Biểu tình ở Hồng Kông lộ rõ khoảng cách thế hệ
11:35 (GMT+7) - Thứ Năm, 4/12/2014Trước thái độ kiên cường bám trụ biểu tình của các sinh viên, không loại trừ khả năng cảnh sát Hồng Kông sẽ mở một cuộc trấn áp mới...
Lester Shum, Phó tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông, bị cảnh sát bắt hôm 26/11 - Ảnh: Alan Kwankit.
Một ngày sau khi kêu gọi sinh viên chấm dứt biểu tình mà không đem lại kết quả, ba nhà sáng lập của phong trào Chiếm trung tâm Hồng Kông (Occupy Central with Love and Peace) hôm qua (3/12) đã đầu hàng cảnh sát. Tuy nhiên, cảnh sát Hồng Kông từ chối bắt giữ các thủ lĩnh biểu tình này.
Theo tờ Wall Street Journal, ba nhà sáng lập của phong trào Occupy gồm Benny Tai, Chan Kin-man và Chu Yiu-Ming đã tới đầu hàng tại một đồn cảnh sát vào chiều qua, cùng với một số nhân vật ủng hộ phong trào đòi dân chủ khác.
Theo thông tin từ cơ quan cảnh sát, đã có 65 người xin đầu hàng và thừa nhận đã “tụ tập trái phép”, nhưng không ai trong số này bị bắt giữ.
Trong khi đó, các sinh viên biểu tình vẫn chưa phát tín hiệu nào cho thấy sẽ rút lui khỏi đường phố hay đầu hàng trước nhà chức trách. Điều này cho thấy khoảng cách thế hệ ngày càng lớn giữa những người biểu tình trẻ trên đường phố và những nhà hoạt động dân chủ lâu năm ở Hồng Kông.
Tính đến hôm qua, ba sinh viên, trong đó có thủ lĩnh nhóm Scholarism Joshua Wong, đã tuyệt thực hai ngày liên tiếp trong nỗ lực gây sức ép với chính quyền nhằm nối lại đàm phán.
“Chúng tôi sẽ tuyệt thực cho tới khi nào Trưởng đặc khu hành chính đồng ý đàm phán với sinh viên”, Joshua Wong nói. Tối qua, có thêm hai thành viên khác của Scholarism tuyên bố sẽ tham gia vào cuộc tuyệt thực.
Joshua Wong đã gửi một thư ngỏ lên Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh đề nghị đàm phán. Hồi tháng 10, chính quyền và đại diện sinh viên Hồng Kông đã một lần ngồi vào lần đàm phán nhưng không đem lại kết quả gì.
Trong một tuyên bố phát đi vào tối qua, ông Lương Chấn Anh nói: “Việc bày tỏ quan điểm về cải cách hiến pháp bằng các biện pháp bất hợp pháp và đối đầu sẽ không đem lại kết quả gì. Chúng tôi hy vọng các sinh viên đang tuyệt thực quan tâm tới sức khỏe của mình”.
Trước thái độ kiên cường bám trụ biểu tình của các sinh viên, không loại trừ khả năng cảnh sát Hồng Kông sẽ mở một cuộc trấn áp mới nhằm vào khu lều trại biểu tình ở quận hành chính Admiralty trong những ngày tới. Một chiến dịch trấn áp biểu tình mới đi cùng với khả năng các cuộc đụng độ và bạo lực tăng mạnh như những gì đã xảy ra mấy ngày gần đây.
Tại quận Admiralty hiện có khoảng hơn 1.000 căn lều trại do người biểu tình dựng lên, nhưng chỉ có khoảng vài trăm người còn bám trụ liên tục tại khu lều trại này.
Tuần trước, cảnh sát Hồng Kông đã giải tỏa khu Mong Kok theo lệnh của tòa án. Ngoài khu Admiralty, hiện còn có một khu biểu tình nhỏ hơn khác ở quận mua sắm Causeway Bay.
Cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông nhằm mục đích đạt tới một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do vào năm 2017. Phong trào nổ ra sau khi Bắc Kinh quyết định rằng, ứng cử viên cho cuộc bầu cử Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông tiếp theo sẽ do một ủy ban sàng lọc. Ủy ban này được cho là bao gồm các nhân vật thân cận với Chính phủ Trung Quốc đại lục.
Theo tờ Wall Street Journal, ba nhà sáng lập của phong trào Occupy gồm Benny Tai, Chan Kin-man và Chu Yiu-Ming đã tới đầu hàng tại một đồn cảnh sát vào chiều qua, cùng với một số nhân vật ủng hộ phong trào đòi dân chủ khác.
Theo thông tin từ cơ quan cảnh sát, đã có 65 người xin đầu hàng và thừa nhận đã “tụ tập trái phép”, nhưng không ai trong số này bị bắt giữ.
Trong khi đó, các sinh viên biểu tình vẫn chưa phát tín hiệu nào cho thấy sẽ rút lui khỏi đường phố hay đầu hàng trước nhà chức trách. Điều này cho thấy khoảng cách thế hệ ngày càng lớn giữa những người biểu tình trẻ trên đường phố và những nhà hoạt động dân chủ lâu năm ở Hồng Kông.
Tính đến hôm qua, ba sinh viên, trong đó có thủ lĩnh nhóm Scholarism Joshua Wong, đã tuyệt thực hai ngày liên tiếp trong nỗ lực gây sức ép với chính quyền nhằm nối lại đàm phán.
“Chúng tôi sẽ tuyệt thực cho tới khi nào Trưởng đặc khu hành chính đồng ý đàm phán với sinh viên”, Joshua Wong nói. Tối qua, có thêm hai thành viên khác của Scholarism tuyên bố sẽ tham gia vào cuộc tuyệt thực.
Joshua Wong đã gửi một thư ngỏ lên Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh đề nghị đàm phán. Hồi tháng 10, chính quyền và đại diện sinh viên Hồng Kông đã một lần ngồi vào lần đàm phán nhưng không đem lại kết quả gì.
Trong một tuyên bố phát đi vào tối qua, ông Lương Chấn Anh nói: “Việc bày tỏ quan điểm về cải cách hiến pháp bằng các biện pháp bất hợp pháp và đối đầu sẽ không đem lại kết quả gì. Chúng tôi hy vọng các sinh viên đang tuyệt thực quan tâm tới sức khỏe của mình”.
Trước thái độ kiên cường bám trụ biểu tình của các sinh viên, không loại trừ khả năng cảnh sát Hồng Kông sẽ mở một cuộc trấn áp mới nhằm vào khu lều trại biểu tình ở quận hành chính Admiralty trong những ngày tới. Một chiến dịch trấn áp biểu tình mới đi cùng với khả năng các cuộc đụng độ và bạo lực tăng mạnh như những gì đã xảy ra mấy ngày gần đây.
Tại quận Admiralty hiện có khoảng hơn 1.000 căn lều trại do người biểu tình dựng lên, nhưng chỉ có khoảng vài trăm người còn bám trụ liên tục tại khu lều trại này.
Tuần trước, cảnh sát Hồng Kông đã giải tỏa khu Mong Kok theo lệnh của tòa án. Ngoài khu Admiralty, hiện còn có một khu biểu tình nhỏ hơn khác ở quận mua sắm Causeway Bay.
Cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông nhằm mục đích đạt tới một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do vào năm 2017. Phong trào nổ ra sau khi Bắc Kinh quyết định rằng, ứng cử viên cho cuộc bầu cử Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông tiếp theo sẽ do một ủy ban sàng lọc. Ủy ban này được cho là bao gồm các nhân vật thân cận với Chính phủ Trung Quốc đại lục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.