Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

Thánh Hồ của Cộng Sản, đích thực là thánh bịa không thể chối cãi

Thánh Hồ của Cộng Sản, đích thực là thánh bịa không thể chối cãi

Le Nguyen (Danlambao) - Ca dao, tục ngữ là tinh hoa đúc kết, rút gọn từ kinh nghiệm sống thể hiện qua các lời khuyên dạy dễ nhớ, dễ hiểu của người đời trước trao truyền lại cho người đời sau. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu: “Ở trong chăn mới biết chăn có rận.” Có nghĩa rằng người trong cuộc mới biết hết được sự thật xấu xa bên trong nội bộ của nó. Từ góc nhìn đó giúp cho ta có cơ sở tư duy nhận ra, là để hiểu cộng sản không ai hiểu cộng sản bằng những người đảng viên cộng sản, sống gắn bó cả đời bên trong tổ chức cộng sản.

Thời xưa nhận định của những người cộng sản nói về sự thật cộng sản đã bị bức màn che chắn, bưng bít thông tin của hệ thống tuyên truyền cộng sản bịt kín, bóp méo nên sự thật cộng sản ít được phổ biến đến quảng đại quần chúng. Thời nay thông tin bùng nổ, phương tiện truyền thông hiện đại giúp cho loài người tiếp cận với các lời đánh giá cộng sản của các ông tổ cộng sản, nói về cộng sản đầy dẫy trên các nguồn lưu trữ thông tin mạng và không khó để mọi người đọc thấy:

“...Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá..." (Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên xô Mikhail Gorbachev.”

"...Cộng sản không thể nào sửa chữa mà cần phải đào thải nó..." (Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin.)

“...Hai mươi tuổi mà không theo Cộng Sản là không có trái tim. Bốn mươi tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản là không có cái đầu...”(Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas.)

“...Kẻ nào tin những gì cộng sản nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của Cộng sản là không có trái tim..." (Tổng thống Nga Putin.)

Trong lúc lãnh đạo cao cấp của các đảng cộng sản trong hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa nhận ra sự thật cộng sản, vất bỏ cộng sản và loài người tiến bộ tránh cộng sản như tránh hủi thì tiếc thay! Ở Việt Nam những đứa “cháu ngoan” lưu manh chính trị moi móc trong đống rác “tư tưởng, đạo đức” không có gì... chỉ có “Mác-Lê”- mang ra dụ dỗ những đứa “cháu ngoan” ngu dốt, cuồng tín, mê muội phục vụ cho quyền lực, quyền lợi của chúng qua những câu nói quá hạn sử dụng của Hồ đã bốc mùi như sau:

“...Để cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới, tôi sẵn sàng mua chiến thắng đó dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng...”

Rất tiếc Hồ chết nên không thấy sự sụp đổ của thành trì cách mạng Sô Viết và Hồ mang xuống mồ sự hoang tưởng của Hồ với chủ nghĩa cộng sản. Do đó tạm xem như Hồ vô can với đường lối kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên trì xã hội chủ nghĩa, chống đa nguyên đa đảng... để chui đầu vào rọ “cùng ý thức hệ, cùng theo đuổi xã hội chủ nghĩa” của bành trướng đại hán ở hội nghị Thành Đô do Linh-Mười-Đồng thực hiện ký kết.

Xét ra tri thức của Hồ cùng Linh-Mười-Đồng và đám lãnh đạo đảng độc tài toàn trị cộng sản đương quyền còn kém cỏi hơn cả một người dân Việt Nam vô danh đánh giá cộng sản qua lời của đức Đạt Lai Lạt Ma khá chính xác như sau: 

“...Cộng Sản sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt. Lớn lên bằng dối trá và bạo lực. Chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của cộng đồng nhân loại...”

Thời nay ai cũng biết Hồ là cộng sản quốc tế, là kẻ gieo rắc chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và dựng nên chế độ độc tài toàn trị cộng sản trên đất nước Việt Nam. Và cho dù Hồ có vô can trong chủ trương, đường lối kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, Kiên trì chủ nghĩa xã hội, chống đa nguyên đa đảng của đám lãnh đạo đảng, nhà nước độc tài toàn trị cộng sản đương quyền thì ở phương diện khác-không ai có thể phủ nhận rằng, Hồ chính là kẻ bày trò dối trá, điêu ngoa, trí trá... cho đám cháu ngoan lưu manh cộng sản, dối lem lẻm như lời kết luận về người cộng sản của đại tá nhà văn quân đội nhân dân Nguyễn Khải - một đảng viên nhiều năm tuổi đảng như sau: 

“...Người cộng sản nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói dối không bao giờ biết xấu hổ và không hề run sợ...” 

Ngày nay nói dối, điêu ngoa, trí trá... do Hồ truyền dạy cho đám “cháu ngoan của Hồ” được mùa nở rộ và dối trá đã trở thành phổ biến, ăn sâu vào máu xương, não trạng của đám cháu chắt Hồ, khó mà thanh tẩy, gột rửa được. Nói Hồ truyền dạy thói hư tật xấu dối trá, điêu ngoa, trí trá hẳn phải có bằng chứng nếu không lại bị cho là “xuyên tạc, nói xấu” bác Hồ. Dưới đây là lời của Nguyễn Lương Bằng, học trò của Hồ kể lại lời Hồ dạy Bằng trí trá, lươn lẹo trong nghề làm cách mạng vô sản như sau:

“...Phải khéo léo dẫn đến sự kiện nhân dân Viện Nam đang bị áp bức bóc lột. Đối với chủ điểm này nếu đối phương đồng tình thì dẫn đến kích động. Khi người ta vào tròng rồi thì mới đưa ra chủ nghĩa cộng sản... Không nên nói vô sản một cách cứng nhắc. Trước mắt chúng ta là phải đánh đổ thực dân Pháp. Cho nên phải khơi dậy lòng yêu nước của mọi người, như thế mới đi vào lòng mọi người...”

Sự thật là nếu các cháu ngoan cán bộ, quan chức đảng viên Việt cộng chịu đọc thơ văn, bài nói chuyện trước công chúng Hồ và những tác phẩm văn học trong các cuốn sách giáo khoa do văn nô, bồi bút của đảng, nhà nước biên soạn phục vụ giảng dạy trong trường học, trong ban ngành các cấp. Chắc chắn với cái đầu tỉnh táo hoặc có tí não sẽ không khó để nhận ra “biệt tài” bịa đặt, dựng chuyện “siêu việt”của Hồ Chí Minh. 

Cũng như nếu đem so sánh chuyện “sử da” Trần Huy Liệu hư cấu ngọn đuốc sống Lê Văn Tám hay chuyện nhà thơ Tố Hữu bỏ vào mồm bà mẹ Việt Nam khóc kể “đời đời nhớ ơn” tên đồ tể Stalin “...ông Stalin ơi, ông Stalin ơi!... Hỡi ơi ông mất! đất trời có không?... Thương cha, thương mẹ, thường chồng...thương mình thương một, thương ông thương mười...” thì chuyện bịa của Trần Huy Liệu, Tố Hữu chẳng ăn thua gì so với tài bịa của Hồ Chí Minh! Tiếc là các cháu chắt chút chít của Hồ lười đọc lẫn ngu dốt nên bỏ qua cơ hội nhận ra “thiên tài bịa chuyện” Hồ Chí Minh.

Tuy thế năng khiếu “bịa” của Hồ cũng đã kịp ảnh hưởng không ít đến tư duy, nhận thức của một bộ phận không nhỏ văn nô, bồi bút, báo nô, đĩ mồm và đám vô liêm sỉ này kế thừa sự nghiệp “bịa” của Hồ khá thuần thục. 

Cụ thể là lúc Hồ ngáp ngáp sắp đi gặp cụ tổ Mác-Lênin đòi nghe một bản nhạc Tàu thì văn nô kiêm nghệ sĩ ưu tú Phạm Quỳnh Hoa sưu tầm sách báo, tài liệu “bịa” viết trong bài “Tình Yêu Bác Hồ Dành Cho Những Khúc Dân Ca” như thế này:

“...Sáng 2/9, lúc này Người đã rất mệt, mong muốn cuối cùng của Người là được gặp và thăm đồng bào miền Nam không thực hiện được, hơi thở của người mỗi lúc một yếu dần. Các đồng chí trong Bộ Chính trị và các bác sỹ không ai nỡ rời xa Người dù chỉ là một phút. Lần đầu tiên tỉnh lại sau cơn đau, Người nhìn xung quanh rồi hỏi: 

- Trong các chú có ai biết hò Huế không? 

Mọi người lúng túng nhìn nhau, quả là một tình huống không ai chuẩn bị trước. Thường ngày, Người vẫn thường nói “miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”, thêm vào đó Huế vốn là mảnh đất gắn bó cùng Người suốt một thời gian dài tuổi thơ. Giờ đây, trong những phút cuối cùng, có lẽ Người mong muốn mang hình ảnh miền Nam yêu thương, hình ảnh núi Ngự, sông Hương với những kỷ niệm buồn đau theo mình vào cõi vĩnh hằng bất tử... 

Lần thứ hai tỉnh lại, Người lại hỏi. Lúc này giọng người đã yếu hơn nhiều: 

- Trong các chú, ai có thể hát cho Bác nghe một làn điệu ví dặm Nghệ Tĩnh được không? 

Thêm một lần nữa sự im lặng và bối rối bao trùm căn phòng. Câu ví dặm câu hát dân ca xứ Nghệ đã bao bọc và nuôi dưỡng tâm hồn Người từ thủa lọt lòng. Người lớn lên và đi ra thế giới từ chiếc nôi văn hoá quê hương mặn mòi tình nghĩa ấy. Trước giây phút sắp biệt ly Người khao khát được nghe, được sống trong hơi ấm quê hương. 

Lần thứ ba tỉnh lại, Người ngỏ ý muốn nghe một khúc dân ca quan họ Bắc Ninh, lần này thật may mắn khi cô y tá bé nhỏ Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác: “Thưa Bác, cháu xin hát cho Bác nghe ạ”. Với chất giọng trong trẻo của người con gái Vĩnh Phúc, chị cất lời hát “Người ở đừng về”... 

...9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 trái tim vĩ đại của Bác Hồ đã ngừng đập, để lại muôn vàn tình thương yêu cho đồng bào cả nước. Sinh ra và lớn lên từ trong câu hát dân ca, từ điệu ví dặm ầu ơ ngọt ngào đằm thắm của mẹ, cuối cùng Người thanh thản nhẹ nhàng bước vào cuộc trường sinh bằng âm hưởng tiếng hát dân ca.

Sau này, trong một bài báo tôi còn được biết chị Ngô Thị Oanh, cô y tá viện quân y 108, người hát khúc hát dân ca “Người ở đừng về” vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời Bác kể lại: Sau khi chị hát xong, Bác Hồ nhìn chị, chị cảm giác như Bác đang mỉm cười. Người còn bảo lấy bông hoa hồng bạch trên bàn mang tặng chị. Cử chỉ nhỏ mà ý nghĩa thật to lớn. Cho đến phút cuối đời, quên cả nỗi đau đang vò xé, Người vẫn giành trọn niềm yêu thương, sự quan tâm đặc biệt cho mỗi người, đặc biệt là phụ nữ. Và bông hoa hồng nhỏ bé ấy chị đã ép khô để luôn giữ và xem nó là vật kỷ niệm thiêng liêng theo chị suốt cả cuộc đời...”

Câu chuyện bịa của tuyên giáo, văn nô bồi bút chồng lấn lên “sản phẩm” bịa của Phạm Quỳnh Hoa giống như thật, nó không hề thua kém các câu chuyện “siêu bịa”của Hồ Chí Minh. Câu chuyện “bịa“ Hồ đòi nghe dân ca đã bị lật tẩy qua bài báo “Ba Lần Bác Cười Trước Lúc Đi Xa” được đăng trên trang báo điện tử qdnd.vn do Nguyễn Hòa chuyển dịch từ bài viết của Vương Tịnh Minh, là y tá trưởng bệnh viện Bắc Kinh, là thành viên tổ bác sĩ sang Việt Nam chữa bệnh cho Hồ, có đoạn viết:

“...Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là “Ra khơi xa phải vững tay chèo”. Bác nghe xong rất vui. Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi tặng tôi một bông hoa biểu thị cám ơn... ”

Câu chuyện Hồ bịa đặt, tố điêu đã rõ và phải nói rằng dựng chuyện, bịa đặt, nói dối lem lẻm rập khuôn tư tưởng, đạo đức không có gì... của Hồ Chí Minh, nó đã trở thành phổ biến, thành mốt, thành hình mẫu không thể thiếu trong tư duy, nhân thức của các lãnh đạo cháu ngoan bác Hồ từ bé đến lớn của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam. Bịa chuyện, dối lem lẻm không hề run sợ, không biết ngượng mồm là nguyên nhân làm tha hóa con người, làm băng hoại xã hội Việt Nam là một góc nhìn khác về sự thật Hồ Chí Minh không thể chối cãi.

26/3/2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.