Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

Đàn em Nguyễn Công Khế đòi xử Nguyễn Phú Trọng.

  Đàn em Nguyễn Công Khế đòi xử Nguyễn Phú Trọng.


...................


 Hoàng Hải Vân tức Nguyễn Kim Sánh, cựu nhà báo thuộc báo Thanh Niên vốn được người ta biết đến là cây bút mạnh mẽ, nhiều lần chỉ trích những lãnh đạo cao cấp trong nội bộ đảng CSVN.


Sánh là chồng của Thu Uyên, trước đây hai vợ chồng còn làm ăn chung, kiếm bộn tiền nhờ chương trình Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly. Vợ chồng  Uuyên Sánh tận dụng vai trò nhà báo, mở công ty sân sau cung ứng chương trình, phải nói những năm trước chương trình thu hút nhiều người xem cũng như hút nhiều tiền tài trợ.


Đến khi luật sư Trần Đình Triển phanh phui ra 2 vụ giả mạo là vụ Nguyễn Hữu Thành và Võ Văn Phước, thì Thu Uyên nói rằng đó là sự nhầm lẫn, không phải chương trình cố tình giả mạo. Đồng thời bà Uyên tố ngược lại ông Triển phanh phui thế vì động cơ xấu, vì thân chủ ông Triển muốn hạ bệ Thu Uyên để chặn Uyên và đồng đội trong cuộc chiến chống lừa đảo tâm linh.


Thu Uyên cũng từng miệt thị những người biểu tình ở Phan Rí là những con nghiện cần tiền. Còn Hoàng Hải Vân nói những người biểu tình đó không phải là người yêu nước, mà là những kẻ côn đồ, cần phải trừng trị.


Đôi vợ chồng này khá hợp nhau ở chuyện làm ăn cũng như quan điểm về những người dân biểu tình.


Sau tố cáo của luật sư Trần Đình Triển, chương trình Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly suy giảm rất nhiều người tài trợ. Sánh không còn cung ứng sân sau cho chương trình nữa, có chuyện mâu thuẫn cá nhân giữa cặp vợ chồng này không tiện nói ở đây vì nó là đời tư của họ.


Sánh có phải là nhà báo dũng cảm chống tham nhũng, tiêu cực không ?


Câu trả lời, đúng một nửa.


Đúng một nửa ở đây, là Sánh tức Hoàng Hải Vân chỉ nhắm vào quan chức thuộc phe đối thủ của đàn anh Nguyễn Công Khế, Trương Tấn Sang và Nguyễn Xuân Phúc. Nếu điểm danh những cái tên mà Hoàng Hải Vân, tức Sánh đánh có thể dễ dàng nhận ra điều ấy. Đó là những cái tên Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, Trần Việt Tân...toàn đối thủ của ông Sang và ông Phúc cả. 


Với phe cánh Trần Đại Quang, Trần Việt Tân. Sánh quy kết nếu Trần Việt Tân bị kỷ luật thì những tin tức tình báo của ông ta về phe này nọ đều không chính xác, vì ông Tân không có tư cách thì tin tức tình báo ông ta báo cáo lên trên chẳng đáng tin gì.


Với Nguyễn Bá Thanh, Sánh lớn tiếng vạch tội Thanh đã để lại di chứng nặng nề cho Đà Nẵng, hậu quả cả người lẫn của làm thiệt hại hàng ngàn tỷ và cấp giấy phép phá nát bán đảo Sơn Trà.


Với Nguyễn Tấn Dũng thì khôi hài hơn, Sánh chửi Tấn Dũng và Đinh La Thăng trong vụ đầu tư vào Venezuela. Trong bài viết này Sánh gọi kính cẩn ông Trọng và ông Sang bằng cụ. Bài viết có tên Đánh Phủ Đầu Báo´Chí, Dân Chơi Vươn Ra Biển Lớn.


Sánh viết.


´´Thời ông Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, cụ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lực lượng quyết tâm chống tham nhũng chỉ chiếm thiểu số, nên việc chống tham nhũng chỉ là sự gãi ngứa mà thôi. Mãi sau khi cụ Tổng đốt cái lò lên, phải vô cùng khó khăn mới có thể từng bước lôi đám dân chơi kia biến thành củi. Theo tin tôi được biết thì chủ trương đầu tư vào Venezuela không đưa ra Quốc Hội, nhưng có lấy phiếu xin ý kiến Bộ Chính trị. Có 2 vị không tán thành là cụ Nguyễn Phú Trọng, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội và cụ Trương Tấn Sang, lúc đó là Thường trực Ban Bí thư. Hai cụ đều đề nghị phải thông qua Quốc hội, nhưng hai cụ chỉ là thiểu số.


Tin đâu mà Sánh biết hai cụ Sang, Trọng không đồng ý? Tất nhiên tin từ Tư Sang xuống cho Khế, và Khế mớm cho Sánh. Sau này lòi ra văn bản Trương Tấn Sang đồng ý đầu tư vào Venezuela, Sánh mới thôi không chửi Ba Dũng.


Nhưng hài hước là ở đoạn Sánh viết, khi cần diệt đối thủ của quan anh mình, Sánh nâng ông Trọng thành cụ Tổng Bí Thư, rồi khen cụ phải khó khăn lắm mới biến đám dân chơi kia thành củi. Lúc này Sánh còn bào chữa cho Cụ Trọng và cụ Sang, để người ta không quy kết ông Trọng, ông Sang có tội liên quan trong vụ đầu tư ở Veneyzuela


Thế rồi cụ Tổng mà Sánh khen, thời gian sau phế truất anh lớn Nguyễn Xuân Phúc của phe mình. Khế quay ngoắt ra chửi cụ Tổng là loại vua nham hiểm, đặt bẫy hại bầy tôi và đòi hỏi ban chấp hành trung ương theo lời ông Trọng nói, xử người đứng đầu BCH, tức xử Nguyễn Phú Trọng. Sánh bào chữa rằng thông báo của trung ương về việc ông Phúc từ chức không nhắc gì đến gia đình ông Phúc dính tiêu cực, ông Phúc bị buộc trách nhiệm vì sai phạm cấp dưới, như thế ông Trọng là cấp trên cao nhất cũng phải bị. Sánh chẳng gọi ông Trọng bằng Cụ như trước kia lúc đánh Ba Dũng nữa.


Hài chưa, khi đánh Ba Dũng thì phân định tội Ba Dũng, cấp trên không phải chịu. Đến khi Bảy Phúc bị, thì Sánh chả cụ kiếc mẹ gì nữa, hô hào trung ương nổi dậy, quy kết trách nhiệm tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Có thể Sánh được nhóm Tư Sang, Bảy Phúc, Công Khế lại chọn là người tiên phong, mở đường thăm dò dư luận để tính đến một cuộc hạ bệ Nguyễn Phú Trọng. Đáng chú ý là khi Sánh mở màn, lác đác đã có những người khác hưởng ứng theo ý này như Beo Hồng, Lê Dũng...và nhiều người còm ủng hộ. Đúng vào lúc này thì một nguồn tin ( có thể từ nhóm này tung ra) rằng ông Tô Dũng, chủ tịch Xuân Cầu Holdings là sân sau của đại tướng Tô Lâm, ông Dũng là em họ ông Tô Lâm và những người Tây Ninh đang tiến sâu vào trung ương là nhờ có sự thoả hiệp với ông Tô Lâm, đổi lại những dự án mà Xuân Cầu có được ở Tây Ninh trong mấy năm vừa qua.


Ba Dũng rút về trong im lặng, quân cánh rã đám, làm mồi cho thế lực nắm quyền xẻ thịt. Có lẽ nhìn thấy bài học đó, phe cánh Tư Sang, Bảy Phúc không cam lòng chịu ngồi yên chấp nhận, những dấu hiệu cho thấy sự phản công của họ đang lớn dần và được sự ủng hộ. Liệu có cuộc chính biến giữa nhiệm kỳ như năm xưa mà Lê Khả Phiêu đã đẩy một loạt Đỗ Mười về hưu để cướp quyền tổng bí thư trong một hội nghị trung ương hay không.


 Hội nghị trung ương tới đây, sẽ rõ hơn câu trả lời, liệu vị thế ông Trọng và Tô Lâm có bị lung lay.

Người Buôn Gió 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.