Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Trịnh Nguyễn, vết thương bao giờ cầm máu?

Trịnh Nguyễn, vết thương bao giờ cầm máu?

25-4-2018
Nói đến Trịnh Nguyễn chắc hẳn ai cũng nhớ những cuộc biểu tình liên tục bắt đầu nổ ra từ ngày 12/6/2013 chống lại việc cưỡng chế thu hồi đất và phản đối việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải ngay sát khu dân cư gây ô nhiễm, của người dân phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Bà con cũng yêu cầu chính quyền đối thoại với dân về những việc làm khuất tất của các cán bộ, đồng thời yêu cầu lùi nhà máy ra cách vị trí dự định khoảng 400 mét. 
Ngày đó mọi người nín thở hướng về cuộc đấu tranh của người dân Trịnh Nguyễn. Bui Thi Minh Hang đã đến tận nơi đồng hành cùng bà con. Thế rồi, điều mọi người mong đợi đã không đến, ngược lại, cái điều không mong đợi nhất lại xảy ra.
Sự kiện Trịnh Nguyễn đã lột tả mức độ tàn ác của chính quyền trong việc dập tắt phản ứng của người dân trước việc làm sai trái của họ, bằng côn đồ, bạo lực và những thủ đoạn nham hiểm.
Nạn nhân đầu tiên chịu đòn thù từ nhà cầm quyền là chị Đỗ Thị Thiêm. Hôm 14/7/2013 chị bị tạt axit bỏng toàn bộ cổ và ngực. Nằm cấp cứu trong bệnh viện chị vẫn bị an ninh canh gác gắt gao để khủng bố tinh thần.
Chỉ 2 tháng sau đó, 10/9/2013, một cuộc bắt bớ thảm khốc diễn ra, những người dân vô tội được cho là cầm đầu trong việc đấu tranh bị bắt, bị túm chân tay khênh vứt nằm cạnh nhau và bị đậy bao tải lên như những con vật chuẩn bị đem đi giết mổ.
Phẫn nộ, cụ bà Nguyễn Thị Đức đã chặt phăng ngón tay trỏ ở bàn tay phải của mình để phản đối việc bị ép ký tên vào biên bản xử lý mình.
6 người đã bị phạt tù giam, trong đó có một cặp vợ chồng, và 6 người khác bị án treo, trong một phiên toà hoàn toàn không có tranh tụng, chỉ có một bên là chính quyền kết tội người dân “gây rối trật tự công cộng”.
Cụ bà Đức cũng bị án treo 20 tháng. Chị Thiêm bị tạt axit còn lĩnh án tù giam 28 tháng.
Nhưng đau đớn hơn, là nỗi sợ hãi đã bao trùm lên cả làng. Những tưởng một người phải đi tù vì đấu tranh cho cái chung, thì những người khác xúm vào cùng lo việc thăm nuôi họ. Nhưng không, họ đã bị từ chối giúp đỡ, bị tránh xa vì sợ liên luỵ. Và cho đến khi ra tù nhiều người vẫn không dám lại gần họ.
Và tất nhiên cái nhà máy nước thải đó vẫn mọc lên ở đúng vị trí dự định, vô tư gây ô nhiễm. Nó mọc lên và tồn tại như một minh chứng cho cái ác lên ngôi, và tinh thần tranh đấu bị khuất phục bởi nỗi sợ hãi.
Chị Thiêm đã ra tù hơn 2 năm, nhưng nỗi bất hạnh vẫn đeo đuổi chị. Gia cảnh chị hết sức khó khăn, một người con trai bị tai nạn phải nằm liệt đã 7 năm, chồng bệnh thần kinh. Bản thân chị vết thương do bị tạt axit ngày ấy vẫn hành hạ, khiến chị không ngẩng được cổ lên vì da cổ bị co lại, sức khoẻ sa sút. Nhưng chị lại vẫn đang là lao động chính, phải nuôi chồng nuôi con, tiền ăn còn chưa đủ lấy đâu tiền đi mổ vết thương?
Tôi không muốn viết về Trịnh Nguyễn, vì không muốn phải đau lòng khi nhắc đến một khúc bi ai, tôi muốn viết về bài ca hào hùng Đồng Tâm, Dương Nội. Nhưng trái tim lại thôi thúc tôi viết gì đó về những số phận oan nghiệt, những nạn nhân của độc tài toàn trị.
Cũng như Đồng Tâm, Dương Nội, họ đã cố gắng. Nhưng họ có đủ sự tức giận, mà lại chưa đủ sự đoàn kết để có thể chiến thắng nỗi sợ hãi trước sự tàn ác của nhà cầm quyền.
Nhân đây chúng tôi kêu gọi mọi người hãy ít nhiều chia sẻ với chị Thiêm, một cựu TNLT bất hạnh, giúp đỡ chị chi phí mổ vết thương do axit.
Quỹ 50K xin trích tặng chị 2 triệu đồng.
Địa chỉ của chị: Đỗ Thị Thiêm,
Khu phố Trịnh Nguyễn, Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Số tài khoản: Dương Thị Hoài Thu, tk: 1010 10000 538 1840, Vietin bank, chi nhánh Tiên Sơn.
Số đt: 0966169441
Vết thương axit của chị Thiêm
Bàn tay bà cụ Đức
Cái cống xả thải ngày nay
Nhóm chúng tôi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.