Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

NGHĨ VỀ THẾ GIỚI NĂM 2015 ?

NGHĨ VỀ THẾ GIỚI NĂM 2015 ?

Nguồn:FB Việt Nam Thời Báo

Đinh Hoa Lư
(bài viết xin đưa ra cách nhìn TỔNG QUÁT nên ít chứng dẫn CHI TIẾT nhiều )

SANG NĂM, tức là năm 2015 ; những ai quan tâm thời sự đa phần có thể bi quan về tình hình thế giới. Tại sao lại không bi quan vì những "cục rối" không bớt đi mà còn nặng nề , căng thẳng thêm...
Sự căng thẳng giữa thế giới Hồi Giáo và Tây Phương :
Sau vụ 9/11 chiến lược đánh Taliban tại A Phú Hãn và diệt Sadam của Iraq là chiến lược làm cho khối Hồi Giáo vỡ ra từng mảnh và cũng rũi thay, làm lực lượng khủng bố Al Qaeda lan rộng , nhất là tại Bắc Phi , Trung Á. Đến nhiệm kỳ của tt Obama là lúc Mỹ thu quân vì không chịu nỗi chiến phí khổng lồ từ tiền nhiệm tức là ông Bush và sự suy trầm kinh tế lan khắp thế giới. Thế giới Hồi Giáo với vũ khí là dầu hỏa cùng chiến lược khủng bố dù muốn hay không muốn đang đối đầu với lực lượng Mỹ và các nước Âu Châu trong lực lượng của Tây Phương. Con số tín đồ Hồi Giáo đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Thiên chúa Giáo , trong đó có những nhóm Thánh Chiến cùng nhiều nhóm khác với niềm tin cực đoan đang dần hồi tạo thành một lực lượng cực đoan hơn là Nhà Nước Hồi Giáo thay thế cho lực lượng Al Queda, vì Al Queda chưa có khả năng làm thành một thể thống chính trị nào khi thiếu lảnh thổ cùng sự hấp dẫn để lôi cuốn các tầng lớp bất mãn xã hội khác.
Vấn đề đáng quan tâm cho năm 2015 về một dạng thức chiến tranh đó là chiến tranh tôn giáo vì Nhà Nước Hồi Giáo được trang bị một lực lượng có niềm tin rất cực đoan và lòng căm thù cũng cực đoan cùng một chiến thuật khủng bố rất man rợ. Họ đang có dầu và sự ủng hộ ngầm cùng công khai của người Hồi Giáo chứ không phải không có cùng với thành phần bất mãn khác trên thế giới,hình như đang bị "mê hoặc" vì những hành vi cực đoan tàn ác của lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo. Liên Minh chống IS chưa thể gọi là mạnh ngoại trừ chuyện không kích rầm rộ từ không quân Tây Phương vì thiếu nhân sự. Nhân sự ở đây không phải từ lính Hoa kỳ , lính của Anh , Pháp...mà là "người Hồi trị người Hồi " , chính sách này của Hoa kỳ sự thật đang gặp khó khăn hết sức vì thiếu ủng hộ.
Mặc dầu khối Hồi Giáo cũng chia rẽ trầm trọng giữa các hệ phái nhưng lòng tỵ hiềm với Tây Phương giữa những người ngoại đạo thì họ khó ủng hộ hơn nên đây là lợi điểm cho khối Nhà Nước HỒi Giáo bành trướng . Khối Hồi Giáo sau gần một thế kỷ thu nguồn tiền vô tận từ dầu nhưng thực tế hiện tại chỉ là những tiềm ẩn chiến tranh và sự sụp đổ phá hoại chiến tranh cùng sự giàu có của thành phần lãnh đạo. Nét chung thì lợi tức và đời sống của người dân HỒi Giáo không được nâng cao và họ đang bị thảm họa chạy nạn chiến tranh và những đe dọa khủng hoảng từ nhiều chính sách khủng bố từ nhiều phe phái Hồi Giáo, Thánh chiến tản mạn.
Khối Hồi Giáo còn có tiềm năng về vũ khí giết người hàng loạt đây cũng là một hiểm họa không thể quên được. Ngoài cuộc chiến do Hoa Kỳ phát động chống lại Nhà Nước Hồi Giáo , hiện nay còn một cuộc chiến về GIÁ DẦU vấn đề này sẽ trở thành cốt lõi cho sự tỵ hiềm giữa khối dầu Hồi Giáo và Hoa Kỳ vì nó đụng chạm đến quyền lợi kinh tế cốt yếu nhất là dầu. Sự cạnh tranh này làm giá dầu rớt xuống quá mức bão hòa làm hỏng đi bao chính sách kinh tế chung vì các đầu não kinh tế trên thế giới sẽ khó lòng định mức dự trữ dầu , hoạch định lại giá , sự giao lưu hàng hóa càng khó hơn vì giá dầu bán ra quá rẻ sẽ làm đời sống người dân Hồi Giáo có dầu xuống thấp hơn.
Giá dầu rẻ , khối OPEC càng tăng sản lượng vừa thi đua với dầu Bắc Mỹ sẽ làm giá càng rẻ hơn. Chuyện này càng làm lợi tức của nhà nước Hồi Giáo xuống thấp hơn ;nhưng chúng ta cũng lưu ý khối khủng bố này sống trên lòng căm thù và giết chóc càng bị mất mát chúng càng phá hoại hơn nên chúng sẽ lợi dụng sự bất mãn của khối OPEC để có những liên hiệp ngầm nên càng khó tiêu diệt được IS khi hạ giá dầu trên phạm vi thế giới.

Đến năm 2015 , IRAN càng vững hơn về vấn đề hoàn thiện các nguyên liệu hạt nhân chuyện vũ khí hạt nhân là điều không thể tránh được vì bao năm nay Tây phương bất lực hay dậm chân tại chỗ về bài trừ nguyên liệu hạt nhân từ Iran. Tại sao Nga và Trung Hoa trong quá khứ vẫn là lực cản cho Tây phương cấm Iran nâng cấp hoàn thiện nguyên liệu hạt nhân? Nga và Trung Hoa luôn muốn Hoa Kỳ bận bịu vĩnh viễn chuyện Trung Đông và Hồi Giáo để rảnh tay hưởng lợi mà không có lực cản nào. Sự phát triển một Liên Bang Nga , sự hình thành một đế chế bá quyền Bắc Kinh tại Á Châu và làm chủ Biển Đông là ước mơ giai đoạn I của Trung Hoa.

PHÉP GIẢI CỦA HOA KỲ
Trong hạ bán niên 2014 Hoa kỳ đã cố tình cho giá dầu trụt giá một mức độ ít ai ngờ được (chưa hẳn là vì muốn cắt nguồn thu nhỏ bé của khối Nhà Nước IS để làm suy yếu phe này) trong một chiến lược sâu sắc là đánh vào Nga, một Putin đang cố tình thành lập một đế chế Liên Bang Nga gồm Nga và các nước chư hầu thân Nga , đương cự lại EU và Mỹ. Những đường đi của Putin vừa qua thì chắc hẳn ai cũng thấy rồi. Điểm yếu của Nga là hệ thống tài chánh Nga bị khống chế bởi các đầu não tài phiệt thế giới mà đứng đầu là Hoa Kỳ . Thêm thay một nửa lợi tức của nước Nga nhờ vào dầu và khí đốt. Khi dầu rớt giá môt nửa thì rỏ ràng lợi tức này mất đi một nửa. Sự chạy đua vũ trang của Nga sẽ bị trở ngại khi Nga mất mát nhiều lợi tức từ dầu khí.
"Giận quá hóa liều" , Nga sẽ có nhiều'biến chứng' đi ngược lại con đường mười năm nay đang đi ,có thể Nga sẽ "đỡ đầu' hay hợp tác với các nước bất hão như Bắc Hàn là một thí dụ. Chuyện người dân thân Nga tại các vùng Đông âu là một lợi thế cho Nga nhúng sâu vào nội tình để tách rời sự hợp nhất của Ukraine hay tương lai là một số nước thuộc Liên Sô trứơc đây. Đòn kinh tế này đang làm giảm nội lực của Nga và có thể đưa đến những vụ liều lẫn của Putin không lường được vì chế độ hiện tại của Nga ,viện DUMA có nhiều thành phần ủng hộ Putin và sự hận thù cũ với Tây Phương vẫn còn trong lòng họ khi Liên xô tan rã
Putin sẽ đi đòn ngoại giao , bắt tay với nhiều chế độ , dùng lợi thế là vũ khí tinh xảo giá rẻ hơn Hoa kỳ để mua chuộc. Putin sẽ dùng quyền phủ quyết để cản trở Hoa kỳ và EU tại Liên Hiệp quốc. Chúng ta sẽ thấy LHQ sẽ còn nhiều khó khăn trong việc giải quyết con số tỵ nạn chiến tranh thế giới nhất là tại Trung Đông , Đông Âu , Bắc Phi...

CHUYỆN Á CHÂU :

Trung Hoa , Nhật Bản, Đông Nam Á ,vấn đề Bắc Hàn là những vấn đề đang dậm chân tại chỗ và chiều huớng căng thẳng thêm trong năm 2015 chứ không hề giảm bớt.

Sự chạy đua vũ trang là chuyện không tránh khỏi tại Đông Nam Á nhất là các nước đang tranh tụng chuyện Biển Đông. Với lực lượng hải quân cùng không quân Trung Cộng gia tăng đến mức quá cao khiến các nước Đông Nam Á khó lòng tin vào lời nói của Bắc Kinh . Nga và Mỹ sẽ bán thêm nhiều vũ khí trong năm 2015 và vấn đề nới rộng các đảo hiện tại tại Biển Đông nó sẽ tiền đề cho việc gia tăng quân sự tại đây. Trung Hoa sẽ lập vùng Nhận Dạng Phòng Không tại Biển Đông tuy vẫn để Mỹ tự do hải hành qua đây nhưng sẽ có nhiều rắc rối về không quân do thám tiếp tục xảy ra trong năm 2015 này. Năm 2015 Mỹ sẽ không im lặng, sẽ ủng hộ VN cùng Phi việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để vô hiệu hóa chủ quyền của Trung cộng trên song song việc phê chuẩn hiệp uóc biển UNCLOS để tái xác định chủ quyền quốc tế của Biển Đông.
Nội Tình Bắc Kinh sau vụ đại thanh lý tham nhũng tại đây . Sự phản kháng các phe bị diệt không thể tránh được bộ mặt thật của lực lượng cầm quyền của đảng CS Trung Hoa là giới tham nhũng do ưu tiên quyền lực nằm trong tay đảng CS chứ không do ngoại bang tạo ra. Đây chính là nguyên nhân thù hận nhau trong nội tình CS Bắc Kinh. Tập cận Bình sẽ có nhiều kẻ thù , nên càng duy trì quyền lực tối cao của mình tạo tiền đề cho một nhà độc tài mới vì nhu cầu tồn tại mà ra.
Kinh tế của Trung Hoa không phải nhờ dầu rẻ mà phát triển mạnh thêm. Sự bảo hòa kinh tế chế xuất [manufacturing economy]sẽ xuất hiện do sự phát triển và tự thay đổi phương tiện kỹ thuật tại các nước Hoa Kỳ và EU sẽ làm hàng hóa tiêu dùng ngay từ trong nước nhờ vào :
-TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO
-NGƯỜI MÁY
-KỸ THUẬT HIỆN ĐẠI 3 CHIỀU 3D
làm sự xuất cảng hàng hóa ( nguồn thu) của Trung Hoa khựng lại. Sự lúng túng về công ăn việc làm cho con số lao động quá đông lệ thuộc vào nền kinh tế chế xuất cũ lại sẽ trở thành vấn nạn chứ không là LỢI ĐIỂM cho Bắc kinh nữa.
Sang 2015, hi vọng giới tài phiệt của Hoa Kỳ sẽ chuyển đổi "chiến lược kinh tế đường dài " khi thời kỳ "Tối Huệ Quốc" cho Trung hoa đã qua; đã đến lúc phải vực và đánh thức Hoa kỳ thức tỉnh trước 'họa Tàu' không để cho lý thuyết Đặng tiểu Bình 'Mèo Trắng Mèo Đen' trở thành hiện thực. Nước Mỹ có quyền lợi tại Á Châu vì nước Mỹ có đóng góp cho vấn đề quốc tế và đóng vai trò trọng yếu trong phong trào dân chủ nhân quyền thế giới trong khi Trung Hoa sau bao thập kỷ chẳng giúp ích gì cho nhân loại ngoại trừ một người đi bán hàng rẻ thu tóm thị trường và đánh cắp kỹ thuật thế giới cùng bành trướng lãnh thổ.

TÌNH HÌNH VIỆT NAM

Hiện tượng Hán Hóa là vấn đề chính trị lẫn xã hội

VIÊT NAM, sang 2015 phải đối đầu với các vấn nạn :

-thất nghiệp cao vì xã hội không hấp thụ hết số lao động trẻ từ các cơ sở giáo dục và từ nông thôn hàng năm
-nền tài chánh không ổn định vì số nợ xấu không thu được quá cao và tồn động nhiều ở bất động sản
-bong bóng bất động sản
-cạnh tranh nông nghiệp đối với các nước trong vùng
-gánh nặng an sinh xã hội do lượng hưu trí đông và số lượng công chức đông quá so với GDP và dân số
-Chính trị Việt Nam không có gì đột phá chỉ theo sau động tĩnh của Bắc Kinh-tuổi thọ của chế độ đương thời Hà nội đi theo tuổi thọ của đảng CS Bắc Kinh
-sức ép ngoại giao của Bắc Kinh gia tăng khi VN kiện Trung Hoa ra LHQ.
-hiện tượng Hán Hóa là vấn đề chính trị lẫn xã hội

RỐI RẮM CỦA HOA KỲ

2015 và cả 2016 là năm rắc rối cho Hoa Kỳ từ nhiều vấn đề xã hội cùng chính trị. Khi đảng CH đang chiếm đa số tại hai viện quốc hội sẽ cản trở tt Obama cùng hạn chế chính sách ObamaCare cùng nhiều vấn đề ngoại giao khác. Mỹ sẽ sa lầy lần khác nếu trở lại A phú Hãn cùng Iraq. Nhưng nếu không thì công lao tạo dựng tại đây sẽ tan rã do hai nhà cầm quyền A phú Hãn cùng Iraq thực chất là yếu kém sức chiến đấu ỷ lại và thua xa thế lực khủng bố. Đây là sự đau đầu của chính quyền Obama . Chúng ta không quên là tt Obama đang lãnh đạo vấn đề kêu gọi Liên Minh Chống ISIS nhưng tiến trình và thành công có thể nói là 'dậm chân tại chỗ' vì thiếu quân trên bộ .

SỨC MẠNH DO THÁI TẠI MỸ


Gần một nửa số tỷ phú của Hoa kỳ là người Do Thái ,họ có tinh thần hi sinh cho chính trị và tôn giáo rất cao. Tuy dân số người Do thái chưa tới 3 % của dân số Hoa kỳ nhưng có tỷ lệ đi bầu phiếu cao nhất nước Mỹ(84%). Tuy số dân ít như vậy nhưng có tới 94% người Do Thái sống tại 13 tiểu bang quyết định bầu cử tại Mỹ (electoral college states) và với con số đi bầu cao cùng đa phần giàu có thì chúng ta có thể suy luận chuyện tt Obama thành tt nước Mỹ là nhờ gốc mẹ là Do THái hơn là chuyện nhờ vào màu da đen của ông . Tài phiệt Do Thái đang "điều hành " nước Mỹ là chuyện không đáng ngạc nhiên. Chiến tranh tại dãi Gaza phần thiệt thòi nói chung về phía Palestine và mãi mãi người Palestine chịu thiệt là thực tế khi Do thái còn ảnh huởng mạnh tại Mỹ. Khó khăn của tt sẽ tăng gấp đôi từ hai vấn đề nêu trên. Chính trị gia của Mỹ gốc không Do thái đang muốn vượt ra khỏi cái "vòng kim cô DO thái ' hay muốn 'độc lập khỏi Do Thái' ngay trong đất Mỹ cũng khó khi tt đương nhiệm cũng 'gốc Do Thái'. Sự rạn nứt ngoại giao giữa Hoa kỳ và Do Thái cũng thêm một vấn đề khác sự bất đồng quan điểm giữa Hoa kỳ và Do thái về vấn đề ngưng bắn giữa Palestine và Do Thái càng lúc càng sâu sắc hơn. Chúng ta không lạ gì sự vắng lui tới Hoa thịnh đốn của chính quyền Do Thái trong thời gian gần đây. Sự đối đầu nhau giữa thủ tướng Do Thái Netanyahu và tt Obama là sự xích mích chiến thuật nhưng về chiến lược Mỹ khó quay lưng với Do Thái khi thành phần Do Thái đang ảnh huởng mạnh tại Mỹ trên hai vấn đề chính trị (lobbying ) và Kinh tế
Như thế chuyện Trung Đông- Do Thái sẽ không có gì tiến triển trong 2 năm tới.

CHECK & BALANCE VẪN CÒN HIỆU LỰC KHI ĐẢNG CỘNG HÒA NẮM LƯỠNG VIỆN QH HOA KỲ

Vừa qua dư luận có vẻ lo cho vấn đề chính trị của Mỹ khi đảng CH nắm luôn LƯỠNG VIỆN QUỐC HỘI trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua. Nhưng thật ra , tính chất CHECK & BALANCE vẫn còn hiệu quả trong chế độ chính trị Mỹ. Tổng thống Obama đại diện cho hành pháp là phía Dân Chủ có quyền veto nếu luật của QH đưa qua chỉ làm lợi cho đảng CH. luật bị veto trong 10 ngày phải về lại Hạ Viện , nếu muốn thành luật thì phải hội đủ 2/3 số phiếu của lưỡng viện, trường hợp này khó hơn. Bởi thế phía CH tuy làm căng với hành pháp nhưng phải 'du di' với quyền lợi hai bên. Trường hợp NHÀ NƯỚC ĐÓNG CỬA thì không lợi gì cho uy tín đảng CH vì công chức ở nhà sẽ bất mãn tăng thêm. Chúng ta không quên vai trò tư pháp mà đầu não là Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ có thể check một cái luật có thể HỢP HIẾN hay không?
Đảng CH sẽ tìm cách gây trở ngại cho sự tái xét luật nhập cư của tt Obama. Tổng thống Obama sẽ là tt có dùng khá nhiều sắc lệnh để tự làm luật , như thế nó có tính tạm thời khi so sánh một luật được thông qua lưỡng viện QH. Nội Tình đảng Dân Chủ Mỹ gặp khó khăn trong việc tìm ứng viên tt ngoại trừ bà Hillary Clinton sẽ có một ghế sẵn.

RẮC RỐI VỀ VẤN NẠN KINH NIÊN- KỲ THỊ CHỦNG TỘC

Theo các học giả Mỹ thì Chủ nghĩa Phân Biệt Chủng Tộc là "một lý tưởng hay hệ thống của niềm tin có được dựa trên sự xét đoán cực đoan về sự bất bình đẳng giữa chủng tộc hay sắc tộc ." Do đó rắc rối chính trị cùng xã hội tại Mỹ về kỳ thị chủng tộc sẽ trở thành một vấn đề . Hiện nay coi bộ tư pháp Hoa kỳ có phần 'im lặng' trong những sự kiện liên quan đến chủng tộc trong năm 2014. Kỳ thị chủng tộc là vấn đề có thật trong lịch sử Hoa kỳ chứ không phải phát sinh gần đây. Sự yếu kém của các tổ chức của Phong trào Dân Quyền của Mỹ là một thực tế sau khi nhà tranh đấu dân quyền Luther King Jr. mất đi vào năm 1968. Các tổ chức dân quyền cho người da màu như NAACP hay SCLC...đều hoạt động cầm chừng khi không còn ngôi sao sáng chói như mục sư Luther King Jr. hay các học giả da màu khác. Hiện nay sự chậm trễ và thiên vị trong vấn đề chủng tộc khi bồi thẩm đoàn xử án có phần nào đưa lên hình ảnh không tốt cho tư pháp Hoa kỳ làm cho sự phẩn nộ của cộng đồng da đen lên cao thêm, hứa hẹn một năm rắc rối từ những vấn đề liên quan đến chủng tộc cho năm 2015.
Chuyện đáng lo, Hoa kỳđừng để 'truyền thống kỳ thị ', nói khác đi là 'văn hóa kỳ thị', đột biến thành một phản ứng cực đoan là những hành vi khủng bố khi những tiếng nói bị khuất lấp không được đáp ứng công bằng trong một xã hội dân chủ hàng đầu trên thế giới làm những hành vi khủng bố!

VÂN ĐỀ CHIẾN TRANH ĐIỆN TOÁN [Cyper Warfare hay Code Warfare]

Chiến tranh điện toán giữa các Hackers là cuộc chiến tranh không đơn thuần từ các nước với nhau mà là giữa các công ty, các tội phạm băng đảng, các tổ chức quân sự và sự theo dõi của chính quyền tới các công dân , hay hành động đơn phương của các cá nhân có bệnh tâm lý.,.
Sự đe dọa của các Hacker vào hãng SONY về việc cho ra mắt cuốn phim " The Interview" làm các rạp lớn ngưng lại vấn đề trình chiếu cuốn phim vào dịp Giáng Sinh 2014, đang đưa CHIÉN TRANH ĐIỆN TOÁN là vấn đề phải quan tâm cho thế giới cho năm 2015 và kế tiếp.

Dù năm vừa rồi Hoa kỳ công bố mức chi tiêu lên đến con số 4.7 tỷ đô la trong vấn đề bảo vệ an ninh cho mạng điện toán nhưng hình như không mang được kết quả khích lệ nào. Hacker sẽ trở thành một thể loại CHIẾN TRANH KHỦNG BỐ mới hơn, siêu việt hơn và ngay cả nếu Hoa Kỳ và thế giới không chú tâm đúng mức thì hậu quả của nó còn lớn hơn chiến tranh hạt nhân. Chúng ta cũng lưu ý rằng vì hệ điện toán điều khiển vấn đề bấm nút , điều khiển các hệ thống rôbot cùng hệ thống vệ tinh thế giới hay nhiều vấn đề kinh tế trong xã hội con người. Ngoài các chiến tranh trên không trung , không gian, trên đất, biển cả sông hồ thì cuộc chiến tranh ĐIỆN TOÁN cyperwar là cuộc chiến tranh thứ NĂM quan trọng nhất nay mai vì thật ra, các chính phủ mạnh trên thế giới hiện nay tự thân họ cũng là 'những hacker năng động . Nếu hãng SONY nói riêng hay nước Mỹ nói chung không dám trình chiếu cuốn phim Interview lần này , thì sau này bọn khủng bố chỉ cần DỌA , không cần làm gì cũng có kết quả.
*Vấn đề nảy sinh : các Hackers từ xa có thể qua mạng điện toán có thể khủng bố một quốc gia, cộng đồng nào đó.
Ngân sách trong cuộc chiến ĐIỆN TOÁN sẽ cao hơn , kinh tế sẽ bị thiệt hại do sự đánh cắp thông tin v v..Sự bất lực trong chiến tranh điện toán hay sự phát triển trong chiến tranh điện toán đều nguy hại cho thế giới khi tất cả trật tự điện toán bị rối loạn đồng loạt khi các nhóm khủng bố quốc tế nắm được mật mã các cường quốc hạt nhân.

CUỘC CHIẾN DẦU LỬA 2015 (Oil War)

Nhờ vào dầu, nền kinh tế thế giới thăng hoa trong thế kỷ qua, đưa đến nhiều cuộc chiến 'vô hình hay hữu hình' để giành thị trường tiêu thụ hàng hóa. Các nước Trung Đông một thời kỳ trở thành quan trọng-được chiếu cố và nổi bật (cũng như chết chóc nhièu) cũng do có nhiều dầu !

- Tại sao dầu rớt giá thê thảm?
Hoa kỳ là nước tiêu thụ dầu nhiều nhất; vấn đề đơn giản khi Hoa kỳ bắt đầu tiêu thụ dầu nội địa, giảm mạnh nhập dầu, thì giá dầu "rớt không phanh " là chuyện phải đến. Từ đây sinh ra chuyện tranh nhau tìm khách mua dầu.

Vấn đề chúng ta đặt ra tại sao đến thời điểm này Mỹ bắt đầu dùng dầu "made in USA' nhiều hơn dầu nhập từ Trung Đông ?

Năm 2015 là năm đảo ngược tình hình nhiều thứ, trong đó nổi bật là chuyện DẦU. Chuyện đời cũng trớ trêu khi thế giới cạnh tranh nhau BÁN DẦU . "Đắt quế, ế rơm", là lẽ thuờng . Dầu sẽ không lên cái giá huy hoàng như trước đây, hơn 140 đô la/1 thùng ,mà ở mức hai con số trong năm 2015 là may lắm rồi. Nếu OPEC không giảm sản lượng , cạnh tranh nhau hút nhiều dầu hơn nữa, cho mục đích cân bằng mức thu như trước, thì nạn "LẠM PHÁT DẦU' sẽ hiện ra trong năm 2015. Người mua dầu sẽ được chiều chuộng , do đó ai là người bán được dầu sẽ là chuyện cạnh tranh hơn ai là kẻ có dầu. Theo Bloombergview thì dầu hỏa là thứ hàng hóa có giá trị lớn nhất trên thế giới với gía trị hơn 3400 tỷ đô la luân lưu trên thị trường , Nó là sức mạnh , chính sách , cơ hội cũng như là vũ khí cho bao chính sách gia [policy makers] và nhà nước.
Giờ đây tình hình thị trường dầu hỏa sụt giá không ngờ , thì ý nghĩa của dầu có thể xét lại hay chăng !? ( sức mạnh , chính sách , cơ hội vũ khí ???)

Tiếc cho các nước Trung Đông, bao lâu nay không lợi dụng nguồn tiền khổng lồ từ dầu để chăm lo phát triển, nâng cao, đời sống san sẻ cho dân ., cùng huởng hòa bình . Các nước này cứ ỷ lại vào cái NGUỒN VÔ TẬN của dầu , hay lo chuyện chiến tranh ,tranh chấp chuyện tôn giáo... nên bao cơ hội qua hết.

CHUYỆN NƯỚC NGA

Sai lầm của Nga là về chính trị, chế độ "nửa nạc nửa mỡ" tùy hứng theo bàn tay phù phép của Putin ...
Tính từ cái mốc 1991 Liên xô sụp đổ , chưa hẳn do ngoại lực ví dụ chiến lược của Mỹ mà Liên xô sụp đổ mà do sự phát triển nội tại vì bản chất của chế độ CS Liên xô và chính sách CS tại nước này đưa một liên bang rộng lớn phải sụp đổ. Thay đổi phương thức kinh tế tư bản nước Nga có nhiều nhà tỷ phú, các cơ sở làm ăn đi lên như diều . CỘng thêm sự phong phú về dầu khí thì chúng ta thấy Nga có tăng về GDP tuy diện tích nhỏ lại. Sai lầm của Nga là về chính trị, chế độ "nửa nạc nửa mỡ" tùy hứng theo bàn tay phù phép của Putin , một'tay tổ' KGB cũ của CS mới ra nông nỗi. Putin đã lèo lái chế độ của ông ta phục vụ cho ý huớng của một nhà độc tài và toàn trị và hậu quả của nó như hôm nay phải đến Nước Nga ngoài bán vũ khí cùng kỹ thuật ra , nguồn dầu nay không còn lợi tức cao nữa. Thời gian qua Putin chỉ lo bán dầu để cũng cố cái ghế độc tài và giấc mơ Đế Chế Nga nên cũng hết cơ hội ngoài trừ cơ hội 'làm loạn hay phá đám " những ngày trước mắt cho ông ta đó thôi.

THỜI THẾ XOAY VẦN , CHUYỆN DẦU CŨNG NẰM TRONG LUẬT ĐỜI

Nước Mỹ sẽ là nước sản xuất dầu nhiều nhất thế giới (2019); do vậy nước Mỹ lại cần khách mua dầu ( cũng như mua vũ khí ) cho Mỹ. Khi Hoa Kỳ đã tính đến việc xử dụng nguồn năng lượng tồn trữ bao lâu tại nội địa, thì nước Mỹ đã tính trước:

-CÁCH MẠNG XỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG THAY THẾ DẦU MỎ trong thế kỷ 21 bắt đầu ló dạng.

-Việc giá dầu trở lại 3 con số khó có thể xảy ra!
- cơ hội không có hai lần !

ĐHL

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.