NGHĨ VỀ CHUYỆN CHÀO THỜI ĐẠI DỊCH
NGHĨ VỀ CHUYỆN CHÀO THỜI ĐẠI DỊCH
TS Nguyễn Đăng Vũ 2 - 4 - 2020
TS Nguyễn Đăng Vũ 2 - 4 - 2020
Không biết tục bắt tay của người Việt có từ bao giờ. Có lẽ chỉ mới sau này, khi người Việt tiếp xúc với nền văn hóa châu Âu. Gặp nhau là bắt tay. Nếu không bắt tay xem như không biết thân thiện là gì.
Có lúc nắm phải một bàn tay lạnh ngắt. Có khi nắm phải một bàn tay nhờn nhờn. Có khi chỉ kịp sờ tới nửa bàn tay người đối diện. Có người, với cấp trên, còn nắm cả hai tay rồi khúm na khúm núm, nhăn cả hàm răng trắng hếu, nói lời chào thì sùi cả bọt mép.
Lại ở quán xá, mời uống xong một ly rượu hay một ly bia, tiếp theo phải là những cái bắt tay giật giật. Có khi uống chục ly là phải bắt tay hàng chục lần, rồi cười hềnh hệch, mặt đỏ lòm lòm. Nếu lỡ từ chối bắt tay sau khi uống dăm bảy ly bia, có khi lại bị sứt đầu, mẻ trán.
Mấy hôm nay, do cái đại dịch này mà không mấy ai dám bắt tay nhau. Kể cũng đỡ lây dịch, lẫn lây thứ văn hóa nhờn nhờn.
Lại nhớ chuyện chào hỏi ngày xưa. Gặp nhau không có bắt tay. Người nhỏ gặp người lớn là khoanh tay, cúi đầu chào. Người lớn gặp người lớn thì hai tay nắm lại phía trước, rồi cúi người xuống (xem ảnh đính kèm), gần như kiểu chào của người Nhật, nhưng khác ở chỗ, người Nhật không nắm hai bàn tay lại, mà chỉ thả tay xuôi.
Chợt nghĩ: Biết đâu sau trận đại dịch này, người Việt lại quay về với một mỹ tục xưa - một mỹ tục góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc mình?
Nhưng chắc cũng để nói cho vui thôi, cái nền văn hóa gọi là "tiên tiến" bây giờ làm xáo trộn nhiều giá trị rồi. Còn cái "đậm đà bản sắc" thì nhiều người cũng luôn luôn cố giữ, mà khó có thể nào giữ nổi.
À mà, may quá, giờ về quê trốn dịch, tôi vẫn thấy nhiều trẻ con trong làng còn vòng tay chào người lớn, chào cả người chưa quen biết, người ở đâu xa về (chứ không phải như ở chốn thị thành, trẻ con gặp người lớn, có khi chỉ lấy tay vẫy vẫy, rồi "hế lô, hế lô"!; rồi khi chào người lớn để ra về thì cũng vẫy vẫy, rồi "bay, bay", hay "bai, bai', thậm chí nói giọng "đặc sản" của quê tôi là "bưa, bưa" nữa!).
N.Đ.V
P/s: Người Việt xưa chào nhau (Ảnh mượn trên mạng).
Có lúc nắm phải một bàn tay lạnh ngắt. Có khi nắm phải một bàn tay nhờn nhờn. Có khi chỉ kịp sờ tới nửa bàn tay người đối diện. Có người, với cấp trên, còn nắm cả hai tay rồi khúm na khúm núm, nhăn cả hàm răng trắng hếu, nói lời chào thì sùi cả bọt mép.
Lại ở quán xá, mời uống xong một ly rượu hay một ly bia, tiếp theo phải là những cái bắt tay giật giật. Có khi uống chục ly là phải bắt tay hàng chục lần, rồi cười hềnh hệch, mặt đỏ lòm lòm. Nếu lỡ từ chối bắt tay sau khi uống dăm bảy ly bia, có khi lại bị sứt đầu, mẻ trán.
Mấy hôm nay, do cái đại dịch này mà không mấy ai dám bắt tay nhau. Kể cũng đỡ lây dịch, lẫn lây thứ văn hóa nhờn nhờn.
Lại nhớ chuyện chào hỏi ngày xưa. Gặp nhau không có bắt tay. Người nhỏ gặp người lớn là khoanh tay, cúi đầu chào. Người lớn gặp người lớn thì hai tay nắm lại phía trước, rồi cúi người xuống (xem ảnh đính kèm), gần như kiểu chào của người Nhật, nhưng khác ở chỗ, người Nhật không nắm hai bàn tay lại, mà chỉ thả tay xuôi.
Chợt nghĩ: Biết đâu sau trận đại dịch này, người Việt lại quay về với một mỹ tục xưa - một mỹ tục góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc mình?
Nhưng chắc cũng để nói cho vui thôi, cái nền văn hóa gọi là "tiên tiến" bây giờ làm xáo trộn nhiều giá trị rồi. Còn cái "đậm đà bản sắc" thì nhiều người cũng luôn luôn cố giữ, mà khó có thể nào giữ nổi.
À mà, may quá, giờ về quê trốn dịch, tôi vẫn thấy nhiều trẻ con trong làng còn vòng tay chào người lớn, chào cả người chưa quen biết, người ở đâu xa về (chứ không phải như ở chốn thị thành, trẻ con gặp người lớn, có khi chỉ lấy tay vẫy vẫy, rồi "hế lô, hế lô"!; rồi khi chào người lớn để ra về thì cũng vẫy vẫy, rồi "bay, bay", hay "bai, bai', thậm chí nói giọng "đặc sản" của quê tôi là "bưa, bưa" nữa!).
N.Đ.V
P/s: Người Việt xưa chào nhau (Ảnh mượn trên mạng).
2 nhận xét :