Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Niềm mong mỏi dân chủ của người Việt Nam và chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng sắp tới

Niềm mong mỏi dân chủ của người Việt Nam và chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng sắp tới

Trần Đình Thu
Điều ta có thể khẳng định là hiện nay, Trung Cộng bị Mỹ ra đòn tơi tả đang xính vính về kinh tế và chính trị, không dám thị uy bắt nạt các nước yếu!
Đây chính là lúc phải chọn lựa để thoát gọng kèm! Cơ hội trăm năm là đây! Không làm gì mới đáng ngạc nhiên. Bất cứ ai trong tay nắm quyền là phải tìm cách di chuyển chút đỉnh chính sách. Đây là điều tất yếu phải chờ đợi!
Vấn đề là chiến lược liên minh căn bản có di chuyển không, có xoay trục dứt khoát không? Tôi không dám kỳ vọng nhiều theo hướng này, tuy rất mong ước!
Mà thay đổi chiến lược là thay đổi cách quản trị đất đất nước, tôn trọng dân quyền, khuyến khích xã hội dân sự hoạt động, thay đổi thể chế, cách duy nhất để xoá bỏ tận gốc tham nhũng!
Không coi tham nhũng là ghẻ ngứa mà là ung thư di căn, phải thay đổi hệ điều hành... Bắt đầu bằng chính sách nhân sự... Chia quyền với người dân, mở rộng chính quyền cho hiền tài trong nhân dân, bãi bỏ thói cơ cấu gà nòi vô tích sự, tham quyền hám lợi, không có trình độ và đạo đức...
Làm thế nào luật pháp được nghiêm minh từ trong ra ngoài, không có thói đối xử bất bình đẳng như hiện nay.
Cái này không tuỳ thuộc ở Mỹ, nó trong tay đảng cầm quyền, nhất là người đứng đầu đảng và nhà nước!

Như vậy với việc công bố ông Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban lễ tang ông Lê Đức Anh vào ngày mùng 3 tới đây, tôi không cần phải nói thêm gì về bệnh tật của ông Trọng nữa. Dĩ nhiên vẫn sẽ có những ý kiến đại loại như phải chờ đến lúc đó ông Trọng có xuất hiện trong lễ tang hay không mới tin, nhưng đó là những ý kiến của những người bảo thủ. Tôi hoàn toàn thông cảm về sự bức xúc của mọi người nhưng bức xúc là một chuyện, còn những gì đang diễn ra thì dù chúng ta có ghét thì nó vẫn diễn ra.
Tuy nhiên những gì đang diễn ra có khi thật sự không đáng ghét chút nào mà còn có thể ngược lại là khác.
Ba mươi năm trước, CNXH đối diện với cuộc thoái trào lần thứ nhất, Liên Xô và một loạt nước Đông Âu là những quốc gia may mắn nhận những món quà dân chủ trong đợt đầu. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Hàn, Cuba không có trong danh sách những nước may mắn đợt ấy mà phải kéo dài cho đến nay.
Nay thì thời điểm của cuộc thoái trào lần 2 và có lẽ dứt điểm. Có thể đợt thoái trào sẽ diễn ra trong một năm hai năm hay lâu hơn, nhưng tôi tin nó sẽ là đợt cuối. 
Trong bài hôm qua tôi có viết về sự kiện ông Lê Đức Anh dẫn đoàn cầu hòa qua Trung Quốc để “quyết tâm giữ vững CNXH”, có bạn nói rằng trong tình thế đó bắt buộc phải dựa vào Trung Quốc. Nói như vậy là không đúng, vì rằng lúc ấy Việt Nam đã cắt đứt ngoại giao với Trung Quốc đã lâu. Việc cầu hòa của ông Lê Đức Anh có thể giải thích là ông ấy cần dựa vào Trung Quốc để cũng cố chiếc ghế quyền lực mà ông ấy chưa có trong tay. Nhưng cách ấy đưa Việt Nam vào cảnh lầm than mấy mươi năm nay.
Một điều thú vị là nay ông Nguyễn Phú Trọng, người đang nhận ủy thác của lịch sử để từng bước tách dần khỏi Trung Quốc lại làm Trưởng ban lễ tang cho một người cầu hòa Trung Quốc.
Dĩ nhiên đó là điều ngẫu nhiên nhưng là một ngẫu nhiên thú vị.
Một bản tin từ VOA cho biết danh sách các nước ký cam kết với Trung Quốc trong thượng đỉnh “Vành đai con đường” vừa qua không có tên của Việt Nam mà chỉ bao gồm Ý, Peru, Barbados, Luxembourg, Peru và Jamaica. 
Như vậy Việt Nam cũng tránh được sự dính líu sâu thêm vào Trung Quốc. 
Cho đến lúc này, theo thông tin tôi nhận được, việc chuẩn bị chuyến đi Mỹ của ông Trọng đang diễn ra rất tích cực. Các đoàn đến Mỹ để chuẩn bị, ngoài đoàn của Bộ trưởng Tô Lâm như chúng ta biết vừa qua còn có các đoàn khác không công bố của những chính khách quan trọng.
Về phía Mỹ thì như tôi thông tin cũng liên tiếp có các đoàn đến Việt Nam như đoàn Thượng nghị sĩ Mỹ do Thượng nghị sĩ Patrick Leahy - Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện Hoa Kỳ làm Trưởng đoàn và đoàn của Đô đốc Philip S. Davidson trên cương vị Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Dĩ nhiên Mỹ cũng sẽ có những đoàn không công bố bên cạnh những đoàn công bố. 
Thật ra về chuyến đi Mỹ của ông Trọng, qua một số nguồn tin khả tín, tôi nhận được vào những ngày tết nguyên đán vừa rồi, trước rất lâu khi ông Trump chính thức mời tại thượng đỉnh Mỹ Triều.
Nay thì theo tôi đánh giá, công tác chuẩn bị hầu như đã rất kỹ. Tôi cho rằng các văn kiện cho hai bên ký kết đã và đang thảo luận rất chi tiết.
Tuy nhiên hiện nay tôi chưa thể biết những gì được thảo luận chi tiết, nhưng tôi tin là sẽ bao gồm các vấn đề về dân chủ nhân quyền cho Việt Nam. Khác với ông Obama kêu gọi nhân quyền suông, ông Trump sẽ kèm nó vào trong các điều kiện chế tài về kinh tế và nhiều mặt khác.
Tới đây tôi nói thêm về việc ông Trọng đảm nhiệm 2 ghế Tổng bí thư và Chủ tịch khiến nhiều người thắc mắc. Thật sự vào lúc này điều ấy trở nên rất thuận lợi cho ông Trọng tiến hành các bang giao quốc tế với Mỹ và Trung Quốc.
Chẳng hạn như vừa qua nếu ông Trọng không đảm nhiệm 2 ghế thì khi ông Trọng bệnh, Việt Nam cũng phải cử vị trí Chủ tịch nước dự thượng đỉnh “Vành đai con đường” và việc ấy làm cho Việt Nam khó xử khi không muốn ký các cam kết trái với nguyện vọng của nhân dân. 
Hoặc trong chuyến đi Mỹ tới đây, việc ông Trọng giữ 2 vị trí sẽ thuận lợi hơn nhiều. 
Tôi cũng nhắc lại vào thời kỳ ông Gorbachov tiến hành cải cách dân chủ, ông ấy cũng nắm giữ 2 vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch Liên Xô. Việc ấy giúp ông ấy có đủ quyền lực tiến hành cải tổ, thế nhưng vẫn vấp phải sự chống đối của gần 1/3 Ủy viên Bộ chính trị Liên Xô.
Ở Việt Nam theo tôi đánh giá, mong ước cải cách dân chủ là của số đông nhưng không loại trừ việc có một tỷ lệ nhất định muốn đi theo con đường cũ.
Còn 1 chuyện cuối trước khi kết bài này, là mấy hôm trước có bạn nói với tôi để xem ba mươi tháng Tư năm nay thế nào đã mới tin lời tôi nói. Nay tôi xin nhắc lại. Hôm nay là ngày 28, và mọi người cũng thấy rằng không có các bài viết như mọi năm trên báo lề phải, chẳng hạn như ngày nào thì quân đội miền Bắc tiến vào Quảng Trị, vào Huế, Đà Nẵng, Nha Trang rồi thì chiếc xe tăng nào húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập đầu tiên, ai lái chiếc xe tăng đó… Các báo nhà nước đã bị cấm viết về những chuyện ấy, chỉ được phép đưa tin về vui chơi giải trí chứ không được nhắc lại những sự kiện trong quá khứ. Đó cũng là những tin vui mang thông điệp rằng một thời kỳ mới chắc chắn sẽ đến với Việt Nam.
T.Đ.T.
Nguồn: FB Trần Đình Thu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.