Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Đã đến lúc Việt Nam cần chuyển đổi ‘Quốc hội của đảng’ thành ‘Quốc hội của dân’

Đăng bởi Ha Tran on Wednesday, January 11, 2017 | 11.1.17


Lễ khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ngày 20/7/2016.
Lễ khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ngày 20/7/2016.
Cuộc nội chiến Quốc - Cộng tại Việt Nam đã kết thúc 41 năm (1975-2016), đã đến lúc Việt Nam cần chuyển đổi “Quốc hội của đảng” thành “Quốc hội của nhân dân”.

“Quốc hội của đảng” là một quốc hội mà tất cả các đại biểu, dù là đảng viên hay người ngoài đảng, đều do đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) cử ra cho dân bầu. Quốc hội này có nhiệm vụ thực hiện các chủ trương, chính sách cai trị của đảng về mặt pháp lý, bằng cách thể chế hóa các nghị quyết của đảng, mà chúng tôi gọi là “nghị luật”, thành pháp luật, được đảng sử dụng như những công cụ pháp lý (làm ra hiến pháp, các luật lệ...), để cai trị nhân dân một cách độc đoán, vì lợi ích cao nhất của đảng CSVN, nhưng luôn ngụy trang (hay ngụy biện) là “cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân”. Nói tóm gọn, đó là một “Quốc hội của đảng, do đảng và vì đảng CSVN”.

“Quốc hội của dân” là một quốc hội mà tất cả những đại biểu dù là do các chính đảng cử ra hay thường dân tự ứng cử, được chính nhân dân hội đủ tư cách cử tri bầu ra trong một cuộc phổ thông đầu phiếu tự do, trực tiếp và kín. Quốc hội này chỉ có nhiệm vụ soạn thảo ra hiến pháp (quốc hội lập hiến) và làm ra luật pháp (quốc hội lập pháp) theo đúng ý nguyện của nhân dân, để các nhà cầm quyền căn cứ theo đó mà thực hiện quyền quản lý đất nước, vì lợi ích tối thượng của nhân dân, những người chủ thực sự của đất nước. Nói tóm gọn, đó là “Quốc hội của dân, do dân và vì dân”.

Vì sao đã đến lúc Việt Nam cần chuyển đổi ‘Quốc hội của đảng’ thành ‘Quốc hội của dân’?

Đã đến lúc Việt Nam cần chuyển đổi “Quốc hội của đảng” thành “Quốc hội của dân” là vì:

1. Thời gian 4 thập niên đảng CSVN nắm quyền độc tôn, trong một chế độ độc tài toàn trị áp đặt trái với ý muốn của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, đã quá đủ cho một tiến trình chuyển đổi hòa bình từ chế độ độc tài đảng trị qua chế độ dân chủ pháp trị.

2. Trong thời gian quá dài ấy, đảng CSVN đã có cơ hội thử nghiệm mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa, nhưng đã thất bại hoàn toàn, đưa đến hậu quả nghiêm trọng về đối nội cũng như đối ngoại cho nhân dân và đất nước. Chính đảng CSVN cũng đã nhận ra sự thất bại này và trong thâm tâm các đảng viên CSVN cũng đã ngộ ra rằng “Chủ nghĩa cộng sản chỉ là không tưởng”.

Tuy không dám công khai thú nhận thất bại, những việc làm thực tế đã cho thấy “đảng CSVN đã phản tỉnh tập thể” qua việc cố gắng “đổi mới” (1985-1995) không thành công. Kết quả là Việt Nam đã phải “mở cửa” (1995-2015) đón mời cựu thù “Đế quốc Mỹ” và các nước tư bản “không giãy chết” vào đầu tư giúp nến kinh tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam “vừa giãy chết” kịp sống dậy trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Nhưng vì “bưng bít sự thật” vốn là cố tật của các chế độ cộng sản, nên “đảng và nhà nước ta” bao lâu nay vẫn phải nói láo là nhờ làm ăn theo “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nên kinh tế Việt Nam mới phát triển, đời sống nhân dân mới đỡ khổ như hôm nay.

Thế nhưng “giấu đầu lòi đuôi”. Mới đây, trước chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vài tuần, nhà cầm quyền Việt Nam đã công khai bày tỏ sự mong muốn được Hoa Kỳ và các nước tư bản công nhận Việt Nam đã hội đủ tiêu chuẩn của một thị trường tự do tư bản chủ nghĩa. Phải chăng đã đến lúc đảng và nhà cầm quyền CSVN phải nói thật “kinh tế thị trường tất yếu định hướng tư bản chủ nghĩa” chứ không thể “định hướng xã hội chủ nghĩa” được; mà nếu đã “định hướng tư bản chủ nghĩa thì tất yếu dẫn đến chế độ dân chủ, đa đảng”. 

Xin mời quý độc giả xem Video : Ba–Tư đại chiến (1): Đòn hạ cấp Tư Sang chơi khi Ba Dũng ra mặt chống Trung Quốc

               

Như vậy, nếu được công nhận hội đủ tiêu chuẩn của một thi trường tự do tư bản chủ nghĩa thì Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu thứ nhất của chiến lược toàn cầu mới của các cường quốc tư bản: kinh tế thị trường tự do hóa; còn yêu cầu thứ hai - chính trị dân chủ hóa - nay sau 20 năm “Mở cửa” cho thấy Việt Nam cũng đã hình thành được những điều kiện cần, còn điều kiện đủ chính là hành động thức thời của nhà cầm quyền Việt Nam.

3. Như vậy là sau hai thập niên “Mở cửa” (1995-2015) đã hình thành những điều kiện cần đi vào giai đoạn cuối cùng, khởi sự bằng sự chuyển đổi cơ chế quốc hội, vốn được coi là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân.

Thiện Ý

* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

(VOA)
Tin Tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin Tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.