Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Đề xuất phạt tối đa 2 tỷ đồng đối với hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp

Đề xuất phạt tối đa 2 tỷ đồng đối với hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp

RFA
2018-09-26

Email
Ý kiến của Bạn
Share
Ngư dân Việt đánh bắt cá.
Ngư dân Việt đánh bắt cá.
RFA
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất mức phạt tiền tối đa lên đến 1 và 2 tỷ đồng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân hoặc tổ chức trong lãnh vực thủy sản. Hiện Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo này.
Truyền thông trong nước cho biết tin vừa nêu vào ngày 26 tháng 9, dẫn lời khẳng định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rằng biện pháp xử phạt như thế nhằm tác dộng vào ý thức của người dân, ngăn chặn các hành vi vi phạm và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lãnh vực thủy sản và Bộ này quyết định sẽ nâng mức phạt tiền tăng gấp 10 lần so với mức hiện hành đối với các hành vi vi phạm khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
Trong các năm gần đây, nhiều ngư dân Việt Nam đã bị bắt giữ khi đánh bắt thủy sản trái phép ở vùng biển các nước khác.
Hồi hạ tuần tháng 10 năm 2017, Ủy ban nghề cá Châu Âu quyết định cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản nhập khẩu tự Việt Nam vào thị trường EU, đồng thời đưa ra 9 khuyến nghị, trong đó có hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp.
Nghị định mới được soạn thảo căn cứ theo 9 khuyến nghị này của EU.
Vào ngày 26 tháng 9, truyền thông quốc nội cũng cho biết Chính phủ Việt Nam vừa phê duyệt “Đề án phát triển nghề khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai thác hải sản ở vùng biển một số nước” có hợp tác.
Mục đích của quyết định này được cho biết là để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc tổ chức cho ngư dân khai thác hải sản hợp pháp ngoài vùng biển Việt Nam.
Đề án được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 đến năm 2020 và giai đoạn hai từ năm 2020 đến năm 2025.
Trong giai đoạn 1, ba tỉnh Quảng Ngãi, Tiền Giang và Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tổ chức đưa tàu cá và ngư dân đến đánh bắt, thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ và nuôi trồng ở vùng biển của Brunei, Papua New Guinea và Micronesia. Các quốc gia này đã ký thỏa thuận hợp tác nghề cá với Việt Nam.
Trong giai đoạn 2, mô hình này sẽ được mở rộng sang các tỉnh/thành khác và các vùng biển của những quốc gia khác hợp tác với Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.