Độc lập, tự do của Minh
Trần Mai Trung
29-4-2019
Đảng CSVN hay nhắc đến câu “Không có gì quí hơn độc lập tự do”, được cho là của ông Hồ chí Minh, một cựu chủ tịch của ĐCSVN. Thông thường, nói thì dễ mà làm thì khó. Ông Minh là thần tượng của các đảng viên CS, chúng ta hãy tìm hiểu ông Minh có thực hiện việc làm đi đôi với lời nói hay không, hay là nói một đàng làm một nẻo.
Năm 1938, đảng CS Liên xô gởi ông Minh về làm việc tại Bát lộ quân ở Trung quốc. Minh được trả lương hàng tháng nên có cuộc sống thoải mái, lúc nào cũng phì phào điếu thuốc trên môi. Chẳng bù với các đảng viên VN Quốc dân đảng đang hoạt động cách mạng tại TQ, phải bung ra làm việc hàng ngày để kiếm tiền sinh sống cho mình và cho đảng.
Ba năm sau, đảng CSLX chỉ thị cho Minh trở về VN. Ở gần Pác Bó, Minh đặt tên một ngọn núi là núi Karl Marx và một con suối là suối Lenin. Đây là đất nước Việt Nam, tại sao không gọi là núi Nguyễn Huệ và suối Ngọc Hân? Có thể là Minh sống xa tổ quốc nhiều năm, bị nhiễm tính vọng ngoại, thích dùng tên Tây.
Năm 1949, đảng CSTQ làm chủ Trung Hoa lục địa. Họ tiến hành Cải cách ruộng đất (CCRĐ) ở TQ, giết chết hơn một triệu người dân TQ. Vài năm sau, họ gởi nhiều đoàn cố vấn (CV) sang VN chỉ đạo cuộc chiến tranh chống Pháp và CCRĐ. Hàng ngàn đảng viên CSVN được các CVTQ huấn luyện làm CCRĐ theo kiểu TQ.
Điều hành chiến dịch là tên việt gian Hồ Viết Thắng, hắn nhận lệnh của CVTQ rồi truyền lại cho Minh và đảng CSVN thi hành. Nếu Minh muốn thay đổi cái gì thì nhờ Thắng trình lên CVTQ, nếu được đồng ý thì mừng, nếu bị từ chối cũng phải chịu. Ta thấy Minh nói quí độc lập nhưng làm theo lệnh của CVTQ, dù biết nhiều người dân bị giết oan. Ba năm sau, Minh phải cuối đầu xin lỗi nhân dân Việt Nam vì đã giết oan, tù oan hơn 100 ngàn người trong CCRĐ.
Biết là sai mà phải làm thì đâu có độc lập. Giết oan, tù oan mấy trăm ngàn người là một việc rất quan trọng mà vẫn phải làm là không có độc lập.
Người ta bị cổ một tròng là khổ rồi, đảng CSVN lại bị cổ hai tròng, tròng Liên Xô và tròng Trung Quốc. Năm 1960, Lê Duẩn làm Bí thư số 1 đảng CSVN. Minh vẫn làm Chủ tịch nước VNDCCH, nhưng không thấy Minh tham dự các buổi họp của chính phủ. Minh vẫn làm Chủ tịch đảng CSVN, nhưng không thấy Minh tham dự các buổi họp của Bộ Chính trị. Hàng ngày, Minh ngồi chơi với cá và làm thơ trong khi chiến tranh đang diễn ra khốc liệt, hàng triệu thanh niên miền Bắc phải vào Nam đánh nhau. Minh nói quí độc lập nhưng bây giờ làm … bù nhìn.
Làm bù nhìn nên cũng mất tự do. Minh muốn có vợ như hàng triệu người đàn ông khác, bằng chứng là Minh đã ngủ với nhiều người đàn bà khác nhau trong 20 năm làm chủ tịch. Minh nói quí tự do, một quyền căn bản là được sống hạnh phúc với vợ con, Minh muốn có vợ nhưng không được phép, thiệt khổ.
Ta thấy Minh nói quí độc lập tự do nhưng sống và làm theo một nẻo khác. Minh làm nhân viên ăn lương tháng cho đảng Cộng sản Liên Xô trong một thời gian dài. Biết CCRĐ ở TQ là tàn bạo mà vẫn làm theo lệnh của cố vấn TQ. Ai có con cũng biết niềm hạnh phúc nhìn con lớn lên từng ngày, nghe con nói lần đầu ba ba má má. Minh cũng muốn có vợ có con nhưng không được phép, phải ngồi viết truyện “Vừa đi đường vừa kể chuyện” tưởng tượng tự khen mình cho đỡ buồn. Tự do cho chính mình mà Minh đòi không được, thì sẽ đòi tự do cho ai?
Hiện nay không có Cải cách ruộng đất nhưng vẫn đang có nhiều đoàn cố vấn TQ trên đất VN. Họ đang ở Hà Nội, Đắc Nông (Bauxite), Vũng Áng (Formosa), Vân Đồn (sẽ là đặc khu?) v.v…
Tại Bauxite Đắc Nông và Formosa Vũng Áng thì CVTQ chỉ đạo toàn diện, người VN và ngay cả côn an CSVN phải xin phép mới được vào. Ở Hà Nội thì đoàn CVTQ dựng lên Người đốt lò Nguyễn Phú Trọng, họ hoạt động thâu tóm quyền lực cho Trọng qua chiến dịch bài trừ các đảng viên CS tham nhũng. Họ cũng chỉ đạo Bộ côn an CSVN dịch luật An ninh mạng của TQ sang tiếng Việt, sửa đổi một chút, và áp dụng cho VN.
Ông Minh và đảng CSVN đã treo cái bánh vẽ “độc lập, tự do” trước miệng nhân dân VN hơn 50 năm, không ai thích ăn bánh vẽ, đã đến lúc chấm dứt liên hệ với đảng CS Trung quốc và vất bỏ chủ nghĩa cộng sản để có độc lập, tự do thật sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.