Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Việt Nam đang nghèo hơn?

Việt Nam đang nghèo hơn?


Nguồn:gocnhinalan.com

Việt Nam đang nghèo hơn?
Cô Tư Saigon – Theo Việt Báo – 8 Jan 2015
nguoi ngheo
Có phải Việt Nam đang nghèo hơn? Xin hãy nhìn kỹ, nghĩ kỹ… rằng có phải Việt Nam đang nghèo hơn? Hình như thế.
Đời sống dân thành thị đỡ hơn, xuất cảng tăng nhiều hơn, nhưng hãy nhìn kỹ xem: tài nguyên thiên nhiên không còn bao nhiêu, than múc ào ạt, dầu hút ào ạt, rừng phá ào ạt, sông chết vì ô nhiễm, học phí trên trời trong khi cử nhân và cao học thất nghiệp tới 174.000 người, hóa chất bơm khắp cây trái ngoài chợ, tham nhũng rút ruột đất nước ngang nhiên chẳng ai nói được…
Ai nói rằng chúng ta giàu hơn?
Haỹ nghĩ kỹ, tư bản quốc tế vào làm chủ doanh nghiệp VN, thế rồi xuất cảng chủ lực vẫn là doanh nghiệp FDI… ai bảo Việt Nam đang nghèo hơn thì cũng đúng.
Báo VietNamNet có bản dịch tựa đề “Tại sao một số nước đang trở nên… nghèo hơn” — nghĩa là, mới đọc là giựt mình rồi.
Nơi đây, trích vài ý như sau:
“Nếu không có một cơ chế như vậy, hệ thống chính trị không thể cung cấp kiểu môi trường mà nền kinh tế hiện đại cần. Đó là lí do tại sao tất cả các nước giàu lại dân chủ, và tại sao một số nước đang trở nên nghèo hơn…
…Điều cần thiết là một cơ chế tương tự bàn tay vô hình của thị trường: một cơ chế tự tổ chức. Bầu cử rõ ràng là không đủ, bởi chúng thường diễn ra hai hay bốn năm một lần và thu thập rất ít thông tin từ mỗi cử tri.
Thay vào đó, một hệ thống chính trị thành công phải tạo nên được một bàn tay vô hình thay thế – một hệ thống phi tập trung hóa quyền lực để có thể xác định được vấn đề, đề xuất giải pháp, và giám sát hiệu quả thực hiện, để các quyết định được đưa ra dựa trên nhiều thông tin hơn.
Để lấy một ví dụ, chính phủ liên bang Hoa Kỳ chỉ chiếm 537 ghế trong khoảng 500.000 vị trí dân cử của nước này. Rõ ràng, còn nhiều điều diễn ra ở những nơi khác.
Điều này, cùng với một nền báo chí phát triển là một phần của cái cấu trúc vốn giúp đọc hàng triệu trang luật và giám sát những gì các cơ quan chính phủ thực hiện hay không thực hiện. Nó tạo ra các thông tin và các động cơ để phản hồi lại nó. Nó ảnh hưởng đến việc phân bổ ngân sách. Nó là một hệ thống mở mà trong đó ai cũng có thể tạo ra tin tức hoặc tìm một chuyên gia vận động hành lang để được trợ giúp, cho dù đó là bảo vệ cá voi hay là ăn thịt chúng.
Nếu không có một cơ chế như vậy, hệ thống chính trị không thể cung cấp kiểu môi trường mà nền kinh tế hiện đại cần. Đó là lí do tại sao tất cả các nước giàu lại dân chủ, và tại sao một số nước đang trở nên nghèo hơn. Cho dù một số các nước này có tổ chức bầu cử, họ có xu hướng vấp ngã tại ngay cả những vấn đề phối hợp đơn giản nhất…”(ngưng trích)
Tác giả nổi tiếng tầm cỡ quốc tế (Ricardo Hausmann, “Why Are Rich Countries Democratic?” Project Syndicate, Mar. 26, 2014.). Lý luận như thế có vẻ như muốn nhắc nhở Hội nghị Trung ương ĐCSVN điều gì đây…
Phải chăng, câu hỏi nêu ra cho Hội nghị là: Việt Nam đang nghèo hơn chính vì quý vị lãnh đạo này vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.