Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

“Tư bản trắng không khác tư bản đỏ”

“Tư bản trắng không khác tư bản đỏ”

Published on November 6, 2014   ·   No Comments

HONGKONG-BIEUTUONG
Giữa những ồn ào về dân chủ, các ông trùm của Hong Kong giữ im lặng.

Có hai sự kiện cùng xảy ra cách đây một tháng khó có thể có sự đối nghịch nhiều hơn: Trong khi các ông trùm giàu có nhất của thành phố này, với những bộ đồ được may đo hoàn hảo, tập trung tại một hội trường ở Bắc Kinh để gặp gỡ chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, thì hàng ngàn sinh viên của các trường đại học và trung học lại tập trung trên các con phố của Hong Kong, bãi khóa để phản đối các giới hạn mà Trung Quốc áp đặt lên quyền biểu quyết ở đây.
Các cuộc biểu tình sinh viên dẫn tới các cuộc tuần hành hỗn loạn và chiếm đóng các con đường trung tâm thành phố, thách thức lớn nhất đối với chính quyền Bắc Kinh tại Hong Kong từ khi lãnh thổ này trở lại với Trung Quốc vào năm 1997.
Các ông trùm, tuy nhiên, đã hầu như không nói gì.
Trong khi cuộc đấu tranh về tương lai chính trị của Hong Kong diễn ra, những người đàn ông và phụ nữ được cho là có ảnh hưởng lớn nhất với Bắc Kinh, và về mặt tài chính nắm giữ nhiều quyền lợi nhất, đã duy trì một sự im lặng trầm tư về kết cục. Cảnh giác với việc làm phiền lòng các lãnh đạo Trung Quốc, những người có thể phá hủy hoặc làm hư hại các doanh nghiệp của họ, và lo ngại việc xúc phạm dân chúng Hong Kong- rất nhiều trong số dân chúng đã bực bội. Các tài phiệt thay vào đó đã rút lui về phía trong cửa kính những chiếc xe hạng sang hoặc những cánh cửa trau chuốt của những biệt thự bên đồi của họ.
Người đàn ông giàu có nhất châu Á, Li Ka-shing, một ông trùm bất động sản và cảng biển, đã phá vỡ sự im lặng vào tuần trước với một bản tuyên bố ngắn gọn bằng văn bản, nói rằng trong khi ông hiểu được sự “ theo đuổi đam mê” của các sinh viên Hong Kong, họ vẫn nên về nhà.
“Tôi chân thành kêu gọi tất cả mọi người không để những hăng hái của ngày hôm nay trở thành sự hối tiếc của ngày mai”, ông viết “Tôi tha thiết kêu gọi mọi người ngay lập tức trở về nhà với gia đình”.
Ở không gian riêng tư, các ông trùm thể hiện các loại quan điểm khác nhau về biểu tình đường phố, và một số sẵn sàng hơn những người khác để chấp nhận mục tiêu về sự tham gia rộng lớn hơn của công chúng trong các cuộc bầu cử, trái ngược với phiên bản hạn chế mà Trung Quốc ban cho. Nhiều người không tin tưởng lãnh đạo của Hong Kong, trưởng đặc khu Lương Chấn Anh, coi ông là người có khuynh hướng độc tài và có nét của chủ nghĩa dân túy kinh tế, người mà một ngày nào đó có thể tăng thuế để chi trả cho các chi tiêu xã hội.
Nhưng sự dè dặt công khai là tất cả những gì Bắc Kinh yêu cầu vào lúc này đối với tầng lớp doanh nhân tinh hoa.
Một mục tiêu chính của cuộc họp tháng 9 của Chủ tịch Tập là nói với các nhà tài phiệt đang bất an hãy đặt sự khác biệt của họ với chính quyền của ông Lương sang một bên và hỗ trợ chính quyền Hong kong trong thời kỳ mà Bắc Kinh đã nhìn thấy trước là một mùa thu của các cuộc biểu tình dân chủ, bốn quan chức Hong Kong và những người tham gia cuộc họp với chủ tịch Tập cho biết.
Yêu cầu này đã khiến họ im lặng, theo Regina Ip, một thành viên của Hội đồng điều hành của ông Lương, người cũng đồng thời là một nghị sĩ của đảng Nhân dân mới – thân Bắc Kinh. “Không xuất hiện một chỉ trích công khai nào bất kể họ nghĩ gì”, bà nói.
Kết quả là, khoảng cách giữa các sinh viên và các tầng lớp doanh nhân thượng lưu đã nới rộng thêm. Trong khi mục tiêu chính của những người biểu tình là chính trị, chủ yếu là về bầu cử mở cho vị trí trưởng đặc khu, một dòng chảy của những sự bất bình kinh tế cũng là nền tảng cho phong trào. Nhiều người biểu tình phàn nàn về mức giá nhà đắt đỏ, sự khan hiếm việc làm có mức lương cao và sự thiếu tính linh hoạt của xã hội.
“Giá nhà cửa quá cao”, theo Winson Tam, 28 tuổi, tốt nghiệp đại học, nhà tư vấn kế hoạch tài chính độc lập, người tham gia cuộc biểu tình vào mỗi tối. “Tôi sống với cha mẹ, và việc sở hữu căn nhà riêng là một giấc mơ quá xa vời”.
Dù các cuộc biểu tình có diễn biến thế nào đi nữa, những lo ngại này cũng sẽ không có khả năng sớm ra đi. Những sinh viên mới tốt nghiệp đại học ở đây thường kiếm được ít hơn $18,000 mỗi năm trong một thành phố mà căn hộ studio 16.5 mét vuông (177 square foot) bán với giá $250,000. Và cũng là mối quan ngại lớn lao cho Bắc Kinh, áp lực này cũng tồn tại ở trong lòng Trung Quốc, nơi giá nhà đất đang quá cao và số sinh viên tốt nghiệp hàng năm đã tăng gấp năm lần kể từ năm 2000.
Các vấn đề kinh tế cũng đóng vai trò trong việc chính quyền từ chối yêu cầu của người biểu tình về bầu cử mở.
Trong một cuộc phỏng vấn vào hôm thứ Hai, ông Lương nói rằng một lý do khiến bầu cử mở hoàn toàn không thể được phép ở đây là bởi điều đó sẽ dẫn đến “trò chơi với số liệu” (a numbers game) mà sẽ buộc chính quyền phải ngả “chính trị và chính sách” về phía những người nghèo. Một hội đồng gồm 1200 các lãnh đạo địa phương, nhiều người trong số đó giàu có, hiện lựa chọn Trưởng đặc khu Hong Kong, người mà sau đó sẽ được bổ nhiệm bởi Bắc Kinh.
Các ý kiến của ông Lương là bám theo nhận định của một học giả Trung Quốc người cố vấn cho chính quyền trung ương về các vấn đề liên quan tới Hong Kong, người đã nói hồi tháng Tám là dân chủ ở Hong Kong phải được giới hạn để bảo vệ lợi ích các nhà tư bản của chính nó. Trong một sự kiện đáng nhớ, và đáng ngạc nhiên vào thời điểm đó, các bình luận ở một bài phát biểu tại đây được sắp xếp bởi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông nói rằng phổ thông đầu phiếu sẽ làm tổn thương cộng đồng doanh nghiệp vì “miếng bánh của họ sẽ bị chia sẻ bởi những người khác”.
Liên minh yên tĩnh của Bắc Kinh với giới kinh doanh thượng lưu đã không hòa hợp yên ổn với những người biểu tình. Vào chiều thứ Tư, gần 100 người biểu tình trước nơi ở chính thức của ông Lương, cáo buộc ông thông đồng với các ông trùm tài phiệt về chính sách phân biệt đối xử với người nghèo.
Nhưng nếu quá khứ đã chỉ ra, những người biểu tình cần ít nhất một vài người trong giới tinh hoa đứng về phía họ nếu họ muốn đạt được bất kỳ tiến bộ nào.
Sự gia tăng đột biến gần đây nhất trong cuộc biểu tình đường phố ủng hộ dân chủ ở đây diễn ra năm 2003, khi chính quyền trước đây đã tìm cách thông qua luật an ninh nội bộ nghiêm ngặt. Các trùm tài phiệt đã đánh chìm bộ luật đó, bất chấp áp lực nặng nề từ Trung Quốc yêu cầu ủng hộ nó, dù chỉ phần nào vì một số lo ngại rằng các cuộc biểu tình tiếp tục có thể dẫn đến thiệt hại tài sản cho các tòa nhà trung tâm thành phố.
Nhưng không giống như năm 2003, tầng lớp doanh nhân tinh hoa không hề gây sức ép lên chính phủ trong năm nay để tìm kiếm thỏa hiệp với người biểu tình, theo một người hiện tham gia chặt chẽ vào quá trình ra quyết định của chính quyền Hong Kong.
Các ông trùm bất động sản không lo lắng vì những người bán hàng và người thuê nhà vẫn trả tiền thuê, trong khi các nhà tài chính miễn cưỡng phải chú ý tới các cuộc biểu tình vì sợ gây tổn hại niềm tin trong kinh doanh, cũng theo người này, yêu cầu giấu tên vì tính nhạy cảm chính trị của vấn đề.
Vậy là chỉ còn để lại một số tức giận của các ông trùm bán lẻ và các doanh nghiệp thương mại khác.
Nhiều ôm trùm, trong đó có cả ông Li, từ chối phỏng vấn hoặc không đáp ứng các yêu cầu phỏng vấn về các cuộc biểu tình hoặc chính trị Hong Kong.
Quả vậy, công khai liên kết với một phía này hay phía kia đều gây tổn hại trong kinh doanh.
Hai tuần trước, Derrick Pang, Phó chủ tịch của Chun Wo Development Holdings đã hủy bỏ hai học bổng được tài trợ bởi công ty tại trường đại học Hong Kong.“Tôi không thể hỗ trợ các tổ chức mà tiếp tục cho phép sinh viên của họ vi phạm luật”, ông giải thích trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào thứ Tư.
Kể từ khi hủy bỏ học bổng, ông Pang cho biết ông đã bị trừng phạt trên các trang mạng Internet và có “6 hoặc 7” các tổ chức truyền thông đã bắt đầu điều tra xem liệu Chun Wo có các hợp đồng với chính quyền hoặc bất kỳ mối quan hệ bí mật nào với ông Lương.
“Chẳng ai sẵn sàng lên tiếng”, trong cộng đồng doanh nghiệp, ông than phiền, và nói thêm, “Tôi không chống lại nền dân chủ, tôi chỉ chống lại các cuộc biểu tình”.
Keith Bradsher, The New York Times


Theo Blog Alan Phan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.