Hoàng Sa còn không, hay chỉ còn lại trên danh nghĩa?
3-4-2020
Nếu Hoàng Sa thực còn là của Việt Nam, Trung Quốc không nghênh ngang xây dựng trên các đảo nổi của quần đảo này;
Nếu Hoàng Sa còn là của Việt Nam, Trung Quốc không nghênh ngang đi lại trên vùng biển này và không phải thích là cứ đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam làm trò tiêu khiển;
Nếu Hoàng Sa còn là của Việt Nam, khi Trung Quốc bắt bớ, đánh đập ngư dân, chúng ta có quyền đánh lại;
Nếu Hoàng Sa còn là của Việt Nam, sẽ không có chuyện sau khi tàu của ngư dân bị giặc đánh chìm, Bộ Ngoại giao im lặng, còn thông tin trên báo chí chỉ thưa thớt đăng tin theo kiểu dĩ hoà vi quý, kiểu như “các ngư dân đã được Trung Quốc thả về an toàn” (theo báo điện tử Vietnamnet ngày 03/4/2020).
Hãy tỉnh thức đi để xem lại thực sự quần đảo Hoàng Sa này có còn là của chúng ta hay không, hay nó chỉ còn là một tên gọi mà ngày xưa ông cha đã từng xưng tên? Nếu còn là của chúng ta, xin hãy mạnh mẽ tố cáo bọn Trung Quốc xâm lược ra toà án quốc tế để nhờ quốc tế phân xử. Lịch sử thuộc về chúng ta, lẽ phải thuộc chúng ta, chúng ta phải đòi lại. Không có sức mạnh để đối đầu thì chúng ta có thể tận dụng sức mạnh của truyền thông và quan hệ quốc tế để họ bảo vệ chúng ta. Có như thế mới từng bước đòi lại được biển đảo quê hương và đảm bảo tính pháp lý cho ngư dân bám biển. Tôi tin những luật sư giỏi nhất có thể tham gia để làm nên một vụ kiện lịch sử nếu nhận được đề xuất, yêu cầu từ cấp có thẩm quyền.
Còn lại, nếu như thực sự chính quyền buông tay, không còn muốn đấu tranh thì hãy đừng thông báo rõ cho người dân để cho họ rõ phạm vi mà họ có thể khai thác hải sản và không xâm phạm vào vùng chủ quyền của quốc gia khác dẫn đến những hiểm hoạ cho tính mạng và thiệt hại cho kinh tế của mình. Đừng bắt dân phải trở thành những anh hùng bất đắc dĩ hay những con tốt thí để che đậy sự hèn kém của những kẻ đứng đầu…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.