Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

Những bằng chứng về “mặt thật” của Putin

 

Những bằng chứng về “mặt thật” của Putin

1. Tra tấn, giết người, bắt cóc: Dân chúng kể lại nỗi kinh hoàng sau khi Nga rút quân

18/09/2022

The Washington Post

Cù Tuấn dịch

Các nhà điều tra quân đội và cảnh sát bắt đầu khai quật một khu mộ tập thể ở Izyum, Ukraine. 

Quân Nga đã khủng bố người dân trong suốt 6 tháng chiếm đóng Izyum, một trung tâm chiến lược ở đông bắc Ukraine, với việc các nhân chứng và nạn nhân trong tuần này kể lại các cuộc tra tấn, giết hại và cưỡng hi.ếp mà các binh sĩ Nga đã thực hiện. Và khi họ đứng ra làm chứng, các quan chức Ukraine hiện trở lại kiểm soát thành phố cũng làm việc để khai quật bằng chứng về những tội ác chiến tranh tiềm tàng đó.

Các nhà điều tra hôm 16.9 đã bắt đầu khai quật thi thể của hơn 400 thường dân được chôn cất trong một nghĩa trang tạm bợ và có 17 binh sĩ Ukraine được chôn cất trong một ngôi mộ tập thể tại cùng một địa điểm. Khu vực này nằm trong một khu rừng ngay bên ngoài Izyum, từng được sử dụng làm chốt quân sự của Nga.

Những cây thánh giá đơn giản, sắp xếp theo hàng, đánh dấu một khu mộ tập thể ở Izyum, nơi các nhà điều tra bắt đầu khai quật thi thể trong tuần này. 

Các quan chức cho biết họ đã nhanh chóng xác định được dấu hiệu tra tấn trên một số xác chết. Họ nói rằng ít nhất một người đã bị giết bằng một sợi dây quấn quanh cổ.

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết hôm 16.9 rằng: “Trước là Bucha, Mariupol, bây giờ, thật không may, là Izyum,” Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết hôm 16.9, khi nêu tên những địa điểm mà quân Nga chiếm đóng đã gây ra bạo lực quy mô lớn cho dân thường. “Nước Nga để lại cái chết ở khắp mọi nơi.”Khoảng 100 nhà điều tra đã nhẫn nại đào các ngôi mộ – mỗi ngôi mộ được đánh dấu bằng một cây thánh giá và số bằng gỗ đơn giản – và ghi chép về tình trạng của các thi thể đang phân hủy, đo đạc chúng và tìm kiếm các chi tiết nhận dạng. Mùi hôi thối của sự chết chóc tràn ngập trong không khí, và những tiếng nổ vang vọng khắp khu rừng khi quân Ukraine rà phá bom mìn ở một khu vực gần đó.

Các túi chứa thi thể của binh sĩ Ukraine được chôn ở Izyum. 

Một số điều tra viên mặc áo liền quần màu trắng và đeo găng tay đứng trong hố lớn nơi phát hiện ra ngôi mộ tập thể của binh lính. Họ cho từng thi thể vào một túi ni lông trắng, sau đó mang các túi ra bãi đất bằng phẳng gần đó. Một công nhân sau đó mở từng túi để kiểm tra kỹ càng bên trong. Danh tính của những người lính không rõ ràng – khuôn mặt của họ đã bị hư hại hoặc mục nát vì bị chôn quá lâu dưới lòng đất đến mức không còn nhận ra được nữa.

Quần áo đã được lục soát kỹ để tìm kiếm manh mối. Trong túi của một người đàn ông, họ chỉ tìm thấy thuốc xịt mũi. Xác một người lính khác có một chiếc điện thoại di động màu bạc, một phích cắm trên tường, một chiếc thìa kim loại, tai nghe và hai viên thuốc giảm đau. Điều tra viên đã sử dụng lông cừu của quân đội để lau màn hình điện thoại, sau đó cố gắng bật nó lên trước khi đặt nó vào trong một chiếc túi nhỏ để kiểm tra sau.

Trong túi thi thể tiếp theo, anh tìm thấy một người đàn ông có chân trái bị buộc lên cao dưới cánh tay trái. Thi thể không mặc áo và phủ đầy cát, đeo hai chiếc vòng màu vàng và xanh ở cổ tay trái. Từng chút một, điều tra viên đã quét sạch cát để lộ ra một số hình xăm có thể giúp xác định danh tính của người lính này, bao gồm một hình trên cánh tay trái của anh ta: có chữ “Alina” với những trái tim nhỏ điểm xuyết xung quanh.

Bằng chứng được phát hiện tại khu chôn cất là một phần của câu chuyện kinh hoàng lớn hơn nhiều diễn ra ở thành phố này sau khi quân Nga nắm quyền kiểm soát vào tháng 3. Bất chấp cảm giác lạc quan về những chiến thắng gần đây của Ukraine trong việc giành lại lãnh thổ, những người dân thường phải chịu đựng sự chiếm đóng của Nga vẫn còn đang run rẩy kinh hãi với những gì họ đã phải chịu đựng. Một số vẫn còn chưa tin rằng hòa bình trong thành phố của họ sẽ được duy trì lâu dài.

Anna Kobets đun nước pha trà và cà phê bên ngoài nhà trẻ, nơi cô đã sống cùng những người khác ở Izyum kể từ khi chiến tranh bắt đầu. 

Khoảng 50 người vẫn đang ngủ trong tầng hầm của một trường mẫu giáo. Một số người lo sợ về một cuộc tấn công khác đến nỗi họ không chịu về nhà ngay cả vào ban ngày, thay vào đó họ nấu ăn ở sân chơi ngoài trời. Vào tháng 3, khoảng 200 người đã tìm kiếm sự an toàn ở đó, họ trú ẩn trong một không gian chật hẹp đến mức “một số người phải ngủ ngồi”, Anna Kobets, 38 tuổi, cho biết. Ngay cả bây giờ, bất kỳ tiếng ồn lớn nào sẽ khiến lũ trẻ chạy nước rút để trở lại tầng hầm.

Chồng của Kobets, Vitaliy Kaskov, 39 tuổi, là một trong những người ở lại trường mẫu giáo này vào đầu chiến tranh. Khi quân Nga tiến tới Izyum, cựu binh Kaskov đã chôn vũ khí của mình gần trường học để giấu nó đi. Anh sợ rằng khi quân Nga lùng sục khắp thành phố, sự hiện diện của anh có thể khiến những người khác gặp nguy hiểm.

Một phụ nữ khóc khi kể lại những gì lính Nga đã làm với cư dân Izyum trong thời gian họ chiếm đóng thành phố. 

Cuối cùng, Kaskov quyết định trốn đi nơi khác. Khi anh quay trở về nhà vào ngày 20 tháng 4, Kobets cho biết, anh bị những người lính Nga đi kèm. Họ đã đánh đập anh rất nặng, đến mức anh có những vết cắt rất lớn trên da đầu và chỉ có thể mở mắt khi ngửa đầu ra sau. Những người lính bắn lên không trung và bắn xuống mặt đất. Kaskov chỉ cho quân Nga nơi chôn vũ khí của mình, rồi họ bắt anh đi và đưa vợ anh đi thẩm vấn, trùm một cái túi chụp lên đầu.

Vợ Kaskov cho biết, trong 5 giờ đồng hồ, những người lính Nga đã dày vò cô về mặt tâm lý, nói rằng họ đang giam giữ cha cô trong một căn phòng khác và sẽ đánh ông nếu cô không cung cấp cho họ thông tin về những người cộng tác. Cuối cùng cô đã được trả về lại khu nhà trẻ.

Viktor Boyarintsev vẫn đang gặp khó khăn khi quân đội Nga đột ngột rút quân khỏi Iyzum. 

Mẹ của cô sau đó đã đi bộ khắp thành phố để hỏi các binh sĩ và quan chức Nga xem con rể của bà đã được đưa đi đâu. Cuối cùng cô nghe tin anh còn sống nhưng đã trở thành một tù nhân chiến tranh, bị giam ở vùng Belgorod của Nga. Gia đình không thể xác nhận điều này, Kobets nói. Họ cũng không nhìn thấy hay nghe tin gì về Kaskov kể từ ngày quân Nga đưa anh ta từ trường mẫu giáo về nhà vào giữa tháng Tư.

Cư dân Izyum hôm 16.9 cho biết nhiều người đã mất tích trong hoàn cảnh tương tự.Một phụ nữ, người mà The Washington Post không nêu tên vì lo lắng cho sự an toàn của bà, cho biết ba người lính đã xông vào nhà bà vào tháng Ba và cưỡng h.iếp bà trong ba giờ. “Họ say và mắt họ đờ ra, khá kỳ lạ,” bà nói. “Sau đó chỗ kín của tôi chảy rất nhiều máu. Tôi không thể rời khỏi nhà trong một tuần.”

Cư dân của Izyum nhận bánh mì trong tuần này, một trong số các khoản viện trợ nhân đạo đầu tiên của họ trong nhiều tháng. 

Bà đã cố gắng bảo vệ các con gái của mình, 15 và 22 tuổi, khỏi số phận tương tự. Nhưng do quá cần tiền, một ngày nọ, hai chị em đã ra ngoài để tìm công việc dọn dẹp. Những người lính Nga đã đưa bé 15 tuổi trở về nhà bà – một mình.

“Tôi không biết đứa kia ở đâu”, người mẹ nói hôm 16.9, khóc cho đứa con gái lớn của mình. “Tôi không biết!”

Một nhóm binh sĩ khác đòi ngủ trong cùng một ngôi nhà nơi bà và một số người khác đang ở, buộc những người dân thường Ukraine phải ngủ trên sàn của một căn phòng đơn. Trong ba ngày, họ không được phép đi vệ sinh, bà nói. Mọi người chỉ được cho ăn một thìa cháo và đói đến mức đầu óc quay cuồng.

Kể từ khi quân Nga rời thành phố khoảng một tuần trước, các nhân viên nhân đạo đã vận động viện trợ lương thực cho dân thường. Nhưng nhiều người chỉ sống sót bằng số đồ ăn ít ỏi mà họ có thể cùng nhau xin được.

Những người sống sót ở Izyum đã thu thập các cây gỗ để sưởi ấm ngôi nhà của họ trong mùa đông này. 

Viktor Boyarintsev, 68 tuổi, xin được một hộp thực phẩm từ một địa điểm phát chẩn ở khu nhà của ông vào thứ Sáu – lần được cho đồ ăn duy nhất của ông trong nhiều tháng.

“Nhanh lên nhanh lên!” hàng xóm của ông la hét gọi những người khác chạy xuống đường với hy vọng nhận được một gói hàng cứu trợ.

Boyarintsev đã khóc khi mô tả về việc vợ ông đã chết vì bệnh tim dù có thể điều trị được, nhưng họ không thể nhận được loại thuốc mà bà ấy cần. Lo sợ sẽ chết trong một trận pháo kích nếu tự tay chôn cất vợ, ông đã giao xác bà cho một dịch vụ tang lễ địa phương. Họ gửi cho Boyarintsev bức ảnh thi thể bà vợ ông và con số trên cây thánh giá mà họ đã cắm trên đỉnh mộ bà để đánh dấu.

Boyarintsev vẫn chăm sóc những bông hoa hồng mà người vợ đã trồng trước khi bà mất. Không có nắng và nhiệt độ giảm mạnh, ông phải ôm ấp hai con mèo của mình để được sưởi ấm – nhưng ông lo lắng rằng mùa đông năm nay có thể cũng tồi tệ như mùa đông vừa qua.

Tìm ra những cách sáng tạo để có đồ ăn và giữ ấm là cách thường dân Izyum làm để sống sót sau thời kỳ chiếm đóng.

Một cư dân lớn tuổi tên là Mykola, đã sống chung với một tên lửa chưa nổ nằm trong giếng bơm nước của mình kể từ tháng Tư. Lúc đầu ông rất sợ. Nhưng đó là nơi duy nhất mà ông có thể lấy được nước. “Vì vậy, tôi đành quen dần với nó,” Mykola nói.

Tuy nhiên, tên lửa đó là một trong những vấn đề dễ giải quyết nhất của ông. “Có cả máy bay thả bom nữa. Thôi thì sống được lúc nào hay lúc đó,” Mykola nói.

Mykola đã làm một cái bếp củi để sưởi ấm ngôi nhà của mình và kể từ đó ông đã thu thập gỗ còn sót lại ở các trạm kiểm soát trước đây của Nga, mang theo những khúc gỗ khổng lồ trên lưng chiếc xe đạp của mình. Vì không có điện hoặc khí đốt, gỗ sẽ giúp ông nấu nướng và giữ ấm khi thời tiết trở nên lạnh giá trong những tháng tới.

Một người đàn ông tên Mykola đứng cạnh tên lửa chưa nổ rơi xuống giếng bơm nước của ông. 

Vào thứ Sáu ngày 16.9, một trận mưa lạnh giá xảy ra trong vài giờ sau khi cuộc khai quật bắt đầu. Đất từ các ngôi mộ bắt đầu biến thành bùn. Mưa phủ lên những chiếc túi ni lông trên cơ thể, và những chữ viết đánh dấu các thi thể bắt đầu mờ dần.

Các công nhân tạm dừng mặc poncho (áo trùm đầu) – sau đó quay trở lại làm việc. Vẫn còn nhiều thi thể cần được tìm thấy.

Nguồn bản dịch:  FB Cù Tuấn

2. Được giải phóng, người Ukraine vẫn lo bị Nga trả thù

Lê Tây Sơn

18 tháng 9, 2022

Phút gặp nhau cảm động khi người lính Ukraine chiếm lại thành phố Kupiansk từ tay quân xâm lược Nga và giải phóng người dân hôm 17 Tháng Chín 2022. Ảnh Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images)

Ở những vùng lãnh thổ mà Ukraine chiếm lại được từ quân Nga, người dân vẫn phập phồng lo sợ đạn pháo của Nga và sợ có ngày quân Nga sẽ quay lại trả thù. The Washington Post tường thuật từ Kupiansk, miền Đông Ukraine.

“Nhìn kìa, đây là những người lính của chúng ta”, một người dân nói khi nhìn thấy lính Ukraine lái chiếc xe tăng mà Nga bỏ lại đi vào thành phố.Ký hiệu chữ “Z” trên xe vẫn còn nhưng màu cờ đã khác. Mừng thì mừng nhưng nỗi lo vẫn còn nguyên vẹn. Sự tàn bạo của quân xâm lược chỉ có thừa chứ không thiếu!

Được “giải phóng” bất ngờ và những lo toan

Chiến tuyến mới bây giờ là con sông Oskil chảy giữa thành phố Kupiansk ở miền Đông Ukraine. Một bên sông là các lực lượng Ukraine, những người đã đẩy kẻ thù Nga gần như hoàn toàn ra khỏi khu vực đông bắc Kharkiv trong một cuộc phản công nhanh và quy mô trong tháng này. Còn bên kia là quân Nga cố thủ.

Sau khi tháo chạy sang bờ sông phía bên kia, quân Nga cho nổ tung các cây cầu để ngăn bước tiến của quân Ukraine đang ồ ạt phản công. Ảnh Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images

Từ cửa sổ phòng ngủ của mình, chị Liza Udovik 26 tuổi, phóng tầm mắt nhìn ra phía bên kia, nơi quân Nga đã rút lui. Những ngày qua, âm thanh cuộc tấn công từ Ukraine làm rung chuyển căn hộ của chị, khi quân đội Ukraine tiến dần vào Kupiansk và thành phố trở thành chiến trường lần nữa. Xe tăng và xe bọc thép Nga vẫn tuần tra đường phố ở khu vực mà Ukraine đã tái chiếm, nhưng sau tay lái là những người lính Ukraine. Họ sử dụng vũ khí lính Nga bỏ lại khi tháo chạy để chống lại quân Nga.

Chị Udovik bắt đầu đếm từng giây khi nghe thấy tiếng đạn nổ chói tai và thấy khói bốc lên ở đằng xa. Chỉ trong hai ngày và khoảng cách tiếng pháo đã kéo dài hơn, từ 9 giây lên 13 giây. “Chúng đang bị đẩy lùi” – chị nói với một nụ cười.

Con sông Oskil trở thành lá chắn cho người Nga vào ngày 9 Tháng Chín. Khi quân Ukraine tiến vào, các lực lượng xâm lược đã chạy thục mạng qua cầu rồi cho nổ tung cây cầu để chặn bước tiến của quân Ukraine. Thành phố Kupiansk bất ngờ bị cắt làm hai. Sáng hôm sau, bà Lena Danilova, 55 tuổi, bối rối nhìn những chiếc tăng Nga vẫn còn chạy trên đường phố vừa được “giải phóng”. Một người đàn ông bên cạnh kéo tay áo chị, chỉ vào quân phục của những người lính. “Nhìn kìa, đây là những chàng trai của chúng ta” – ông thì thầm. Danilova cho biết chị đã lau vội những giọt nước mắt vì vui mừng. “Cuối cùng, điều tôi chờ đợi đã đến!” – chị trả lời. Nhưng sau đó chị nhận ra hai đứa con của mình còn bị mắc kẹt bên kia sông, nơi chúng vừa bắt đầu đi học lại chỉ vài ngày trước.

Vẫn phải tiếp tục di tản

Giờ đây, bên kia sông đã trở thành chiến tuyến mà người Nga tuyệt vọng cố thủ để không cho Ukraine tiến sâu hơn về phía nam, vào các khu vực Donetsk và Luhansk mà quân xâm lược đang tạm chiếm.

Sau khi một nửa Kupiansk được lấy lại mà không có giao tranh sau ba ngày Ukraine mở cuộc phản công trên nhiều mặt trận, thành phố may mắn tránh được cuộc tàn phá bằng pháo và tên lửa từ xa của Nga. Nhưng giờ đây, người dân phải đối mặt với một số nỗi kinh hoàng của chiến tranh giống như những người Ukraine khác đã gặp phải trong nhiều tháng trước ở những thành phố khác.

Nhiều người nói rằng họ chờ đợi và hy vọng thành phố được giải phóng, nhưng không hình dung nó sẽ như thế này: mối đe dọa pháo kích của Nga bất cứ lúc nào, không có chính quyền thành phố và không có cách nào mua được các loại thuốc men cần thiết. Người dân địa phương nhanh chóng đóng gói đồ đạc thiết yếu nhất và di tản gấp rút về hậu phương Ukraine với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên. Tất cả gợi lại hình ảnh những ngày đầu tiên hỗn loạn của cuộc chiến.

Bà Valya, 58 tuổi phải bỏ lại bầy mèo cưng của mình. Bà rải những chén nước đầy sàn căn hộ và giao chìa khóa nhà nhờ người bạn quyết định trụ lại cho chúng ăn.

Nhân lúc một nửa thành phố được giải phóng, người dân Kupiansk gần chiến tuyến, lại khăn gói di tản sâu vào lãnh thổ Ukraine vì lo ngaqi5 quân Nga sẽ quay lại và trả thù. Ảnh Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images.

Sống trong vùng trắng thông tin

Ngoài các kênh truyền hình công cụ tuyên truyền của Điện Kremlin có mặt tại Kupiansk từ sáu tháng qua, người dân bị cắt hoàn toàn khỏi các kênh tin tức độc lập về những gì đang xảy ra ở Ukraine. Chính phủ Nga cấm các phương tiện truyền thông gọi đây là cuộc chiến tranh, mà phải gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Mọi thông tin được kiểm soát chặt chẽ.

Trong khi đi di tản cùng mẹ, chị Udovik được hỏi liệu chị có biết về những hành động tàn bạo mà binh lính Nga đã làm với dân thường ở Bucha gần thủ đô Kyiv, như tra tấn và giết người từng được truyền thông quốc tế lan truyền như “tin quan trọng” trong tháng Tư vừa qua hay không, chị Udovik lắc đầu. “Bucha? – chị hỏi lại – Tôi nghĩ tôi đã nghe điều gì đó về nó, nhưng không chắc lắm”. Chị chỉ biết các kênh của Nga tập trung vào việc châu Âu có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng không lối thoát vào mùa đông này khi Nga cắt giảm dòng chảy khí đốt tự nhiên.

Mọi người kín đáo kể lại những gì diễn ra trong thời gian chiếm đóng vì họ nói có một bộ phận dân chúng thiện cảm với Moscow vẫn còn ở quanh đây, và nếu binh lính Nga quay trở lại, những ngưởi này sẽ chỉ điểm để trả thù.

Gia đình của Udovik bị phân làm hai phe. Bà nội của chị đã ngừng nói chuyện với cô em gái của bà sau khi người em này treo cờ Nga bên ngoài nhà trong ngày đầu Nga xâm chiếm.

Vào ngày 27 Tháng Hai, chỉ ba ngày sau khi Nga mở cuộc xâm lược vô cớ Ukraine, Gennady Matsegora, thị trưởng Kupiansk, cho đăng một video trên Facebook thừa nhận ông ta đã quyết định giao thành phố cho quân Nga. Matsegora, một thành viên của đảng thân Nga, tuyên bố: “Hôm nay lúc 7g30 sáng, chỉ huy một tiểu đoàn Nga đã gọi điện để đề xuất đàm phán với tôi. Nếu tôi từ chối, thành phố sẽ hứng chịu mọi hậu quả. Vì vậy, tôi chọn lựa đàm phán để tránh thương vong và tàn phá thành phố”.

Udovik, người tự cho mình là yêu đất nước Ukraine, thừa nhận Matsegora gần như chắc chắn sẽ bị truy tố về tội phản bội. Nhưng cảm xúc của chính chị cũng phức tạp. “Tất nhiên, đối với người dân, thực tâm mà nói, quyết định của ông ta cũng cứu được phần nào mạng sống” –chị nói – “Bây giờ không còn nghe nhiều tiếng súng nữa. Nhưng chúng tôi biết sự im lặng cuối cùng sẽ bị phá nát”.

và đã hội nhập sâu vào Nga

Người Nga sử dụng thành phố Kupiansk làm trụ sở chính phủ chiếm đóng của họ ở vùng lãnh thổ mới chiếm phía Đông. Đài phát thanh tuyên truyền mang tên “Kharkiv-Z” (chữ cái Z là biểu tượng của quân đội Nga) được đặt tại một cửa hàng địa phương. Người dân chỉ có thể gọi điện thoại đến Nga. Ngay cả lúc chưa chính thức sáp nhập bằng trưng cầu dân ý giả mạo, thành phố này đã hòa nhập vào Nga đến mức Udovik có thể đến thăm họ hàng tại Vladivostok, thành phố vùng Viễn Đông Nga gần biên giới Bắc Hàn. Chính quyền do Moscow thành lập thông báo tất cả người dân thành phố đều có thể nhận được hộ chiếu Nga.

Danilova cho biết chị buộc phải cho con đi học dù biết chương trình dạy mới bằng tiếng Nga. Ai không tuân thủ, quyền làm cha mẹ có thể bị vô hiệu. Một số người cho biết họ rất sợ lệnh giới nghiêm lúc 8 giờ tối vì có tin đồn ai bị bắt vì phạm giới nghiêm sẽ…biến mất!

Người Nga xem Kupiansk là trung tâm vận tải, nơi hàng trăm xe tăng và xe bọc thép đi qua để ra tiền tuyến. Một số xe nay trở thành chiến lợi phẩm sau khi quân Nga tháo chạy và được quân đội Ukraine sử dụng để đánh Nga. Vào ngày thứ Năm, 15 Tháng Chín, dù tiếng súng vẫn còn, người ta hiếm khi nghe thấy tiếng đạn pháo bắn từ phía Nga bên kia sông, một dấu hiệu cho thấy kho đạn của Nga đã cạn kiệt và cuộc rút lui vội vàng buộc họ phải từ bỏ hoặc phá hủy phần lớn đạn dược.

Trên đường vào Kupiansk, ngưởi dân thấy quân Ukraine cấp tập vận chuyển cầu phao đến điểm lắp đặt, chuẩn bị vượt sông và chiếm nốt nửa thành phố còn lại. Tấm biển ghi tên thành phố, sơn màu trắng, đỏ và xanh quốc kỳ Nga – đã bị phá nát.

L.T.S.

Nguồn: saigonnhonews.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.