BIỂN ĐÔNG: TUYÊN BỐ CỦA MỸ ĐANG KHÍCH LỆ VIỆT NAM
Tàu ngư dân Việt Nam và tàu Hải cảnh Trung Quốc (hình minh họa)
Biển Đông: Tuyên bố 'nặng ký' của Mỹ
đang khích lệ Việt Nam?
Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt
10.04.2020
Chỉ vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng phản ứng về hành vi được cho là Trung Quốc gây “quan ngại nghiêm trọng” trên Biển Đông, hôm 09/4/2020, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố chỉ trích hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Việt Nam gửi công hàm lên LHQ: Mạnh mẽ, đúng thời điểm?
Ngư dân VN bị chìm tàu ở Hoàng Sa: ‘Chỉ mong sống sót trở về’
Biển Đông: VN làm gì để giữ chủ quyền khi 'ở vào thế yếu'?
Tuyên bố hôm thứ Năm của Ngũ Giác Đài nói:
“Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc va chạm và đâm chìm tàu cá Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
“Hành động của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền, không bị cưỡng ép và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế", Bộ Quốc phòng Mỹ lập luận trong tuyên bố được đăng tải trên trang web chính thức.
"Mỹ sẽ tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ đồng minh và những nước đối tác đảm bảo tự do hàng hải và các cơ hội phát triển kinh tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Tuyên bố ‘nặng ký’
Bình luận về diễn biến này, hôm 10/4 từ Hà Nội, một nhà quan sát và phân tích an ninh, chính trị khu vực nói với BBC News Tiếng Việt:
“Hôm qua, có tuyên bố phản đối của Bộ Quốc phòng Mỹ về vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
“Tôi hiểu rằng tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ còn nặng ký hơn của tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.
“Tổng thống Donald Trump đã giao toàn quyền cho Bộ trưởng Mark Esper cư xử ở châu Á-Thái Bình Dương cũng như Ấn Thái Dương.”
Tin cho hay trong tuần tới theo dự kiến sẽ diễn ra một cuộc họp nhóm bốn quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, được biết đến là Quad, trong đó có thể có những bàn thảo về an ninh khu vực và các trao đổi nhận thức thông tin giữa các bên liên quan.
Nhà nghiên cứu không muốn tiết lộ danh tính, nêu ý kiến từ một viện nghiên cứu chiến lược ở khu vực:
“Họ đã quyết định không mời Bắc Kinh dự thính. Bắc Kinh, với đại dịch từ Vũ Hán, dường như đã hình thành xong quan điểm của phương Tây, trước hết là Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản rằng Bắc Kinh là kẻ thù chứ không còn là "đối thủ cạnh tranh chiến lược" của Mỹ nữa
“Vì thế họ không mời Trung Quốc và Quad đang có giả định rằng Bắc Kinh có thể tấn công Đài Loan và Trường Sa.”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Donald Trump tại Washington
hôm 31/7/2017
Tận dụng vị thế
Cũng hôm 10/4, bình luận về phản ứng của Mỹ với các động thái trên Biển Đông của Trung Quốc, một nhà quan sát khác, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ từ Hà Nội cho BBC biết bình luận và quan điểm của mình:
“Về sự kiện trong tháng Tư này và theo dõi phản ứng các bên, tôi thấy rằng trong lúc các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ và Việt Nam, đang tập trung mọi nỗ lực chống Covid-19, thì những động thái cải tạo đảo chìm, xây trạm quan sát, quân sự hoá và những hành động như sự kiện nêu trên như hôm 02/4 của phía Trung Quốc, là không thể chấp nhận và đáng bị lên án.
“Đây chỉ là một trong chuỗi các hành động sai trái của chính phủ Trung Quốc trong thời gian gần đây và thế giới cần lên tiếng và có hành động ngăn chặn cụ thể.
“Chính phủ Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, đã thể hiện thái độ phản đối Trung Quốc một cách mạnh mẽ và dứt khoát, thể hiện quan điểm của chính sách ‘tự do hàng hải’ trên Biển Đông và sẽ theo đuổi thực hiện trong mọi tình huống.
"Sự nhất quán giữa lời nói và việc làm của chính quyền Mỹ sẽ tăng thêm niềm tin cho các nước chịu ảnh hưởng từ sự xâm lấn, đe dọa của Trung Quốc và tăng uy tín của chính phủ Mỹ trong bối cảnh nước Mỹ và châu Âu đang rất khó khăn trước tác động kép, nặng nề về đại dịch và suy thoái kinh tế.
“Chính phủ Việt Nam cũng đã có những động thái, theo tôi là tích cực, và nên chuẩn bị giải pháp pháp lý cao hơn, kiện chính phủ Trung Quốc ra Toà án Quốc tế, như án lệ khi Philippines thắng kiện trước Trung Quốc gần đây.
“Ngoài ra, theo tôi Việt Nam nên tận dụng vị thế của mình ở Hội đồng Bảo an LHQ và Chủ tịch hiệp hội ASEAN để bày tỏ ý kiến và tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực về những động thái bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia và trong khối ASEAN,” nhà phân tich chính sách công nói.
Một tàu của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc.
Toan tính của TQ
Hôm 09/4, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, bình luận với BBC về động thái của Trung Quốc trên Biển Đông vào thời điểm cả thế giới đang tập trung vào lo chống đại dịch Covid-19:
“Trung Quốc sẽ tiến hành như thế nào các hành động của họ trong thời điểm hiện nay, nhất là vào lúc đại dịch Covid-19 mà đang gây ra cho toàn cầu những thảm họa ghê gớm như một cuộc Đại chiến Thế giới, thì rõ ràng đó là cũng là một tính toán của Trung Quốc.
“Bởi vì Trung Quốc trong quá trình họ tiến xuống Việt Nam, họ thường lợi dụng các điều kiện về an ninh, chính trị, quốc phòng khu vực, quốc tế, để họ thực hiện âm mưu của họ và thời điểm hiện nay cũng là một trong những dịp để Trung Quốc làm.
“Song tôi nghĩ vào lúc này họ không có thể làm mạnh được, bởi vì toàn thể nhân loại đang tập trung vào câu chuyện này, không thể làm ngơ, bởi vì chính sách ngoại giao của Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch này để họ tô vẽ hình ảnh của họ.
“Nhưng sau cuộc đại dịch này, tôi cho rằng khi mà thế giới đang lao đao với nền kinh tế của mình đã sa sút sau Covid-19, thì Trung Quốc có thể có những bước tiến mạnh mẽ hơn lên để họ thực hiện cho được ý muốn, động cơ, chiến lược của họ là độc chiếm Biển Đông và họ muốn thông qua cái này để vươn lên, tranh giành địa vị siêu cường quốc tế.
“Tôi nghĩ sau đại dịch này mới là câu chuyện chúng ta cần lưu ý và cần phải đề phòng.”
Hôm 09/4, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, bình luận với BBC về động thái của Trung Quốc trên Biển Đông vào thời điểm cả thế giới đang tập trung vào lo chống đại dịch Covid-19:
“Trung Quốc sẽ tiến hành như thế nào các hành động của họ trong thời điểm hiện nay, nhất là vào lúc đại dịch Covid-19 mà đang gây ra cho toàn cầu những thảm họa ghê gớm như một cuộc Đại chiến Thế giới, thì rõ ràng đó là cũng là một tính toán của Trung Quốc.
“Bởi vì Trung Quốc trong quá trình họ tiến xuống Việt Nam, họ thường lợi dụng các điều kiện về an ninh, chính trị, quốc phòng khu vực, quốc tế, để họ thực hiện âm mưu của họ và thời điểm hiện nay cũng là một trong những dịp để Trung Quốc làm.
“Song tôi nghĩ vào lúc này họ không có thể làm mạnh được, bởi vì toàn thể nhân loại đang tập trung vào câu chuyện này, không thể làm ngơ, bởi vì chính sách ngoại giao của Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch này để họ tô vẽ hình ảnh của họ.
“Nhưng sau cuộc đại dịch này, tôi cho rằng khi mà thế giới đang lao đao với nền kinh tế của mình đã sa sút sau Covid-19, thì Trung Quốc có thể có những bước tiến mạnh mẽ hơn lên để họ thực hiện cho được ý muốn, động cơ, chiến lược của họ là độc chiếm Biển Đông và họ muốn thông qua cái này để vươn lên, tranh giành địa vị siêu cường quốc tế.
“Tôi nghĩ sau đại dịch này mới là câu chuyện chúng ta cần lưu ý và cần phải đề phòng.”
Tổng thống Donald Trump tiếp tục cổ vũ quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Cuộc gặp hồi tháng 7/2015 giữa Tổng thống Barack Obama với Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng.
Tình hình xấu đi?
Khi được đề nghị đưa ra nhận định, dự báo về tình hình ở Biển Đông có liên quan tới Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới đây và hậu đại dịch Covid-19, hôm thứ Năm, Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng, nhà nghiên cứu Trung Quốc học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nói với BBC:
“Tôi nghĩ rằng tình hình sẽ xấu đi và sẽ căng lên, Trung Quốc sẽ có những hành động manh động hơn như Tiến sỹ Trần Công Trục hay Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao có nói với BBC là Trung Quốc chuyển lửa đi sang các mặt trận khác.
“Tuy nhiên điều quan trọng là những điều mà Trung Quốc đang xây dựng, tức là những công pháp, chiến pháp được xây dựng trên sự giả dối hay là trên sự ép buộc hoặc trên sử dụng vũ lực, thì những cái đó đi ngược lại văn minh hay văn hóa minh tiến bộ nhân loại, hay thậm chí đi ngược lại với chính truyền thống của nhân dân tiến bộ ở Trung Quốc và tôi không nghĩ là người dân Trung Quốc sẽ ủng hộ.
“Tức là nếu làm những việc trái với đạo lý, thì Trung Quốc sẽ rất là mất uy tín và không nhận được sự ủng hộ ngay cả trong nội bộ đất nước, trong nhân dân họ.
“Hiện nay cũng đang có nhưng xu thế như thế ở Trung Quốc, tức là người dân cũng không im lặng nữa và họ yêu cầu công lý.
“Họ cũng không đồng ý với những sự áp đặt, hay những câu chuyện chính trị lại đè nén các tiếng nói của khoa học hay là tiếng nói của các học giả hay của những người yêu nước.
“Hiện nay nhiều người dân Trung Quốc đang có xu thế là đối thoại lại và cũng theo những xu hướng tôi nghĩ là rất tiến bộ,” Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng nêu quan điểm.
Khi được đề nghị đưa ra nhận định, dự báo về tình hình ở Biển Đông có liên quan tới Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới đây và hậu đại dịch Covid-19, hôm thứ Năm, Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng, nhà nghiên cứu Trung Quốc học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nói với BBC:
“Tôi nghĩ rằng tình hình sẽ xấu đi và sẽ căng lên, Trung Quốc sẽ có những hành động manh động hơn như Tiến sỹ Trần Công Trục hay Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao có nói với BBC là Trung Quốc chuyển lửa đi sang các mặt trận khác.
“Tuy nhiên điều quan trọng là những điều mà Trung Quốc đang xây dựng, tức là những công pháp, chiến pháp được xây dựng trên sự giả dối hay là trên sự ép buộc hoặc trên sử dụng vũ lực, thì những cái đó đi ngược lại văn minh hay văn hóa minh tiến bộ nhân loại, hay thậm chí đi ngược lại với chính truyền thống của nhân dân tiến bộ ở Trung Quốc và tôi không nghĩ là người dân Trung Quốc sẽ ủng hộ.
“Tức là nếu làm những việc trái với đạo lý, thì Trung Quốc sẽ rất là mất uy tín và không nhận được sự ủng hộ ngay cả trong nội bộ đất nước, trong nhân dân họ.
“Hiện nay cũng đang có nhưng xu thế như thế ở Trung Quốc, tức là người dân cũng không im lặng nữa và họ yêu cầu công lý.
“Họ cũng không đồng ý với những sự áp đặt, hay những câu chuyện chính trị lại đè nén các tiếng nói của khoa học hay là tiếng nói của các học giả hay của những người yêu nước.
“Hiện nay nhiều người dân Trung Quốc đang có xu thế là đối thoại lại và cũng theo những xu hướng tôi nghĩ là rất tiến bộ,” Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng nêu quan điểm.
Không thể ‘lơi là’
Cho rằng Việt Nam đang làm tốt việc chống đại dịch do virus corona gây ra, nhưng cũng không nên lơi là với tình hình biển đảo ở Biển Đông, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học & kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với BBC:
“Tôi chia sẻ nhận định của Tiến sỹ Trần Công Trục, về tình hình Biển Đông vào thời điểm đại dịch Covid-19 này cũng như những tháng tiếp theo, tôi cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ manh động nhiều hơn nữa ở phía Biển Đông.
“Và nhận thấy một điều là chính phủ Đài Loan hiện nay đang rất cảnh giác với Trung Quốc, cũng tương tự như vậy là Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng đang rất cảnh giác với Trung Quốc.
“Với những động thái gần đây nhất của Đài Loan, của Hoa Kỳ, của Nhật Bản và vì thế cho nên tôi nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cũng cần phải lưu ý rằng là không loại trừ Trung Quốc sẽ làm căng thẳng hơn nữa ở Biển Đông.
“Đưa giàn khoan, đưa tàu nghiên cứu xuống Trường Sa, đưa dân quân biển nhiều hơn nữa xuống Trường Sa và không loại trừ khả năng là Trung Quốc sẽ dùng dân quân biển để phong tỏa những bãi đá, đảo mà các chiến sỹ của ta (Việt Nam) đang đóng quân ở trên đó.
“Không loại trừ Trung Quốc sẽ có hành động đó và nếu như Trung Quốc có hành động đưa dân quân biển xuống, bao vây phong tỏa vùng biển xung quanh các đảo Trường Sa mà quân đội Việt Nam đang chiếm giữ ở trên đó, thì lúc đó sẽ như thế nào?
“Cho nên tôi nghĩ rằng một mặt chính phủ Việt Nam hiện nay đang làm rất tốt câu chuyện phòng chống Covid-19, thì không thể bỏ qua hoặc là không thể lơi là trong câu chuyện chuẩn bị những tình huống xấu nhất trước những hành động tham lam và có thể nói là manh động của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là ở Trường Sa,” PGS Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ nói với chương trình bình luận & phân tích của BBC hôm 09/4 về Biển Đông và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi nội dung chương trình trên với sự tham gia của TS. Trần Công Trục và PGS. Hoàng Ngọc Giao.
https://www.youtube.com/watch?v=pPa7N_nZ0NQ
Cho rằng Việt Nam đang làm tốt việc chống đại dịch do virus corona gây ra, nhưng cũng không nên lơi là với tình hình biển đảo ở Biển Đông, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học & kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với BBC:
“Tôi chia sẻ nhận định của Tiến sỹ Trần Công Trục, về tình hình Biển Đông vào thời điểm đại dịch Covid-19 này cũng như những tháng tiếp theo, tôi cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ manh động nhiều hơn nữa ở phía Biển Đông.
“Và nhận thấy một điều là chính phủ Đài Loan hiện nay đang rất cảnh giác với Trung Quốc, cũng tương tự như vậy là Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng đang rất cảnh giác với Trung Quốc.
“Với những động thái gần đây nhất của Đài Loan, của Hoa Kỳ, của Nhật Bản và vì thế cho nên tôi nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cũng cần phải lưu ý rằng là không loại trừ Trung Quốc sẽ làm căng thẳng hơn nữa ở Biển Đông.
“Đưa giàn khoan, đưa tàu nghiên cứu xuống Trường Sa, đưa dân quân biển nhiều hơn nữa xuống Trường Sa và không loại trừ khả năng là Trung Quốc sẽ dùng dân quân biển để phong tỏa những bãi đá, đảo mà các chiến sỹ của ta (Việt Nam) đang đóng quân ở trên đó.
“Không loại trừ Trung Quốc sẽ có hành động đó và nếu như Trung Quốc có hành động đưa dân quân biển xuống, bao vây phong tỏa vùng biển xung quanh các đảo Trường Sa mà quân đội Việt Nam đang chiếm giữ ở trên đó, thì lúc đó sẽ như thế nào?
“Cho nên tôi nghĩ rằng một mặt chính phủ Việt Nam hiện nay đang làm rất tốt câu chuyện phòng chống Covid-19, thì không thể bỏ qua hoặc là không thể lơi là trong câu chuyện chuẩn bị những tình huống xấu nhất trước những hành động tham lam và có thể nói là manh động của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là ở Trường Sa,” PGS Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ nói với chương trình bình luận & phân tích của BBC hôm 09/4 về Biển Đông và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi nội dung chương trình trên với sự tham gia của TS. Trần Công Trục và PGS. Hoàng Ngọc Giao.
https://www.youtube.com/watch?v=pPa7N_nZ0NQ
1 nhận xét :