Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Góp ý với Bộ Tài chính

Góp ý với Bộ Tài chính

Nguyễn Hồng Khoái
27-9-2018
Năm 2018 Bộ Tài chính và VCCI tổ chức hội nghị này sớm hơn 2017 một tháng 25 ngày. Năm 2017 bản góp ý của tôi có gây bất ngờ, sốc cho một số nhân vật có chức, có quyền nhưng nó lại là sự thật cho bất kể ai.
Năm 2018, nên nhắc lại một số sự kiện đáng chú ý như sau:
1. Giá xăng dầu và thuế Bảo vệ môi trường:
– Có 3 lần giảm vào các ngày 21/02/2018; 22/06/2018 và 07/08/2018
– Có 6 lần tăng vào các ngày: 04/01/2018; 07/04/2018; 05/05/2018; 23/05/2018; 06/09/2018; 06/09/2018
– Lấy thời điểm 0h ngày 01/01/2018 đến 30/09/2018 giá xăng dầu tăng cơ học 1330 VND cho 01 lít xăng dầu
– Như vậy trong lĩnh vực xăng dầu năm 2018 người tiêu dùng đã phải chi thêm 40.000 tỷ đồng
Thuế suất BVMT giữa than và xăng nhiều năm qua luôn là một nghịch lý khoa học của ngành thuế Việt Nam, như bảng tổng hợp dưới đây:
Một nghịch lý khoa học của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, bất chấp khoa học và công nghệ luôn là quốc sách hàng đầu và tổng chi trung bình hàng năm cho phát triển KH&CN đã bằng 2% tổng chi NSNN. Năm 2016 chi cho KH&CN khoảng 25.000 tỷ đồng. Với phương châm “chất gây ô nhiễm nhiều hơn phải chịu thuế BVMT cao hơn”, thì với giá điện cho sản xuất rẻ nên ngành công nghiệp nặng tiêu thụ nhiều điện năng như sắt, thép, xi măng, hóa chất… đang nở rộ ở Việt Nam.
Cần phải làm cách mạng trong Luật thuế BVMT, chỉ với 3 thuế suất sau: Xăng giảm về 1.000 đồng/L, dầu diesel giảm về 1.500 đồng/L, than tăng lên 2.000 đồng/kg. Thuế BVMT Chủ tịch Quốc hội đã nói: “Tiền thuế bảo vệ môi trường phải đưa vào ngân sách và chi lại cho bảo vệ môi trường thì người dân mới thấy sòng phẳng, chứ không phải thu chỗ này chi cho chỗ khác”.
2. Thu Ngân sách Nhà nước: Thất thu Ngân sách nhà nước có nguyên nhân sâu sa chủ yếu do sự điều hành yếu kém của lãnh đạo bộ Tài chính: từ việc giáo dục đạo đức cho công chức ngành tài chính đến các biện pháp vĩ mô. Nhắm vào túi tiền của nhân dân để bắt họ xuất ra thay vì nghĩ cách cho túi tiền của nhân dân đầy lên, chắc chắn đó là những nhà quản lý có vấn đề về nhận thức lẫn tư duy, đó là những nhà quản lý vừa kém cỏi lại vừa tham lam. Trong năm qua bộ Tài chính Đã kém cỏi tham lam lại thích nói về “công bằng, chống đầu cơ, không ảnh hưởng đến dân nghèo”. Xin dẫn một vài ví dụ:
– Ngày 6/4/2018, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai: Phải thu vượt chỉ tiêu 293 nghìn tỷ đồng, đề ra với ngành Hải quan tại hội nghị giao ban công tác quý I và triển khai công tác quý II năm 2018 và ngày 09/04/2018 Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố các bị can trong vụ buôn lậu hơn 135 triệu lít xăng dầu, trị giá hơn 2.000 tỷ đồng được nhập lậu vào Việt Nam có sự tiếp tay của hải quan. Điều đáng buồn là bài viết “Hải quan tiếp tay đường dây buôn lậu xăng dầu ngàn tỉ”, trên báo Tuổi Trẻ online đã bị gỡ bỏ.
– Trong khi chưa có bất cứ kế hoạch gì nhằm ngăn chặn hiệu quả sự lãng phí đầu tư công, tham nhũng, trục lợi ngân sách… Bộ Tài chính với người đứng đầu là Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lại tiếp tục bàn đến chuyện tăng thuế. Cán bộ Bộ Tài chính mẫn cán toan tính tăng thuế từ lít xăng đến chai nước ngọt rồi thu nhập cá nhân và kế đến là nhà trên 700 triệu (0,4% hằng năm) và xe ô tô trên 1,5 tỷ với cái tên rất mỹ miều “thuế tài sản”.
Xin nói thêm, Việt Nam chưa có luật Tài sản, phảng phất trong bộ luật Dân sự có nói đến là điều 115, điều 450 và điều 465 không đủ cơ sở hình thành việc đánh thuế tài sản. Trong khi đó, ngày 04/05/2018 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, “vấn đề này Bộ Tài chính chưa trình ra Quốc hội và Chính phủ cũng chưa cho ý kiến”.
Thị trường chứng khoán đưa nhiều chiêu trò bán phân khúc giá nhà chung cư dưới 700 triệu, có mã chứng khoán giá cổ phiếu từ 90 lên trên 130 đồng/ cổ phiếu. Với trình bày trên thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng theo điều 382 bộ Luật Hình sự về tội hoang báo.
3. Bộ Tài chính “Thẩm định” những gì? 
– Nghị định 87/2017/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ Tài Chính, ngày 26/07/2017, có hiệu lực từ ngày ký ban hành bao gồm 7426 từ. Theo điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn, có 27 điểm, trong đó từ được lặp lại nhiều nhất là “Thẩm định” (gần 70 lần). Kể cả Nghị định trước đó là Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 cũng có nội dung tương tự. Những khái niệm rất đơn giản về Thuế, Phí, Giá, Lệ phí… chuyên ngành của Bộ Tài chính, thiết nghĩ từ bộ trưởng tới nhân viên phải được đào tạo lại:
“THU GIÁ” là chữ của bọn móc túi đại lưu manh, đại mất dạy và vô cùng thất đức ở bộ GTVT và bộ Tài chính. Đó là sự ngang nhiên thách thức lương tri, trí tuệ của cả thời đại. Chúng thừa biết không đánh lừa được ai, mà vẫn ngang ngược đánh lừa, thì cổ kim không kẻ đại bịp nào dám làm điều tương tự. Đó là sự trắng trợn, hỗn láo với cả xã hội.
– Ngày 18/12/2015 Công văn số 1095BTC- TCDN trả lời Bộ Thông tin và Truyền thông về Mobifone mua AVG , năm 2018 có còn thẩm định cho các dự án nào khác!?!
4. Bộ Tài chính mạnh ai người đó ký không xem xét trước sau và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp: 
– Thông tư số 39/2018/TT-BTC do bà Vũ Thị Mai ký gồm 104 364 từ, tương đương thông tư 156/2013/TT-BTC (104 464) thông tư 39/2018 có 24 Căn cứ 01 đề nghị, kỷ lục cho các loại thông tư của các bộ từ xưa đến nay (không kể 95.233 từ trong phụ lục kèm theo), trong đó điểm 71 và 72, điều 2, phủ nhận điều 17 của Thông tư 95/2016 do Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký. Riêng Thông tư số 39/2018 đề nghị Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Văn phòng Chính phủ kiểm tra lại và yêu cầu bộ Tài Chính viết lại thông tư này để doanh nghiệp đỡ phải chịu vào màn đêm thủ tục của công tác xuất nhập khẩu hàng hóa.
– Đã vậy khi làm việc với Tổng cục Hải quan rất vất vả, nơi tiếp nhận 01 cửa rất cửa quyền, không giải thích nổi, Hải quan nơi tiếp công dân không có người trong suốt thời gian dài, phòng tiếp chẳng biết để làm gì.
5. Trang Web của bộ Tài chính không kịp thời, luôm thuộm, nhiều chỗ sai sót ngớ ngẩn 
– Nghị định 87/2017/NĐ-CP của Chính Phủ, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, việc chuyển Vụ chế độ kế toán kiểm toán thành Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, sau 9 tháng mới đổi được tên Cục trên trang Web.
– Người phụ trách trang Web không đủ năng lực tối thiểu để điều hành (bà Vũ Thị Mai) sau 9 tháng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán ra đời mới ban hành được chức năng nhiệm vụ của cục này.
6. Đề tài nghiên cứu cấp bộ rất khó tiếp cận 
Năm 2018 trên trang thông tin của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, muốn quan tâm đến các đề tài trên nhưng rất khó tiếp cận để nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Không thể nói hết, viết hết những yếu kém của lãnh đạo Bộ Tài chính trong năm 2018, không kể đến những phiền toái, hạch sách của nhân viên công chức ngành Tài chính (Thuế, Hải quan, Kho bạc, Dự trữ quốc gia… làm chậm tiến độ của cuộc cách mạng 4.0 mà Chính phủ đang kêu gọi hiện nay, thì lãnh đạo bộ Tài chính cần phải được đào tạo lại.
Người đến tuổi hưu nên về để lớp trẻ tiếp tục công việc cho trôi chảy và tránh được tư duy nhiệm kỳ, tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước.
Nguyên Hồng Khoái
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KN HÀ NỘI
36/55/124 Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội
MSDN: 0105544166
Điện thoại: 0943830053
E-mail: Khoai1949@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.