
    cau-fullerton-1550-1427602063.jpg
    Đám đông đội mưa trên cầu Fullerton. Ảnh: StraitsTimes
  • 10h46icon
    ly-hien-long-9015-1427601723.jpg
    Thủ tướng Singapore và gia đình đi trên chiếc xe mini bus trắng vừa tới toà nhà Quốc hội. Ảnh: StraitsTimes
  • 10h02icon
    2-1504-1427599285.jpg
    Ảnh: CNA
    "Vô cùng cảm động", Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long viết trên trang Facebook về tình cảm của người dân đối với cha ông. 
    Ông cũng kêu gọi người Singapore dành 4 phút mặc niệm vào 16h hôm nay. "Đây là khoảnh khắc đặc biệt để chúng ta cùng chia sẻ và tưởng nhớ", ông viết.
  • 9h30icon
    1-5214-1427597625.jpg
    Người dân ngồi dọc hai bên đường, nơi linh cữu Lý Quang Diệu được rước qua. Ảnh: CNA
    Lễ rước linh cữu Lý Quang Diệu, người qua đời sớm ngày 23/3, bắt đầu vào 12h30 với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, giữa những hồi còi dài của hải quân và đội hình máy bay của không quân tiễn biệt nhà lập quốc.
    Người dân Singapore đã bắt đầu xếp hàng dọc theo đường St Andrew để tiễn biệt thủ tướng đầu tiên của nước này.
  • 9h00icon
    3-1902-1427598016.jpg
    Những địa điểm linh xa Lý Quang Diệu được rước qua. Ảnh: CNA
    Linh cữu Lý Quang Diệu được rước qua nhiều địa điểm nổi bật của Singapore, bắt đầu từ tòa nhà quốc hội, qua một số nơi như nhà quốc hội cũ, tòa thị chính, và kết thúc ở UCC (University Cultural Centre), nơi tang lễ cấp quốc gia dự kiến được tổ chức vào 14h.