Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Luân Lê: PHẨM GIÁ CŨNG CÓ GIÁ

Luân Lê: PHẨM GIÁ CŨNG CÓ GIÁ


Luân Lê

PHẨM GIÁ CŨNG CÓ GIÁ

Nhà giàu cướp chậu hoa giữa phố sau hội nghị quốc tế; nhà giàu đi xe bứng chậu hoa trên cầu giữa thanh thiên bạch nhật; nhà giàu tranh nhau ăn ở một tiệc hội...vấn đề chưa bao giờ là câu chuyện giàu có, mà là ở phẩm cách của họ không có, họ không được giáo dục về lòng nhân từ, bác ái, sự đoàn kết, chia sẻ, sự cảm thông, liêm sỷ, lòng tự trọng.

Lòng tham xuất phát từ tính vị kỷ chỉ biết đến bản thân. Họ không có đủ sự giáo dục, trong khi sự giàu có chỉ làm họ trở nên ngang ngược hơn mà thôi. Vấn đề là cái giàu phải đi lên từ sự làm ăn chân chính, tức có đạo đức. Nhưng trong một xã hội làm ăn dựa vào sự vô pháp và giáo dục không có nền tảng về con người, đòi hỏi những cá thể trong nó có nhân cách là điều bất khả thi.

Những đám quan chức giàu có và tham nhũng của dân từng đồng cắc bạc cho đến những khối tài sản khổng lồ từ ngân sách hoặc tài nguyên quốc gia, chẳng phải chúng vẫn hàng ngày rao giảng những thứ đạo đức trên truyền thông cùng các bài học làm gương đó sao? Nhưng chúng gian xảo và quỷ quyệt hơn phường thảo khấu, trước cảnh thân bại danh liệt vẫn hô hào về phẩm giá.

Càng trong các thảm hoạ hoặc đứng trước những đối tượng yếu thế, tình trạng bị hà hiếp hoặc tước đoạt các quyền lợi mới thật sự được bộc lộ rõ ràng, mà phẩm tính của một xã hội kiểu đó được tạo nên là nhờ vào việc vận hành dựa trên sự tha hoá nhưng vẫn được tán dương nhờ sự chiếm lĩnh của những kẻ có quyền.

Kant đã nhấn mạnh, mọi vật đều có mức giá của nó, nhưng phẩm giá thì không. Nếu phẩm giá có thể định giá bằng một mức giá, xã hội đó sẽ chẳng thể nào tốt đẹp hay tử tế được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.