Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Kẹt xe,nan đề tại các thành phố lớn Việt Nam

Kẹt xe,nan đề tại các thành phố lớn Việt Nam

RFA

Kẹt xe từ lâu đã được coi như ‘chuyện thường ngày’ ở Việt Nam. Chính quyền cũng đã đưa ra nhiều giải pháp cho tình trạng này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có lối thoát nào cho vấn đề đi lại của người dân, nhất là tại các thành phố có mật độ dân số lớn như Hà Nội, Sài Gòn.

Nỗi khổ kẹt xe…

Quang cảnh xe máy đầy đường và ùn tắt lại ở những ngã tư khi đèn đỏ tại Sài Gòn, Hà Nội là điều làm cho những du khách ngoại quốc mới đến Việt Nam lần đầu tỏ ra ngạc nhiên một cách thú vị.
Thế nhưng đối với những người dân phải đứng trong đoàn xe rồ máy, nhả khói; nhất là dưới trời nắng nóng thì đó là một khổ nạn phải gánh chịu thường xuyên.
“Cứ tới chỗ đèn xanh đèn đỏ mà người ta kẹt xe là mất khoảng 15-20 phút mới ra hết đoạn đó xong đi thêm một khúc thì đến đèn xanh đèn đỏ lại kẹt xe nữa hoặc là khúc đường giao nhau.” 
“Lúc trước đâu có kẹt vậy đâu, 6h mấy là hết rồi, càng ngày càng tăng, gắn đèn xanh đèn đỏ mới có, đèn xanh ít hơn hay sao, nháy qua rồi tới đèn đỏ.” 
Ra đường vào giờ tan tầm dường như là nỗi kinh hoàng với mọi người dân, nếu may mắn chỉ gặp chỗ ùn tắc ít chừng vài phút, nếu không thì thời gian có thể kéo dài hơn nửa tiếng.
Một người lái taxi đang kẹt xe 15 phút trên một đoạn đường cho biết:
“Thường xuyên tầm giờ cao điểm này này, tầm nửa tiếng, 45 phút gì đó.”
Lòng đường nhỏ hẹp, lượng xe lưu thông nhiều là lý giải đầu tiên cho nạn kẹt xe ở Việt Nam.
Những “lô cốt” được dưng lên, nằm chắn giữa đường có lúc vài tháng, có khi kéo dài cả năm, có lúc thi công cả buổi tối, nhưng khi phóng viên Đài Á Châu Tự Do hỏi một người trong tổ xây dựng ước lượng về mức độ giảm ùn tắc của công trình sau khi hoàn thành thì chỉ nhận được câu trả lời “không” ngắn gọn rồi bỏ đi.
Lề đường vốn là nơi cho người đi bộ nay thành đường tắt cho những người vội vã muốn thoát ra khỏi chỗ kẹt.
“Giao thông giờ hỗn độn, không có nề nếp gì do người dân thiếu ý thức, ai cũng muốn hơn thua với nhau. Ví dụ đang kẹt ở ngã tư mà người nào cũng đâm qua ngược đường thì dính cứng ngắc. 
“Người nào cũng chen, không ai chịu nhường ai.” 
“Ùn tắc giao thông là do những người không có ý thức. Nếu biết nhường nhau một chút xíu thì không có chuyện gì. Bây giờ chỉ quẹt nhau một chút cũng có thể gây chuyện.” 

Giải pháp?

Đối với cơ quan chức năng bên cạnh việc lắp thêm đèn giao thông, một số biện pháp khác cũng được tiến hành như cho xây những cầu vượt nhằm giảm mức độ kẹt xe.
Vậy theo nhìn nhận nhận của người dân thì hiệu quả của những nổ lực đó được đến đâu? Một người chạy xe ôm nhận xét:
“Cũng có một phần nhưng chưa hiệu quả lắm. Cơ sở hạ tầng còn kém quá nên ưa bị ùn tắc, giờ có mở cầu vượt hay cái gì nữa cũng chỉ giảm chút xíu thôi chứ không hết được.” 
Người chạy xe ôm khác có đánh giá tích cực hơn:
“Có giảm đấy. Nó lợi ở chỗ trên này đi thì dưới này cũng được đi chứ không phải cắt ngang như hồi xưa, đó là một mặt tốt.”
Ngoài ra, để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, Sài Gòn đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Mặc dù xe bus được đầu tư nâng cấp cơ sở và trợ giá trên hầu hết các tuyến, nhưng mạng lưới này chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp.
“Xe buýt công cộng có hiệu quả đó, nhưng chính nó cũng làm kẹt xe.”
Ngoài hạn chế như vừa nêu, hệ thống xe buýt công cộng hiện nay tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn còn nhiều điểm tiêu cực như xe cũ nát, không an toàn, chạy không đúng giờ, thái độ phục vụ của nhân viên thiếu chuyên nghiệp… Thế rồi nạn móc túi… khiến nhiều người quay lựng lại với xe buýt!
Vào cuối tháng 10 vừa qua, Bí thư thành ủy Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị phát biểu đến năm 2030 có thể thực hiện đề án cấm tất cả xe máy tại nội đô Hà Nội.
Nhiều người dân sau khi nghe báo chí thuật lại phát biểu đó của ông Phạm Quang Nghị đều tỏ ra nghi ngờ vì những biện pháp thay thế như xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông công cộng đang diễn ra rất chậm chạp và có nhiều tai tiếng như tuyến đường trên cao Cát Linh- Hà Đông!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.