Đường sắt cao tốc Bắc – Nam là một phần của chiến lược Vành đai – Con đường?
29-4-2019
Các tuyến đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc- Nam của Việt Nam trong tương lai có phải là một phần của chiến lược Một vành đai- một con đường của Trung Quốc? Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên các hé lộ từ phía các quan chức của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phần nào đã gián tiếp xác nhận rằng, cao tốc Bắc- Nam (cả đường bộ lẫn đường sắt) là một phần của chiến lược Một vành đai – Một con đường.
Vào tháng 3-2019, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, các nhà đầu tư – nhà thầu Trung Quốc có khả năng làm đường cao tốc với giá rẻ hơn, nhanh hơn các nhà đầu tư – nhà thầu của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Cách đây khoảng 10 ngày, một quan chức cao cấp của Bộ GT-VT cho rằng, chỉ có các nhà đầu tư – nhà thầu Trung Quốc – quan tâm đến các tuyến đường cao tốc Bắc- Nam của Việt Nam.
Tại sao chỉ có các nhà đầu tư – nhà thầu Trung Quốc quan tâm? Không khó để nhận thấy rằng, các thông tin chi tiết như thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vật tư… của hai dự án cao tốc Bắc – Nam không được công khai minh bạch. Khi một dự án lớn không được công khai và minh bạch về thông tin kỹ thuật, các nhà đầu tư – nhà thầu có uy tín của Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… chẳng bao giờ dám để tâm đến.
Hay nói cách khác, tính không công khai và minh bạch của hai dự án cao tốc Bắc – Nam là yếu tố quyết định để đuổi khéo các nhà thầu – đầu tư có trách nhiệm và uy tín. Và nói chính xác, tính không công khai và minh bạch của hai dự án cao tốc Bắc – Nam nhằm xí phần cho các nhà đầu tư – nhà thầu đen tối đến từ Trung Quốc.
Đầu tháng Tư, một trung tâm nghiên cứu của Mỹ, CNAS, ra báo cáo nói, có bảy rủi ro thường gặp trong các dự án của “Một vành đai, một con đường”. Đó là:
1. Suy giảm chủ quyền: Bắc Kinh kiểm soát các dự án hạ tầng thông qua việc cho vay, hoặc hợp đồng kéo dài vài chục năm.
2. Thiếu minh bạch: Nhiều dự án không rõ ràng về quy trình đấu thầu, và điều khoản tài chính không được công bố cho công chúng.
3. Gánh nặng tài chính: Tiền vay của Trung Quốc làm tăng rủi ro vỡ nợ hoặc khó khăn trong trả nợ. Một số dự án hoàn thành không tạo ra đủ lợi nhuận.
4. Kinh tế địa phương không được lợi: Các dự án thường dùng công ty và nhân công Trung Quốc cho xây dựng, đôi khi thỏa thuận chia lợi nhuận không bình đẳng.
5. Rủi ro địa chính trị: Một số dự án do Trung Quốc thực hiện có thể gây nguy hiểm cho hạ tầng viễn thông sở tại, hoặc đặt quốc gia đó vào giữa cạnh tranh giữa Bắc Kinh và các nước.
6. Tác động môi trường: Một số dự án diễn ra mà không có đánh giá môi trường đủ, hoặc đã gây hại môi trường.
7. Tham nhũng: Tại một số nước, các dự án tạo ra hối lộ cho quan chức.
Tôi phản đối nhà thầu – nhà đầu tư Trung Quốc, đầu tư hoặc thi công trọn gói hoặc một phần hai dự án đường cao tốc Bắc- Nam của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.