Bắt blogger cuối năm 2014: Vì sao báo chí nhà nước “nín thở”?
Phạm Chí Dũng
Bộ trưởng công an Trần Đại Quang có lẽ là chính khách cao cấp đầu tiên gián tiếp phác họa một trong những nguồn cơn dẫn đến chiến dịch bắt giam đến 3 blogger riêng tại Sài Gòn chỉ trong tháng cuối cùng của năm 2014: “Phải ngăn chặn thông tin bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo”, theo một số dư luận ngoài lề.
Song dư luận chính thống thì lại suy trầm một cách hết sức khó hiểu: gần như không một tờ báo nhà nước nào lên tiếng bình luận về các vụ bắt bớ.
Hội nghị “tối quan trọng”
Thời điểm cuối năm 2014 cũng là lúc công tác tổng kết cho năm cũ và định hướng cho năm mới được ngành công an tiến hành. “Không để hình thành tổ chức chính trị đối lập” được xem là một nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng an ninh các tỉnh thành, đã được đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắc đi lặp lại từ vài năm trước và đặc biệt trong trong “tình hình xã hội vẫn còn nhiều phức tạp” như năm qua.
Tuy vậy, không ít người không hề hoài nghi rằng với bầu không khí cô siết chính trị ở Việt Nam, chẳng dễ gì cho bất cứ tổ chức chính trị đối lập hay đảng phái độc lập nào thoát thai từ trứng nước mà không bị bóp chết từ nguyên thủy. Vì thế cho tới giờ, nỗi lo sợ về trào lưu đối lập vẫn chưa hẳn được chứng nghiệm nơi giới quan chức sớm bạc tóc bởi trí tưởng tượng vượt trước thời đại.
Nhưng thay vào đó, điều thường xuyên được mô phỏng hóa một cách hết sức mẫu mực như “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” lại đang phát sinh với gia tốc dồn dập từ ngay trong lòng đảng. Trước cơn bão đủ thứ đơn thư tố cáo và bài viết đả kích lãnh đạo đảng và nhà nước, nhiều người trong giới dân chủ ở Việt nam và hải ngoại đã phải công nhiên lắc đầu: các “thế lực thù địch” không thể có lấy một chút cơ may để tiếp cận với những tài liệu quá thâm sâu và sống động ấy. Hiển nhiên, phần đa cho rằng nếu tính xác thực của những tài liệu ấy là có, đương nhiên chúng phải phát ra từ “nội bộ” chứ chẳng thể từ xó xỉnh nào khác.
Nếu việc khơi mào và hoạt động của tổ chức chính trị đối lập có thể còn lâu mới ra tấm ra món ở Việt Nam, hội nghị trung ương 10 - được dư luận coi là “tối quan trọng” về chuyện ai sẽ là tổng bí thư, thủ tướng… ở đại hội đảng 12 - lại sừng sững ngay trước mắt. Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN, mới đây đã phải than vãn: “Nhiều năm qua, cứ mỗi khi Việt Nam sắp diễn ra một sự kiện chính trị quan trọng là một số tổ chức, cá nhân lại ráo riết triển khai chiến dịch bịa đặt, vu cáo, tung tin thất thiệt,... để làm tổn hại uy tín, hình ảnh của Ðảng, Nhà nước Việt Nam”.
Từ Dương Vũ đến Chân dung quyền lực và Sao Băng
Chân dung quyền lực là hình thái mới nhất cho một loại ảo giác chính trị dễ làm xiêu lòng giới độc giả hồn nhiên. Chỉ mới ra đời từ tháng 10/2014, cho đến nay blog này đã tung ra quá nhiều bài công kích trực tiếp “một số đồng chí lãnh đạo”, với quá nhiều con số, dẫn chứng và cả hình ảnh…, mà ngay giới chức đảng và chính quyền cũng phải thật sự lo lắng rằng tính ảnh hưởng trong dân chúng và cán bộ từ những bài công kích này không còn là cái không thể đo đếm được.
Tình thế như đang trở về nửa cuối năm 2012 với hội nghị trung ương 6. Khoảng 4 tháng trước khi diễn ra hội nghị đặc biệt sôi động về công tác kỷ luật đảng này, blog Quan làm báo đã xuất hiện. Ngay lập tức, vô số tin tức và bài viết của trang tin mang cung cách hành văn không quá chỉn chu này đã khiến Chính phủ phải “tập trung toàn lực” ngăn chặn. Tuy nhiên cho đến tận giờ này, vẫn chưa có bất kỳ tuyên bố hoặc thông tin công khai nào cho thấy blog Quan làm báo bị triệt đường sống. Nhiều độc giả vẫn có thể thoải mái truy cập trang tin này, tuy không còn nhận ra hình bóng những tài liệu hoặc phân tích đậm đặc tình tiết nội bộ nữa.
Bài viết mới đây trên báo Nhân Dân cũng lần đầu tiên nêu ra hiện tượng một blog mà nếu vào năm 2011 chỉ đăng 3 bài, năm 2012 có 9 bài, năm 2013 có 10 bài, nhưng đến năm 2014 đã tăng vọt lên 81 bài “có nội dung bịa đặt, phao tin, đồn nhảm, nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước Việt Nam”. Không hiểu vì lý do đủ tế nhị nào mà báo Nhân Dân không nêu tên blog này, nhưng dù sao trong con mắt số ít ỏi bạn đọc trung thành với tờ báo đảng này, đó vẫn là một sự can đảm vượt hơn mức thu nén thông thường.
Rõ là chuyện “bếp núc” đang không bình thường, hoặc có cảm giác như đang hết sức bất ổn. Những gì tích tụ chán chê như đang chạm vào giới hạn dồn nén. Nồi nươc không thể tự nhiên mà sôi lên được. Còn các “lực lượng thù địch” thì còn lâu mới được dây phần trong đó.
Chiến dịch “đánh phá đảng và nhà nước” dường như được khởi động một cách quy mô và có “lộ trình” từ tháng 4/2014, với một cây bút có ẩn danh là Dương Vũ. Đó cũng là khoảng thời gian chuẩn bị diễn ra hội nghị trung ương 9 và kỳ họp quốc hội liền sau đó. Chỉ trong vòng nửa năm, bút danh Dương Vũ đã tung lên mạng đến 12 bài viết nhan đề “Ai đang làm khánh kiệt đất nước?”, xoáy sâu vào nội bộ triều chính, với rất nhiều tình tiết, chi tiết mà giới quan sát chỉ còn biết tròn mắt kinh ngạc.
Sau Dương Vũ, một tác giả khác với bút hiệu là Nguyễn An Dân tiếp tục khuấy động dư luận mạng và cả chính trường với hàng loạt bài viết không mấy kém thua Dương Vũ.
Những luận bàn công khai của giới tranh đấu dân chủ cho đến giờ này vẫn cho thấy hiếm ai đoán được Dương Vũ hay Nguyễn An Dân là ai. Tuy nhiên, bút hiệu không quá quan trọng. Câu hỏi còn lại khiến dư luận nhức mỏi là liệu vô số tin tức mà các bút hiệu này khuếch tán có tính xác cứ hay không, và nếu có thì chúng được tung lên mạng nhằm mục đích gì.
Một khi không thể tìm ra lời giải thích đáng nào, mọi người lại chép miệng “Công an mà không tìm được thì còn ai tìm ra!”.
Vào sát ngày cuối năm 2014, trên bầu trời “phản biện nội bộ” lại vụt hiện ra một ngôi sao lạnh lẽo. Sao Băng là bút hiệu của tác giả bài viết “Sự thật nào đang diễn ra trong cung đình Việt Nam?”. Phong cách hành văn chính luận xen trào lộng có tính ngẫu hứng và đầy chất cay Hồ Xuân Hương của tác giả này có thể khiến nhiều người hình dung ra một cây bút đầy tiềm năng, thậm chí hứa hẹn có thể trở thành chất đối kháng đầy nguy hiểm đối với một số chính khách đương nhiệm. Đây cũng là tác phẩm báo chí đầu tiên khẳng định ngày khai mạc hội nghị trung ương 10 là 5/1/2015, trong lúc trên tất cả các trang thông tin khác đều chưa xuất hiện thông tin này. Những thông tin hiếm hoi về “quy hoạch nhân sự Bộ chính trị” được tác giả Sao Băng nêu ra trong bài viết cũng có vẻ đối trọng xứng tầm với blog Chân dung quyền lực.
“Ba không”
Lồng trong bối cảnh chính trị tê tái đến thế, báo chí nhà nước gần như hoàn toàn lặng lẽ. Hiện tượng trở nên rất minh bạch là nếu sau khi blogger Hồng Lê Thọ bị bắt vào cuối tháng 11/2014, một số tờ báo còn đưa tin theo nguồn của Cổng thông tin Công an TP.HCM, thì gần như chẳng một tờ báo nào đưa tin, và càng không có lấy một bài “lên án” sau khi Cơ quan an ninh điều tra bắt giữ hai blogger khác là Nguyễn Quang Lập và Nguyễn Đình Ngọc vào tháng 12/2014. Thái độ lắng tiếng quá bất thường như vậy là khác hẳn với không khí công kích ồn ào của báo chí nhà nước đối với blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh khi nhân vật này bị bắt vào tháng 5/2014, cũng như blogger Trương Duy Nhất bị bắt vào giữa năm 2013.
Giới quan sát bình luận: báo chí nhà nước đang nín thở.
Nhưng nín thở vì cái gì?
Người ta giải thích: Từ quá lâu nay, báo chí là công cụ của đảng và chịu sự chi phối hầu như toàn diện của Ban Tuyên giáo trung ương. Câu trả lời đơn giản nhất mà giới quan sát có thể nghĩ ra là nếu Ban Tuyên giáo quyết tâm “cấm”, sẽ không một tờ báo nào dám đăng tin bài về những vụ việc được xem là “nhạy cảm”.
Cũng có một lý do khác mang tính dung dị hơn: không ai biết thời thế sẽ thay đổi thế nào. Tâm lý thủ thế và thủ thân là đặc trưng thời đại của những người viết báo và đặc biệt tồn đọng trong não trạng của giới quan chức tập tạnh làm báo - chiếm đến 30% hoặc hơn trong tổng số hơn 800 đầu báo nhà nước. Họ - những quan chức này - thường sẵn lòng lấy thành tích bằng cách sẵn sàng lao ra tiền tuyến để đối đầu với các “thế lực thù địch”.
Nhưng nếu những tác giả như Dương Vũ, Nguyễn An Dân, Sao Băng hay blog Chân dung quyền lực không phải là thế lực thù địch mà lại là người của “ai đó”, hậu vận bản báo sẽ ra sao?
Hẳn tâm lý phủ trùm về thuyết âm mưu như thế cũng là một loại thước đo cho nhiệt kế chính trị Việt Nam đã sôi đến mức nào.
Có lẽ khó có ban biên tập nào dám cam đoan sẽ tránh thoát hậu sự “không phải đầu cũng phải tai”. Kinh nghiệm làm báo cũng là làm chính trị ở Việt Nam từ lâu đã chứng nghiệm quá phong phú rằng nếu tình thế không đủ an toàn, báo chí tốt nhất nên quán triệt chính sách “ba không”: không biết, không viết, không đăng.
Người Việt
Phạm Chí Dũng
Bộ trưởng công an Trần Đại Quang có lẽ là chính khách cao cấp đầu tiên gián tiếp phác họa một trong những nguồn cơn dẫn đến chiến dịch bắt giam đến 3 blogger riêng tại Sài Gòn chỉ trong tháng cuối cùng của năm 2014: “Phải ngăn chặn thông tin bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo”, theo một số dư luận ngoài lề.
Song dư luận chính thống thì lại suy trầm một cách hết sức khó hiểu: gần như không một tờ báo nhà nước nào lên tiếng bình luận về các vụ bắt bớ.
Hội nghị “tối quan trọng”
Thời điểm cuối năm 2014 cũng là lúc công tác tổng kết cho năm cũ và định hướng cho năm mới được ngành công an tiến hành. “Không để hình thành tổ chức chính trị đối lập” được xem là một nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng an ninh các tỉnh thành, đã được đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắc đi lặp lại từ vài năm trước và đặc biệt trong trong “tình hình xã hội vẫn còn nhiều phức tạp” như năm qua.
Tuy vậy, không ít người không hề hoài nghi rằng với bầu không khí cô siết chính trị ở Việt Nam, chẳng dễ gì cho bất cứ tổ chức chính trị đối lập hay đảng phái độc lập nào thoát thai từ trứng nước mà không bị bóp chết từ nguyên thủy. Vì thế cho tới giờ, nỗi lo sợ về trào lưu đối lập vẫn chưa hẳn được chứng nghiệm nơi giới quan chức sớm bạc tóc bởi trí tưởng tượng vượt trước thời đại.
Nhưng thay vào đó, điều thường xuyên được mô phỏng hóa một cách hết sức mẫu mực như “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” lại đang phát sinh với gia tốc dồn dập từ ngay trong lòng đảng. Trước cơn bão đủ thứ đơn thư tố cáo và bài viết đả kích lãnh đạo đảng và nhà nước, nhiều người trong giới dân chủ ở Việt nam và hải ngoại đã phải công nhiên lắc đầu: các “thế lực thù địch” không thể có lấy một chút cơ may để tiếp cận với những tài liệu quá thâm sâu và sống động ấy. Hiển nhiên, phần đa cho rằng nếu tính xác thực của những tài liệu ấy là có, đương nhiên chúng phải phát ra từ “nội bộ” chứ chẳng thể từ xó xỉnh nào khác.
Nếu việc khơi mào và hoạt động của tổ chức chính trị đối lập có thể còn lâu mới ra tấm ra món ở Việt Nam, hội nghị trung ương 10 - được dư luận coi là “tối quan trọng” về chuyện ai sẽ là tổng bí thư, thủ tướng… ở đại hội đảng 12 - lại sừng sững ngay trước mắt. Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN, mới đây đã phải than vãn: “Nhiều năm qua, cứ mỗi khi Việt Nam sắp diễn ra một sự kiện chính trị quan trọng là một số tổ chức, cá nhân lại ráo riết triển khai chiến dịch bịa đặt, vu cáo, tung tin thất thiệt,... để làm tổn hại uy tín, hình ảnh của Ðảng, Nhà nước Việt Nam”.
Từ Dương Vũ đến Chân dung quyền lực và Sao Băng
Chân dung quyền lực là hình thái mới nhất cho một loại ảo giác chính trị dễ làm xiêu lòng giới độc giả hồn nhiên. Chỉ mới ra đời từ tháng 10/2014, cho đến nay blog này đã tung ra quá nhiều bài công kích trực tiếp “một số đồng chí lãnh đạo”, với quá nhiều con số, dẫn chứng và cả hình ảnh…, mà ngay giới chức đảng và chính quyền cũng phải thật sự lo lắng rằng tính ảnh hưởng trong dân chúng và cán bộ từ những bài công kích này không còn là cái không thể đo đếm được.
Tình thế như đang trở về nửa cuối năm 2012 với hội nghị trung ương 6. Khoảng 4 tháng trước khi diễn ra hội nghị đặc biệt sôi động về công tác kỷ luật đảng này, blog Quan làm báo đã xuất hiện. Ngay lập tức, vô số tin tức và bài viết của trang tin mang cung cách hành văn không quá chỉn chu này đã khiến Chính phủ phải “tập trung toàn lực” ngăn chặn. Tuy nhiên cho đến tận giờ này, vẫn chưa có bất kỳ tuyên bố hoặc thông tin công khai nào cho thấy blog Quan làm báo bị triệt đường sống. Nhiều độc giả vẫn có thể thoải mái truy cập trang tin này, tuy không còn nhận ra hình bóng những tài liệu hoặc phân tích đậm đặc tình tiết nội bộ nữa.
Bài viết mới đây trên báo Nhân Dân cũng lần đầu tiên nêu ra hiện tượng một blog mà nếu vào năm 2011 chỉ đăng 3 bài, năm 2012 có 9 bài, năm 2013 có 10 bài, nhưng đến năm 2014 đã tăng vọt lên 81 bài “có nội dung bịa đặt, phao tin, đồn nhảm, nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước Việt Nam”. Không hiểu vì lý do đủ tế nhị nào mà báo Nhân Dân không nêu tên blog này, nhưng dù sao trong con mắt số ít ỏi bạn đọc trung thành với tờ báo đảng này, đó vẫn là một sự can đảm vượt hơn mức thu nén thông thường.
Rõ là chuyện “bếp núc” đang không bình thường, hoặc có cảm giác như đang hết sức bất ổn. Những gì tích tụ chán chê như đang chạm vào giới hạn dồn nén. Nồi nươc không thể tự nhiên mà sôi lên được. Còn các “lực lượng thù địch” thì còn lâu mới được dây phần trong đó.
Chiến dịch “đánh phá đảng và nhà nước” dường như được khởi động một cách quy mô và có “lộ trình” từ tháng 4/2014, với một cây bút có ẩn danh là Dương Vũ. Đó cũng là khoảng thời gian chuẩn bị diễn ra hội nghị trung ương 9 và kỳ họp quốc hội liền sau đó. Chỉ trong vòng nửa năm, bút danh Dương Vũ đã tung lên mạng đến 12 bài viết nhan đề “Ai đang làm khánh kiệt đất nước?”, xoáy sâu vào nội bộ triều chính, với rất nhiều tình tiết, chi tiết mà giới quan sát chỉ còn biết tròn mắt kinh ngạc.
Sau Dương Vũ, một tác giả khác với bút hiệu là Nguyễn An Dân tiếp tục khuấy động dư luận mạng và cả chính trường với hàng loạt bài viết không mấy kém thua Dương Vũ.
Những luận bàn công khai của giới tranh đấu dân chủ cho đến giờ này vẫn cho thấy hiếm ai đoán được Dương Vũ hay Nguyễn An Dân là ai. Tuy nhiên, bút hiệu không quá quan trọng. Câu hỏi còn lại khiến dư luận nhức mỏi là liệu vô số tin tức mà các bút hiệu này khuếch tán có tính xác cứ hay không, và nếu có thì chúng được tung lên mạng nhằm mục đích gì.
Một khi không thể tìm ra lời giải thích đáng nào, mọi người lại chép miệng “Công an mà không tìm được thì còn ai tìm ra!”.
Vào sát ngày cuối năm 2014, trên bầu trời “phản biện nội bộ” lại vụt hiện ra một ngôi sao lạnh lẽo. Sao Băng là bút hiệu của tác giả bài viết “Sự thật nào đang diễn ra trong cung đình Việt Nam?”. Phong cách hành văn chính luận xen trào lộng có tính ngẫu hứng và đầy chất cay Hồ Xuân Hương của tác giả này có thể khiến nhiều người hình dung ra một cây bút đầy tiềm năng, thậm chí hứa hẹn có thể trở thành chất đối kháng đầy nguy hiểm đối với một số chính khách đương nhiệm. Đây cũng là tác phẩm báo chí đầu tiên khẳng định ngày khai mạc hội nghị trung ương 10 là 5/1/2015, trong lúc trên tất cả các trang thông tin khác đều chưa xuất hiện thông tin này. Những thông tin hiếm hoi về “quy hoạch nhân sự Bộ chính trị” được tác giả Sao Băng nêu ra trong bài viết cũng có vẻ đối trọng xứng tầm với blog Chân dung quyền lực.
“Ba không”
Lồng trong bối cảnh chính trị tê tái đến thế, báo chí nhà nước gần như hoàn toàn lặng lẽ. Hiện tượng trở nên rất minh bạch là nếu sau khi blogger Hồng Lê Thọ bị bắt vào cuối tháng 11/2014, một số tờ báo còn đưa tin theo nguồn của Cổng thông tin Công an TP.HCM, thì gần như chẳng một tờ báo nào đưa tin, và càng không có lấy một bài “lên án” sau khi Cơ quan an ninh điều tra bắt giữ hai blogger khác là Nguyễn Quang Lập và Nguyễn Đình Ngọc vào tháng 12/2014. Thái độ lắng tiếng quá bất thường như vậy là khác hẳn với không khí công kích ồn ào của báo chí nhà nước đối với blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh khi nhân vật này bị bắt vào tháng 5/2014, cũng như blogger Trương Duy Nhất bị bắt vào giữa năm 2013.
Giới quan sát bình luận: báo chí nhà nước đang nín thở.
Nhưng nín thở vì cái gì?
Người ta giải thích: Từ quá lâu nay, báo chí là công cụ của đảng và chịu sự chi phối hầu như toàn diện của Ban Tuyên giáo trung ương. Câu trả lời đơn giản nhất mà giới quan sát có thể nghĩ ra là nếu Ban Tuyên giáo quyết tâm “cấm”, sẽ không một tờ báo nào dám đăng tin bài về những vụ việc được xem là “nhạy cảm”.
Cũng có một lý do khác mang tính dung dị hơn: không ai biết thời thế sẽ thay đổi thế nào. Tâm lý thủ thế và thủ thân là đặc trưng thời đại của những người viết báo và đặc biệt tồn đọng trong não trạng của giới quan chức tập tạnh làm báo - chiếm đến 30% hoặc hơn trong tổng số hơn 800 đầu báo nhà nước. Họ - những quan chức này - thường sẵn lòng lấy thành tích bằng cách sẵn sàng lao ra tiền tuyến để đối đầu với các “thế lực thù địch”.
Nhưng nếu những tác giả như Dương Vũ, Nguyễn An Dân, Sao Băng hay blog Chân dung quyền lực không phải là thế lực thù địch mà lại là người của “ai đó”, hậu vận bản báo sẽ ra sao?
Hẳn tâm lý phủ trùm về thuyết âm mưu như thế cũng là một loại thước đo cho nhiệt kế chính trị Việt Nam đã sôi đến mức nào.
Có lẽ khó có ban biên tập nào dám cam đoan sẽ tránh thoát hậu sự “không phải đầu cũng phải tai”. Kinh nghiệm làm báo cũng là làm chính trị ở Việt Nam từ lâu đã chứng nghiệm quá phong phú rằng nếu tình thế không đủ an toàn, báo chí tốt nhất nên quán triệt chính sách “ba không”: không biết, không viết, không đăng.
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.