Một triều đại cáo chung
Sao Băng
17-1-2023
Đại hội 13, tháng 1-2021, khát khao lưu sử sách nghìn năm, Nguyễn Phú Trọng khẩn khoản đề nghị Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ghi vào văn kiện đại hội Đảng câu nói bất hảo của ông ta: “Cơ đồ đất nước chưa bao giờ có được như ngày nay”.
Tròn hai năm sau, quả nhiên, toàn dân thấy đất nước chưa bao giờ được như ngày nay khi có tới hai trong “tứ trụ” viết đơn xin từ chức, điều chưa từng có trong lịch sử chính trường Việt.
Vào trung tuần tháng 1-2023, ông Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch nước, đã có đơn xin thôi tất cả các chức vụ. Lý do của ông Phúc xin thôi, không phải là vì sức khỏe, mà là nhận trách nhiệm chính trị liên quan đến một số thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Trước khi viết đơn xin từ chức, ông Phúc đã được Trung ương Đảng ra kết luận cho việc ông ta và gia đình ông ta không dính dáng đến cái gọi là đại án test kit Việt Á.
Theo bước ông Phúc, ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng, cũng có đơn xin thôi tất cả các chức vụ, lý do cũng không phải vì sức khỏe, mà vì nhận trách nhiệm chính trị liên quan đến thời kỳ làm Bí thư Quảng Ninh 10 năm trước.
Hai đơn từ chức của hai ông, một ông được xem xét ngay trước khi nghỉ Tết nguyên đán theo nguyện vọng, ông còn lại khi ra tết. Áp lực đủ lớn để cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận trách nhiệm chính trị về hàng loạt ủy viên trung ương Đảng trong hai năm qua lũ lượt đi tù, trong khi ông ta là Trưởng tiểu ban nhân sự đại hội 13. Dự kiến sự ra đi của Trọng diễn ra vào mùa hè năm nay, khi Trung ương họp hội nghị giữa kỳ.
Nhưng ông Trọng có từ chức hay không, thì còn phải xem ở mức độ trơ trẽn của ông ta đến đâu, mặc dù luôn mồm nói về việc “nêu gương”.
Mặt khác, cũng còn phải xem các thế lực trong Đảng có muốn ông ta nghỉ hay không. Một khi, họ chưa tìm được “ngọn cờ”, thì ông Trọng, hẳn là vẫn tại vị.
Bây giờ, hãy nói về người đi đầu trong “nêu gương”. Nếu nói ông Nguyễn Xuân Phúc bị các đồng đảng đánh cho tan tác đến mức buộc phải chọn con đường rút lui cũng đúng; ông ta rút lui để mở đường sống cho các ủy viên trung ương Đảng cũng đúng, vì ông Phúc từ chức, thì mới có lý do để buộc ông Trọng từ chức, ông Trọng từ chức thì gần 200 ủy viên trung ương mới thoát kiếp nạn.
Nếu nói ông Phúc rút lui để bảo toàn mạng cho ông ta cũng đúng, bởi kể từ khi Trần Đại Quang chết, giới chóp bu cung đình đều đã biết đến lời nguyền của Quang: Ai ngồi ghế Chủ tịch nước quá hai năm đều khó giữ mạng. Thời kỳ Nguyễn Phú Trọng kiêm hai vai, Trọng hầu như không bao giờ sang ngồi bên Phủ chủ tịch. Vừa tiếp quản ghế Chủ tịch nước tháng 10-2018, tháng 4-2019, Trọng đã gặp một trận thấp tử nhất sinh khi vi hành ở Kiên Giang.
Vô số người dân có hay không quan tâm đến chính sự cũng đều còn nhớ, lúc 0h đêm đầu quốc tang Trần Đại Quang, sấm sét rền rĩ kinh hoàng khắp Ba Đình khi lời nguyền được chứng. Quốc tang, con cả Trần Đại Quang – Trần Quân, đọc lời điếu kiên quyết không nhắc dù chỉ một lời đến đầu Đảng Nguyễn Phú Trọng và trong giờ phút Trọng đứng viếng, chữ “g” trên phông nền “Vô cùng thương tiếc…” đột nhiên lao xuống đất.
Trọng vẫn còn như ngày hôm nay, dù chân quay quay và đầu quay quay, hẳn là vì Thiên triều phương Bắc có “hồng phúc”. Nhưng người Việt mấy năm nay đều lưu truyền một câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hơn 500 năm trước: “bạc phúc sản tất vong”.
Để Trong có thể lưu danh thiên cổ với câu nói bất hảo: “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay”, cả nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021, ông Phúc và cả Chính phủ của ông ta nai lưng làm cật lực. Nhiệm kỳ đó đã tạo ra hơn 1.200 tỷ đô la GDP và hơn 8 triệu việc làm, chưa bao gồm rất nhiều việc làm ở khu vực kinh tế phi chính thức; Quan chức; Doanh nghiệp và người dân được an hưởng thái bình để cùng làm ăn, cùng sống.
Bởi suy cho cùng, quan chức, doanh nghiệp có yên ổn, thì dân mới có công ăn việc làm, có kế sinh nhai. Cũng có rất ít các vụ án oan xảy ra ở thời kỳ này. Nơi vỉa hè ở các văn phòng trung ương đảng, văn phòng chủ tịch nước, văn phòng chính phủ, văn phòng quốc hội, không hề có bóng của những đám đông kéo nhau đi kiện, khác hẳn thời kỳ trước đó, những nơi này đều là tụ điểm bị Đảng coi là “tập trung gây rối”.
Lần đầu tiên, thời kỳ ông Phúc làm Thủ tướng, dự trữ ngoại hối đạt được tới 111 tỷ đô la Mỹ (khi bàn giao lại cho Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính – người được ông Trọng chọn ghế Thủ tướng – phương án nhân sự đặc sắc nhất Đại hội 13, thì chỉ chưa đầy một năm, số dữ trữ ngoại hối này đã bay hơn 2/3).
Ông Phúc – dù bị đánh cho buộc phải nghỉ, hay đến lúc bản thân ông ta đến lúc thấy cần phải nghỉ khi tuổi tác cũng đã 70, trong khi đường đến Tổng Bí thư thì đầy hiểm ác, ngồi lại thị bị ám ảnh lời nguyền; thì sự ra đi của ông ta cũng đi vào lịch sử.
Một khi sự ra đi của ông ta khỏi chính trường Việt bây giờ cùng sự ra đi nối tiếp của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong những ngày sau tết, đều có thể xem là những quyết định trọng đại, thức thời; nếu có thể tạo ra sức ép để Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng noi gương mà làm theo, cũng là điều may mắn cho đất nước.
Bất kể hai ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, đã từng làm những việc gì, tham ô hay không, tham nhũng hay không, thì giờ phút họ chọn cách ra đi như vậy, cũng có thể xem như những trang tuấn kiệt.
Một Việt Nam đã trở nên quá tồi tệ trong mắt bạn bè quốc tế khi có Đảng trưởng ngồi xổm lên điều lệ để tại vị. Một Đảng trưởng bệnh hoạn, cổ hủ, giáo điều, chỉ biết nhất nhất khom lưng khen trà Tàu ngon hơn trà Việt.
Có thể kẻ kế vị Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng còn đốn mạt hơn gấp bội.
Thì càng ứng lời sấm của Trạng Trình “bạc phúc sản tất vong”.
Đó mới là điều may mắn thực sự của dân tộc.
Một triều đại đã đến lúc cáo chung.
Trên thế giới, chỉ còn Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba còn duy trì chế độ cộng sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.