Vì sao giám đốc CDC Hà Nội bị bắt?
23-4-2020
Theo điều tra báo chí, thời gian vừa qua CDC Hà Nội có mua thêm một hệ thống xét nghiệm realtime PCR, do số lượng mẫu nghi nhiễm COVID-19 cần xét nghiệm gia tăng.
Về giá thành thiết bị, loại Hà Nội đã mua là hệ thống bao gồm đầy đủ các máy kèm theo như máy tách chiết mẫu, máy phân tích mẫu (realtime PCR) khoảng 7 tỉ đồng.
Nguồn tin báo chí nêu rằng, một nhà cung cấp thiết bị xét nghiệm vào loại lớn trên thị trường cho biết, giá một hệ thống xét nghiệm như thế này không quá 4 tỉ đồng.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời nhà cung cấp giấu tên: “Chúng tôi đang bán máy realtime PCR khoảng 1,3 tỉ đồng, máy tách chiết mẫu có loại tự động và loại tách bằng tay, loại tự động có 96 giếng – nhiều giếng nhất, khoảng 2,4 tỉ đồng, số còn lại dành cho tủ an toàn sinh học 180 – 300 triệu. Mức giá này đã bao gồm lợi nhuận của nhà cung cấp và chi phí bảo hành, bảo trì về sau“.
Không chỉ Hà Nội có tình trạng mua hệ thống xét nghiệm giá cao mà có nhiều tỉnh thành mua thiết bị này với giá khoảng 7 tỉ đồng, cao hơn so với thị trường.
Đáng chú ý, dự trù trang thiết bị phòng chống dịch cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (dự trù ký ngày 26-3) cho tình huống bệnh nhân gia tăng, giá một máy realtime PCR được dự trù tới 15 tỉ đồng, máy tách chiết 2 tỉ đồng.
Cả hệ thống xét nghiệm này nếu mua theo dự trù và báo giá của doanh nghiệp cung cấp lên tới 17 tỉ đồng, cao gấp 4-5 lần so với thị trường.
Hồi họp liên quan vụ việc này, Chủ tịch Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung nói: “Việc này (mua máy móc, thiết bị có vấn đề về giá – PV) cũng liên quan đến một số tỉnh thành khác“, ông Chung cho biết.
Được biết có 4-5 tỉnh thành ở miền Bắc và miền Trung đã mua hệ thống thiết bị realtime PCR với giá xấp xỉ 7 tỉ đồng, mức giá cao hơn so với thị trường thông thường.
Thậm chí có 2 tỉnh đã mua hệ thống thiết bị cũng 7 tỉ đồng/hệ thống, nhưng khổ nỗi đó lại là hệ thống “đóng”, chỉ có thể xét nghiệm các virus, vi khuẩn gây bệnh theo danh mục sẵn, còn COVID-19 là bệnh mới, không bao gồm trong danh mục sẵn này.
Hồi tháng 3/2020 thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đã đề xuất tài trợ gói trang thiết bị y tế, máy móc, hóa chất xét nghiệm virus corona trị giá 100 tỉ đồng.
Cụ thể, Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 100 máy thở cao cấp được nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu, 20 máy PCR xét nghiệm COVID-19 và 800 bộ test và 200.000 test nhanh của Hàn Quốc.
Quảng Bình – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận 1 máy xét nghiệm Realtime – PCR từ Bộ Y tế cấp về. Tuy nhiên, lại thiếu nhiều thiết bị đi kèm như: không có máy tách chiết và các hóa chất liên quan, nên máy xét nghiệm không thể hoạt động.
Máy được Bộ Y tế cấp về có công suất thấp (8 tiếng đồng hồ chỉ xét nghiệm được 36 mẫu xét nghiệm).
Để cho máy hoạt động, Sở Y tế Quảng Bình phải đưa vào danh mục mua sắm công thêm 3 tỷ đồng máy mới hoạt động.
Nâng khống giá mua nên ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội bị khởi tố bắt tạm giam.
Đồng phạm có Nguyễn Vũ Hà Thanh, trưởng phòng tài chính kế toán; Lê Xuân Tuấn, nhân viên phòng tài chính kế toán; Đào Thế Vinh, giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam (MST); Nguyễn Trần Duy, tổng giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành; Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH phát triển khoa học Vitech; Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông.
____
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.