Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

50 NGHÌN ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THAM NHŨNG

50 NGHÌN ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THAM NHŨNG

Nguyễn Gia Định

“Vừa qua, ta đã xử lý kỷ luật các hình thức khác nhau từ khai trừ cho đến cảnh cáo, khiển trách… tổng cộng hơn 50 nghìn đảng viên, nằm rải rác các cấp. Đó là một con số lớn, đáng buồn và nếu không có hơn 5 vạn/ hơn 4 triệu Đảng viên như thế thì Đảng đã mạnh hơn nhiều”.

PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, trả lời báo chí như vậy xung quanh vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược của Đảng hiện nay.
(http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/217893/-bo-phan-khong-nho--da-duoc-xu-ly-den-dau-.html)

KHÔNG CÓ VÙNG CẤM?

Ông Phúc tự tin khoe: “Ủy ban Kiểm tra có một động thái tốt là công khai các phiên họp xử lý kỷ luật, nhất là cán bộ diện TƯ quản lý. Đó cũng là cách hiệu quả để kiểm tra, giám sát, răn đe để cán bộ, đảng viên tự điều chỉnh nhằm tránh phạm phải sai lầm đến mức Đảng phải kỷ luật.

Những vụ tham nhũng lớn thì TƯ, Bộ Chính trị cũng chỉ đạo rất tích cực để xử lý công khai đúng pháp luật. Những vụ xử ở các tập đoàn kinh tế, DN, cũng có liên quan đến một số quan chức bên tổ chức đảng, tổ chức chính quyền, các tỉnh, cả những người đã về hưu.

Đó chính là tinh thần “không có vùng cấm”, không có chuyện “hạ cánh an toàn”, vun vén xong đến lúc nghỉ hưu coi như không còn chuyện gì”.

ĐẢNG ĐÂU PHẢI THẦN THÁNH

Giải thích vì sao Đảng cứ mãi “giơ cao đánh khẻ”, ông Phúc nói đây là thực hiện theo di huấn của Bác Hồ:

“Xử lý quyết liệt không phải là mang ra đấu tố, hay làm căng thẳng mà miễn là xử lý có hiệu quả, khiến cho người bị xử lý thấy được khuyết điểm, cái sai, hối lỗi, tìm cách sửa, vậy là quý.

Chúng ta kiên quyết về mặt kỷ luật, pháp luật nhưng cũng đối xử với con người cho đúng truyền thống dân tộc nhân ái, nghĩa tình, như Bác Hồ dạy “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, chứ không làm như những nước khác. Tất nhiên nếu “dĩ hòa vi quý” thì lại không được”.
Hàng loạt cụm từ mâu thuẫn nhau trong trả lời nói trên.

Thứ nhất, “xử lý quyết liệt” trong một Nhà nước pháp quyền, là xử lý theo đúng quy định của pháp luật, bất kể người vi phạm là ai. Ngay cả lãnh đạo tối cao của Đảng khi sai phạm cũng phải “xử lý quyết liệt”. Không liên quan gì đến phạm trù “đạo đức – văn minh”.

Thứ hai, dù là cộng sản hay không cộng sản, tất cả vẫn theo luật pháp. “Không làm như những nước khác” – lời của ông Phúc có thể được hiểu là Đảng cho mình cái quyền đứng trên tất cả.

“Lãnh đạo cũng nắm được cả, chứ không đến nỗi “mù tịt thông tin” đâu. Bây giờ thời buổi thông tin nhanh nhạy, chẳng có gì không “đến tai” cả. Vấn đề là lắng nghe rồi xử lý thông tin, chỉ đạo công việc xử lý sao cho hiệu quả, có lợi cho dân thì sẽ suôn sẻ”. Ông Phúc đã nói như vậy, và cố tình “giả điếc” khi dân tình luôn muốn “trị tới cùng” số lượng 40.000 – 50.000 đảng viên tham nhũng.

Ông Phúc biện minh “Đảng cũng là con người, đâu phải thần thánh. Ai cũng muốn được sung sướng, chứ ai muốn gian khổ, hi sinh”. Vậy thì khi đã làm sai, biết sai vẫn cố tình làm thì “tội” của đảng viên phải nặng hơn thường dân, và đảng cần phải bị “trị” tận gốc để có thể “dứt nọc”.

Phong trào “Tôi không thích Đảng Cộng sản Việt Nam” là một ví dụ về lòng dân đang muốn gì.

VÌ “ĐẠI CỤC” NÊN ĐẢNG CHƯA THỂ CÔNG KHAI

Đầu năm nay, có một hoạt động nhận được sự quan tâm của dân là việc TƯ bỏ phiếu tín nhiệm với Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

“Đây là lần đầu tiên chúng ta tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chưa có kinh nghiệm, chưa có tiền lệ nên phải tính toán cho có lợi nhất về mặt chính trị và nhất là phải chú ý để không bị thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc. Như bây giờ trên mạng bao nhiêu thông tin nhiễu loạn, nói xấu đồng chí này, đồng chí khác. Không nên để thế lực thù địch lợi dụng điều đó”.

Ông Nguyễn Trọng Phúc biện minh như vậy về “danh sách mật tín nhiệm”.

Sắp tới đây là sinh nhật lần thứ 85 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Suốt chặng đường dài ấy, như xác nhận của cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam chưa lần nào thử lấy ý kiến nhân dân về mức độ “dân tin Đảng” ra sao.

Nói một cách khác, "dân tin Đảng" chỉ là mỹ từ của khẩu hiệu phục vụ cho chủ thuyết của nhà cầm quyền toàn trị.

Từ năm 2012, trước khi nhận chức Trưởng Ban Nội chính TU, ông Nguyễn Bá Thanh từng có buổi diễn thuyết dài 3 tiếng đồng hồ. Theo lời của ông Thanh, nếu Đảng vẫn không mạnh dạn “cắt bỏ khối u” thì sẽ “tiêu luôn”.

Phong trào “Tôi không thích Đảng Cộng sản Việt Nam” là một ví dụ về lòng dân đang muốn gì…

NGĐ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.