Brexit: Thủ tướng Anh 'chịu sức ép' về thỏa thuận 'mềm'
Quốc hội Anh hôm thứ Hai một lần nữa cố gắng kiểm soát việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, với một số nhà lập pháp hy vọng buộc Thủ tướng Theresa May từ bỏ chiến lược Brexit của bà và theo đuổi những mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khối EU
Thỏa thuận của Thủ tướng May, từng bị các nhà lập pháp đánh bại ba lần ngay cả sau khi bà hứa sẽ từ chức nếu được thông qua, đã bị sứt mẻ hơn khi chính nghị sỹ phụ trách kỷ luật nội bộ đảng Bảo Thủ nói rằng Brexit 'mềm hơn' là không thể tránh khỏi sau khi bà mất đa số trong cuộc bầu cử năm 2017.
Ba ngày sau mốc nước Anh lẽ ra đã rời EU, vẫn chưa rõ bằng cách nào nước Anh sẽ nói lời tạm biệt với khối mà Vương quốc này gia nhập 46 năm trước, vẫn theo Reuters.
Thất bại thứ ba của thỏa thuận ly hôn EU của Thủ tướng May đã khiến một trong những nhà lãnh đạo được cho là yếu nhất trong một thế hệ lãnh đạo phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng xoáy trôn ốc, sự kiện quan trọng nhất của nước Anh kể từ Thế chiến II.
Trong khi đó, người đứng đầu hãng Siemens - tập đoàn công nghiệp khổng lồ của Đức, Juergen Maier, nói Anh đang phá hủy danh tiếng của mình về sự ổn định và ông kêu gọi các nhà lập pháp ủng hộ một liên minh hải quan với EU.
Quốc hội Anh bỏ phiếu cho các lựa chọn khác nhau về Brexit vào ngày thứ Hai, có thể cho thấy đa số ủng hộ cho một liên minh hải quan, và sau đó bà May có thể thử một lần cuối cùng bằng cách đưa thỏa thuận của bà trở lại một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội ngay sau hôm thứ Tư.
Chính phủ May và đảng Bảo thủ của bà đang ở trong một mâu thuẫn công khai giữa những người thúc đẩy một liên minh hải quan với EU và những người hoài nghi châu Âu vốn yêu cầu một cắt đứt rõ ràng hơn khỏi EU.
'Làm suy yếu thủ tướng'
Nghị sỹ Julian Smith, người chịu trách nhiệm về kỷ luật nội bộ đảng được do bà May chỉ định, nói rằng Chính phủ nên rõ ràng hơn rằng việc mất đa số trong Quốc hội của Thủ tướng May trong một cuộc bầu cử năm 2017 sẽ "không tránh khỏi" dẫn tới việc Quốc hội chấp nhận một Brexit 'mềm' hơn.
Chính phủ nói chung có lẽ nên rõ ràng hơn về hậu quả của điều đó, ông Julian Smith nói với BBC trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 01/4.
Theo nghị sỹ này, những gì diễn ra ở Quốc hội Anh cho thấy đây "chắc chắn" sẽ dẫn tới một loại thỏa thuận Brexit "mềm hơn".
Ông Smith cũng nói rằng các bộ trưởng đã cố gắng để làm suy yếu Thủ tướng May.
"Hành vi của họ," ông nói, "là ví dụ tồi tệ nhất về kỷ luật kém trong nội các từng thấy trong lịch sử chính trị nước Anh."
Khi được đề nghị đưa ra ý kiến của mình, người phát ngôn này của Thủ tướng May nói:
"Thủ tướng đã nói rõ rằng cần phải đưa đất nước trở lại với nhau sau cuộc bỏ phiếu Brexit và đó là những gì họ (Chính phủ) đang nỗ lực để đạt được."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.