Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

"Nhận Thức Chung" Giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam Và Trung Quốc Là Nhận Thức Gì ?


"Nhận Thức Chung" Giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam Và Trung Quốc Là Nhận Thức Gì ?


Theo:nhabaotudo.com
"Nhận thức chung" giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc là nhận thức gì ?
Về chuyện “lớn” nào đó thì cần bàn luận thêm, riêng chuyện Biển Đông thì không có “định hướng” nào nữa để nói. VN từ bao đời tổng bí thư đã cam kết “tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cao cấp hai bên về cách giải quyết tranh chấp Biển Đông”.
Tuyên bố chung VN-TQ, liên quan đến Biển Đông, từ năm 2008 thời Nông Đức Mạnh đã ghi : “Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước...”
Tuyên bố chung 2015 : “nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước...”
Rõ ràng ông Trọng đã kế thừa những “nhận thức chung” từ Nông Đức Mạnh. Và Nông Đức Mạnh dĩ nhiên đã kế thừa từ những lãnh đạo tiền nhiệm.
Khi đã “cam kết tuân thủ nhận thức” rồi thì cứ theo tinh thần nhận thức đó mà làm. “Bàn bạc” ở đây là các “nhận thức” sẽ được thực hiện như thế nào và trong bao lâu. Nhà báo nói là “định hướng lớn” mà thực ra không có gì cả. “Hướng” đã “định” từ “khuya”, hơn ½ thế kỷ rồi, có gì nữa mà lớn với nhỏ ?.
Điều mà theo lẽ các nhà báo cần tìm hiểu, cái gọi là “nhận thức chung của lãnh đạo cao cấp” là gì ? Các Tuyên bố chung hai nước, ghi lại được từ năm 2008, đã đề cập đến “nhận thức chung”. Chưa bao giờ thấy trong các cuộc phỏng vấn, phóng viên đặt câu hỏi này cho lãnh đạo cao cấp để làm sáng tỏ vấn đề.
Với tư cách là một người có nghiên cứu về biên giới và chủ quyền biển đảo, dĩ nhiên tôi có “nhận thức” riêng của mình về cái gọi là “nhận thức chung của lãnh đạo cao cấp hai bên về cách giải quyết tranh chấp Biển Đông”.
Theo tôi, quan trọng hơn hết, là Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc về lãnh thổ và hải phận của TQ. Thứ đến là công hàm của VN ngày 10-9-1958 “tán thành” quyết định trên của TQ do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký.

“Nhận thức chung” này là gì ?

Đó là VN “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc...”
Tuyên bố của TQ có nội dung : “Lãnh hải của TQ rộng 12 hải lý. Điều này áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ TQ, các hải đảo Đài Loan và các đảo phụ thuộc, đảo Bành Hồ và các đảo phụ thuộc, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa)…”
“Nhận thức chung” của “lãnh đạo cao cấp hai bên” là Tây Sa và Nam Sa (tức HS và TS) thuộc về TQ.
Không cần phải là “nhà nghiên cứu” chi cả, mọi người có thể tham khảo các tài liệu trên đây qua Google.
Vì vậy việc bàn luận giữa "lãnh đạo cao cấp" qua các thời kỳ là bàn về cách "bàn giao" HS và TS thế nào để "êm thắm", dân chúng không nổi loạn mà thôi.
Chuyện HS không tính, vì thời đó TQ và VNDCCH có cùng mục tiêu là tiêu diệt VNCH.
Đối với TQ là để lấy lại HS. Đối với VNDCCH là "thống nhứt đất nước" và "tuân thủ những cam kết" đối với TQ về HS. Chuyện này xem như "game over".
Vở kịch 1988 chuyển giao "không êm thắm" các bãi đá TS. Vụ này dân chúng, ngay cả trong quân đội, phản đối mạnh mẽ. Vì vậy hai bên VN và TQ "rà thắng" lại, giảm bớt tốc độ "sổ sàng" việc "tuân thủ những cam kết của lãnh đạo".
Đến năm 2014, VN và TQ cùng diễn vở kịch "giàn khoan HY 981". Hai bên xịt nước vào nhau, la lối tuyên bố om sòm, diễn kịch đến mức xuất quĩ nhập thần, như thật. Song song đó thì VN âm thầm "tuân thủ những cam kết", làm tấm bình phong che dấu những sự việc đang xảy ra ở các bãi đá mà TQ chiếm từ năm 1988.
Đến khi TQ xây dựng xong các đảo nhân tạo, xây phi trường... cũng không thấy VN phản đối chi cả. Cuối cùng thì TQ đưa phi cơ, tàu chiến, hỏa tiễn... về trấn ở các đảo nhân tạo này. Các nước ASEAN, Mỹ, Úc, Nhật... phản đối. VN cũng lên tiếng "quan ngại" chiếu lệ vuốt đuôi.
Đặt trường hợp các nước khác, nếu không đi kiện (như Philipin) thì cũng tìm cách "liên minh" với một cường quốc nào đó dể làm thế "đối trọng" nhằm tự vệ. Và để có "tự vệ chính đáng", theo qui định của qui chế LHQ, VN cần phải vô hiệu hóa các "nhận thức chung, những cam kết" với TQ về HS và TS.
CSVN đã không làm chi cả !
Chắc chắn các đảo TS sẽ được CSVN "tuân thủ cam kết" để trả lại cho TQ. Điều lo ngại, theo tôi, là vở bi hài kịch sắp tới, VN và TQ thủ vai chánh. Hai bên sẽ nhịp nhàng tung hứng, một cuộc hải chiến "cuội" sẽ xảy ra, y chang cuộc hải chiến Gạc Ma 1988.
"Cuội" là vì cuộc chiến xảy ra một chiều, một bên bắn, một bên làm bia.
Nên biết là "cuộc hải chiến" 1988 phía VN ra trận nhưng chỉ huy (Lê Đức Anh) ra lệnh không được nổ súng. Vấn đề là làm sao cấm lính nổ súng bắn trả, khi bị kẻ địch bắn mình ? Vì vậy hải quân VN ra TS, Lê Đức Anh không cho ai đeo súng theo cả.
Theo tôi, vở tuồng bi hài kịch này đã không còn ăn khách nữa. Máu và nước mắt đã đổ quá nhiều rồi.
Vấn đề là dân chúng VN, báo chí VN... cam tâm làm "khán giả thụ động hiền hòa", coi hoài mỗi tuồng cải lương đào kép lộn xòng, diểu dở.
Cho đến bao giờ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.