Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Ghi chép tại tang lễ cụ Nhu




Ghi chép tại tang lễ cụ Nhu


0

    





Trong những vòng hoa đến viếng cụ Nhu, người ta thấy có vòng hoa của Thiếu tướng Trương Giang Long - người vừa bị thất sủng do những phát biểu chống Tàu
Cha ruột ông Đinh La Thăng – cụ Đinh Văn Nhu sinh năm 1932 đã từ trần vào 15h46 phút ngày 26/01/2018 (tức ngày 10/12 năm Đinh Dậu), hưởng thọ 87 tuổi.
“Có nhiều người hỏi tôi về đám tang ngày hôm qua của cụ Nhu, bố anh Đinh La Thăng. Tôi không phải là ruột thịt của gia đình cụ để có thể chia sẻ và trả lời cặn kẽ. Tôi là bạn vong niên của anh Thăng, quen và chơi với nhau theo kiểu dọc đường gặp khách hào hoa, khi anh Thăng là ĐBQH quê tôi, có anh Nam Lê biết rõ chuyện này. Vì là quan hệ bạn bè, nên tôi chưa từng viết một dòng khen, chê nào về chính khách Đinh La Thăng trên báo. Có gì cần góp hay khuyên anh, tôi nói bên chén rượu, cuộc trà.
Tôi đến viếng đám tang cụ Nhu, có nhiều người quen ra níu áo tâm sự, có cả những người lạ ra bắt chuyện – vì họ nhận ra tôi trên mạng xã hội. Hôm bị cáo Đinh La Thăng ra toà, tôi có viết một bài, nhiều người đọc. Tôi gặp đôi chút rắc rối với bài viết ấy, cũng không sao, bởi sự nghi kỵ, suy diễn vẫn tồn tại trong não bộ con người. Trong suy nghĩ của tôi, đạo làm người thì công tội phân minh, dám làm dám chịu. Nhưng khi anh Thăng sa cơ, tôi nhìn người bạn vong niên của mình ở góc độ thân – phận – con – người.
Có cả ngàn vòng hoa viếng đám tang, không chỉ dành cho người đã khuất. Tôi giật mình vì có vòng hoa ghi tên Đinh La Thăng, đọc kỹ thì là của một nhóm người không quen biết, họ ghi là “fan hâm mộ Bí thư Thăng kính viếng”. Một cậu em có chụp lại hình, nhưng tôi không đưa lên fb, bởi không muốn gặp sự suy diễn của những não trạng bất bình thường. Tôi thấy cảm động trước tình cảm của nhiều cán bộ từng công tác với anh Thăng, họ đến hoặc gửi hoa viếng rất đàng hoàng, chính danh; nhiều nhà báo và cơ quan báo chí, khi anh Thăng làm tốt họ khen, khi anh Thăng có khuyết điểm họ phê bình, đã đến viếng ông cụ một cách ân tình… Ấy là lẽ thông thường trong cuộc sống chúng ta, cuộc sống của con người, chất người, nhân văn, nhân ái.
Một người bạn của tôi nói: đến một đám tang, trong hoàn cảnh gia đình anh Thăng như hiện tại, thì thấy hết được thế thái nhân tình. Đúng vậy. Anh Thăng từng là chính khách. Nên chiêm nghiệm của tôi đầu tiên là về hai chữ “đồng chí”. Bố mẹ tôi, bố mẹ vợ tôi, ông bà chúng tôi đều là những người cộng sản mẫu mực, nên lâu nay tôi vẫn hiểu rằng đồng chí không chỉ là những người cùng chí hướng “súng bên súng đầu sát bên đầu”, mà còn là “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
Hẳn nhiên, ghét nhau thì không đến, coi thường nhau thì không chơi. Nhưng, qua một đám tang, quan sát kỹ, tôi cũng thấy được những bộ mặt giả nhân giả nghĩa, và cả những dạng nhân không đáng mặt con người… Tôi biết rõ, trong số ấy, khi anh Thăng đương chức, thì luôn nịnh bợ xum xoe, tuần chay nào cũng có nước mắt… Nhưng, khi anh vướng vào vòng lao lý, thì đã ngay lập tức lên sân khấu diễn trò.
Tôi viết mấy dòng này, như nén nhang tiễn biệt cụ Nhu, cũng là để trả lời những người quan tâm, dưới góc độ cá nhân.
Sáng nay, sau khi chở con đến lớp, tôi ngồi uống cafe và xoá những số điện thoại không cần lưu trong danh bạ.”
Theo Facebook Lê Kiên

Thân phụ ông Đinh La Thăng từ trần

Thân phụ ông Đinh La Thăng từ trần

Cho tới nay, có thể nói Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên bộ Chính Trị, bí thư thành ủy Tp. Hồ Chí Minh là người giữ chức vụ to nhất đứng trước vành móng ngựa.
Ở phiên xử diễn ra vừa qua, ông Đinh La Thăng đã sụt sùi khi nghĩ tới việc người cha gia có thể qua đời trong thời gian ông ở tù, mà ông sẽ không có cơ hội vĩnh biệt cha.
Như một điềm gở, cha ông Thăng, cụ Đinh Văn Nhu vừa mất chiều nay, ngày 26/01/2018, sau một thời gian dài đau ốm.
Theo chia sẻ của một nhà báo trên trang mạng xã hội, thì ông cụ thân sinh ra cựu Ủy viên bộ Chính Trị mất lúc 15h40 phút. Trước đó ông Thăng có được trại giam cho về nhìn mặt bố lần cuối. Ông được ở bên cha khoảng 1 giờ, sau khi ông đi, thì người cha qua đời.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều người nói lời chia buồn, coi nghĩa tử là nghĩa tận.
Nhưng hiện nay, chưa có bất kỳ trang báo nào đưa tin về việc này, cũng không rõ các báo có đưa tin hay không.
Việt Nam thường đối xử với những người thất sủng bằng cách xóa đi những gì tốt đẹp trước đó và tránh nhắc tới họ.
Lần gần đây nhất,thân mẫu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng ra đi trong lặng lẽ, không có tờ báo nào đưa tin và trong những bức ảnh được lưu truyền trên mạng xã hội, không thấy vòng hoa phúng viếng từ chính phủ hay sự có mặt của quan chức đương thời nào.
Ông Thăng bị tuyên 13 năm tùtrong phiên xử kéo dài 2 tuần liên quan tới Tổng công ty xây lắp dầu khí. Ông sẽ phải ra tòa ít nhất 1 lần nữa vì những thất thoát kinh tế liên quan tới ngân hàng OceanBank.
Bản tin sẽ tiếp tục được cập nhật
Đàn Chim Việt tổng hợp

Sai phạm "động trời" của Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long

Sai phạm "động trời" của Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long

Thứ Tư, 31/01/2018, 15:30:19
 Font Size:     |        Print

Trụ sở Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long tại phường 4, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
NDĐT - Thời gian qua, phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại tỉnh Vĩnh Long đã nhận được đơn tố cáo của tập thể cán bộ, nhân viên, phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Vĩnh Long về những sai phạm kéo dài và có hệ thống của ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long, nhưng được bao che, xử lý nhẹ khiến dư luận bức xúc.
Ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long đã tự ý chuyển nhượng bản quyền phim truyền hình, chương trình giải trí với Đài Truyền hình VietFaceTV (Hoa Kỳ) mà không thông qua Ban Giám đốc; không xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền cấp trên; hoàn toàn không kiểm soát nội dung.
Theo đó, từ năm 2011, ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long đã âm thầm bán, chuyển nhượng bản quyền phim truyện truyền hình, chương trình giải trí với Công ty VietFace Media Group, INC (Đài Truyền hình VietFaceTV – trực thuộc Trung tâm Thúy Nga, Paris by Night – Hoa Kỳ).
Các quyết định chuyển nhượng quyền khai thác phim do ông Lê Quang Nguyên tự ký đều không có phiếu trình qua các phòng chức năng có liên quan, không có biên bản đánh giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản và giấy ủy quyền của các đối tác khi đến nhận phim tại Đài PT-TH Vĩnh Long.
Trong các hợp đồng chuyển nhượng bản quyền phim, chương trình giải trí với Công ty VietFaceTV và các đối tác nước ngoài, cũng như sau khi hết hạn bản quyền chuyển nhượng của các hợp đồng không có thỏa thuận ràng buộc, giao kết trách nhiệm về thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của cơ quan có thẩm quyền khi phát hành phim ngoài lãnh thổ Việt Nam; không ghi đầy đủ thông tin số tài khoản, nơi mở tài khoản của các đối tác (bên B) là không đúng theo mẫu hợp đồng kinh tế.
Đến nay, các hợp đồng chuyển nhượng đã thanh lý xong, số tiền này được hạch toán vào doanh thu của Đài TP-TH Vĩnh Long theo dõi trên sổ sách kế toán.
Theo thông báo kết luận số 04 của Tỉnh ủy Vĩnh Long, Ban Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long chưa kiểm soát được nguồn chương trình sau khi đã chuyển nhượng cho các đối tác ở nước ngoài, như: Chương trình “Trái tim nhân ái” do Đài PT-TH Vĩnh Long sản xuất, sau khi phát sóng chuyển nhượng cho Đài Truyền hình VietFaceTV của Trung tâm Thúy Nga Paris by Night đổi tên thành “Những mảnh đời” để kêu gọi ủng hộ từ thiện trong cộng đồng người Việt tại Mỹ và Canada...
Nguồn thu ủng hộ của kiều bào từ chương trình “Những mảnh đời” do Đài Truyền hình VietFaceTV cung cấp trong hai năm qua khoảng 1.500.000 USD (tương đương hơn 30 tỷ đồng Việt Nam). “Qua đối chiếu với các hồ sơ, chứng từ có liên quan thì các kiều bào ở nước ngoài ủng hộ chuyển về Đài PT-TH Vĩnh Long số tiền là 8.326.305.600 đồng. Số chênh lệch còn lại khoảng 22 tỷ đồng thì chưa có cơ sở làm rõ”, nội dung thông báo kết luận nêu.
Cũng theo nội dung Thông báo kết luận trên, việc ông Lê Quang Nguyên chuyển nhượng bản quyền phim với Công ty VietFaceTV khi chưa có giấy phép của Cục Điện ảnh, không dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là chưa đúng, đã vi phạm tại Điểm a, Khoản 1, Điều 30 Luật Điện ảnh năm 2006; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18-6-2009 của Quốc hội và tại văn bản số 297/PC ngày 9-9-2015 của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; văn bản số 637/ĐA-PBP ngày 11-9-2015 của Cục Điện ảnh “về việc hướng dẫn một số nội dung liên quan đến thẩm quyền xuất khẩu phim”.
“Năm 2011, chỉ có Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình kỹ thuật số VTC và Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (HVT) được Ban Tuyên giáo T.Ư và Bộ Thông tin – Truyền thông cho phép thực hiện chương trình ra nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị “về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” nhưng đòi hỏi phải có lộ trình, có sự cấp phép và giám sát của cơ quan chức năng. Đồng thời, phải có sự ràng buộc cụ thể về mặt pháp lý trong việc sử dụng nguồn chương trình của phía đối tác nước ngoài, tránh việc tùy tiện chỉnh sửa, biên tập lại nội dung. Ban Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long chưa phối hợp các ngành chức năng trong việc quản lý để kênh truyền hình VietFaceTV tùy tiện đến Việt Nam kiểm tra việc chuyển quỹ “Trái tim nhân ái” (Những mảnh đời – PV) bằng phóng sự là vi phạm quy chế về hợp tác báo chí quốc tế”, Thông báo kết luận nêu rõ.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Bùi Văn Nở, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Long cho biết, việc kiểm tra sai phạm của ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long cũng xuất phát từ nội dung đơn tố cáo. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra vào cuộc làm rõ các nội dung tố cáo và phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Cũng theo ông Bùi Văn Nở, chương trình “Trái tim nhân ái” của Đài PT-TH Vĩnh Long sau khi chuyển ra nước ngoài được Đài Truyền hình VietFaceTV đổi tên na ná là “Những mảnh đời” để vận động. Đây là hội Việt kiều tại Hoa Kỳ và Canada, qua một chương trình từ thiện, góp tiền xong là chuyển cho chị Như (bà Đào Ngọc Như, vợ ông Lê Quang Nguyên). Việc bà Đào Ngọc Như hai lần nộp tiền hộ cho Công ty VietFaceTV vào tài khoản Đài PT-TH Vĩnh Long tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Vĩnh Long đã tạo ra dư luận không tốt.
Một luật sư nhận định, còn một số vấn đề khuất tất cần được làm rõ trong các sai phạm của ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài PT-TH Vĩnh Long và những người có liên quan. Trong đó, đáng chú ý là số tiền 22 tỷ đồng trong tổng số 1.500.000 USD do kiều bào chuyển về Việt Nam ủng hộ người nghèo qua chương trình “Những mảnh đời” của Đài Truyền hình VietFaceTV mà Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Long cho rằng chưa đủ cơ sở làm rõ.
“Chưa đủ cơ sở làm rõ thì phải đề nghị thanh tra hoặc chuyển cho Cơ quan điều tra. Vì đây là hoạt động kinh tế nên cần thiết phải chuyển cho Cơ quan điều tra. Mặt khác, cần làm rõ vì sao phía Đài Truyền hình VietFaceTV (Hoa Kỳ) chuyển tiền cho bà Đào Ngọc Như (vợ ông Lê Quang Nguyên)?
Việc lập hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài mà không có thông tin tài khoản của đối tác (bên B) là có vấn đề, vì đối tác không thể mang tiền mặt thanh toán trực tiếp.
Hoạt động xuất khẩu phim, văn hóa phẩm phải chịu nhiều khoản thuế. Việc hạch toán doanh thu từ hoạt động này vào Đài PT-TH Vĩnh Long có dấu hiệu của việc trốn thuế hay không?
Thiết nghĩ, những khuất tất này có dấu hiệu của tội phạm hình sự nên cần phải được làm rõ”, Luật sư nêu quan điểm.
Cần làm rõ số tiền 22 tỷ đồng do Đài VietFaceTV (Hoa Kỳ) chuyển cho Đài PT-TH Vĩnh Long giúp đỡ người nghèo nhưng không có trong sổ sách. (Ảnh chụp màn hình)
Bài và ảnh: BÙI QUỐC DŨNG

Bọn buôn bán động vật hoang dã đang lạm dụng mạng xã hội

Bọn buôn bán động vật hoang dã đang lạm dụng mạng xã hội

RFA
2018-01-31

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
Nhân viên hải quan Indonesia trưng bày một con rùa tại văn phòng hải quan gần sân bay quốc tế Jakarta hôm 16/5/2017
Nhân viên hải quan Indonesia trưng bày một con rùa tại văn phòng hải quan gần sân bay quốc tế Jakarta hôm 16/5/2017
AFP
Cảnh sát Indonesia, vào ngày 31 tháng Một bắt giữ một nhóm bị tình nghi buôn bán cá sấu, trăn và một số loài động vật hoang dã được bảo vệ qua Facebook và qua WhatApp.
Phát ngôn nhân của Cảnh sát Jakarta cho biết những kẻ tình nghi đã đăng hình của động vật lên Facebook và What App để rao bán. Những người nào muốn mua các động vật này thì sẽ hẹn gặp với người bán để thực hiện giao dịch.
Những người buôn bán động vật hoang dã ở Indonesia có thể bị tuyên án 5 năm tù giam.
Trong thương vụ vừa bị bắt giữ gồm có hai con cá sấu, hai con trăn lưới, 6 con mèo rừng, một cặp vượn, cùng một số loài chim cần được bảo vệ. Các con vật này đã được trao cho tổ chức bảo tồn động vật ở Jakarta.
Vụ việc vừa nêu là một trường hợp mới nhất cho thấy mạng xã hội là một thị trường trực tuyến trọng điểm để buôn bán động vật hoang dã, khi các nhà bảo tồn động vật cho rằng những tập đoàn công nghệ khổng lồ đã không đủ sức để ngăn chặn hoạt động thương mại này trên mạng xã hội.
Hồi đầu tháng Giêng, tổ chức theo dõi về buôn bán động vật hoang dã TRAFFIC lên tiếng cảnh báo Facebook là một trang mạng xã hội được sử dụng hàng đầu trong việc buôn bán động vật hoang dã trái phép ở Philippines, với hàng ngàn con cá sấu, rắn, rùa chỉ trong vòng 3 tháng.
TRAFFIC đồng thời cũng cảnh báo tệ nạn buôn lậu tê tê góp phần vào tình trạng buôn bán bất hợp pháp hàng ngàn động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Indonesia.

Việt Nam sẽ lập danh sách các kênh YouTube “sạch”

Việt Nam sẽ lập danh sách các kênh YouTube “sạch”

RFA
2018-01-31

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
Hình chụp hôm 20/11/2017: logo của công ty Google trên màn hình máy tính.
Hình chụp hôm 20/11/2017: logo của công ty Google trên màn hình máy tính. 
AFP
Bộ Thông Tin và Truyền Thông sẽ có giải pháp ngăn chặn video xấu, độc trên Youtube, Google. Đó là khẳng định của ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử, tại buổi tọa đàm “An toàn thương hiệu trong thời đại kinh tế số”, diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 30 tháng 1 năm 2018.
Ông Lê Quang Tự Do cho biết, Bộ TT & TT sẽ tạo ra một danh sách các kênh có “nội dung sạch” có tên là Danh sách trắng. Trước đây, Bộ TT&TT mới chỉ lập Danh sách đen là danh sách các kênh có nội dung xấu, độc, nên “danh sách trắng” là các trang có nội dung sạch, các nhãn hãng có thể quảng cáo, còn danh sách đen là các trang có nội dung có nội dung xấu độc, các nhãn hàng không nên có quảng cáo xuất hiện.
Cũng theo Ông Lê Quang Tự Do, hiện có 78 ngàn kênh YouTube của người Việt Nam, mỗi tháng có khoảng 4 tỷ phút video clip được đăng lên YouTube. Và nội dung của những clip này đều là hậu kiểm, bất cứ ai cũng có thể lập tài khoản và đăng tải bất cứ thứ gì. Với đặc điểm này Việt Nam không thể kiểm soát trước nội dung, việc hậu kiểm luôn trong tình trạng quá tải. Do đó Ông Do nói chỉ còn một cách phải lập ra danh sách kênh sạch được các những cá nhân, tổ chức cam kết và đăng ký với Bộ TT&TT.
Vị đại diện của Bộ TT&TT cũng nói rõ rằng giải pháp “Danh sách trắng” tuy chưa được Google ủng hộ, nhưng đã nhận được sự ủng hộ các đại lý quảng cáo và các công ty trong nước. Do đó Bộ TT&TT sẽ tiếp tục làm việc với Google về giải pháp này.
Ông Phó Cục trưởng cũng tiết lộ, dự kiến cuối tháng 2 năm 2018, giải pháp “Danh sách trắng” sẽ bắt đầu được triển khai và đây cũng sẽ là giải pháp giúp chính phủ thu thuế của những người kinh doanh trên mạng xã hội.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết theo yêu cầu của nhà nước Việt Nam, trong năm 2017 Google đã ngăn chặn và gỡ bỏ gần 6.500 trong số 7.500 video clip mà phía Việt Nam yêu cầu gỡ bỏ khỏi Youtube và 6 trò chơi bị lấy khỏi Google Play do vi phạm pháp luật Việt Nam.

Việt-Mỹ đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng lần thứ 9

Việt-Mỹ đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng lần thứ 9 

RFA
2018-01-30
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt nam Ngô Xuân Lịch (giữa) tại Bộ Quốc phòng ở Hà Nội hôm 25/1/2018
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt nam Ngô Xuân Lịch (giữa) tại Bộ Quốc phòng ở Hà Nội hôm 25/1/2018
AFP
Đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 9 diễn ra vào ngày 30 tháng 1 năm 2018 tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Hà Kim Ngọc cùng Phó Trợ lý Ngoại trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Tina Kaidanow, đồng chủ trì cuộc đối thoại vừa nêu.
Cả hai phía ghi nhận những tiến triển được đánh giá là tích cực đã đạt được từ khi Hà Nội và Washington xác lập quan hệ Đối Tác Toàn Diện vào năm 2013. Năm 2017 cũng được cho là một năm thành công trong quan hệ ngoại giao Việt- Mỹ với chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, vào tháng năm và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Donald Trump nhân dịp thượng đỉnh Diễn đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á- Thái Bình Dương APEC vào tháng 11.
Đại diện phía Việt Nam, thứ trưởng Hà Kim Ngọc, nhắc lại chuyến thăm Việt Nam mới diễn ra của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ trong hai ngày 24 và 25 tháng 1 năm 2018.
Đây là đối thoại thường niên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Mục tiêu được nói nhằm thảo luận về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế mà cả hai phía cùng quan tâm. Ngoài đại diện Bộ Ngoại giao, phía Việt Nam còn có đại diện Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng. Phía Mỹ ngoài đại diện Bộ Ngoại giao còn có đại diện Bộ Quốc Phòng và Cơ quan Viện Trợ Phát triển của Hoa Kỳ.
Đối thoại chính trị- an ninh-quốc phòng Việt Nam- Hoa Kỳ lần thứ 10 sẽ diễn ra tại thủ đô Washington DC của Mỹ.
Cũng trong ngày 30 tháng 1, Tổ chức Cựu Binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam trao cho Hội Cựu Chiến Binh Tỉnh Quảng Trị  hồ sơ hài cốt bộ đội Việt Nam chết tại cầu Khe Gió vào năm 1971. Chiếc cầu này nay được đổi tên là cầu Đầu Mầu thuộc xã Cam Thành, huyện Cam Lộ.
Sau khi giao bộ hồ sơ, Tổ chức Cựu Binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam đi thăm Căn cứ 421 Tân Lâm, Quảng Trị, một căn cứ có hỏa lực mạnh trong hệ thống phòng thủ Đường 9 của Quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Thống kê cho thấy từ năm 1994 đến nay, Tổ chức Cựu Binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam đã cung cấp khoảng 12 ngàn trường hợp bộ đội Việt Nam chết, mất tích trong cuộc chiến, thông qua chương trình có tên ‘Sáng Kiến Cựu Chiến Binh’. Từ đó phía Việt Nam có thể tìm kiếm, cất bốc và quy tập khoảng 1500 hài cốt bộ đội.
Chương trình Sáng Kiến Cựu Chiến Binh cũng vận động, quyên góp được hơn 20 ngàn đô la Mỹ để xây dựng Trạm Xá Hòa Phong, thành phố Đà Nẵng và tạo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động chung.

Uỷ ban Kiểm tra TW kỷ luật một số cán bộ

Uỷ ban Kiểm tra TW kỷ luật một số cán bộ

RFA
2018-01-26

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
Ông Lê Phước Thanh
Ông Lê Phước Thanh
Ảnh: chinhphu.vn
Cũng trong ngày 26 tháng giêng, trang thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam, thông báo chính thức về việc xem xét, thi hành kỷ luật đối với các ông Lê Phước Thanh, nguyên Bí thư tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Đinh Văn Thu, phó Bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch tỉnh Quảng Nam, và ông Huỳnh Khánh Toàn, UB ban thường vụ tỉnh uỷ, phó chủ tịch thường trực tỉnh Quảng Nam.
Quyết định trên được đưa tại kỳ họp 21 và 22 của Uỷ ban Kiểm tra trung ương nhóm họp trong tháng Giêng vừa qua tại Hà Nội.
Cũng trong kỳ họp này, UB kiểm tra TW cũng đưa ra những xem xét kết quả giám sát đối với Ban cán sự đảng của Bộ Giao thông vận tải liên quan đến việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ I, các bộ Công thương, khoa học công nghệ, kế hoạch đầu tư, tài chính và xây dựng liên quan đến vi phạm xảy ra tại Tập đoàn dầu khí PetroVietnam và sự cố môi trường biển xảy ra tại dự án Formosa Hà Tình…
Ngoài ra, UB kiểm tra TW cũng xem xét thi hành kỷ luật đối với một số lãnh đạo tỉnh Nghệ an, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và một số cá nhân khác.

Hồ sơ FBI của kẻ “phản động” Martin Luther King, Jr.


Hồ sơ FBI của kẻ “phản động” Martin Luther King, Jr.



35 năm qua, hằng năm vào ngày thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng Giêng, người Hoa Kỳ có một ngày lễ toàn liên bang để vinh danh ngày sinh của nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng, Mục sư Martin Luther King, Jr. Thế nhưng ít ai biết rằng, khi còn sống, ông đã bị chính quyền – đặc biệt là Cục Điều tra Liên bang (FBI) – theo dõi và giám sát chặt chẽ vì những hoạt động đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và phản đối chiến tranh Việt Nam.
Năm 1976, một ủy ban điều tra của Quốc hội Hoa Kỳ (Ủy ban điều tra 1976) đã tổ chức hàng chục buổi điều trần tại Thượng viện dưới sự lãnh đạo của Thượng nghị sỹ Frank Church. Ủy ban này đã được thành lập với mục đích làm rõ toàn bộ “cuộc chiến” giữa cơ quan FBI và Mục sư King trải dài suốt gần hai thập kỷ.
Những báo cáo do ủy ban đưa ra đã khiến công luận sửng sốt về những phương pháp theo dõi người dân bất hợp pháp, như lén ghi âm các cuộc điện đàm và cài cắm gián điệp vào các tổ chức dân sự, đã được cơ quan điều tra liên bang hàng đầu thực hiện trong hai thập niên 1950 và 1960.
Trong bối cảnh lịch sử của cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và khối Cộng sản quốc tế ở thời điểm đó, những hoạt động xã hội của Mục sư King khiến cho ông bị FBI nghi ngờ là một kẻ thân Cộng và là một người cổ xúy cho các giá trị của chủ nghĩa xã hội. Và mặc dù không có căn cứ pháp lý, nhưng Giám đốc FBI khi đó, J. Edgar Hoover, vẫn kiên quyết tiến hành theo dõi King.
Hoover đã nắm quyền lãnh đạo cơ quan FBI liên tục trong vòng 48 năm. Suốt quá trình đó, hồ sơ về Martin Luther King, Jr. do Hoover trực tiếp chỉ đạo được xem là một trong những tai tiếng lớn nhất trong lịch sử FBI.
Bắt đầu từ cuối thập niên 1950, FBI bắt đầu mở hồ sơ về các hoạt động xã hội của Martin Luther King Jr. và đặt chuyên án này vào chương trình điều tra về “Các vấn đề chủng tộc” (Racial Matters).
Những thông tin về hoạt động cổ xúy dân quyền của King đều bị thu thập. Việc này được FBI thực hiện như là một phần của một chiến dịch lớn và bao gồm rất nhiều cá nhân và tổ chức có các hoạt động về “lĩnh vực chủng tộc” (racial field).
Đến năm 1962, FBI lại mở thêm một chuyên án riêng đối với “đối tượng” Martin Luther King, Jr. nằm trong chương trình COMINFIL. Chương trình COMINFIL được phép điều tra những cá nhân và tổ chức xã hội chính thống tại Hoa Kỳ bị tình nghi là đã có người Cộng sản xâm nhập.
Theo một báo cáo của tổ chức Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) thực hiện năm 2002 thì việc cáo buộc Mục sư King có liên quan đến người Cộng sản là hết sức nực cười, vì King luôn phê  bình rất nghiêm khắc tư tưởng của Marx trong các tài liệu của mình. Hơn thế, toàn bộ hồ sơ mà FBI đã thu thập về Mục sư King cũng chẳng đưa ra được bất kỳ bằng chứng gì để cho thấy King và những tổ chức của ông – ví dụ như Hội đồng Lãnh đạo Cơ đốc giáo Miền Nam (SCLC) – có liên quan đến Quốc tế Cộng sản.
Mặc dù là thế, FBI đã theo dõi Mục sư King dưới hai cuộc điều tra nói trên cho đến khi ông qua đời vào năm 1968. Các tài liệu của Ủy ban điều tra 1976 cho thấy, hai cuộc điều tra này đã được thực hiện song song và nhân viên FBI thường xuyên trao đổi thông tin mà họ thu thập được về Mục sư King với nhau.
Ngoài ra, chương trình phản gián nổi tiếng COINTELPRO của FBI trong thời điểm đó còn nhắm đến King như là một đối tượng mà họ nhận định là có thể trở thành “Đấng cứu thế” của người da đen tại Hoa Kỳ, cũng như có tiềm năng khiến cho cộng đồng này mở ra một phong trào vũ trang ngay trong lòng nước Mỹ.
Sau khi hoàn tất cuộc điều tra năm 1976, Quốc hội Mỹ đã kết luận FBI đã đi ngược lại những chuẩn mực về điều tra hình sự và vi phạm các quyền công dân đối với hồ sơ của Mục sư King. Đáng phê phán nhất là các cuộc điều tra hình sự kéo dài hàng chục năm của FBI được thực hiện trong khi họ không có bất kỳ bằng chứng gì để nghi ngờ Mục sư King đã vi phạm pháp luật.
Điều này đã khiến hồ sơ Martin Luther King, Jr. trở thành một vết nhơ rất lớn trong lịch sử hơn 100 năm của FBI.
Để khắc phục hậu quả và thiết lập chuẩn mực mới cho FBI, gần như là ngay lập tức, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ dưới sự điều hành của Tổng chưởng lý Attorney Edward Levi đã ban hành hàng loạt các quy định đặc biệt giới hạn quyền lực của FBI khi tiến hành các cuộc điều tra nội địa đối với công dân Mỹ.
Những quy định nói trên chỉ được nới lỏng sau khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố vào tòa tháp đôi ngày 9/11/2001 ở New York.
Cuộc chiến chống khủng bố đã khiến Đạo luật Yêu nước (Patriot Act) được ban hành vào năm 2002 và một số cơ chế bảo vệ các quyền công dân đã bị chính quyền loại bỏ trong vài trường hợp để giúp cho việc điều tra dễ dàng hơn. Nổi tiếng nhất có thể là các điều khoản về việc theo dõi người dân của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), vốn từng bị dư luận lên án rất mạnh mẽ sau khi vụ việc Edward Snowden đổ bể.
Thế nhưng, chính Đạo luật Yêu nước càng khiến cho công chúng thấy được hồ sơ về Martin Luther King, Jr. của FBI là hết sức tồi tệ. Vì ngay cả khi áp dụng – một cách giả định – Đạo luật Yêu nước 2002 và các chuẩn mực được cơi nới trong thời kỳ chống khủng bố sau sự kiện 9/11, thì những gì mà FBI đã làm ra đối với Mục sư King cũng vẫn vi phạm trắng trợn luật điều tra liên bang.
Chuẩn mực hiện nay ở Mỹ dành cho công tác phản gián nội địa (domestic spying) của FBI, là họ phải chứng minh được đã có những dấu hiệu hợp lý (reasonable indication) cho thấy đối tượng cần theo dõi đã, đang, hoặc sẽ tiến hành những hành vi phạm tội hình sự liên bang.
Còn Mục sư Martin Luther King, Jr. đã dùng cả tính mạng của mình để chứng minh là ông đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, đòi hỏi quyền bình đẳng của người da màu và người nghèo, và ông là một người phản đối chiến tranh. Những điều đó không bao giờ có thể trở thành các “dấu hiệu hợp lý” để chứng minh khuynh hướng phạm tội ở trong bất kỳ xã hội nào.
Tài liệu tham khảo: