Từ trường của Trái Đất được tạo thành bởi lõi sắt nung chảy
Từ trường của Trái Đất, hay còn gọi là Địa từ trường, là từ trường được mở rộng từ bên trong của Trái Đất ra ngoài không gian nơi mà nó gặp gió Mặt Trời, một dòng hạt tích điện phát ra từ Mặt Trời.
Cường độ của nó ở bề mặt của Trái đất nằm trong khoảng 25-65 microteslas (0,25-0,65 gauss).
Từ trường của Trái Đất có hai cực từ trường là cực Bắc và cực Nam. Hai cực này lệch so với trục tự quay của Trái Đất khoảng 10 độ.
Khác với một thỏi nam châm, từ trường Trái Đất thay đổi theo thời gian, do sự thay đổi trong chuyển động của hợp kim sắt nóng chảy ở lõi ngoài của Trái Đất. Trái Đất cũng như các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, ngay cả Mặt Trời và các ngôi sao khác cũng vậy, tất cả tạo ra từ trường thông qua chất lỏng dẫn điện cao.
Từ trường của Trái Đất bắt nguồn từ bên trong lõi của nó. Đây là khu vực có chứa hợp kim sắt với bán kính lên đến khoảng 3400 km. Lõi của Trái Đất gồm 2 lớp: lõi rắn ở bên trong (bán kính 1220 km) và lõi lỏng ở bên ngoài. Sự di chuyển của chất lỏng lõi ngoài được thúc đẩy bởi dòng nhiệt đi từ lõi bên trong, khoảng 6000 K, đến ranh giới giữa lõi bên ngoài và lớp phủ.
Lớp từ quyển ở bên ngoài tầng điện ly trải dài hàng chục ngàn km trong không gian là tấm lá chắn bảo vệ Trái Đất khỏi các tia bức xạ độc hại đến từ gió Mặt Trời và các tia vũ trụ.
Nếu những bức xạ này thâm nhập được vào bầu khí quyển của Trái Đất, nó sẽ bóc dần các tầng khí quyển ngoài cùng, bao gồm cả tầng Ozone đang ngày đêm bảo vệ Trái Đất khỏi sự tác động mạnh của tia cực tím.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.