Vấn đề Việt Nam
Đỗ Ngà
30-9-2020
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Trung Cộng là sự sợ sệt, còn đối với Mỹ thì chỉ là đối tác bạn bè. Và tất nhiên, Cộng sản Việt Nam nghe lời Trung Cộng hơn Mỹ. Làm mất lòng Mỹ cùng lắm là bị Mỹ đánh thuế cao, hạn chế thị trường và Việt Nam kiếm ít đô la hơn mà thôi chứ không hề nguy hiểm. Còn làm mất lòng Bắc Kinh thì khác, đôi khi sinh mệnh chính trị của một số lãnh đạo khó mà an toàn.
Nhân dân thì muốn Việt Nam ngã về Mỹ còn ĐCS thì không dám bứt ra khỏi quỹ đạo Tàu. Dân và đảng như trống đánh xuôi với kèn thổi ngược vậy, việc của ĐCS làm làm sao để dung hòa trống kèn. Thông thường những gì dính đến yếu tố Trung Quốc thì dễ làm nhân dân phản ứng mạnh, ĐCS thừa biết điều này. Nếu thuần phục Tàu Cộng quá lộ liễu thì có khả năng họ đánh thức sức mạnh toàn dân đang chống lại họ, còn nếu tỏ ra không thuần phục thì sống không yên với Bắc Kinh. Vậy ĐCS làm gì?
Dân túy là hình thức chiều lòng dân chúng để hạ nhiệt sức mạnh chống đối, còn trấn áp là hình thức bẻ gãy sức mạnh chống đối của quần chúng. Dân túy và trấn áp là hai cách hành xử hoàn toàn trái ngược nhau. Dân tộc Việt Nam rất dễ dãi và mau quên, lợi dụng đặc tính này ĐCS cứ nay đánh thì mai xoa. Thậm chí đấm 10 cái xoa 1 cái thì cũng làm cho dân quên đi tất cả. Đấm là thật, xoa là giả tạo.
Nhiều năm gần đây chúng ta thấy chính quyền CS ít nói về “16 chữ vàng và 4 tốt”, đây được xem như là cách họ “chiều lòng dân”. Và cũng chính điều này đã làm cho không ít người ngây thơ tin rằng, CS đang chuyển hướng dần sang Mỹ. Nhưng thực chất không phải vậy!
Lòng trung thành của ĐCS Việt Nam đối với Bắc Kinh đặt ở chính sách 4 không chứ không phải thái độ kia. “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế’, đây mới là bằng chứng cho thấy lòng trung thành của ĐCS Việt Nam.
Thực chất, chính sách 4 không này là một bản cam kết của ĐCS Việt Nam trước Bắc Kinh rằng “em mãi trung thành với anh và không bao giờ dám ăn ở hai lòng”. Những cam kết không dính với Mỹ về quân sự như thế này, nó cho ta thấy, ở đằng sau mối quan hệ 2 ĐCS là sự phụ thuộc chính trị chặt chẽ, chứ không phải đơn giản đó là “ý của ĐCS Việt Nam”. Phải nói cho đúng, đó là ý của ĐCS Tàu được thể hiện qua chính sách đối ngoại của ĐCS Việt Nam.
Nước Tàu trước đây không rộng lớn như bây giờ. Thời Hốt Tất Liệt đánh chiếm Nhà Tống và cai trị Trung Hoa, nhưng khi người Mông Cổ bị lật thì Mông Cổ mất phần Nội Mông rộng lớn về tay người Tàu.
Sau đó đến nhà Thanh đánh chiếm và cai trị Trung Hoa, nhưng rồi khi nhà Thanh sụp đổ thì phần lớn lãnh thổ đất nước Đại Kim trước kia của người Mãn Châu đều bị sáp nhập vào Trung Quốc.
Và nhiều quốc gia khác nữa như Tân Cương và Tây Tạng dù không chiếm Trung Hoa thì cũng bị sáp nhập. Ở gần Tàu, tốt hơn hết đừng dây với Tàu về vấn đề chính trị. Phải biết đây là điều tối kỵ nếu muốn dân tộc trường tồn.
Tàu là mối đe dọa cho thế giới là sự thật, nhưng đó chỉ là dọa an ninh mà thôi. Còn với Việt Nam là khác, Tàu nó đe dọa đến sự tồn vong của đất nước chứ không phải chỉ là là vấn đề “an ninh” đâu. Mỹ mạnh hơn Tàu cả về kinh tế lẫn quân sự thật, nhưng khả năng của Mỹ chỉ có thế ghìm Tàu ở mãi vị trí thứ nhì thế giới thôi chứ không đủ khả năng đánh sập nước Tàu đâu, dù cho ai tổng thống Mỹ thì vấn đề vẫn luôn nằm ngoài khả năng của một tổng thống Mỹ, nên đừng có ảo tưởng.
Vấn đề Việt Nam là dân tộc Việt Nam phải làm sao giải quyết ĐCS để giải phóng sợi dây ràng buộc chính trị với Tàu Cộng chứ không phải cậy Mỹ đánh sập Tàu.
Còn ĐCS thì còn ôm chân Tàu. Mà ôm mãi thì cũng tới lúc nào đó nó nuốt gọn chúng ta. Nếu chính quyền thể hiện ý dân thì không bao giờ đất nước này phụ thuộc Tàu đến thế. Mọi vấn đề dẫn đến hoàn cảnh như hôm nay đều do ĐCS chứ không ai khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.