Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Nhật hoàng Akihito thoái vị sau buổi lễ giản dị 'chỉ 10 phút'

Nhật hoàng Akihito thoái vị sau buổi lễ giản dị 'chỉ 10 phút'

AkihitoBản quyền hình ảnhAFP
Image captionLễ thoái vị của Nhật hoàng Akihito
Hoàng cungBản quyền hình ảnhTOMOHIRO OHSUMI
Image captionNgười dân và du khách trước Hoàng cung ở Tokyo
Nhật hoàng Akihito rời ngai vàng hôm 30/4, sự kiện đánh ngài trở thành vị hoàng đế đầu tiên thoái vị sau hơn 200 năm ở Nhật Bản.
Sau buổi lễ rất giản dị và rất ngắn, như phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes nói, "chỉ chừng 10 phút", vị hoàng đế 85 tuổi đã thoái vị.
Ngài đã nói rằng ngài cảm thấy không thể hoàn tất vai trò của mình vì tuổi tác và sức khỏe giảm sút.
Thái tử Naruhito, sẽ kế vị ngai vàng Hoa cúc vào ngày hôm sau, bắt đầu một kỷ nguyên mới.
Lễ
Image captionBuổi lễ bắt đầu hôm 30/04
Hoàng đế ở Nhật không nắm quyền lực chính trị mà đóng vai trò biểu tượng quốc gia.
Nhiều người dân Nhật nhớ đến triều đại của Nhật hoàng Akihito với hình ảnh ngài thăm hỏi các bệnh nhân và nạn nhân của các thảm họa.

Tại sao Nhật hoàng quyết định thoái vị?

Nhật hoàng Akihito là quốc vương đầu tiên của Nhật Bản tự nguyện từ bỏ ngai vàng kể từ năm 1817.
Trong một bài diễn văn hiếm hoi vào năm 2016, ngài bày tỏ rằng tuổi tác khiến mình khó hoàn tất vai trò của mình và có ý muốn thoái vị.
nhậtBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionNhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko thăm hỏi người di tản sau thảm họa sóng thần năm 2011
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đại đa số người dân Nhật cảm thông với ý nguyện của hoàng đế và một năm sau, Quốc hội ban hành một đạo luật để việc thoái vị của ngài trở nên khả thi.
Về Phan Bội Châu

Điều gì xảy ra tại lễ thoái vị?

Sự kiện dự kiến ​​sẽ diễn ra tại phòng Matsu-no-Ma ở Hoàng cung và phần lớn nghi thức được tiến hành đằng sau cánh cửa đóng kín.
Buổi lễ bắt đầu lúc 17:00 giờ địa phương (08:00 GMT) khi Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko bước vào phòng. Hơn 330 người tham dự sự kiện này.
Buổi lễ kết thúc với việc vị quốc vương đọc bài diễn văn cuối cùng với tư cách hoàng đế, dù rằng ngài sẽ vẫn là hoàng đế cho đến nửa đêm.
Sáng 1/5, Thái tử Naruhito sẽ thực hiện nghi thức đầu tiên trong cương vị hoàng đế.
nhật hoàngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionThái tử Naruhito trở thành Thiên hoàng thứ 126 của nước Nhật hôm 1/5

Tân vương là ai?

Thái tử Naruhito sắp sửa trở thành Thiên hoàng thứ 126 của nước Nhật - và sẽ chính thức dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên Lệnh Hòa. 
Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên Bình Thành bắt đầu từ khi Nhật hoàng Akihito lên ngôi năm 1989.
Ông Naruhito 59 tuổi, theo học ở Oxford và trở thành thái tử ở tuổi 28.
Năm 1986, có tin ông gặp vợ, Công nương Masako Owada tại một bữa tiệc trà. Họ kết hôn năm 1993.
Đứa con duy nhất của họ, công chúa Aiko, sinh năm 2001. Tuy nhiên, luật pháp hiện hành của Nhật giới hạn phụ nữ trong việc kế vị ngai vàng.
Do vậy, các vị trí kế vị tiếp theo là Hoàng tử Fumihito (chú của Công chúa Aiko) và Hoàng tử Hisahito, 12 tuổi (em họ Công chúa Aiko).
Công chúa Aiko
Image captionCông chúa Aiko, sinh năm 2001 nhưng luật pháp hiện hành của Nhật không cho nữ kế vị ngai vàng
Nữ nhà báo Mariko Oi của BBC từ Tokyo cho hay đây là một vấn đề cho sự truyền ngôi. 
Và hiện nay, truyền thống chỉ cho con trai nối ngôi báu vẫn còn đó nhưng "điều tra dư luận mới nhất cho hay đa số người Nhật không có vấn đề gì về chuyện để con gái nối ngôi".
Báu vật từ thần linh
Theo phóng viên BBC News, Anna Jones, các báu vật của Hoàng gia Nhật gồm chiếc gương, thanh kiếm và một viên châu báu, được người Nhật tin là "truyền từ các vị thần".
"Vì Nhật Bản không có vương miện của Hoàng gia, các báu vật này được coi là biểu tượng của quyền lực hoàng đế."
Nhật BảnBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười Nhật tin rằng dòng họ của Thiên hoàng hiện nay đến từ các vị thần và truyền qua nhiều đời trong thời phong kiến sang hiện đại

Tin liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.