Đầu độc trẻ con và ngụy biện
23-4-2018
“Được lời như cởi tấm lòng, đôi chân dài của Khánh Dư theo sát công chúa vào bên trong phủ. Khi cánh cửa gỗ lim phòng khách vừa đóng sập lại thì hai cơ thể đã quấn chặt lấy nhau. Chẳng cần màn dạo đầu hôn hít, Khánh Dư bóc váy áo của Thiên Thụy. Và ngược lại, những ngón tay của công chúa vội vàng cởi chiếc quần đi ngựa rộng thùng thình của Khánh Dư. Khi thân thể cả hai đã được bóc trần, Khánh Dư luồn tay dưới cặp mông mẩy và cong của công chúa nhấc ngang lên với chiếc ‘cần câu’ dài và thẳng đứng của mình. Rồi chẳng cần giường chiếu, với sức khỏe của một võ tướng đang ở tuổi xung (sic) mãn nhất, Khánh Dư lúc đẩy mông Thái Thụy ra, lúc đập mông công chúa vào, tạo nên một nhịp điệu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Công chúa Thái Thụy rú lên sung sướng theo nhịp đôi đơn giản đó…” (trích tiểu thuyết “Chim ưng và chàng đan sọt”, sách thiếu nhi của Bùi Việt Sỹ).
Dù trí tưởng tượng có phong phú đến mấy, cũng khó thể nghĩ rằng đây là sách viết cho thiếu nhi, mà lại là sách được giải thưởng cấp quốc gia nữa chứ! Đoạn văn tả thực với “chiếc ‘cần câu’ dài và thẳng đứng của mình” ngay trong con mắt những người lớn quen đọc dâm thư cũng tỏ ra dung tục đến mức dơ dáy, vậy mà người ta viết cho thiếu nhi đọc và xúm nhau trao tặng giải thưởng! Trong cuộc trả lời phỏng vấn dành cho đài VTV 1 tại bản tin lúc 19g ngày 23.4.2018, tác giả quyển sách, ông Bùi Việt Sỹ, biện bạch rằng, sách ông chỉ có một đoạn như thế, ngoài ra đều… phù hợp với thiếu nhi. Đó là lời ngụy biện rất trẻ con, giống như anh rót cho con anh một ly nước lọc thật đầy rồi nhễu vào đó một giọt độc dược và bưng cho thằng bé uống, tự an ủi rằng một giọt độc dược quá nhỏ so với ly nước đầy.
Điều mà dư luận “không hiểu nổi” là một trang sách như vậy lại có thể được nhà xuất bản cho qua và “Ban tổ chức giải thưởng sách quôc gia 2018” tặng giải cho nó. Điều này giải thích lý do vì sao từ nhiều năm qua, rất nhiều người đọc tử tế quay lưng, ngoảnh mặt với hàng loạt giải thưởng văn chương, văn học “chính thống” vừa mới công bố là đã có vấn đề. Đó là chưa kể sách viết cho thiếu nhi mà chỉ trong một đoạn ngắn đã biểu lộ những sai sót sơ đẳng, trên là công chúa Thiên Thụy, dưới là công chúa Thái Thụy, chính tả lèm nhèm, “sung mãn” viết thành “xung mãn”.
Người tiêu thụ Việt Nam đã có lợn chết biến thành lợn rừng để ăn, đã có cà phê pin để nhấm nháp, nay lại có thêm những văn hóa phẩm kiểu “chiếc cần câu dài và thẳng đứng”, “đẩy mông ra, đập mông vào”, “rú lên sung sướng”, lo gì mà con em chúng ta không sớm trưởng thành.
Dù sao, đây cũng là dịp giúp các bậc phụ huynh nhận thức trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc hơn nữa trong việc giáo dục con cái, không thể phó thác chúng cho những loại “sách thiếu nhi” nhảm nhí, đầu độc chúng bằng những cảnh tả chân dung tục, những loại ngôn từ hạ cấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.