Di dời dân phố cổ Hà Nội: Miễn phí nhà dưới 30 m2
16:56 (GMT+7) - Thứ Bảy, 17/1/2015Các hộ dân sẽ được miễn phí 30 m2 diện tích căn hộ tái định cư, phần diện tích trên 30 m2 được trả dần...
Đề án di dời 6.500 hộ dân phố cổ Hà Nội sẽ kết thúc vào 2020.
Trao đổi với báo chí ngày 16/1, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho hay, đề án giãn dân phố cổ Hà Nội nhằm giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 823 xuống 500 người/ha đến năm 2020, cải thiện môi trường đô thị, cải thiện đời sống nhân dân, tạo thuận lợi để bảo tồn, tôn tạo di tích…
Đề án này được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ di dời 1.530 hộ dân sang khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên, với diện tích 11 ha.
Giai đoạn 2, quận sẽ đề nghị thành phố bố trí quỹ đất 30 ha để di dời tiếp hơn 5.000 hộ dân, và sẽ kết thúc đề án vào năm 2020.
Theo ông Phạm Tuấn Long, Phó ban Quản lý các dự phố cổ Hà Nội, trong giai đoạn 1 sẽ tập trung vào các hộ gia đình đang sống trong các khu đình, đền, chùa, di tích, khu trường học, trụ sở các cơ quan trong địa bàn quận, những hộ có diện tích ở bình quân dưới 5 m2/người với khoảng 533 hộ.
Các đối tượng còn lại là các hộ dân sống tại các công trình đặc biệt cần bảo hộ, các hộ dân sống trong một nhà có đông hộ, nhà xuống cấp nguy hiểm.
Phó chủ tịch quận Hoàn Kiếm Lâm Quốc Hùng cho biết các hộ dân sẽ được miễn phí 30 m2 diện tích căn hộ tái định cư, phần diện tích trên 30 m2 được trả dần. Nếu hộ dân không đủ điều kiện mua sẽ được thuê, thuê mua nhà theo chính sách xã hội.
Trường hợp không nhận nhà tái định cư, ngoài tiền đền bù diện tích bị thu hồi theo khung giá đất của thành phố còn được hỗ trợ thêm 100 triệu đồng.
“Nếu hộ dân đã nhận nhà tái định cư, nhưng không có nhu cầu ở, có thể bán. Tuy nhiên đối tượng này không được quay trở lại để ở tại diện tích đã thu hồi”, ông Hùng cho hay.
Về công ăn việc làm cho các hộ dân sau khi di dời, ông Long cho biết, khu đô thị Việt Hưng được thiết kế với không gian tầng một dành cho chính người dân trong khu đô thị, tạo điều kiện để họ kinh doanh. Các vị trí này sẽ được nghiên cứu triển khai thành các khu vực kinh doanh theo chuyên đề, chủ đề…
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ Lê Quỳnh Anh cho biết UBND thành phố đã có quyết định chỉ định nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án này, với một số cơ chế ưu đãi nhất định.
Dự kiến, trong quý 3/2015 sẽ thi công và đến quý 4/2017 sẽ hoàn thành dự án giai đoạn 1. Tổng nguồn vốn đầu tư đề án khoảng 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngoài ngân sách.
Trong khi đó, theo ông Lâm Quốc Hùng, 4 nhóm đối tượng trong diện di dời kể trên sẽ được hưởng chính sách giải phóng mặt bằng nhà nước đang thực hiện với mức giá cao nhất 162 triệu đồng/m2, và được hưởng chính sách tái định cư tại nơi ở mới. Phần diện tích sau khi thu hồi sẽ phục vụ mục đích chung.
Đề án này được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ di dời 1.530 hộ dân sang khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên, với diện tích 11 ha.
Giai đoạn 2, quận sẽ đề nghị thành phố bố trí quỹ đất 30 ha để di dời tiếp hơn 5.000 hộ dân, và sẽ kết thúc đề án vào năm 2020.
Theo ông Phạm Tuấn Long, Phó ban Quản lý các dự phố cổ Hà Nội, trong giai đoạn 1 sẽ tập trung vào các hộ gia đình đang sống trong các khu đình, đền, chùa, di tích, khu trường học, trụ sở các cơ quan trong địa bàn quận, những hộ có diện tích ở bình quân dưới 5 m2/người với khoảng 533 hộ.
Các đối tượng còn lại là các hộ dân sống tại các công trình đặc biệt cần bảo hộ, các hộ dân sống trong một nhà có đông hộ, nhà xuống cấp nguy hiểm.
Phó chủ tịch quận Hoàn Kiếm Lâm Quốc Hùng cho biết các hộ dân sẽ được miễn phí 30 m2 diện tích căn hộ tái định cư, phần diện tích trên 30 m2 được trả dần. Nếu hộ dân không đủ điều kiện mua sẽ được thuê, thuê mua nhà theo chính sách xã hội.
Trường hợp không nhận nhà tái định cư, ngoài tiền đền bù diện tích bị thu hồi theo khung giá đất của thành phố còn được hỗ trợ thêm 100 triệu đồng.
“Nếu hộ dân đã nhận nhà tái định cư, nhưng không có nhu cầu ở, có thể bán. Tuy nhiên đối tượng này không được quay trở lại để ở tại diện tích đã thu hồi”, ông Hùng cho hay.
Về công ăn việc làm cho các hộ dân sau khi di dời, ông Long cho biết, khu đô thị Việt Hưng được thiết kế với không gian tầng một dành cho chính người dân trong khu đô thị, tạo điều kiện để họ kinh doanh. Các vị trí này sẽ được nghiên cứu triển khai thành các khu vực kinh doanh theo chuyên đề, chủ đề…
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ Lê Quỳnh Anh cho biết UBND thành phố đã có quyết định chỉ định nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án này, với một số cơ chế ưu đãi nhất định.
Dự kiến, trong quý 3/2015 sẽ thi công và đến quý 4/2017 sẽ hoàn thành dự án giai đoạn 1. Tổng nguồn vốn đầu tư đề án khoảng 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngoài ngân sách.
Trong khi đó, theo ông Lâm Quốc Hùng, 4 nhóm đối tượng trong diện di dời kể trên sẽ được hưởng chính sách giải phóng mặt bằng nhà nước đang thực hiện với mức giá cao nhất 162 triệu đồng/m2, và được hưởng chính sách tái định cư tại nơi ở mới. Phần diện tích sau khi thu hồi sẽ phục vụ mục đích chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.