Này Hải, xem “Bác” diễn vở “Bác Hồ thăm quê” đây!
Hồ Ba Tàu (Danlambao) - “Tặng cháu Đoàn Ngọc Hải, Pct quận 1, khi Bác thấy cháu diễn vở “Con Mẹ Anh Hùng” chưa đạt, để Danlambao người ta cười nhạo quá. Nhìn Bác mà học để lần sau diễn cho tốt nhé. Bác Yêu.”
Tình cảm với cha mẹ, anh chị em, ông bà, tổ tông đó là thiêng liêng! Đó là một thứ “đặc sản” mà tạo hóa ban tặng cho con người, đi xa hơn 50 năm khi về bên bàn thờ thì Con Người sẽ khóc lóc mà thắp một nén nhang - Nhưng Hồ không hề có động tác này.
Hồ về thăm quê không có một tình cảm gì mà chủ yếu là… Diễn! Diễn cho các… cháu (Toàn dân Việt) biết đó đúng là… Nhà của “Bác”
Sự lạ! Xa “quê” từ lúc 15 tuổi, sau 52 năm đến khi 67 tuổi (năm 1957) mới về lần thứ nhất - Ấy mà cái gỉ gì gi, cái gì “Bác” cũng… nhớ!
***
(Theo cuốn: Bác Hồ Về Thăm Quê, Nxb Thuận Hóa, Huế 2007, Chu Trọng Huyến.)
I. Hồ diễn vở kịch: “Bác về thăm quê” 1 - 1957.
Xuất Diễn 1: “...Đồng chí chủ tịch xã đứng sẵn ở cổng nhà khách kính cẩn mời Bác vào... - Nhà khách là nơi để tiếp khách. Tôi là người nhà, tôi vào đây.
Hồi đó vì chưa xác định được vị trí cửa ngõ trước đây của nhà Bác nên để cho tiện ta đã mở lối thẳng vào chính giữa nhà. Bác bỏ qua lối đó mà đi sát về phía Tây vườn, rồi Người xắn cao ống quần mà bước vào và nói: - Cổng nhà tôi trước đi lối ni.
Các đồng chí phụ trách khu di tích mừng quá, vội chạy theo và cắm ngay chiếc cọc vào nơi Bác vừa chỉ. Thế là chấm dứt được một thời kỳ mò mẫm về việc xác định vị trí cửa ngõ và lối vào của nhà Bác...” (trang 74)
Nhận xét: “...chấm dứt được một thời kỳ mò mẫm về việc xác định vị trí cửa ngõ và lối vào của nhà Bác.” Chi tiết này cho biết là đã giết hết những người biết ngõ và lối vào nhà này!
Sao bảo Anh trai “Bác” còn sống tới 1950 và chị gái “Bác” còn sống tới 1954 cơ mà? Họ cũng không biết “vị trí cửa ngõ và lối vào” của nhà mình sao?
Ở đây vô tình đã nói lên 2 người kia cũng bị giết lâu rồi! Hay họ cũng bị đưa từ đâu về đó để làm kịch “Anh và Chị ruột” còn người thật thì đã giết hết từ trước rồi?
Tất nhiên Hồ chẳng thể nào biết lối vào!
Đã giết hết người biết rồi Hồ cứ nói đại, bọn con cháu cứ gọi là phục sát đất!
Ai mà phản ứng rằng: “ấy không phải đâu” thì lập tức sẽ “Đau bụng” mà chết ngay sau đó!
Xuất Diễn 2: “...Chỉ vào chiếc bàn thờ mới được phục chế, Bác nói: Ngày trước, bàn thờ của nhà tôi là một cái khung tre, treo bằng dây, không có khung đặt vững được như thế này.” (trang 75)
Xuất Diễn 3: “...Bước vào nhà trong, nhìn lại bộ phản mà ngày nhỏ Bác và anh Cả của Người vẫn nằm ngủ, Bác thốt lên:
- Ôi bộ phản này vẫn còn, bà con giữ tài thật!” (trang 75).
Xuất Diễn 4: “...Khi sắp bước ra, thấy nhà có mấy bức vách trát bằng hồ xây, Bác cười: Ngày ấy nhà tôi làm gì có “tường xây xi măng” như thế này!
Các cán bộ địa phương cười, có ý nhận lỗi trước Bác về cách tùy tiện trong sự phục chế của mình” (trang 75).
Xuất Diễn 5: “...Khi đứng giữa sân nhìn ra xung quanh vườn, Bác nhớ lại: Xưa kia, trước sân có hàng cau gồm năm cây, đến mùa cây nào cũng ra quả” (trang 75).
Xuất Diễn 6: “...Bác chỉ tay sang Trái:
- Ở góc sân bên này có cây bưởi đào” (trang 75).
Xuất Diễn 7: “...Và chỉ về phía đầu hồi:
- Đằng này có cây phật thủ. Mỗi dịp tết đến, gia đình tôi hái quả vào thờ” (trang 75).
Xuất Diễn 8: “....Bác lại trở ra với chính lối xưa, bác nhắc lại một lần nữa:
- Đường vào nhà xưa đi theo lối ni. Một bên (Bác chỉ sát bờ rào hàng xóm) có hàng cây dâm bụt; và một bên (chỉ về phía vườn nhà mình) là bờ mạn hảo” (trang 75).
Xuất Diễn 9: “...Dừng chân dưới gốc cây si già, chỉ tay về phía cuối đường thôn, nơi hồi nhỏ Bác thường ra chơi, Người hỏi:
- Cái giếng đằng ấy có còn không?
Có tiếng thưa:
- Dạ, giếng cốc vẫn còn, bà con mấy xóm vẫn múc nước ăn từ đó.” (trang 77).
Nhận xét: Ai đó vẽ sơ đồ, rồi “Bác” học thuộc lòng!
Xuất Diễn 10: “...Rẽ về phía trái, đến cạnh cay duối bên đường, chỉ vào một lối đi, bác hỏi: - Trong này trước có lò rèn của ông Điền, nay người ta còn rèn nữa không?”(trang 77).
Xuất Diễn 11: “...Vừa lúc đó, ông Điền từ trong cổng bước ra, Bác liền khoát tay gọi:
- Uơ, ông Điền còn đó.
Ông Điền vội chạy lại ôm chầm ngang cánh tay phải của Bác. Bác hỏi thân mật: - Ông được mấy người con?
- Dạ thưa Bác tôi được sáu đứa...” (trang 77).
Nhận xét: Có ai bạn hồi nhỏ, chia tay năm 15 tuổi mà 52 năm sau gặp lại khi đó đã 67 tuổi mà còn nhận ra ngay không?
Xuất Diễn 12: “...Bác rẽ vào nhà thờ họ Nguyễn Sinh. Khi Bác ra đi nhà thờ còn mái tranh vách nứa, nay đã được lợp ngói, xây tường gạch. Nhìn thấy lá cờ thêu bốn chữ Phó bảng phát khoa, Bác nói:
- Lá cờ làng tặng cha tôi khi ngài thi đỗ còn kia!” (trang 79).
Xuất Diễn 13: “...Bác dừng lại trước nhà ông Phương, cạnh đó. Ông Phương lớn hơn Bác độ mươi hai tuổi… Bác hỏi: - Ông Phương có nhà đấy không?
Có lời đáp: - Dạ thưa Bác, ông Phương mất cách đã mấy năm”(trang 80).
Xuất Diễn 14: “...Hồi này từ nhà Bác ra sân vận động đã có con đường mới, rộng và thẳng nhưng Bác không đi. Bác lần theo con đường ngày trước. Lối đi này hơi loanh quanh nhưng còn nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát.” (trang 81).
Xuất Diễn 15: “...Đến một vạt đất rộng, trên đó cây cối đã xanh tốt nhưng còn sót lại những tảng đá, những gạch vụn, Bác đưa tay chỉ ra nơi đó rồi nói:
- Xưa vùng này có miếu Khổng Tử, có đền nhà Bà và điếm canh; nay không còn thấy nữa!
Một cán bộ xã thưa:
- Dạ, những đền miếu và điếm lâu ngày bị hư hỏng. Xã đã cho dỡ chúng ra, lấy vật liệu làm thêm trường học cho các cháu.
- Bác gật đầu và nói để mọi người an tâm:
- Ừ, nhắc lại để mọi người biết thế thôi.” (trang 81).
Nhận xét: Chỉ có người dưng mới như vậy!
15 xuất diễn mà không hề thắp một nén nhang lên bàn thờ tổ, thờ ông bà, cha mẹ, không hề hỏi han mộ mẹ, mộ anh chị, (Chị mất mới 3 năm, anh mới 7 năm!)
Không hề hỏi thăm gì tới quê Ngoại vậy?
Tình quá!
Sau khi tập vở về thì bọn đàn em mới hoàn thiện thêm “quê ngoại”, và thế là nó đã chuẩn bị để 4 năm sau công diễn.
Thế mới thật là:
Hồ kia chẳng phải cháu con
Chỉ mải mê diễn - quên phần thắp hương.
***
II. Hồ diễn vở kịch: “Bác về thăm quê” 2 - 1961
(Sau khi diễn vở: “Bác về thăm quê” 1 thì Hồ mới biết thêm là “Sinh Cung” còn có quê ngoại!)
Xuất Diễn 1: “...Hai chiếc ô tô chở các đồng chí tiền trạm cùng anh chị em làm nhiệm vụ ghi âm, nhiếp ảnh, quay phim đi đầu rồi mới đến xe của Bác. Những người đi các xe đầu cứ tưởng lần này Bác cũng về làng Sen trước nên cứ chạy thẳng lên đó. Xe của Bác đi chậm hơn. Đến ngã ba đầu làng Mậu Tài, Bác đưa tay hướng cho đồng chí lái rẽ trái. Thế là Bác về làng Chùa, quê ngoại trước...” (trang 99).
Nhận xét: “Bác” nhớ đường giỏi thế! Thế tôi hỏi nhỏ: Lần trước “Bác” không biết là “Sinh Cung” còn có quê ngoại à?
Sau lần 1 mới hoàn thiện quê ngoại!
Xuất Diễn 2: “...Với tác phong nhanh nhẹn đến như bất ngờ, Bác xuống xe, bước thẳng vào ngôi nhà lớn. Đó là nhà cụ Đồ An, tức cụ Hoàng Đường, ông ngoại của Bác. Khi đã đi suốt mấy gian nhà, nhìn xem mọi trần thiết bên trong và quang cảnh bên ngoài, Bác nói:
- Hình như so với trước thì nhà này có ngắn đi một gian.
Từ các cán bộ đến cả nhân dân quanh vùng chưa ai hiểu như thế nào để trả lời Bác. May mà có cụ Hoàng Kỳ biết rõ về lai lịch của ngôi nhà này nên thưa: - Dạ, đúng là nhà này mới dựng lại vì thiếu cột nên phải bớt đi một gian...” (trang 100)
Nhận xét: Nói đại như thế, con cháu có dám cãi không?
Xuất Diễn 3: “...Bác nhìn ông cụ Kỳ, ngờ ngợ. Khi Bác mười lăm tuổi, lại rời quê hương để lại đi vào Huế học tập thì cụ Kỳ đã lớn, Bác đã gặp nhiều lần. Nay nhận ra, bác kêu lên:
Uơ, anh Kỳ! Anh có khỏe không? Gia đình ta làm ăn như thế nào?” (trang 100).
Nhận xét: Có ai giỏi nhớ như “Bác” không? Chắc chắn là ai đó “phím” trước để “Bác” diễn rồi! Hoặc bọn bút nô cứ viết đại như thế!
Xuất Diễn 4: “...Nhìn ra phía sau nhà, Bác nói:
- Ôi, Cây mít kia vẫn còn.
Cụ Kỳ thưa:
- Dạ, cây chính đã bị bão làm gãy đi cách đây vài chục năm. Đó là một cành cây còn lại mới được lớn lên sau này.
Bác nói: Ừ, đã sáu chục năm rồi kia mà...” (trang 101).
Xuất Diễn 5: “...Bác nhận ra chiếc rương gỗ do ông bà ngoại dành cho gia đình mình mà lâu ngày, gỗ lim đã ánh lên màu đen thẫm. Bác đưa tay mân mê trên thành rương mà nói:
- Ôi, chiếc rương này ngày trước mẹ tôi dành để đựng thóc, nay vẫn còn!” (trang 104).
Xuất Diễn 6: “....ông Luốc đây có phải không?
Luốc là tên gọi của ông Nguyễn Thuyên hồi nhỏ. Hai người chơi thân với nhau trong những năm bác sống ở làng Chùa. Ông Thuyên cười móm mém và nheo cả hai con mắt, nụ cười vui chưa từng có ở một cụ già bảy mươi ba tuổi, rồi đôi mắt của ông nhấp nháy liên tiếp vì xúc động. Ông nói: - Dạ, tôi định trực tiếp chào hỏi thăm Bác nhưng vì thấy Bác đang bận...” (trang 107).
Nhận xét: Tài nhớ thế! Như vậy là sau khi ra xã, nói chuyện chán chê rồi thư ký mới cho ông Luốc vào, rồi nói với “Bác” tay sắp vào tên gọi cũ là... Luốc!
Xuất Diễn 7: “...Bác vỗ vai ông Thuyên như muốn giới thiệu với mọi người rằng, chúng tôi là đôi bạn hồi nhỏ đã từng cùng nhau đi hái củi, câu cá.
Rồi bác sờ lên vành tai mình, ngón tay trỏ của Người dừng lại ở chỗ hơi lõm xuống một chút và hỏi:
- Ông Luốc còn nhớ vì sao mà có cái này không?
Bác cười trước rồi ông Thuyên lại cũng nheo cả hai mắt cười. Đó là dấu tích của một buổi đi câu. Khi đầu dây câu của ông Thuyên có hiện tượng cá cắn thì ông giật mạnh. Nhưng lưỡi câu không mang theo cá mà lại ngoắc vào tai bạn, chảy máu…Ông Thuyên vẫn nhớ như in những năm tháng cùng vui chơi, đùa nghịch ấy và nói:
- Thưa Bác, buổi đó ta đi câu cá ở bờ ao...” (trang 108).
Nhận xét: Nguyễn Ái Quốc có sẹo ở tai thật, Hồ cũng đã phải làm cái sẹo này, rồi Hồ mượn ý đó để nói - trước đó Hồ cho mật vụ điều tra, ai ở lứa tuổi đó mà chả muốn nhận “Chủ tịch nước là bạn!” thế rồi trong số các “Bạn” đó mật vụ sẽ gợi ý xem ai kể hay nhất về cái sẹo đó thì được là… Bạn thân của Bác! Thế rồi ông Nguyễn Thuyên trúng tuyển, vậy hồi nhỏ ông có tên gì? Dạ tôi tên Luốc! Được!
Ông Luốc cũng tài thật! biết là ‘Bác” câu cá cùng mình ở... bờ ao, chứ không phải trên... núi!
Xuất Diễn 8: Dì ruột mà hỏi như người... dưng!
“...Bác hỏi mấy người trong họ bên ngoại:
- Dì Đĩ Thơn và dì Cưu, các dì ấy có còn nữa không?
Bà Đĩ Thơn tức bà Hoàng Thị An là dì ruột của Bác... Bà Cưu cũng là bạn chí thiết của thân mẫu Bác.
Một cụ già đáp lời Bác, giọng xúc động:
- Dạ thưa Bác, các cụ ấy đều đã mất.” (trang 106).
Nhận xét: Mẹ “Bác” - hơn “Bác” khoảng 25 tuổi (Sinh Cung là con thứ 3), “bác” năm nay 67 tuổi, vậy thì Dì ruột cũng đã hơn 90, hỏi một cụ già hơn 90 như vậy sao? Sao lần về trước không thăm hỏi dì ruột lấy một câu? Và lần này nhẽ thì “Bác” quên, ở “nhà” chả hỏi thăm Dì, ra tới xã mới “nhớ”! Sao lần về trước không thấy hỏi thăm Dì ruột?
Xuất diễn 9: Người em con dì ruột
“...Bác hỏi tiếp:
- Các con của dì Đĩ Thơn hiện ở đâu?
- Dạ thưa Bác, hai người chị đầu cũng đã mất. Chị thứ 3 lấy chồng xa. Còn người sau cùng là bà Khơm ở đây ạ. Bà lấy chồng người trong làng ta – Cụ già đó chỉ tay về phía bà Khơm mà nói như vậy.
Được giới thiệu rõ ràng, bà Khơm bước tới. Bác nắm chặt tay người em con dì ruột. Tình ruột thịt, mừng mừng, tủi tủi. Bác hỏi thăm cảnh nhà, cách làm ăn và đời sống của gia đình bà Khơm. Vốn không muốn giành nhiều thời gian cho việc riêng của gia tộc mình, Bác liền chuyển sang hỏi thăm một cụ già, là bạn học cũ mà người vừa nhận ra...” (trang 107).
Nhận xét: “Tình ruột thịt” thật mỉa mai!
56 năm, công thành danh toại mới gặp lại người em con dì, vậy mà “Bác hỏi thăm cảnh nhà, cách làm ăn và đời sống của gia đình bà Khơm. Vốn không muốn giành nhiều thời gian cho việc riêng của gia tộc mình, Bác liền chuyển...”Không có chuyện gì để nói nữa à? Sao lần về trước không thấy gặp con của dì ruột?
III. Ở Làng Sen lần 2, Bác lại… diễn!
Xuất Diễn 1: “...Bác dạo xem, nhìn quang cảnh chung rồi nói:
-Cái nhà ngang mới sửa lại này, ta làm có hơi dài ra đó.
Đúng là như thế...” (trang 111).
Xuất Diễn 2: ...Người dưng!: “...Riêng với 3 ngôi mộ ở giữa vườn ta mới đắp thêm cho đúng như cảnh trí lúc ban đầu thì Bác nói:
- Mấy ngôi mộ đó trước kia đã đào đi rồi, nay còn đắp lại làm gì nữa.
Bác nhẹ nhàng nói thêm: - Cứ đem xóa các ngôi mộ giả ấy đi cho dễ làm vườn...” (trang 112).
Nhận xét: Mộ trong vườn trước đây thường là mộ của ông cha, khi thấy đào mất đi không một lời trách móc!
Khi mới đắp lên, biết đâu là họ đã tìm lại mà đem về như cũ? Nếu vậy thì quý quá! Không thèm hỏi lấy một câu, bảo đào bỏ đi trước khi quy cho nó là giả! Thật vô tình! 2 lần về với 26 xuất diễn, vậy mà không một nén nhang lên bàn thờ, không thèm thăm hỏi mộ phần của: Ông bà, cha mẹ, anh chị! Thấy đắp mộ còn bảo bỏ đi! Có phải đó là con, là em?
Thế mới thật là:
Thăm quê Hồ chẳng có tình
Chỉ tập trung diễn: Đúng nhà tôi đây!
27.01.2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.