Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

Singapore: người từ hải ngoại về nhận 'lời lẽ cay nghiệt'

Singapore: người từ hải ngoại về nhận 'lời lẽ cay nghiệt'

Singaporean wearing masksBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhiều người dân Singapore đeo khẩu trang như một biện pháp phòng chống virus corona
Hóa ra cái thái độ khinh khi, ghét bỏ đồng bào sinh sống, làm việc ở nước ngoài về Tổ quốc trong thời điểm khó khăn, không hẳn là do sợ nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm, cũng không hẳn là do khác biệt về ý thức hệ, về chính trị, tôn giáo (cộng sản đối với tư bản, bảo thủ đối với công đảng, người lương đối với người giáo), hay do tâm lý "ghen ghét" với những người được cho là có nhiều lựa chọn trong cuộc sống hơn bản thân mình. 
Có thể nó xuất phát từ một tập hợp dân cư lỏng lẻo, chia rẽ vì sự bất bình đẳng giàu nghèo trong xã hội, vì nền tảng đạo đức đi xuống mà không được củng cố, vì mất lòng tin đối với cách điều hành xã hội. 
Những tập hợp dân cư đó thiếu một liên kết cộng đồng chặt chẽ (mặc dù họ có thể cùng một dân tộc) để có thể hòa nhập, hòa hợp với bất cứ đồng bào nào của họ dù ở đâu như người Do Thái hay các nước Scandinavian. 
Changi AirportBản quyền hình ảnhSUHAIMI ABDULLAH/GETTY IMAGES
Image captionĐa số các ca nhiễm mới của Singapore có liên quan tới người Singapore ở nước ngoài trở về
Chúng tôi đọc về những bài viết của người Việt trong nước thóa mạ một vài trường hợp người Việt ở nước ngoài về nước trong đợt dịch bệnh Covid-19, rồi nhân đó "dạy dỗ" cách cư xử cho những người Việt khác đang trên đường hoặc có ý định về lại chính ngôi nhà của họ ở Việt Nam. 
Ngạc nhiên thay, những bài viết này được chia sẻ, được tán thưởng khá nhiều bởi những người có học, hay đã từng được ra nước ngoài, chính họ cũng từng ở vai người "được dạy dỗ". 
Một quốc gia kinh tế phát triển như Singapore cũng không phải là ngoại lệ. 
Travellers wearing face masksBản quyền hình ảnhORE HUIYING/GETTY IMAGES
Image captionHơn 70% số ca nhiễm Covid-19 của Singapore mấy ngày gần đây là các công dân Singapore từ nước ngoài về nước.
Trong 3.4 triệu công dân Singapore thì có đến 220 ngàn người sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài, chiếm gần 8% dân số. Hơn 70% số ca nhiễm Covid-19 của Singapore mấy ngày gần đây, là các công dân Singapore về nước.
Đảo quốc này đã đóng cửa đối với tất cả người nước ngoài, chỉ cho phép công dân và thường trú nhân quay về nhà. Nhà ở đây có nghĩa là sau hoàn thành việc khám và cách ly tại một khách sạn đủ 14 ngày. Chi phí do chính phủ đài thọ. 
Việc cách ly ngay lập tức từ sân bay, giống như Việt Nam áp dụng từ đầu tháng Hai, làm nguy cơ lây nhiễm của họ cho cộng đồng dân cư gần như không có. Chính phủ Singapore đủ tiềm lực tài chính để đài thọ cho các chi phí khám, cách ly, điều trị cho bệnh nhân Covid-19. 
Họ vừa chi hơn 4 tỷ đô la Singapore từ dự trữ quốc gia cho việc chống dịch và chưa kêu gọi nhân dân đóng góp chia sẻ, chưa cần huy động tới túi tiền của dân, chưa cần tăng các loại phí, thuế để bù đắp chi tiêu chính phủ. 
Thế nhưng đọc qua phần "comments" - ý kiến độc giả, của trang báo Straits Times của Singapore, thấy không ít những lời lẽ cay nghiệt dành cho người Singapore ở hải ngoại về nước. 
"Hãy mang họ về hải ngoại đi, họ yêu hải ngoại mà, đừng có về mà lây bệnh" hay "hãy gửi hóa đơn chữa bệnh của họ cho Mỹ và UK, họ đóng thuế bên đó mà". 
A couple wearing face masksBản quyền hình ảnhROSLAN RAHMAN/GETTY IMAGES
Image captionSingapore đang có đợt bùng phát dịch mới, với số ca nhiễm tăng mạnh
Con virus quả là đáng sợ, nó lột trần bản chất của khá nhiều người tưởng rằng lâu nay vẫn tốt đẹp.
Những đợt dịch bệnh có thể được một số chính quyền sử dụng để khơi dậy lòng yêu nước và có thể là củng cố uy tín lãnh đạo nếu được khống chế thành công, tuy nhiên nó cũng có thể chia rẽ xã hội, sự đoàn kết cộng đồng. 
Dịch bệnh cũng phơi bày điểm yếu của những xã hội có vẻ hiện đại bề ngoài nhưng đạo đức xã hội còn phải cải thiện nhiều. 
Những đất nước mà sự giàu có thịnh vượng đạt được rất nhanh do tập trung phát triển kinh tế mà xem nhẹ, hoặc đầu tư không tương xứng việc xây dựng nền tảng văn hóa, các giá trị nhân bản, và liên kết (bonding) giữa con người với nhau, giữa con người với xã hội.
*Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một cây bút tự do và doanh nhân sống ở Singapore nhiều năm.

Tin liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.