Ông Lê Mạnh Hà là quan chức đầu tiên ‘dám’ từ chối sử dụng Đề án Tin học hóa quản lý hành chính giai đoạn 2001-2005
Lê Mạnh Hà con trai Lê Đức Anh
Ông Lê Mạnh Hà được xem là quan chức đầu tiên đã ‘dám’ từ chối sử dụng các sản phẩm của Đề án Tin học hóa quản lý hành chính giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112) trong nhiệm sở của mình, trên cương vị Giám đốc Sở Bưu chính – Viễn Thông thành phố Hồ Chí Minh .
Báo chí ở Sài Gòn đã nhanh chóng vào cuộc khi ông Lê Mạnh Hà giải thích cặn kẽ lý do ông từ chối sử dụng các sản phẩm của Đề án 112 ngay từ năm 2005, lúc Đề án vừa đưa ra yêu cầu về 3 sản phẩm phần mềm dùng chung trong hệ thống hành chính quốc gia.
Tuy nhiên thời điểm đó, năm 2005, ông Lê Thanh Hải, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ‘lệnh miệng’ buộc các tòa soạn báo chí có chủ quản thuộc thành phố Hồ Chí Minh không được khai thác sự kiện Giám đốc Sở Bưu chính – Viễn Thông thành phố Hồ Chí Minh công khai từ chối Đề án 112. Tiếp sau, ông Lê Thanh Hải giữ chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nên các báo đành chọn sự im lặng, hoặc ‘đăng’ kiểu nhỏ giọt, lâu lâu nhắc lại một bài…
Phải đến ngày 15-6-2007 tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị (giai đoạn 2001-2005, về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước), do Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin phối hợp cùng Bộ Bưu chính – Viễn thông tổ chức tại Hà Nội, đã cho biết không chỉ có Đề án 112 mà còn hàng chục đề án, dự án trọng điểm, ngốn tiền tỷ của ngân sách nhưng hiệu quả chưa cao, thì làng báo ở Sài Gòn mới thực sự ‘bùng nổ’ với loạt bài liên quan.
Nhật ký phóng viên của người viết còn lưu giữ, cho biết ông Lê Mạnh Hà nhiều lần chia sẻ với báo chí rằng ông phản đối Đề án 112 ngay từ ban đầu.
Có 4 lý do mà ông Hà tin rằng Đề án 112 không thể thành công. Một là, tính không chuyên nghiệp. Một đề án về công nghệ thông tin mà giao cho đơn vị không có chuyên môn đảm nhận thực hiện. Với khối lượng công việc đồ sộ nhưng ban điều hành [*] chỉ có vài người chuyên trách và vài tổ chuyên môn gồm những người kiêm nhiệm thì quả thật quá sức. Trưởng ban điều hành Đề án 112 chỉ là vị phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, không đủ tầm để làm việc với các bộ trưởng, cũng không đủ lực để tác động đến lãnh đạo các địa phương.
Hai là, sự quan liêu bao cấp. Trong khi nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, có những phần mềm ứng dụng tốt đã chạy ổn định theo thời gian, thì lại bị ban điều hành Đề án 112 buộc phải sử dụng 3 phần mềm dùng chung kém cỏi, chưa hoàn thiện và thiếu tính hệ thống. Với kiểu quản lý tập trung của thế kỷ trước, bất kỳ một điều chỉnh nhỏ nào của phần mềm Đề án 112 cũng phải do các chuyên gia ngoài Hà Nội bay vào thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm lớn nhất nước về công nghệ thông tin, để xử lý.
Ba là, việc không đồng bộ dẫn đến lãng phí. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước về công nghệ thông tin mà chưa xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu, thì có cần thiết các tỉnh, thành phố khác phải có? Bốn là, bài học về vi phạm và thất thoát. Có thể nói sai phạm lớn nhất của những người thực hiện đề án này là sai phạm về tài chính và quản lý đầu tư.
Ông Hà nói rằng ông đã nhiều lần báo cáo, phát biểu vấn đề này với thường trực ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và cả Bộ Bưu chính – Viễn thông từ năm 2005, khi trong năm này đã có trên 3 ngàn cán bộ, công chức, cử nhân ở thành phố Hồ Chí Minh được ‘đi học’ từ nguồn kinh phí của Ban 112 Chính phủ.
Theo ông Lê Mạnh Hà, chương trình đào tạo của Đề án 112 chỉ tương đương chương trình A tin học. Song chi phí đào tạo theo chương trình này lại lên tới từ 2-2,5 triệu đồng cho mỗi cán bộ. Trong khi đó để học chương trình A tin học, người dân chỉ tốn chừng vài trăm ngàn đồng.
Ông Lê Thanh Hải, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vẫn để ngoài tai, và ngân sách tiếp tục chi cho những chuyện học hành và sử dụng phần mềm do Đề án 112 yêu cầu. Ông Lê Mạnh Hà cho biết chi phí triển khai cho mỗi phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bước đầu là 2,1 tỷ đồng. Đây là sự lãng phí khủng khiếp, vì các phần mềm chưa hoàn chỉnh mà đã triển khai trên diện rộng, để rồi sau đó lại chỉnh sửa…
REPORT THIS AD
Luật gia Cao Minh Tâm gửi đến Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.