Đại án Phạm Công Danh: KHỞI TỐ, BẮT KHẨN CẤP 2 CỰU LÃNH ĐẠO NGÂN HÀNG ĐẠI TÍN
Blog Tre Làng
Đại án Phạm Công Danh: Khởi tố, bắt khẩn cấp 2 cựu lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín
Ông Danh bị đề nghị giữ nguyên mức án 30 năm tù nhưng được chấp nhận một phần đơn kháng cáo về phần dân sự
Trong số 9 bị can vừa bị khởi tố, có 2 cựu lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín là Hoàng Văn Toàn, nguyên Chủ tịch HĐQT và Trần Sơn Nam, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín. Các bị can bị khởi tố về hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an vừa xác nhận thông tin trên. Theo đó, cơ quan điều tra đã quyết định khởi tố bị can và tống đạt các quyết định khởi tố đối với 9 người (nhóm Phú Mỹ) nguyên thuộc Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đại Tín.
Trong số 9 bị can vừa bị tống đạt quyết định khởi tố có ông Hoàng Văn Toàn (nguyên Chủ tịch HĐQT) và Trần Sơn Nam (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín).
Các bị can bị khởi tố do liên quan đến hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo vị lãnh đạo C46 thì ngay trong đêm qua (10.1), sau khi tống đạt quyết định khởi tố bị can, quyết định tạm giam, ông Hoàng Văn Toàn, ông Trần Sơn Nam và 5 bị can khác đã bị bắt tạm giam và được di lý ra Hà Nội.
Trước đó, Hội đồng xét xử phiên tòa sơ thẩm xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm đã quyết định khởi tố vụ án đối với nhóm ông Toàn, ông Nam cùng 7 người khác.
Hội đồng xét xử đã xác định tại thời điểm Phạm Công Danh nhận chuyển giao Ngân hàng Đại Tín (sau đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng) thì ngân hàng đang bị âm vốn sở hữu hơn 2.854 tỉ đồng. Đây là hậu quả do nhóm Phú Mỹ mà bà Hứa Thị Phấn làm đại diện gây ra.
Hai ông Hoàng Văn Toàn và Trần Sơn Nam đã có những sai phạm trong quá trình quản lý và điều hành ngân hàng, dẫn đến thiệt hại của Ngân hàng Đại Tín trước khi Phạm Công Danh tiếp quản ngân hàng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến ngân hàng bị thiệt hại là do nhóm cổ đông Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện đã sử dụng 29 cá nhân đứng tên vay tiền thế chấp tài sản có giá trị thấp hoặc không thế chấp tài sản để lấy tiền ngân hàng.
Riêng đối với nhóm Hội đồng tín dụng của Ngân hàng Đại Tín thì đã duyệt, cấp tín dụng cho 2 hồ sơ vay của Công ty Đại Hoàng Phương, Công ty Thịnh Quốc. Hai khoản vay trên đã gây thiệt hại cho Đại Tín 470 tỉ đồng.
Nam Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.