Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Từ chiến tranh nhân dân đến nền kinh tế chia sẻ

Từ chiến tranh nhân dân đến nền kinh tế chia sẻ

sharing economyNguồn:dadien.net
Khái niệm chiến tranh nhân dân được người Việt Nam nhắc đến như một vũ khí bí mật. Người Mỹ và đồng minh đã rất khó xử với chiến thuật thông minh này. Những người nông dân đang cấy lúa nhưng thoắt một cái có thể biến thành những chiến binh thực thụ. Những người nông dân ra đồng cấy lúa nhưng vai vẫn khoác một khẩu súng trường. Điều này thực sự đã làm những người lính chuyên nghiệp phía đối phương vô cùng lúng túng. Trong bộ phim “Việt Nam – cuộc chiến 10.000 ngày”, họ đã thú nhận rằng không thể phân biệt đâu là người dân thường và đâu là “Việt cộng”. Chiến thuật đó đã giúp quân đội của Mặt trận miền nam Việt Nam giành được thế cân bằng với đối phương vượt trội cả về mặt quân số, kỹ chiến thuật và tiềm lực quân sự. Ngày nay, những người lính bộ đội Việt Nam vẫn tự hào về chiến thuật đặc biệt này và coi đó như là nghệ thuật quân sự.
Ngày nay, khi CNTT phát triển một khái niệm mới ra đời. Đó là nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) và nền kinh tế chia sẻ cũng làm đau đầu các nhà quản lý kinh tế và chính phủ các quốc gia. Bất kỳ ai cũng có thể kinh doanh từ những điều đơn giản nhất như trông thú nuôi, dọn dẹp nhà cửa, cho thuê chính căn phòng đang trống của nhà mình hay dùng xe đang đi để làm mấy cuốc xe kiếm thêm tiền.
Người tiêu dùng bỗng chốc biến thành nhà cung cấp dịch vụ mà chẳng hề đăng ký và họ chẳng biết nên thu thuế như thế nào với các doanh nhân bất chợt này. Khi nhà quản lý tìm cách siết chặt thì họ dùng khái niệm “đóng góp” (donation) để thanh toán có nghĩa là tùy tâm đóng góp cho người giúp mình.
Những điển hình lớn nhất của các mô hình kinh doanh này có thể kể đến như:
Uber: đương nhiên cái tên này được nhắc đến đầu tiên không phải bởi vì nó đã có mặt tại Hà Nội và Tp.HCM. Nó đe dọa tất cả các hãng taxi và thuê xe riêng tại tất cả quốc gia Uber có mặt. Nếu như tại Tp.HCM giá cước taxi là 15.500 đến 18.500 VNĐ cho một km thì giá cước của Uber chỉ là 10.000 VNĐ cho một km và 300 VNĐ cho 1 phút ngồi trên xe. Theo tính toán sơ bộ thì Uber mang lợi cho người dùng 30-40% chi phí. Hơn thế, người dùng còn được phục vụ bằng các xe hơi cao cấp được chăm sóc cẩn thận và tài xế luôn cố gắng phục vụ chu đáo để không bị đánh giá thấp.
Airbnb: nếu bạn có một phòng ngủ trống, đó là chỗ lý tưởng để bạn cho thuê. Ở Việt Nam thì khó khăn hơn vì cho người lạ vào nhà ngủ mà không khai báo là phạm pháp. Các khách sạn ở Việt Nam thì cũng bắt đầu sử dụng Airbnb.
Poshmark: nhiều khi quần áo bạn mua chỉ mặc vài lần và bạn không thích nữa. Cũ người mới ta, rất nhiều người mong muốn bộ đồ đó của bạn cũng giống như bạn thích đồ của người khác.
Neignborgoods: Bạn vẫn phải mua một cái thang cho dù có khi cả năm may ra mới dùng một lần vì nếu không có thật bất tiện. Nhưng ai đó sẵn sàng cho mượn và bạn cám ơn bằng cách gửi lại một món tiền nhỏ. Đôi bên cùng có lợi.
Và còn rất nhiều ví dụ khác mà nếu bạn tìm kiếm bằng từ khóa “sharing economy”. Chúng ta hãy chờ xem “nền kinh tế chia sẻ“ sẽ dẫn chúng ta đến đâu và cuộc sống sẽ thay đổi thế nào?

About The Author

Number of Entries : 30

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.