Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Thương chiến Mỹ-Trung và vòng đàm phán Lighthizer-Lưu Hạc

Thương chiến Mỹ-Trung và vòng đàm phán Lighthizer-Lưu Hạc

Cuộc chiến thương mại đã làm tổn hại nền kinh tế hai nước.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCuộc chiến thương mại đã làm tổn hại nền kinh tế hai nước.
Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu một vòng đàm phán mới tại Bắc Kinh vào thứ Ba với hy vọng tiến gần hơn đến việc giải quyết tranh chấp thương mại.
Các cuộc bàn thảo sẽ do Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đồng chủ tọa.
Các cuộc thảo luận đã kéo dài trong nhiều tháng, với cả hai bên khó đồng ý về các chủ đề chính.
Cuộc chiến thương mại đã làm tổn hại nền kinh tế và thách thức hệ thống đa phương đã chi phối thương mại thế giới trong nhiều thập niên.
Đã có sự lạc quan thận trọng quanh các cuộc đàm phán trong những tháng gần đây nhưng cũng có cảm giác rằng cả hai bên vẫn duy trì quan điểm bất đồng về một số điểm.

Những gì đã xảy ra tới nay?

Hoa Kỳ, nước cáo buộc Trung Quốc tiến hành giao dịch không công bằng, đã áp thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 250 tỷ đô la (193,2 tỷ bảng) vào năm ngoái.
Bắc Kinh đã trả đũa bằng thuế quan với các sản phẩm Mỹ với giá trị 110 tỷ đô la.
Thuế quan áp vào hàng hóa trị giá 200 tỷ đô la của Trung Quốc đáng ra đã tăng gấp đôi từ đầu năm, từ 10% đến 25%.
Nhưng cả hai nước đã đồng ý đình chỉ thuế quan theo kiểu trả đũa sau khi đạt được thỏa thuận vào tháng 12 và bắt đầu đàm phán để đạt được thỏa thuận sâu rộng hơn.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gần đây cho biết Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý về "rất nhiều điểm gai góc nhất" nhưng "chúng tôi vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.

Các điểm gì còn vướng mắc?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gần đây cho biết Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý về "rất nhiều điểm gai góc nhất"Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gần đây cho biết Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý về "rất nhiều điểm gai góc nhất"
Những điểm vướng mắc tại các cuộc đàm phán trong những tháng gần đây bao gồm việc thỏa thuận sẽ được thực thi như thế nào cũng như các chủ đề xung quanh việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và làm sau giảm thuế quan nhanh hơn.
Gary Hufbauer từ Viện kinh tế quốc tế Peterson ở Washington cho biết thực thi là một vấn đề quan trọng, nhưng vẫn lạc quan về triển vọng đạt được thỏa thuận.
"Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều lời hứa, Hoa Kỳ sẽ vẫn hoài nghi về việc thực thi", ông nói.
Tuy nhiên, ông hy vọng một thỏa thuận sẽ được công bố vào giữa tháng Năm. Vòng đàm phán mới nhất dự kiến sẽ được tiếp nối bởi các cuộc đàm phán tiếp theo tại Washington vào 08/05/2019.
Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ và muốn Bắc Kinh thay đổi chính sách kinh tế của mình, với lập luận là Bắc Kinh đã ủng hộ các công ty trong nước thông qua trợ cấp không công bằng. Họ cũng muốn Trung Quốc mua thêm hàng hóa của Mỹ để kiềm chế thâm hụt thương mại lớn. 
Ông Tập đã giải quyết một số quan ngại này vào tuần trước tại diễn đàn Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh trước khi có các cuộc đàm phán thương mại tuần này.
Ông cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực bảo đảm bảo vệ sở hữu trí tuệ, tăng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ và đảm bảo môi trường giao dịch công bằng cho các công ty.
Nhưng điều khiến các cuộc đàm phán thương mại trở nên đặc biệt khó giải quyết là thực tế chúng là một phần của cuộc ganh đua quyền lực rộng lớn hơn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đã đặt nhiều chính phủ phương Tây - và đặc biệt là Hoa Kỳ vào thế phòng thủ. Một số người ở Trung Quốc xem cuộc chiến thương mại là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của nước này.
Trong bối cảnh đó, có quan điểm cho rằng thỏa thuận thương mại sẽ không chấm dứt sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vốn đang diễn ra trong lĩnh vực công nghệ.
Hoa Kỳ và Trung Quốc có căng thẳng trong lĩnh vực công nghệ.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHoa Kỳ và Trung Quốc có căng thẳng trong lĩnh vực công nghệ.

Rủi ro là gì?

Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Gita Gopinath cho biết sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung là một yếu tố góp phần vào "sự mở rộng toàn cầu bị suy yếu đáng kể, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2018". IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm nay 0,2 điểm phần trăm xuống 3,3%.
TQBản quyền hình ảnhVCG
Image captionSau 40 năm Cải cách, Trung Quốc nay có một xã hội đầy người tiêu dùng theo cách kiểu khác nhau: hình khách hàng tắm trong bể rau và ớt ở một quán ăn sang trọng TQ.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng cho biết thuế quan do Mỹ và Trung Quốc áp đặt vào năm ngoái đã làm chậm tăng trưởng kinh tế ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngoài sự chững lại kinh tế hữu hình, một số người lo ngại cuộc chiến thương mại đang thách thức hệ thống đa phương vốn chi phối thương mại toàn cầu trong nhiều thập niên, bao gồm cả khuôn khổ mậu dịch theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
"Hệ thống này vốn rất mong manh. Một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện, trong đó cả hai bên phá vỡ các cam kết WTO, sẽ rất gây thiệt hại rất lớn", ông Hufbauer nói.

Tin liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.